Khái Quát Tình Hình Thu Hồi Đất Trên Địa Bàn Cả Nước

* Về chính sách tái định cư. Để khắc phục tình trạng nhiều dự án chưa có khu tái định cư đã thực hiện thu hồi đất ở, thậm chí có những dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu tái định cư, Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định mới, như sau:

- Bổ sung quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư (Điều 85) theo hướng: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất; quy định khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền; quy định việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng khu tái định cư.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chổ ở (Điều 86), cụ thể: Người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện tái định cư (ưu tiên vị trí thuận lợi cho người sớm bàn giao mặt bằng, người có công với cách mạng); giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do UBND cấp tỉnh quyết định; quy định trường hợp người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ mua 01 suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền để mua một suất tái định cư tối thiểu.

1.2.2.4. Khái quát tình hình thu hồi đất trên địa bàn cả nước

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Sự quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất được cụ thể hóa ngay trong Luật đất đai năm 2013, ngoài ra các Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất; Thông tư số 37/2014 ngày 30-6-2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017

của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, cũng thể hiện sự quan tâm đặc biết đối với người bị thu hồi đất và tính minh bạch trong công tác bồi thường, hỗ trợ. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

Về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ: ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường, hỗ trợ cũng thấy thỏa đáng.

Về mức bồi thường, hỗ trợ: ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

Về trình tự thủ tục tiến hành: bồi thường, hỗ trợ đã được tiến hành theo trình tự thủ tục ngày càng chặt chẽ, tối giản, giải quyết được nhiều vướng mắc trong khi tiến hành giải phóng mặt bằng, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ đạt hiệu quả.

Áp dụng tại các địa phương: bên cạnh việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Do đã vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất đã tiến hành khá thuận lợi, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Việc nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; Sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường Phạm Hùng đến đường Lê Đức Thọ tại phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 5

Nhờ bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực khi tiến hành giải phóng mặt bằng. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi.

1.2.2.5. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất

a. Về tổ chức thực hiện

Công tác tổ chức thực hiện BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại nhiều địa phương còn nhiều tồn tại:

- Chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục khi công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch thu hồi đất, cưỡng chế.

- Việc thực hiện chính sách đền bù khi thu hồi đất chưa nghiêm minh, vi phạm nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật.

- Có một số dự án vi phạm, sai sót về: Bồi thường không đúng đối tượng, không đúng giá, phân loại sai hạng đất, vị trí đất, đo đạc diện tịch đất và kiểm đếm tài sản không chính xác, thậm chí có trường hợp kê khống diện tịch bồi thường để chia chác, hưởng lợi bất chính.

- Cơ chế phân cấp trách nhiệm giữa các ngành, các cấp nhiều mặt còn chồng chéo, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bọ cơ sở còn yếu.

b Giá đất bồi thường

- Trên thực tế, một số địa phương do khó khăn về ngân sách để đầu tư (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi,...) và phục vụ mục đích thu hút vốn đầu tư nên một số chính quyền địa phương đều có xu hướng quy định giá đất thấp chỉ bằng 30% - 50% mức giá đất bình quân chung nên không đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất khi được đền bù bằng tiền, số tiền nhận được không mua lại được QSDĐ thay thế để tiếp tục sống bằng nông nghiệp.

- Giá đất nông nghiệp còn thấp song khi chuyển mục đích sử dụng thì giá trị QSDĐ tăng lên nhiều lần. Mặc dù chênh lệch này do đầu tư của Nhà nước nhưng gắn với đất mà người nông dân được giao, cùng với việc chưa được xử lý mức hỗ trợ thoả đáng, nhất là đối với việc thu hồi đất ở các khu vực ven đô và khu vực gần với khu công nghiệp, khu dân cư, tại các vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn làm cho tình hình trở nên phức tạp, bức xúc.

- Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều địa phương giao cho chủ đầu tư trực tiếp thoả thuận với nông dân, nhưng do tổ chức thiếu chặt chẽ, thống nhất dẫn đến sự khác nhau về giá đất bồi thường, về chế độ bồi thường, hỗ trợ trên cùng một địa bàn... cũng làm cho tình hình trở nên phức tạp, bức xúc.

c. Tình hình khiếu nại liên quan đến bồi thường khi thu hồi đất

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều tồn tại, yếu kém, thậm chí tiêu cực đã gây bức xúc cho người dân; theo ước tính sơ bộ có trên 80% số vụ khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai, trong đó phần lớn là khiếu nại về giá đất tính bồi thường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

1.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Công tác giải phóng mặt bằng năm 2016 được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều khó khăn; các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có sự thay đổi đáng kể trong Luật đất đai năm 2013; Vì vậy, dưới sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, tịch cực của UBND thành phố, sự quyết tâm, lỗ lực của các cấp chình quyền quận, huyện, phường xã và

chủ động phối hợp của các sở, ban ngành thành phố, công tác giải phóng mặt bằng năm 2016 tiếp tục đạt được những kết quả tịch cực như sau:

Theo báo cáo, từ năm 2010 đến tháng 6-2016, trên địa bàn thành phố có

3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất; đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 1.711 dự án, với tổng diện tịch đất hơn 8.462ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. (Báo nhân dân, 2016).

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được thực hiện với nỗ lực cao hơn và giải pháp mới với phương châm quyết liệt hơn. Nhờ vậy công tác công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã góp phần quan trọng vào quá trình CNH - HĐH thủ đô Hà Nội.

1.3.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

* Cấp Thành phố

- Ngay từ đầu năm 2014, lãnh đạo UBND Thành phố đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành có liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách theo quy định của Luật đất đai 2013.

- Ngày 12/10/2016, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 192/KH - UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 - NQ/TU ngày 15/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

- Lãnh đạo UBND Thành phố thường xuyên đôn đốc và chủ trì nhiều cuộc giao ban, kiểm điểm tiến độ giải phóng mặt bằng tại các dự án trọng điểm nhằm kịp thời chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án.

- Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố cũng thường xuyên chủ trì tiến hành nhiều cuộc họp đôn đốc, kiểm điểm tiến độ công tác giải phóng mặt bằng tại các địa bàn nơi thu hồi đất, tại các dự án trọng điểm để hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong việc áp dụng cơ chế chính sách BTHT&TĐC.

- Các Sở, ngành Thành phố, trên từng lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành mình, cũng đã chủ động kiểm tra, hướng dẫn giải quyết các nội dung liên quan đến giá bồi thường về đất, giá nhà, đất tái định cư, xác định nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất...; đồng thời các Sở, ban, ngành Thành phố cũng thường xuyên kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà, đất TĐC, đôn đốc các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đảm bảo sớm hoàn thành đưa quỹ nhà, đất TĐC vào sử dụng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn Thành phố.

* Cấp quận, huyện

- Các quận, huyện đã tịch cực huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; Định kỳ hàng tuần, lãnh đạo UBND một số quận, huyện đã trực tiếp chủ trì giao BAN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG với các chủ đầu tư và lãnh đạo các xã, phường, thị trấn nơi thu hồi đất; đối với các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền kịp thời đề xuất, báo cáo UBND Thành phố và Liên ngành xem xét giải quyết, đảm bảo triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn.

- Tại nhiều dự án, nhất là tại các dự án trọng điểm của Chính phủ và Thành phố, lãnh đạo cấp ủy đảng và chính quyền quận, huyện đã chỉ đạo các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tịch cực phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở nơi thu hồi đất như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... để thành lập nhiều Tổ tuyên truyền đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, giải thích người bị thu hồi đất chấp hành bàn giao mặt bằng cho dự án.

1.3.2. Về công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thu hồi đất giải phóng mặt bằng

- Trong quá trình xây dựng các dự thảo Nghị định Chính phủ, các dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố cùng các Sở, ngành có liên quan đã tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng,... liên quan đến công tác BTHT&TĐC (bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức Hội thảo lấy ý kiến trực tiếp, ban hành văn bản góp ý ...);

- Trên cơ sở các quy định của Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố và các Sở, Ngành có liên quan đã chủ động nghiên cứu, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quy định về các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai và Nghị định Chính phủ giao như: Quyết định số 21/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 (quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất), Quyết định số 22/2014/QĐ - UBND ngày 20/6/2014 (quy định về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất), Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 (quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất); Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 (về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc); Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 (quy định về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội); Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách BTHT&TĐC; Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 về ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội... Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có hiệu lực thi hành cùng với Luật Đất đai 2013, các Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật.

1.3.3. Về công tác giải quyết, tháo gỡ vướng mắc trong việc áp dụng cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng

- Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng, khi phát sinh những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, UBND các quận, huyện đã chủ động tổng hợp, rà soát và báo cáo, đề xuất UBND Thành phố, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố để được xem xét, giải quyết.

- Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố đã cùng các Sở, ngành và UBND các quận, huyện có liên quan họp thống nhất để báo cáo, đề xuất UBND Thành phố giải quyết, chấp thuận nhiều cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn

(như các chính sách hỗ trợ về đất, chính sách bố trí tái định cư, tạm cư, hỗ trợ tự lo tái định cư...); Trong năm 2017, riêng Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố đã chủ trì họp liên ngành giải quyết bình quân 10 - 20 nội dung vướng mắc/tuần.

- Các Sở, ngành Thành phố, trên từng lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành mình, cũng đã chủ động tịch cực giải quyết các nội dung liên quan đến giá bồi thường đất, giá nhà, đất tái định cư, đến nguồn gốc đất đai, đến tài sản hình thành trên đất,... cụ thể như:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên hướng dẫn các quận, huyện và các chủ đầu tư trong việc thu hồi đất, giao đất, xác định nguồn gốc đất, xác định mốc giới giải phóng mặt bằng; đối với công tác xác định giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ, trong năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND Thành phố ban hành 21 Quyết định phê duyệt điều chỉnh giá đất ở làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và nhiều văn bản chấp thuận cho tiếp tục thực hiện giá đất ở đã được phê duyệt trong thời gian cuối năm 2016 (theo số liệu báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường);

+ Sở Xây dựng, trong năm 2017, đã thẩm tra hồ sơ, trình UBND Thành phố ban hành 45 Quyết định phê duyệt giá bán nhà tái định cư tại các khu TĐC thuộc quỹ nhà TĐC của Thành phố; tham mưu trình UBND Thành phố ban hành các Quyết định bán 1.433 căn hộ tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn Thành phố (theo số liệu báo cáo của Sở Xây dựng);

+ Sở Tài chính cũng đã thường xuyên phối hợp với Liên ngành trong việc xác định giá bồi thường, hỗ trợ về đất; xác định giá bán nhà tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; tham mưu, nghiên cứu, đề xuất giải quyết các nội dung vướng mắc về chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Thanh tra Thành phố, trong năm 2017 đã chủ trì phối hợp cùng Liên ngành và UBND các quận, huyện (như Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai...) để xử lý, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại tồn đọng, các nội dung vướng mắc, tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí