sang thực hiện năm 2017, 05 dự án không có khả thi đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất do tạm dừng triển khai thực hiện hoặc chưa đủ điều kiện triển khai thực hiện trong năm 2018; Đồng thời, phòng tham mưu UBND quận lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 theo đúng tiến độ của Thành phố. Đến nay, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 đã xây dựng và tổ chức xong việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân theo quy định. UBND quận đã trình UBND Thành phố phê duyệt, đảm bảo đúng tiến độ.
2.2.1.2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của quận trong năm 2018. Phòng đã phối hợp với UBND các phường, Chi cục Thuế, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký để cải cách, tinh giảm, gọn nhẹ, các yêu cầu của công dân ngay từ khi ban đầu kê khai được đáp ứng tối đa như khi nhận kết quả công dân sẽ được nhận Giấy chứng nhận, quyết định, Thông báo nghĩa vụ tài chính cùng 1 lúc, công dân có nhu cầu ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì công dân cũng được nhận kết quả luôn theo đúng thời gian của quy trình... Hay việc thực hiện lồng ghép 2 quyết định công nhận - cấp Giấy chứng nhận gộp trong 1 quyết định được quận xây dựng và thực hiện trước khi Sở Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn. Cụ thể: UBND quận ban hành quy trình liên thông trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, tạo bước đột phá trong cơ cấu hành chính (rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 55 còn 45 ngày làm việc; các yêu cầu của công dân ngay từ lúc đầu kê khai đều được đáp ứng ở mức tối đa; Số lần công dân đến cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục chỉ còn 2 lần...); Công khai đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin phản ánh của nhân dân trong việc cấp Giấy chứng nhận nhằm xử lý kịp thời những tiêu cực, nâng cao hiệu quả của việc cải cách hành chính và phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Khi Thành phố ban hành Chỉ thị 11/CT-UBND ngày 17/5/2018, Chỉ thị 09- CT ngày 01/9/2018 của Thành ủy về tăng cường, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan thường trực đã tham mưu UBND quận xây dựng kế hoạch và quyết tâm tập trung
hoàn thành công tác này trước tháng 6/2017.
Phòng tham mưu UBND quận báo cáo Quận ủy thành lập Ban chỉ đạo, UBND quận thành lập Tổ Công tác; Xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị 11/CT-UBND trên địa bàn quận đến tháng 6/2017; Thực hiện giao chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận, Giấy Xác nhận Đăng ký đất đai cụ thể cho từng phường trong từng tháng;
Thực hiện việc giao ban Ban chỉ đạo, Tổ công tác hàng tháng để đánh giá tiến độ, chỉ đạo tháo gỡ giải quyết khó khăn, vướng mắc... đảm bảo việc thực hiện theo đúng chỉ tiêu và kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức; Các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo; Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết; Xác định "rõ người - rõ việc - rõ trách nhiệm - rõ quy trình": công khai quy trình, đường dây "nóng", phân công rõ trách nhiệm, địa bàn phụ trách của từng thành viên Ban chỉ đạo, Tổ công tác...
- Kết quả cấp Giấy chứng nhận QSD đất năm 2018 như sau:
+ Cấp 720 Giấy chứng nhận đạt 144% chỉ tiêu giao năm 2018 (500 Giấy). Dự kiến đến hết năm 2018, toàn quận sẽ cấp đạt 800 Giấy chứng nhận (đạt 160% chỉ tiêu giao năm 2018 và bằng 158% kết quả thực hiện năm 2015).
+ Cấp 1.300 Giấy Xác nhận Đăng ký đất đai, đạt 76% chỉ tiêu giao, dự kiến đến 15/12/2018 toàn quận sẽ hoàn thành chỉ tiêu cấp 1.700 Giấy Xác nhận giao.
- Về việc giải quyết trả Giấy chứng nhận tồn đọng từ thời huyện: Quận đã tập trung rà soát các trường hợp đã ký Giấy chứng nhận nhưng chưa trả được cho công dân còn tồn đọng trước khi thực hiện Luật Đất đai 2013. UBND quận Nam Từ Liêm đã thông báo trên hệ thống phát thanh của quận và trên hệ thống phát thanh của 10 phường, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh quận đã có Thông báo gửi đến tất cả 381 trường hợp sử dụng đất, kèm theo Quyết định cấp Giấy chứng nhận, thông báo nộp nghĩa vụ tài chính, tờ khai nộp nghĩa vụ tài chính (đối với trường hợp chưa kê khai). Những trường hợp chủ sử dụng đất không sinh sống tại quận, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh quận đã gửi thông báo bằng thư đảm bảo đến địa chỉ thường trú của công dân, đồng
thời có hướng dẫn, giải thích cho người sử dụng đất biết về chính sách ghi nợ, miễn, giảm tiền sử dụng đất cũng như việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Kết quả đã trả được 161/381 giấy chứng nhận tồn đọng cho công dân. Hiện nay, phòng tiếp tục phối hợp Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cùng các phường tiếp tục thông báo lần 2 để các hộ dân đến làm thủ tục nhận giấy chứng nhận.
- Phòng đã rà soát và thực hiện tiêu hủy xong 29.455 phôi giấy chứng nhận hỏng, không có giá trị sử dụng từ thời huyện Từ Liêm đến nay, báo cáo kết quả với Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Bên cạnh đó, phòng Tài nguyên và Môi trường tích cực đóng góp ý kiến, kiến nghị UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, sửa đổi nhưng nội dung bất cập của Quyết định 37/2015, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân. Những ý kiến đóng góp của phòng đã được Sở ghi nhận và đánh giá cao.
2.2.1.3. Công tác xử lý vi phạm đất đai
- Đã tham mưu UBND quận tăng cường kiểm soát tình hình vi phạm đất đai, đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ và trong thời gian chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; Công khai đường dây nóng trong việc tiếp nhận thông tin phản ánh về vi phạm đất đai trên Cổng thông tin điện tử quận và UBND các phường; Tham mưu UBND quận ban hành quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để thống nhất thực hiện trên địa bàn toàn quận.
- Tham mưu UBND quận tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ công tác liên ngành để ngăn chặn và xử lý các vi phạm về đất đai. Kết quả 11 tháng năm 2018, toàn quận đã phát hiện 127 vi phạm với diện tích 16.553m2 (79 trường hợp sử dụng đất sai mục đích - diện tích 13.438m2, 58 trường hợp vi phạm đất công - diện tích 3.115m2).
Đã xử lý xong 135/146 trường hợp vi phạm (trong đó có 127/137 trường hợp vi phạm phát sinh năm 2018; 08/09 trường hợp vi phạm cũ năm 2018), đạt tỷ lệ 92%.
2.2.1.4. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại và kiến nghị
- Thực hiện nghiêm túc lịch trực tiếp công dân vào chiều thứ tư hàng tuần; ngoài việc tiếp công dân theo lịch UBND quận bố trí hằng tuần, thường xuyên tiếp công dân tại cơ quan để giải quyết kịp thời những thắc mắc và giải thích về chế độ, chính sách đã góp phần làm giảm tải đáng kể những đơn thư của Nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng dự án.
- Kết quả giải quyết đơn thư: Tổng số đơn thụ lý 425 đơn, trong đó: (220 đơn khiếu nại, 205 đơn kiến nghị).
+ Đã giải quyết: 368 đơn (trong đó khiếu nại 186 đơn, Kiến nghị 182 đơn) đạt tỷ lệ 84,4%.
Trong quá trình thụ lý giải quyết đơn, UBND quận, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án đã vận động, tuyên truyền chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, nhiều hộ gia đình đã thông hiểu và đồng thuận: cụ thể có 41 hộ gia đình, cá nhân đã tự nguyện rút đơn (33 đơn khiếu nại, 8 đơn kiến nghị).
+ Còn lại: 57 đơn (khiếu nại 19 đơn; kiến nghị 38 đơn) đang trong thời gian giải quyết chiếm tỷ lệ 15,6%.
Phòng đã xử lý, giải quyết được 137/195 đơn (đạt 70% số đơn cần phải giải quyết) và giải quyết 25 kiến nghị cử tri. Bên cạnh đó, phòng tích cực phối hợp, giải quyết các đơn thư theo văn bản của UBND thành phố, Thanh tra thành phố, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.2.1.5. Công tác giao đất, thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng
- Đã giao đất tái định cư cho 87 hộ gia đình, cá nhân với diện tích giao 5.997m2.
- Thẩm định và trình UBND quận ban hành 1.429 quyết định thu hồi đất với diện tích thu hồi 78 ha để thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án.
2.2.1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất
Phòng đã tham mưu UBND quận ban hành 4 Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận. Sau kiểm tra, phòng đã tham mưu UBND quận chỉ đạo thu hồi 136m2 đất vi phạm do 3 trường hợp đang sử dụng đất và đang tiếp tục xử lý các vi phạm tồn tại khác.
2.2.1.7 Công tác quản lý tài nguyên, môi trường
- Tham mưu UBND quận tổ chức hưởng ứng các chiến dịch bảo vệ môi trường, tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị truyền thông cho chủ các cơ sở sản xuất tại làng nghề, người dân sống gần ao, hồ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, nhân dân trong bảo vệ môi trường.
- Đã triển khai các dự án để tăng cường công tác phòng ngừa, và kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận:
+ Lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường quận năm 2018;
+ Phòng đã chủ động xây dựng “Đề án xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt và cải tạo, xử lý các ao, hồ đang bị ô nhiễm trong khu dân cư trên địa bàn quận”; đề xuất UBND quận đầu tư cải tạo kè bờ nạo vét bùn và xử lý nước mặt cho 34 ao, hồ trong khu dân cư; đề xuất Quận đầu tư xây dựng 10 trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho 10 phường, đảm bảo đạt chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
+ Thực hiện xử lý ô nhiễm nước 4 ao, hồ trong khu dân cư.
+ Đang triển khai dự án “Phát triển mô hình cộng đồng tham gia giám sát ô nhiễm nước mặt tại Hà Nội” do Chương trình Liên minh của Văn phòng đại diện Oxfarm tại Hà Nội tài trợ thông qua Liên minh Nước sạch. Dự án đã thu hút được người dân tham gia giám sát ô nhiễm nước, bảo vệ ao hồ nơi mình sinh sống.
- Đã thẩm định và trình quận xác nhận được 64 Kế hoạch bảo vệ môi trường, 14 Đề án bảo vệ môi trường cho các đơn vị, đạt tỷ lệ 100% hồ sơ tiếp nhận.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và Tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được tăng cường; Đã kiểm tra 64 đơn vị, xử phạt 47 đơn vị vi phạm với số tiền 400.750.000 đồng.
- Đã rà soát, tổng hợp và tham mưu UBND quận ban hành 174 Thông báo nộp phí nước thải công nghiệp đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải nộp phí với tổng số tiền 318 triệu đồng, đồng thời triển khai thu khoản phí trên theo quy định.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2018
Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 quận Nam Từ Liêm được chúng tôi tổng hợp và trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 Quận Nam Từ Liêm
Chỉ tiêu sử dụng đất | Mã | Diện tích năm 2018 (ha) | Cơ cấu (%) | |
Tổng diện tích tự nhiên | 3219,3 | 100,00 | ||
1 | Đất nông nghiệp | NNP | 548,57 | 17,04 |
1.1 | Đất trồng lúa nước | LUA | 61,12 | 1,90 |
1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK | 348,63 | 10,83 |
1.3 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 71,38 | 2,22 |
1.4 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS | 62,04 | 1,93 |
1.5 | Đất nông nghiệp khác | NKH | 5,4 | 0,17 |
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN | 2670,7 | 82,96 |
2.1 | Đất quốc phòng | CQP | 133,87 | 4,16 |
2.2 | Đất an ninh | CAN | 40,18 | 1,25 |
2.3 | Đất cụm công nghiệp | SKN | 17,5 | 0,54 |
2.4 | Đất thương mại, dịch vụ | TMD | 253,95 | 7,89 |
2.5 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp | SKC | 62,1 | 1,93 |
2.6 | Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã | DHT | 1002,5 | 31,14 |
2.7 | Đất có di tích lịch sử - văn hóa | DDT | 0,88 | 0,03 |
2.8 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | DRA | 5,01 | 0,16 |
2.9 | Đất ở tại đô thị | ODT | 795,67 | 24,72 |
2.10 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC | 55,37 | 1,72 |
2.11 | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp | DTS | 1,82 | 0,06 |
2.12 | Đất cơ sở tôn giáo | TON | 12,59 | 0,39 |
2.13 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, | NTD | 43,48 | 1,35 |
2.14 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm | SKX | 0,35 | 0,01 |
2.15 | Đất sinh hoạt cộng đồng | DSH | 4,14 | 0,13 |
2.16 | Đất khu vui chơi, giải trí công cộng | DKV | 79,33 | 2,46 |
2.17 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN | 9,76 | 0,30 |
2.18 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON | 49,66 | 1,54 |
2.19 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC | 52,36 | 1,63 |
2.20 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác | DSK | 18,49 | 0,57 |
2.21 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK | 31,67 | 0,98 |
3 | Đất chưa sử dụng | DCS |
Có thể bạn quan tâm!
- Luật Đất Đai Năm 2003 Đến Năm 2013
- Khái Quát Tình Hình Thu Hồi Đất Trên Địa Bàn Cả Nước
- Nhận Xét Chung Về Tổng Quan Các Vấn Đề Nghiên Cứu
- Trình Tự Thủ Tục Thực Hiện Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng
- Tình Hình Thực Hiện Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Tại Dự Án Xây Dựng Tuyến Đường Từ Đường Phạm Hùng Đến Đường Lê Đức Thọ
- Kết Quả Thực Hiện Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Ý Kiến Của Người Dân Khi Bị Thu Hồi Đất
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND quận Nam Từ Liêm, (2018)
Kết quả bảng 2.2 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên quận Nam Từ Liêm là 3219,26 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 548,57 ha, chiếm 17,04% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 82,96% và không còn đất chưa sử dụng. Qua đây cho thấy kể từ khi thành lập quận Nam Từ Liêm đến nay thì đất nông nghiệp đang bị thu hẹp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của một quận nội thành. Cũng số liệu từ bảng 4.2 cho thấy đất phi nông nghiệp tăng cao, nhiều tuyến đường mới được xây dựng, nhiều khu đô thị đã được xây dựng, cơ sở hạ tầng khác cũng đang được đầu tư đồng bộ nhằm thay đổi diện mạo cho quận. Hầu hết các loại đất trên phạm vi toàn quận Nam Từ Liêm đã được sử dụng có hiệu quả, không còn đất chưa sử dụng.
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất đai
Được sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Nam Từ Liêm, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp. Bộ máy ngành Quản lý đất đai các cấp được củng cố, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị, các phường trên địa bàn quận đều có cán bộ địa chính chuyên trách. Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của quận.
- UBND quận tập trung cao cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính các phường khi có văn bản mới của Trung ương, của Bộ, của thành phố; tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi cho mọi người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người sử dụng đất địa phương có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng đất đai hơn.
- Tình trạng người dân vi phạm pháp luật đất đai vẫn còn diễn ra ở một số nơi, như việc lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép...; việc sử dụng đất ở một số nơi còn lãng phí, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM
2.3.1. Các văn bản pháp lý về bồi thường hỗ trợ và tái định cư
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 19/9/2017 quy định chi tiết Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 14/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Ngoài ra trong quá trình tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng còn sử dụng một số các văn bản khác có liên quan thuộc thẩm quyền của UBND quận Nam Từ Liêm.
2.3.2. Trình tự thủ tục thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.3.2.1. Công tác tổ chức, trình tự thực hiện
- Sau khi có các Quyết định thu hồi đất hoặc các văn bản tạm giao mốc chỉ giới mặt bằng khu đất để tiến hành kiểm kê, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của thành phố, UBND Quận chỉ đạo Hội đồng bồi thường chủ trì cùng chính quyền địa phương và chủ đầu tư tiến hành kiểm kê, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trình Hội đồng thẩm định của thành phố thẩm định và trình