1.3.4.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi thu hồi đất ở Thụy Điển
Quá trình đô thị hóa đặt ra yêu cầu Thụy Điển phải thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia phù hợp với xu thế chung. Việc lập quy hoạch sử dụng đất này sẽ tạo tiền đề để thực hiện công tác GPMB. Lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia ở Thụy Điển gồm hai bước được thực hiện bằng công cụ GIS – Hệ thống thông tin địa lý như sau:
Bước đầu tiên, họ tiến hành tham vấn về nhu cầu sử dụng đất khác nhau của các cấp, ngành, lĩnh vực. Khi đó, mỗi cấp chính quyền, mỗi ngành và lĩnh vực sử dụng đất như nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, môi trường, năng lượng,…đều được tham vấn về các nhu cầu sử dụng đất ưu tiên. Sau đó, họ tổng hợp lại và xác định sự mâu thuẫn lợi ích giữa các nhu cầu đó.
Bước thứ hai, họ tham vấn các thành phố, khu vực quốc gia hay các khu vực địa phương về nhu cầu sử dụng đất ưu tiên, đặc biệt là họ quan tâm đến cả các khu vực tư nhân và đại diện của những người sử dụng đất khác nhau có quyền sở hữu hoặc các loại quyền đất đai khác. Họ xem xét có sự xung đột giữa lợi ích của các khu vực hay không, nếu có thì chính quyền các khu vực gửi báo cáo lên trung ương quyết định theo hướng bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương.
Những nhu cầu sử dụng đất này được đưa vào quy hoạch bằng ba cách: một là, thực hiện tham vấn giữa các nhà lập quy hoạch và người đại diện cho lợi ích cụ thể; hai là, đưa ra các phương án quy hoạch thay thế trong sự liên kết với người đại diện; ba là, thực hiện quyền khiếu nại đối với việc ra quyết định quy hoạch cuối cùng. Tiếp theo, Thụy Điển sử dụng các phương pháp định giá đất phục vụ cho công tác thu hồi đất, BTHT&TĐC gồm: phương pháp so sánh thương vụ, phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí. [1]
1.3.5.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ở Australia
Luật pháp Australia quy định các cơ quan của Chính phủ có quyền thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công như làm đường, công viên, trường học, bệnh viện. Chủ đất có quyền được bồi thường những thiệt hại do bị thu hồi đất. Luật thu hồi đất khuyến khích việc thu hồi đất thông qua hình thức thỏa thuận trực
tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền thu hồi và chủ đất. Tuy nhiên, khi không đạt được thỏa thuận, thì nhà nước tiến hành thu hồi đất bằng hình thức bắt buộc, khi đó Văn phòng Tổng thẩm định giá sẽ chịu trách nhiệm, xác định mức bồi thường cho chủ đất.
Theo quy định của Luật thu hồi đất, mức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, bất động sản thỏa thuận hoặc cưỡng chế được xác định căn cứ vào những yếu tố sau:Giá trị thị trường của đất và tài sản gắn liền với đất, giá trị thị trường của đất được xác định trong điều kiện không tính đến những tác động của việc thu hồi đất (yếu tố tâm lý, việc tăng hoặc giảm giá trị đất dùng vào mục đích công cộng,…); Các chi phí phát sinh: chi phí thuê luật sư, chi phí thẩm định giá; Bồi thường về tinh thần bị tổn thương do bị thu hồi nhà cửa; Những tác động do đất bị chia cắt; Những tác động làm tăng hoặc giảm giá trị đất.
Trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất hoặc bất động sản thì mức bồi thường bằng giá trị thị trường toàn bộ thửa đất và tài sản gắn với đất cộng chi phí phụ trội (bằng khoảng 10% giá trị thị trường của đất hoặc bất động sản).Trường hợp thu hồi một phần đất hoặc bất động sản thì mức bồi thường là phần chênh lệch giá trị của đất hoặc bất động sản trước và sau khi bị thu hồi cộng với khoản giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng - 2
- Yêu Cầu Của Công Tác Thu Hồi Đất, Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư
- Cơ Sở Pháp Lý Về Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Theo Pháp Luật Đất Đai Hiện Hành
- Đánh Giá Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng Ảnh Hưởng Đến Công Tác Bồi
- Tình Hình Biến Động Đất Đaitại Phường Thượng Lý Và Phường Minh Khai, Tp.hải Phòng
- Bộ Đơn Giá Đền Bù Việc San Lấp Mặt Bằng Và Trang Thiết Bị Khác Phụ Lục 2.3: Bộ Giá Đền Bù Hoa Màu
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Tại các bang New South Wales, Victoria và bang Tây Australia đều có cơ quan định giá của chính quyền bang, do chính quyền bang quyết định tổ chức, biên chế và cấp ngân sách hoạt động. Ngoài cơ quan định giá của chính quyền bang còn có các công ty định giá hoạt động cung ứng dịch vụ định giá đất – bất động sản theo yêu cầu của chính quyền nhà nước các cấp hoặc tổ chức và công dân. Cơ quan định giá của chính quyền bang được sử dụng các định giá viên của cơ quan và hợp đồng với các định giá viên từ các công ty định giá bên ngoài. Cơ quan định giá của chính quyền bang thành lập và duy trì Ban hội thẩm với nhiệm kỳ hoạt động 3 năm. Riêng Cơ quan định giá bang Victoria đã có một hệ thống quản lý chất lượng và được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008, chứng nhận cho 14 năm và đã được kiểm tra hàng năm từ SAI (cơ quan chứng nhận định giá toàn cầu).[1]
1.3.6.Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Thông qua, chính sách BTHT&TĐC khi thu hồi đất của các tổ chức quốc tế và chính sách BTHT&TĐC khi thu hồi đất của một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, cụ thể như sau:
Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về đất đai và chính sách BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất đảm bảo sự ổn định thống nhất và phù hợp. Tập trung vấn đề giá đất, vấn đề tuyên truyền phổ biến chính sách bồi thường tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; rà soát bổ sung hỗ trợ người bị thu hồi đất ổn định sản xuất đời sống cải thiện thu nhập.
Cần giải quyết vấn đề nhà ở cho dân sau khi giải tỏa mặt bằng thông qua việc trả tiền bồi thường về nhà ở. Số tiền này được xác định bao gồm: Giá cả xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa giá xây lại nhà mới và nhà cũ; giá đất tiêu chuẩn; trợ cấp về giá cả. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến trong lĩnh vực quản lý đất đai để bắt nhịp kịp thời với tốc độ phát triển của thế giới. Đội ngũ cán bộ chuyên môn phải sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý, thiết bị hiện đại, công nghệ số.
Trong suốt quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, nước ta cầnhọc hỏi Thụy Điển việc chú trọng công tác thống kê, tổng hợp các nhu cầu sử dụng đất ưu tiên của các cấp chính quyền (Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã); các ngành lĩnh vực; các khu vực dân cư; các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đặc biệt, cần phải chú trọng đến nhu cầu sử dụng đất, đến lợi ích chính đáng của nhân dân, phải hỏi ý kiến dân để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quá trình lập quy hoạch. Công tác này thể hiện sự sâu sát, nắm được mong muốn của từng đối tượng, đề cao tính dân chủ minh bạch. Đây chính là khâu chuẩn bị trước kĩ lưỡng để công tác BTHT&TĐCđạt hiệu quả tốt nhất.
Xác định mức giá bồi thường bao gồm cả bồi thường về tinh thần bị tổn thương do bị thu hồi đất. Nội dung này được chú trọng ở Australia nhưng chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam, hệ thống chính sách pháp luật và đội ngũ cán bộ nước ta cần phải chú ý đến vấn đề này để không gây ra những hệ lụy về sau.
Học hỏi Australia ở điểm cơ quan thẩm định giá thông báo giá đất cho các chủ đất và các chủ đất có quyền khiếu nại hoặc từ chối kết quả định giá đối với thửa đất của mình. Bài học này muốn đề cập đến việc công bố công khai giá đất cho người chủ có đất bị thu hồi, người dân được thể hiện ý kiến của mình thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại nếu không đồng ý với kết quả. Đồng thởi, có cơ chế chính sách BTHT phù hợp với từng loại đối tượng ở các khu vực đô thị, nông thôn khác nhau nhằm đảm bảo lợi ích cho người có đất bị thu hồi. Đồng thời, quỹ đất đai ngày càng hạn hẹp, việc cải tạo nâng cấp các khu nhà tập thể, chung cư cũ để làm khu TĐC giống cách Trung Quốc đang làm là hoàn toàn hợp lý với điều kiện hiện nay của Việt Nam.
Cần quy định một cách rõ ràng về chủ thể có trách nhiệm thực hiện công việc này khi tiến hành thu hồi đất. Trách nhiệm đó còn được giao cho những cá nhân, tổ chức được Nhà nướcgiao sử dụng đất thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo việc thu hồi đất, GPMBvà TĐC được tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo quyềnvà lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất;
1.4.Khái quát về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Hải Phòng
Trong giai đoạn 2014 -2019, TP Hải Phòng phê duyệt và thực hiện nhiều dự án, thu hồi 3680 ha đất, ảnh hưởng tới 36.500 hộ dân. Trong số đó có 6300 hộ dân di chuyển. Thành phố bố trí TĐC cho hơn 6000 hộ, còn thiếu 222 suất TĐC (chiếm 3,56% số hộ phải di chuyển). Trong đó, có 73 hộ dân thuộc dự án Công viên cây xanh Tam Bạc; 41 hộ dân thuộc dự án cầu vượt nút giao Nguyễn Bỉnh Khiêm, 39 hộ thuộc dự án chung cư HH3, HH4 Đổng Quốc Bình; dự án TĐC phường Đằng Giang còn 13 hộ; dự án Khu đô thị mới Ngã Năm - Sân bay Cát Bi có 54 hộ; dự án nâng cấp, cải tạo QL 10 tại huyện Vĩnh Bảo còn 2 hộ. Tại quận Lê Chân, việc bố trí 73 suất đất TĐC này phụ thuộc vào tiến độ xây dựng khu TĐC 4,3 ha thuộc phường Vĩnh Niệm. Đến nay, còn vướng 2 hộ chưa chịu di chuyển với diện tích khoảng 7000 m2, làm ảnh hưởng tới tiến độ cả dự án TĐC. Có đất tới đâu, quận bàn giao cho các hộ tới đó, nhưng 2 trường hợp còn lại của khu TĐC này rất khó, mấy chục hộ khác phải chờ đợi. Các khu TĐC khác tại
phường Đằng Giang (quận Ngô Quyền) cũng có vướng mắc. Lãnh đạo UBND thành phố, các ban ngành, các địa phương tìm cách giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân dân. Cụ thể, 73 hộ của quận Lê Chân đang được dự kiến điều chuyển một phần sang khu TĐC dự án phát triển giao thông đô thị; có 41 hộ dự án cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ được bố trí tại khu TĐC Đông Hải 1 (quận Hải An); 39 hộ dự án HH3, HH4 Đổng Quốc Bình sẽ tới khu TĐC phường Đằng Giang; 54 hộ dự án Khu đô thị mới Ngã Năm - Sân bay Cát Bi về khu TĐC phường Đông Khê; 2 hộ thuộc huyện Vĩnh Bảo có thể bố trí trong một số lô đất đã duyệt để đấu giá. Những kết quả đạt được về cơ bản các đối tượng được BTHT&TĐC ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của quận, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường cũng thấy thỏa đáng; Mức BTHT ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khắc phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất; Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất; Trình tự thủ tục tiến hành BTHT&TĐC đã giảiquyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, TĐC đạt hiệu quả. Để làm được điều này, UBND Thành phố đã sử dụng công cụ chính là các Trung tâm thẩm định giá do UBND cấp huyện thuê đơn vị tư vấn xác định, báo cáo Sở Tài chính thẩm định và trình UBND Thành phố phêduyệt, những Trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm điều tra khảo sát thị trường và dựa vào đó mà Ban bồi thường của Trung tâm, các Quận, Huyện sẽ bồi thường cho người dân. Cơ chế định giá phù hợp với giá thị trường do các đơn vị tư vấn độc lập thực hiện trước khi UBND Thành phố phê duyệt để tính bồi thường là cách triển khai rất khách quan, bảo đảm được sự đồng thuận giữa cơ quan Nhà nước với người bị thu hồi đất.[30]
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1.Giới thiệu chung về Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Hồng Bàng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng, cửa ngõ giao thông đường thuỷ, sắt, bộ của thành phố, nối liền với thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh tạo thành khu tam giác phát triển kinh tế phía Bắc Việt Nam “Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”. Trên địa bàn quận có trụ sở của các cơ quan thành phố (trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND TP và các sở ngành…), nhiều văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài đóng trên địa bàn; quận có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại lớn và ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố như công nghiệp đóng tàu, chế tạo sản xuất thép công nghiệp, kinh tế cảng biển; các trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ, tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn lớn. Quá trình hình thành và phát triển Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng cụ thể như sau:
Khi miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), ngày 5/7/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 92/CP thành lập khu phố Hồng Bàng gồm các khu Máy Nước, Thượng Lý - Hạ Lý và trên sông.
Sau gần 6 năm thống nhất đất nước, ngày 03/01/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/QĐ-CP “về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị”; từ đây, khu phố Hồng Bàng được đổi thành quận Hồng Bàng. Quận gồm 9 phường: Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Hạ Lý, Thượng Lý, Trại Chuối và Sở Dầu.
Trước yêu cầu phát triển của đô thị Hải Phòng, ngày 23/11/1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/CP “về việc điều chỉnh địa giới huyện An Hải, quận
Hồng Bàng thuộc thành phố Hải Phòng”, quận Hồng Bàng tiếp nhận xã Hùng Vương và thị trấn Quán Toan từ huyện An Hải và chuyển thành 2 phường có tên tương ứng. Như vậy, từ 01/01/1994, quận Hồng Bàng có 11 đơn vị hành chính cấp phường là Hạ Lý, Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Minh Khai, Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu, Quán Toan, Quang Trung, Sở Dầu, Thượng Lý, Trại Chuối.
(Nguồn: UBND quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, 30/6/2019)
Hình 2.1: Sơ đồ vị tríquận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
2.1.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Đặc điểm tự nhiên
Thời tiết mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam là nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Mùa đông ở Hải Phòng khí hậu thường lạnh và khô, nhiệt độ trung bình là 20,3OC; khí hậu mùa hè thường nồm mát và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 32,5OC.
Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào mùa đông, ấm hơn 1°C và mùa hè mát hơn 1°C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C – 26°C, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể lên đến 440C và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 50C. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1 và tháng 12.
Nguồn nước: Được cung cấp chủ yếu do lượng mưa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận. Lượng mưa trung bình trong năm khá lớn, nhưng phân bố không
đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lượng mưa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực, trong khi mùa đông lượng nước cung cấp không đủ.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8 và tháng 9; thấp nhất là tháng 1 và tháng 12. [30]
- Kinh tế - xã hội
Quận Hồng Bàng nằm ở vị trí trung tâm TP Hải Phòng, có diện tích tự nhiên là 1448 ha với dân số hơn 11 vạn người, gồm 11 phường. Cùng với sự phát triển chung của thành phố, đô thị quận Hồng Bàng có những bước phát triển đột phá, các phường Hạ Lý, Thượng Lý, Sở Dầu có tốc độ đô thị hóa nhanh. Ngay sau khi Nghị quyết số 08-NQ/QU ngày 05/7/2017 của Quận ủy ban hành, UBND quận chỉ đạo các cấp chính quyền từ quận xuống phường xây dựng kế hoạch triển khai với các chương trình cụ thể, xác định rõ các mục tiêu với phương châm chỉ đạo; chú trọng công tác chỉnh trang, phát triển đô thị; tăng cường các biện pháp xử lý hành chính kết hợp với công tác tuyên truyền. Kết quả là diện mạo đô thị quận Hồng Bàng đã có nhiều đổi thay, khởi sắc: Nhiều dự án được triển khai, thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống về tinh thần và vật chất cho nhân dân, được cộng đồng dân cư ghi nhận và đánh giá cao.
Công tác phát triển đô thị được quận chú trọng quan tâm đầu tư, từ tháng 7/2017 đến nay khai thác từ nhiều nguồn vốn, quận đã đầu tư xây dựng 73 công trình, hạng mục công trình (trong đó đầu tư cho khu vực giáo dục chiếm 55,0%; giao thông 30,0%; hành chính - thương mại 15%) với tổng giá trị sản lượng xây lắp là 371,023 tỷ đồng; tiêu biểu như các công trình: Mầm non Quán Toan, Mẫu giáo mầm non 5, trường nuôi dạy trẻ Hoa Phượng, trường THCS Nguyễn Trãi, Quán Toan, trụ sở UBND phường Trại Chuối, phường Minh Khai...Đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình, dự án lớn như: Dự án cầu vượt sông Tam Bạc, Dự án đầu tư xây dựng công viên cây xanh từ bến xe Tam Bạc đến chân cầu đường bộ Tam Bạc giai đoạn 2, Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm chính trị - hành chính quận, Dự án xây dựng đường vào khu TĐC xi măng, Dự án cải tạo chỉnh trang công viên Rồng Biển. Đang tiếp tục triển khai một số dự