Theo Luật Đất Đai 2003: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.[20]
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất Đai 2013: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.[21]
Theo khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.[19]
Tóm lại: Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đối với đất đai để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.
(2) Bồi thường
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm bồi thường, cụ thể như sau:
Theo Hoàng Phê (2010), “Từ điển Tiếng Việt”, Viện Ngôn ngữ học, NXB từ điển Bách Khoa: Bồi thường là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác.[11]
Theo Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. [20]
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013: Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.[21] Việc bồi thường thiệt hại này có thể vô hình hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác,…) có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể.
Tóm lại: Bồi thường là việc thanh toán đầy đủ cho giá trị đất bị thu hồi và tài sản bị tổn thất của người bị ảnh hưởng bao gồm cả việc giao đất và nhà có giá trị
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng - 1
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng - 2
- Cơ Sở Pháp Lý Về Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Theo Pháp Luật Đất Đai Hiện Hành
- Chính Sách Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cưkhi Thu Hồi Đất Ở Thụy Điển
- Đánh Giá Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng Ảnh Hưởng Đến Công Tác Bồi
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
tương đương cùng với khoản thanh toán bằng tiền mặt cho bất kỳ phần chênh lệch nào thuộc về người bị ảnh hưởng.
(3) Hỗ trợ tái định cư
Theo khoản 7 Điều 4 Luật đất đai năm 2003: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.[20]
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.[21]
Còn đối với khái niệm TĐC thì Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không đề cập cụ thể về khái niệm này. Hay nói cách khác, pháp luật đất đai hiện hành chỉ đề cập đến thuật ngữ TĐC mà khônggiải thích cụ thể nội hàm của khái niệm “TĐC” là gì? Thậm chí trong các cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển Luật học, thuật ngữ này cũng chưa được định nghĩa. Theo Nghị định số 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất thì TĐC được giải thích là: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau như: Bồi thường bằng nhà ở; Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta có thể hiểu:
TĐC là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục cuộc sống cho những người dân bị thu hồi đất để xây dựng các dự án. TĐC còn bao gồm hàng loạt các hoạt động nhằm hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây ra, nhằm khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển những cơ sở kinh tế và văn hoá xã hội.
TĐC là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.
Tóm lại: TĐC là hình thức thay đổi về chỗ ở, tổ chức lại cuộc sống và kinh tế của cá nhân, hộ gia đình hay nhóm cộng đồng tại chỗ ở mới.
Vậy ta có thể hiểu, HTTĐC là toàn bộ các chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây ra, nhằm khôi phục và cải thiện mức sống, khi người dân có thay đổi về chỗ ở, tổ chức lại cuộc sống và kinh tế của cá nhân, hộ gia đình hay nhóm cộng đồng tại chỗ ở mới.
1.1.2.2.Yêu cầu của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước: Từ thực tiễn công tác GPMB nói chung, BTHT&TĐCnói riêng được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài, có nhiều dự án có thể lên đến vài năm; trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau; tác động đến nhiều đối tượng do vậy việc BTHT&TĐC cần phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định của Nhà nước. Có như vậy mới hạn chế được sự khiếu kiện của người bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
- Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện và chính xác: Tiến độ thực hiện BTHT&TĐC quyết định phần lớn tiến độ GPMB; tiến độ thực hiện dự án đó ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế, xã hội của dự án đầu tư. Công tác bồi thường thiệt hại được thực hiện nhanh chóng, kịp thời sẽ đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ dự án, tránh lãng phí, đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng công trình và đưa vào khai thác sử dụng theo đúng kế hoạch.
Ngoài ra cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của số liệu thống kê đất đai và các tài sản trên đất vì đó là cơ sở thực hiện việc BTHT&TĐC, đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.
- Đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai, công bằng: Dân chủ trong công tác BTHT&TĐC có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát huy quyền làm chủ của mình, được tham gia nhiều khâu của quá trình BTHT&TĐC, đóng góp ý kiến và được trả lời các vấn đề còn chưa rõ nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao với những người bị thu hồi đất. Quá trình thực hiện bồi thường thiệt hại khi GPMB cần phải tiến hành công khai; các văn bản pháp lý, các chế độ chính sách BTHT và phương án BTHT phải niêm yết công khai để người dân biết và tin tưởng vào chủ trương thu hồi đất của cấp có thẩm quyền. [14]
1.1.3.Nguyên tắc, vai trò của thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.1.3.1.Nguyên tắc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp thu hồi hết đất ở thì được bồi thường bằng đất ở TĐC hoặc nhà ở TĐC. Theo Khoản 1 Điều 83 Luật đất đai 2013, nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, theo Điều 88 đến Điều 92 Luật đất đai 2013 có các quy định về bồi thường về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi như sau: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất ; Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất; Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi; Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất; Quy định về các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất. Trong đó, Điều 88 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là tài sản gắn liền với đất phải hợp pháp.
Khi thực hiện thu hồi đất cần công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác thu hồi đất thông qua các quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện quyền của chủ sở hữu về đất đai, bên cạnh việc quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào mục đích sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng đó là cho phép chậm tiến độ hơn so với quy định hiện hành 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp một khoảng tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời hạn đó, nếu hết 24 tháng cho phép chậm tiến độ này mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. LĐĐ 2013 đã quy định cụ thể nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định
kiểm đếm bắt buộc và thực hiện cưỡng chế quyết định thu hồi đất nhằm tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thực hiện thống nhất.
1.1.3.2.Vai trò thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, chính xác và hợp lý thì sẽ đảm bảo được tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất, tránh tình trạng trì trệ các dự án.
Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất giúp cải tạo, phát triển xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thu hồi đất để xây dựng các công trình xã hội như chung cư, bệnh viện, trường học, các khu vui chơi giải trí. Công tác này đã gián tiếp tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khi di dời đến chỗ ở mới.
Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là một khâu để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các chiến lược, chủ trương về kinh tế xã hội; công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó góp phần phân bố lại dân cư đồng thời hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng văn minh hiện đại và hội nhập quốc tế. Nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để đảm bảo mọi diện tích đất đai được sử dụng hợp lý, hợp pháp nhằm mang lại hiệu quả cao và khắc phục tình trạng tùy tiện trong quản lý sử dụng đất. Đặc biệt, thu hồi đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.[12]
1.1.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.1.4.1.Nhân tố khách quan
(1) Giá đất và định giá đất
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 nguyên tắc xác định giá đất là phải phù hợp giá thị trường trong điều kiện bình thường, tuy nhiên tình hình phổ biến hiện nay là giá đất Nhà nước ban hành còn thấp so với giá thị trường dẫn đến nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai, phát sinh khiếu kiện. Nếu giá đất được
11
định giá đúng, sát với giá thị trường sẽ nâng cao được mức độ đồng thuận của người dân, lúc đó việc thu hồi đất, BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn.
(2) Thị trường bất động sản
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, thị trường bất động sản đang ngày càng phát triền. Ngày nay thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, nó đóng góp vào ổn định xã hội và thúc đẩy đền kinh tế đất nước. Thị trường bất động sản là nơi giải quyết quan hệ cung – cầu bất động sản trong một thời gian và không gian nhất định. Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần làm giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện dự án (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường); đồng thời người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc thuê đất đai, nhà cửa mà không cần phải thông qua Nhà nước thực hiện chính sách TĐC. [14]
(3) Các yếu tố khác
- Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề thu hồi đất, BTHT&TĐC gồm những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định, nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai trong quá trình thu hồi đất, BTHT&TĐC. Chính sách BTHT&TĐC cư khi Nhà nước thu hồi đất là yếu tố quan trọng nhất vì nó liên quan trực tiếp đến mối quan hệ lợi ích giữa người dân, chủ đầu tư và nhà nước.
- Biện pháp tổ chức thực thi chính sách mang ý nghĩa rất quan trọng, công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không là nhờ yếu tố này. Yếu tố này giúp biến ý đồ của các chính sách thành hiện thực, khẳng định tính đúng đắn của chính sách và hơn thế là chính sách sẽ ngày càng hoàn thiện hơn thông qua việc thực thi trong thực tế.
- Quỹ TĐC có thể hiểu là nguồn cung cấp nơi ở mới mà các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, đất của họ bị thu hồi hết phải chuyển đến và ổn định khôi phục cuộc sống tại TĐC. Quỹ TĐC nếu được chuẩn bị trước sẵn sàng phục vụ cho công tác BTHT&TĐC thì sẽ mang lại hiệu quả cao, tránh được những khó khăn vướng mắc thường gặp về vấn đề TĐC như thiếu quỹ TĐC, khu nhà TĐC chất lượng kém không đáp ứng được nhu cầu sống của người dân.[13]
12
1.1.4.2.Nhân tố chủ quan
(1) Nhận thức của người dân: Những nơi có trình độ dân trí thấp, mức độ hiểu biết không cao thì tiến độ GPMB thường chậm hơn, do người dân thường đòi hỏi trái với quy định và thường so sánh với các địa bàn khác mà không căn cứ vào chính sách của pháp luật. Đồng thời, sự hiểu biết pháp luật về đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hồi GPMB. Hầu hết các dự án bị bàn giao mặt bằng chậm là do người dân phản ứng lại các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, gây khó khăn cho tổ công tác trong việc điều tra khảo sát, không chấp nhận chính sách BTHT&TĐC, không nhận tiền bồi thường, không chịu di dời, khiếu kiện phức tạp kéo dài. Do vậy nhiệm vụ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương cần có biện pháp hữu hiệu trong việc phổ biến pháp luật đến người dân; đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB phải giải thích rõ, cụ thể, mềm dẻo để người dân thấy được việc thu hồi đất là phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
(2) Nhân tố thuộc về chính quyền địa phương: Đội ngũ cán bộ, năng lực bộ máy quản lý của chính quyền địa phương có khả năng giải thích các chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, thái độ và năng lực cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Sự am hiểu pháp luật, cách giải quyết nhanh gọn cùng với sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu được tâm lý và nguyện vọng của người dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự án nhằm tránh các phản ứng tiêu cực lây lan gây bất lợi cho tiến độ GPMB.
(3) Công tác quy hoạch kế hoạch hóa và giao đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà theo quy định của Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi đã có quyết định thu hồi đất đối với người đang sử dụng đất đó. Đồng thời, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá đất chuyển nhượng từ đó tác động đến giá đất bồi thường.
(4)Tình hình đăng ký đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Đất đai là một trong các tài
13
sản phải đăng ký quyền sử dụng; người sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong công tác BTHT&TĐC giấy chứng nhận là căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất và diện tích đất tính bồi thường.
(5) Công tác thanh tra kiểm tra: Công tác thanh tra kiểm tra nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ nâng cao hiệu quả thu hồi đất, BTHT&TĐCđảm bảo quyền lợi của người dân, giảm khiếu kiện.[18]
1.1.5.Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội được Luật đất đai năm 2013 quy định dựa trên tiêu chí “Phải vì lợi ích của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng”, các dự án mà nhà nước thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, lợi ích cộng đồng, không có phân biệt dự án đó là của thành phần kinh tế nào, nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn và thu hẹp hơn các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Luật quy định, Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồi đất. Theo đó, để đánh giá hiệu quả công tác thu hồi đất, BTHT&TĐCkhi Nhà nước thu hồi đất, căn cứ vào các tiêu chí như sau:
+ Mức độ hài lòng, tỉ lệ đồng thuận của người dân cũng như các ý muốn chủ quan thông qua các mẫu phiếu khảo sát đánh giá.
+ Mức độ hoàn thành công tác BTHT&TĐC và thu hồi đất các dự án; hoàn thành bàn giao mặt bằng đúng tiến độ đối với các dự án có phương án BTHT&TĐC phê duyệt theo Luật Đất đai 2013.
+ Số lượng người dân có sự thay đổi về thu nhập, khả năng ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm nơi ở mới của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; có cơ chế, chính sách hiệu quả để khuyến khích người phải di chuyển chồ ở được tự lựa chọn hình thức TĐC phù họp với nhu cầu ở, khả năng thanh toán