Đánh Giá Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng Ảnh Hưởng Đến Công Tác Bồi

án trọng điểm như: Dự án cầu Hoàng Văn Thụ, Dự án nút giao Nam cầu Bính, Dự án chỉnh trang lại sông Tam Bạc, Dự án Khu đô thị Vinhomes Imperia.

Nhiều ngôi nhà thuộc diện hộ chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được cải tạo sửa chữa là 119 công trình, hạng mục công trình với số tiền 2,04 tỷ đồng. Nhà ở hộ gia đình tự đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp là 910 công trình với số tiền 728 tỷ đồng. Doanh nghiệp đầu tư 14 công trình hạng mục công trình với tổng mức vốn đầu tư là 54,98 tỷ đồng. UBND thành phố đã phê duyệt kế hoạch cải tạo các chung cư xuống cấp giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn quận Hồng Bàng gồm 24 chung cư sẽ được cải tạo, sửa chữa trong giai đoạn tới.

Thực hiện Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND thành phố về cơ chế hỗ trợ vật tư (xi măng, gạch lát vỉa hè, pha đèn chiếu sáng và cây xanh) để cải tạo, nâng cấp hè, đường ngõ đã xuống cấp trên địa bàn các quận thuộc thành phố, UBND quận đã hoàn thành việc cải tạo nâng cấp 215 ngõ với chiều dài 16.631,8m tương ứng khối lượng xi măng 3.160,6 tấn; Rà soát cải tạo nâng cấp thêm 15 ngõ với chiều dài 1.955m tương ứng khối lượng xi măng 411,6 tấn nâng tổng số ngõ cải tạo năm 2018 là 230 ngõ với tổng chiều dài 18.586,8m (chiều rộng trung bình 3,1 - 3,2m) tương ứng khối lượng xi măng là 3.572,2 tấn; Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng tại 170 vị trí với 300 bóng phục vụ nhân dân; Phối hợp với Cty CP Công viên cây xanh Hải Phòng đã trồng 1.900 cây, tháng 12/2018 trồng thêm 600 cây nâng tổng số cây trồng năm 2018 là

2.500 cây. Theo kế hoạch lát vỉa hè, bó vỉa hè tại các tuyến đường hè trên địa bàn, các phường đăng ký 64.954,5m2 chiều dài 13.152,4m. Hiện tại đang triển khai cải tạo lát hè đường Hải Triều phường Quán Toan diện tích 5.400 m2. Số tiền đóng góp của nhân dân trên 9,0 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư toàn xã hội cho công tác phát triển đô thị trên 6.160 tỷ đồng. Kết quả đó góp phần rất đáng kể trong công tác chỉnh trang đô thị quận Hồng Bàng.[30]

2.1.3.Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Thuận lợi:

Lợi thế về vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ của thành phố có hệ thống giao thông rất thuận lợi gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy (sông Hồng) là điều kiện thuận lợi để quận phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại và giao lưu văn hóa. Là quận có diện tích tự nhiên lớn tạo điều kiện cho quận có nhiều tiềm năng phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các trung tâm thương mai dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Quỹ đất đai của quận có nhiều tiềm năng về vị trí địa lý, địa hình, địa chất và thủy văn phù hợp với quá trình đô thị hóa, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Quận có nhiều lợi thế phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Với nền địa chất phù hợp cho hoạt động xây dựng. Với nguồn tài nguyên diện tích mặt nước lớn giúp cân đối diện tích xây dựng công trình với không gian tự nhiên trong các thiết kế xây dựng. Chất lượng nguồn nhân lực đang được quận chú trọng quan tâm thông qua việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, y tế và quản lý trật tự an toàn xã hội. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân và đặt niềm tin vào chính quyền dẫn đến việc thực hiện công tác tư tưởng trong quá trình BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được dễ dàng hơn.

- Khó khăn:

Tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với sự tăng trưởng kinh tế làm cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra mạnh, thu hút nhiều dự án đầu tư và cần phải xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng. Giá đất thị trường theo đó mà tăng mạnh, thị trường bất động sản nhiều biến động. Đồng nghĩa với điều này là công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất sẽ ngày càng phức tạp hơn về quy mô và bản chất. Dân số đông và ngày càng tăng cao theo từng năm là một khó khăn lớn cho công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Để triển khai dự án, phải tiến hành thu hồi đất, BTHT&TĐC cho nhiều hộ dân và mỗi hộ lại có nhiều nhân khẩu mà càng nhiều người thì càng nhiều vấn đề phức tạp. Dân số đông tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng” hoặc khiếu kiện đông người về lĩnh vực đất đai. Để xây dựng các công trình, dự án lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải thu hồi diện tích đất đai lớn. Trong khi đó, quỹ đất ở địa phương ngày càng hạn hẹp và dân số đông đảo có

nhu cầu về đất ở, nhà ở ngày càng cao. Như vậy, việc bố trí quỹ nhà TĐC nếu không có sự chuẩn bị trước kỹ lưỡng, không được tính toán chi tiết trong quy hoạch chung thì sẽ dẫn đến quỹ TĐC không đáp ứng đủ cho người dân có đất bị thu hồi. Vấn đề môi trường đang được chú trọng quan tâm trên địa bàn quận. Việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm các nguồn tài nguyên đất, không khí, nguồn nước. Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của dự án phải có sự cân đối giữa lợi ích kinh tế và lợi ích của người dân.‌

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, cấp thoát nước, điện lực còn ít về số lượng, chưa có sự phát triển đồng bộ, khả năng phục vụ chưa cao, mất cân đối so với sự phát triển đô thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn thiếu về số lượng, khó khăn cả về cơ sở vật chất và thiết bị. Đất công viên cây xanh, công viên văn hóa chiếm tỷ lệ nhỏ, nhiều phường không có trung tâm văn hóa, nhà sinh hoạt văn hóa. Nhiều công trình trường học, y tế đang xuống cấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ. Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai, thì áp lực đối với đất đai quận đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của quận. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc đẩy nhanh công tác GPMB, BTHT&TĐC cho hộ dân bị thu hồi đất để họ sớm ổn định cuộc sống để sản xuất.

2.2.Tình hình quản lý,sử dụng đất trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

2.2.1.Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Việc thi hành Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành dưới Luật: Việc quản lý đất đai trên địa bàn luôn được Đảng bộ; Hội đồng nhân dân và UBND quận được quan tâm hàng đầu. Công tác tổ chức thực hiện trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất được đặc biệt quan tâm. Trong quá trình thực hiện các tổ chức, cá nhân có liên quan đã nghiêm túc chấp hành quy định của Thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và ổn định xã hội.

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Thực hiện việc xác định địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CP của Chính phủ đã được UBND thành phố phê duyệt. Hồ sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp. Đến nay “100%” số phường đều có bản đồ địa giới hành chính và hồ sơ quản lý. Việc quản lý mốc địa giới hành chính đảm bảo theo quy định.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận được lập đồng thời với việc lập quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000. Bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2.000 được UBND quận, các phòng ban, UBND các phường của quận đã sử dụng để xác định địa điểm phục vụ lập dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý việc sử dụng đất theo quy hoạch.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Công tác quản lý việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã thực hiện tốt cải cách hành chính về thủ tục để thực hiện các dự án phát triển kinh tế -xã hội, dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị. Một số hộ dân tự chuyển mục đính sử dụng đất không đúng quy định, việc cho thuê đất, thu hồi đất không đúng thẩm quyền dẫn đến khó khăn trong công tác GPMB.

Quản lý việc BTHT&TĐC khi thu hồi đất: Việc BTHT không sát giá thị trường dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo của người dân còn nhiều. Việc GPMB trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ giao mặt bằng để thực hiện các dự án.

Thống kê, kiểm kê đất đai: Hàng năm quận đều thực hiện tốt công tác thống kê đất đai, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chỉ thị 618/2009/CT-TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai.

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai: Trên địa bàn quận đã thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai qua đó cho thấy, việc liên thông cơ sở dữ liệu (CSDL) về đất đai từ cấp quận đến cấp phường đã chấm dứt tình trạng dữ liệu phân tán dẫn đến nhiều sai sót như: trùng thửa, cập nhật biến động không thường xuyên, không kịp thời, dẫn đến những sai sót trong quá trình quản lý đất đai.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng

đất: Việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời và tiếp mới là Luật Đất đai năm 2013 cùng với hệ thống các quy định của pháp luật từ Trung ương đến thành phố được ban hành, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng được thực hiện công khai, minh bạch, UBND các phường triển khai hiện hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, GPMB, quản lý đất đai, quản lý thu thuế, quản lý trật tự xây dựng.[30]

2.2.2.Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 và tình hình biến động sử dụng đất của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2019

Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 và tình hình biến động sử dụng đất của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2019 , cụ thể như sau (bảng 2.1):

Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta thấy, diện tích đất tự nhiên trên địa bàn của quận là 1.448,12 ha trong đó có 1.014,12 ha là Diện tích đất theo đối tượng sử dụng và 434 ha. Diện tích đất theo đối tượng quản lý. Đối tượng sử dụng những diện tích đất này bào gồm Hộ gia đình cá nhân trong nước; Tổ chức kinh tế; Cơ quan đơn vị của nhà nước; Tổ chức sự nghiệp công lập và Tổ chức nước ngoài. Còn đất theo đối tượng quản lý bao gồm UBND cấp xã, phường và Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác. Trong những đối tượng sử dụng đất tự nhiên tại quận thì Tổ chức kinh tế chiếm diện tích lớn nhất 466,8 ha; tiếp đến là Hộ gia đình cá nhân trong nước 434 ha; thấp nhất là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1,5 ha. Những phần đất này chủ yếu là nhóm đất phi nông nghiệp (có 1.294,85 ha trong tổng diện tích đất hiện có); tiếp đến là đất nông nghiệp (có 125,42 ha trong tổng diện tích đất hiện có). Nhóm đất chưa sử dụng rất thấp, chủ yếu diện tích đất này là đất bỏ hoang, không thể canh tác nằm ven các sông lớn. Nhóm đất nông nghiệp chủ yếu sử dụng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nhóm đất phi nông nghiệp sử dụng làm đất chuyên dùng là chủ yếu. Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn qua đây có thể thấy rằng tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh trên địa bàn, nhường phần đất canh tác nông nghiệp cho các công trình kiến trúc, các doanh nghiệp tổ chức. Tuy nhiên, đô thị hóa quá nhanh dễ dẫn đến các phần diện tích đất không sử dụng hết, lãng phí. Do đó, UBND quận cần phải rà soát, quán triệt nhằm tránh lãng phí, sử dụng đất đúng như trong quy hoạch của thành phố.


Bảng 2.1: Hiện trạng diện tích đất của quận Hồng Bàng năm 2019‌

(Đơn vị: Ha)



TT


LOẠI ĐẤT


Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính


Diện tích đất theo đối tượng sử dụng

Diện tích đất theo đối tượng

quản lý


Tổng số


Hộ gia đình cá nhân trong nước (GDC)

Tổ chức trong nước(TCC)

Tổ chức nước ngoài(NNG)


Tổng số


UBND

cấp xã (UBQ)


Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác (TKQ)


Tổ chức kinh tế (TKT)


Cơ quan đơn vị của nhà nước (TCN)


Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TVN)

Tổ chức ngoại giao (TNG)

và các tổ chức khác


I

Tổng diện tích

đất của đơn vị hành chính


1.448,12


1.014,12


434


466,8


73,7


34,1


1,5


-


434


131,1


303

1

Nhóm đất NN

125,42

125,42

113,12

12,3

-

-

-

-

-

-

-

1.1

Đất sản xuất

nông nghiệp

114,72

114,72

106,32

8,3

-

-

-

-

-

-

-

1.2

Đất lâm nghiệp

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1.3

Đất nuôi trồng

thuỷ sản

10,7

10,7

6,8

3,9

-

-

-

-

-

-

-

2

Nhóm đất phi

NN

1.294,85

869,949

494,749

375,2

73,7

34,1

1,5

-

424,9

122

303

2.1

Đất ở

341,41

308,6

494,749

4,1

-

-

-

-

-

-

-

2.2

Đất chuyên

dùng

716,8992

466,7

0

361,1

70

34,1

1,5

-

208,8

121

87,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng - 6



TT


LOẠI ĐẤT


Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính


Diện tích đất theo đối tượng sử dụng

Diện tích đất theo đối tượng

quản lý


Tổng số


Hộ gia đình cá nhân trong nước (GDC)

Tổ chức trong nước(TCC)

Tổ chức nước ngoài(NNG)


Tổng số


UBND

cấp xã (UBQ)

Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác (TKQ)


Tổ chức kinh tế (TKT)

Cơ quan đơn vị của nhà nước

Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

Tổ chức ngoại giao (TNG)

2.3

Đất cơ sở tôn

giáo

2,92

2,9

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2.4

Đất cơ sở tín

ngưỡng

1,03

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2.5

Đất nghĩa

trang,

3,74

3,7

-

-

3,7

-

-

-

-

-

-

2.6

Đất sông, ngòi

212,74

-

-

-

-

-

-

-

212,8

-

212,8


2.7

Đất có mặt nước chuyên

dùng


16,11


10,1


-


10,1


-


-


-


-


3,3


0,9


2,4

3

Nhóm đất chưa

SD

27,84

79,3

-

79,3

-

-

-

-

9,1

9,1

-

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng năm 2019)

Bảng 2.2.Tình hình biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng‌

(Đơn vị: ha)



TT


Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích năm 2014

Diện tích năm 2018


Diện tích năm 2019

Chênh lệch (18/14)

Chênh lệch (19/18)

I

Đất nông nghiệp

132,58

127,99

125,42

- 4,59

- 2,57

1

Đất trồng lúa

114,32

109,73

107,16

- 4,59

- 2,57

2

Đất trồng cây hàng năm

khác

7,05

7,05

7,05

-

-

3

Đất trồng cây lâu năm

0,51

0,51

0,51

-

-

4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

10,70

10,70

10,70

-

-

II

Đất phi nông nghiệp

1.287,26

1.292,29

1.294,85

+ 5,03

+ 2,56

1

Đất quốc phòng

32,17

31,63

31,63

- 0,54

-

2

Đất an ninh

3,05

3,05

3,10

-

+ 0,04

3

Đất thương mại, dịch vụ

43,25

47,10

47,10

+ 3,85

-

4

Đất cơ sở sản xuất phi

NN

305,56

304,22

301,32

- 1,34

- 2,90


5

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã


301,69


301,40


304,08


- 0,29


+ 2,68

6

Đất bãi thải, xử lý chất

thải

0,02

0,02

0,02

-

-

7

Đất ở tại nông thôn




-

-

8

Đất ở tại đô thị

341,41

346,17

351,95

+ 4,76

+ 5,78

9

Đất XD trụ sở cơ quan

12,03

12,28

12,28

+ 0,25

-

10

Đất XD trụ sở của tổ

chức SN

2,87

3,06

3,06

+ 0,19

-

11

Đất cơ sở tôn giáo

2,92

2,92

2,92

-

-


12

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng


3,74


3,74


3,71


-


- 0,03

13

Đất sản xuất vật liệu

xây dựng, làm đồ gốm

-

-

-

-

-

14

Đất sinh hoạt cộng đồng

0,86

0,86

0,86

-

-

15

Đất khu vui chơi, giải

trí

7,80

7,80

7,80

-

-

16

Đất cơ sở tín ngưỡng

1,03

1,03

1,03

-

-

17

Đất sông, ngòi, kênh,

rạch, suối

212,74

210,89

209,09

- 1,85

- 1,80

18

Đất có mặt nước chuyên

dùng

16,11

16,11

14,92

-

- 1,20

III

Đất chưa sử dụng

28,28

27,84

27,84

- 0,44

-

Tổng

1.448,12

1.448,12

1.448,12

-

- 0,01

(Nguồn: Phòng TN&MT quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng năm 2019)

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 27/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí