Thực Trạng Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk

các thôn, buôn của thị xã đều đã có điện lưới quốc gia; 100% xã, phường đã có hệ thống thông tin thông suốt. Cảnh quan môi trường và kiến trúc đô thị của thị xã đã được quan tâm điều chỉnh về quy hoạch và xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được toàn Đảng bộ chung tay thực hiện; nhờ đó, thị xã đã có 4/5 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 về đích chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

Bên cạnh đó, trong gần 13 năm qua thị xã Buôn Hồ là một trong số ít địa phương của tỉnh Đắk Lắk thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Đến nay, thị xã đã thu hút được 21 dự án đã và đang đầu tư vào địa bàn, trong đó có 10 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động; đồng thời, thị xã cũng đang đẩy mạnh việc xúc tiến, thu hút các dự án du lịch sinh thái, khu đô thị, điện gió, hạ tầng cụm công nghiệp; văn hóa - thể thao v.v.. Không chỉ phát triển mạnh về kinh tế, lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã và đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Hiện nay, thị xã đã có 29 trường học đạt chuẩn cấp quốc gia, tăng 18 trường so với năm 2009. Đội ngũ giáo viên công tác trên địa bàn đạt chuẩn và trên chuẩn 99%. Tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi các cấp đều tăng qua từng năm. Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân ngày càng có sự tiến bộ rõ rệt; tất cả các xã, phường của thị xã đều đã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã, phường đều có bác sỹ, nữ hộ sinh. Đội ngũ thầy thuốc không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngày càng đáp ứng có hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho người dân. Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao tiếp tục được duy trì và nâng cao về mặt chất lượng. Các thiết chế văn hóa cơ bản đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc luôn được quan tâm chú trọng; công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng và người dân tộc thiểu số trên địa bàn tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện tốt, góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của thị xã xuống còn 2,72%.

Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các sự kiện chính trị, hoạt động văn hóa, xã hội, ngày lễ kỷ niệm và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phát hiện, ngăn

chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Triển khai nghiêm túc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh.

2.2. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Bảng 2.1: Thống kê đất đai thị xã Buôn Hồ năm 2020


STT

Mục đích sử dụng

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích tự nhiên

28,260.99

100%

1

Đất nông nghiệp

25,228.20

89,27%

2

Đất phi nông nghiệp

3,023.59

10,70%

3

Đất chưa sử dụng

9.19

0,03%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 8

(Nguồn: UBND thị xã Buôn Hồ)

Kết quả kiểm kê diện tích đất đai thị xã Buôn Hồ năm 2020. Theo đó tổng diện tích tự nhiên của thị xã Buôn Hồ trong năm thống kê 2020 là 28.260,99 ha, không biến động so với năm 2019.

Trong 28.260,99 ha diện tích tự nhiên có 2.702,92 ha đất khu dân cư nông thôn và 8.269,19 ha đất đô thị.

Cơ cấu sử dụng đất và đối tượng sử dụng đất như sau:

* Về cơ cấu sử dụng đất:

+ Đất nông nghiệp: 25.228,20 ha, chiếm 89,27% diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp: 3.023,59 ha, chiếm 10,7% diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa sử dụng: 9,19 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

* Về cơ cấu theo đối tượng sử dụng đất:

- Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng:

Tổng diện tích đất do đối tượng sử dụng 26.362,97 ha, chiếm 93,28% diện tích tự nhiên, bao, bao gồm:

+ Hộ gia đình, cá nhân (GDC): 24.482,23 ha, chiếm 86,63% diện tích tự nhiên.

+ Tổ chức kinh tế (TKT): 1.432,03 ha, chiếm 5,07% diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 1.305,71 ha, chiếm 5,18% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp: 126,33 ha, chiếm 4,18% tổng diện tích tự nhiên.

+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN): 372.22 ha, chiếm 1,32% diện tích tự

nhiên.

+ Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN): 56,90 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên. Trong đó đất xây dựng công trình sự nghiệp 56,90 ha.

+ Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS): 19,49 ha, chiếm 0,069% diện tích tự nhiên.

- Cơ cấu diện tích theo đối tượng quản lý:

Tổng diện tích đất do các đối tượng quản lý 1.898,03 ha, chiếm 6,72% tổng diện tích tự nhiên.

+ Uỷ ban nhân dân xã (UBQ): 1.551,14 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên.

+ Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ): 2,10 ha, chiếm 0,007% diện tích tự nhiên

+ Cộng đồng dân cư và tổ chức khác (TKQ): 344,79 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên.

* Về đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 25.228,20 ha, chiếm 89,27% diện tích tự nhiên. Cơ cấu đất nông nghiệp như sau:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 25.041,68 ha, chiếm 88,61% diện tích tự nhiên, trong đó phân ra:

+ Đất trồng cây hàng năm: 3.009,71 ha, chiếm 10,65% diện tích tự nhiên.

Trong đó:

+ Đất trồng lúa: 1.580,54 ha, chiếm 5,59% diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng cây hàng năm khác: 1.429,10 ha, chiếm 5,06 diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng cây lâu năm: 22.032,04 chiếm 77,96 diện tích tự nhiên.

* Đất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp là 47,92 ha, chiếm 0,17% diện tích tự nhiên. Cụ thể như sau:

+ Đất rừng sản xuất: 47,92 ha, chiếm 0,17% diện tích tự nhiên.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: 130,56 ha, chiếm 0,46% diện tích tự nhiên.

Đất nông nghiệp khác: 8,05 ha, chiếm 0,028% diện tích tự nhiên.

* Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2020 là 3.023,59 ha, chiếm 10,7% diện tích tự nhiên. Cơ cấu đất phi nông nghiệp như sau:

+ Đất ở: Diện tích 841,08 ha, chiếm 2,98% diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất ở nông thôn: 406,31 ha, chiếm 1,44% diện tích tự nhiên.

+ Đất ở đô thị: 434,77 ha, chiếm 1,54% diện tích tự nhiên.

Đất chuyên dùng: Diện tích 1.829,02 ha, chiếm 6,47% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích 9,72 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

+ Đất quốc phòng: 244,48 ha, chiếm 0,87% diện tích tự nhiên.

+ Đất an ninh: 2,41 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Diện tích 77,72 ha, chiếm 0,28% diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: 2,39 ha.

+ Đất xây dựng cơ sở văn hoá: 6,31 ha.

+ Đất xây dựng cơ sỏ y tế: 4,01 ha.

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: 50,86 ha.

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: 13,9 ha.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác: 0,26 ha.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích 48,62 ha, chiếm 0,17% diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất sản xuất thương mại dich vụ: 9,48 ha.

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 10,71 ha.

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: 28,43 ha.

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 1.446,07 ha, chiếm 82,21% diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất giao thông: 1.045,56 ha.

+ Đất thuỷ lợi: 379,19 ha.

+ Đất có di tích lịch sử - văn hoá: 0,05 ha.

+ Đất sinh hoạt cộng đồng: 7,55 ha.

+ Đất khu vui chơi, giải trí, công cộng: 2,25 ha.

+ Đất công trình năng lượng: 0,80 ha.

+ Đất công trình bưu chính, viễn thông: 1,10 ha.

+ Đất chợ: 5,63 ha.

+ Đất bãi thải, xữ lí chất thải: 3,95 ha.

Đất cơ sở tôn giáo: 13,06 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên.

Đất cơ sở tín ngưỡng: 0,03 ha, chiếm 0,001% diện tích tự nhiên.

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng: Diện tích 82,84 ha, chiếm 0,29% diện tích tự nhiên.

F Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích 257,55 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên.

Nhóm đất chưa sử dụng:

Diện tích 9,19 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng: 2,62 ha.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: 6,57 ha.

Địa hình thị xã Buôn Hồ khá đa dạng, bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, có nhiều thác nước hùng vỹ và hoang sơ là lợi thế lớn cho phát triển các loại hình du lịch như khám phá thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, … Có diện tích đất đỏ bazan lớn thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu …

Những năm vừa qua với xu thế hội nhập và tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, thị xã Buôn Hồ là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự án: khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệ chất lượng cao, các khu dân cư đô thị và trung tâm thương mại…. đang đầu tư nhiều vào địa phương. Đây cũng là thuận lợi nhưng cũng là thách thức với Đảng ủy, HĐND, UBND thị xã Buôn Hồ trong việc quản lý chỉ đạo các cơ quan ban ngành trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng tạo ra quỹ đất phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương.

- Về thuận lợi

Nhìn chung, ý thức tự giác của người dân địa phương khá cao trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước vào mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (như đường giao thông, công trình thủy lợi

…), xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (như trường học, bệnh viện, công viên, chợ

…). Nhiều trường hợp người bị thu hồi đất chịu thiệt thòi ít nhiều trong bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn hài lòng, thậm chí là tự nguyện hiến đất làm đường vì mong muốn được đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương.

- Về khó khăn

Tăng trưởng kinh tế cao, đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã ngày càng lớn, từ đó nhiều áp lực cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa phương.

Cơ sở dữ liệu về đất đai của thị xã chưa hoàn chỉnh, công tác cập nhật chỉnh lý biến động chưa kịp thời, dẫn đến việc xác định nguồn gốc sử dụng đất khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mất rất nhiều thời gian, gặp nhiều khó khăn do nguồn gốc sử dụng đất phức tạp trong khi lại thiếu các thông tin xác định chuẩn xác. Mặt khác, phần lớn nhà ở nông thôn thường được xây dựng không phép trên đất nông nghiệp nhưng không bị chính quyền xử lý hoặc cho phép tồn tại, cũng không có hồ sơ lưu trữ, nên khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gặp không ít khó khăn, mất nhiều thời gian để thẩm tra xác minh.

Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng cho người dân chưa được sâu rộng dẫn đến thông tin, hiểu biết của người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn hạn chế, cộng với việc xác định giá đất bồi thường chưa khoa học, thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến tình trạng một bộ phận nhân dân bị thu hồi đất không chấp hành bàn giao đất, nhiều trường hợp dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Bảng 2.2: Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk


Số TT


Tên dự án

Số hộ bị thu hồi đất (hộ)

Tổng diện tích thu hồi (m2)

Trong đó


Tổng số tiền BT, GPMB

(ngàn đồng)

Số hộ tái

định cư (hộ)


Đất ở (m2)

Đất sx nông nghiệp

(m2)

Đất khác (m2)


Năm 2019

56

241.385


241.385


26.769.671


1

- Trụ sở BHXH thị xã

Buôn Hồ

2

1.178


1.178


440.313


2

- Cầu buôn Trinh – phường

An Lạc

3

2.502


2.502


778.054



3

- Trụ sở làm việc Ban Chỉ huy Quân sự xã Bình

Thuận


2


924



924



263.870


- Chi Cục thống kê thị xã

Buôn Hồ

2

109


109


77.753



5

- Cơ sở làm việc Công an phường Thống Nhất và

Công an phường An Bình -

thị xã Buôn Hồ


4


2.915



2.915



1.833.941



6

- Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng thuộc Trung đoàn 95, trên địa bàn xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ ( phương

án bổ sung)


43


233.757



233.757



23.375.740



Năm 2020

378

69.072

16.298

52.774


339.227.396

2


1

- Quảng trường trung tâm thị xã Buôn Hồ, tại phường

An Lạc


31


23.304


220


23.084



17.272.000


2

- Khu dân cư đô thị Tây Bắc II, phường An Lạc

336

27.000

15.563

11.437


313.872.000

2


3

- Trụ sở làm việc Chi nhánh Văn phòng đăng ký

đất đai thị xã Buôn Hồ


2


500


300


200



681.000


4

- Trường THCS Nguyễn

Khuyến

9

18.268

215

18.053


7.402.396



Năm 2021

58

27.200


27.200


8.892.248



1

- Đường giao thông Trung tâm thị xã Buôn Hồ 6 trục


18


0



0



1.348.089



2

- Ủi thô 03 trục xung quanh quảng trường (GĐ1)


14


3.182



3.182



2.327.695



3

- Nâng cấp, cải tạo hồ Ea Phê, xã Bình Thuận, thị xã

Buôn Hồ


21


14.539,6



14.539,6



2.213.950



4

- Nhà làm việc Công an xã Bình Thuận


3


1.469,4



1.469,4



512.749



5

- Trung tâm văn hóa cộng đồng Buôn Kli A, phường

Đạt Hiếu


2


8.000



8.000



2.490.000



Tổng cộng

492

337.657

16.298

321.359


374.889.550


4

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo công tác bồi thường - GPMB từ năm 2019 đến năm 2021)

Qua bảng thống kê số liệu thu hồi đất, bồi thường và tái định cư từ năm 2019 đến 2021 tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk chúng ta thấy thời gian gần đây,

địa phương đã đẩy mạnh việc thu hồi đất để xây dựng các cơ quan, cơ sở hạ tầng phục vụ công, tái cơ cấu vị trí các đơn vị sao cho phù hợp hơn. Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng lớn và ngày càng tăng cao, trong đó nguyên nhân chính là các năm trước chủ yếu tập trung thu hồi đất nông nghiệp, đến năm 2020 mới có phát sinh thu hồi đất ở, tuy nhiên số hộ tái định cư còn ít (chỉ có 02 hộ).

- Thực trạng bồi thường khi nhà nước thu hồi đất:

Trong những năm qua thị xã Buôn Hồ đã thực hiện thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên cơ sở được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận để xây dựng đường, trường học, khu tái định cư, khu làm việc và các dự án phục vụ lợi ích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Do có nhiều dự án phải GPMB chuyển tiếp từ những năm trước sang cùng với chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của thị xã có thay đổi dẫn đến việc thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân đòi bồi thường, hỗ trợ theo chính sách mới gây khó khăn lớn đến tiến độ GPMB. Công tác quản lý đất đai của một số xã, phường, hồ sơ địa chính thiếu, không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc xác nhận người SDĐ. Một số chủ đầu tư khi lập dự án chính sách bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá cũ, nay phải lập dự toán bổ sung vốn bồi thường GPMB theo chính sách mới (điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án) dẫn đến việc có trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ đã được duyệt nhưng chủ đầu tư chưa có kinh phí để chi trả cho các hộ dân kịp thời (ví dụ như dự án: Trung tâm văn hóa cộng đồng Buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ). Ngoài ra, giá cả thị trường biến động, nhiều nhà thầu gặp khó khăn về năng lực tài chính dẫn đến việc thi công tiến độ chậm.

Một số hộ dân khi được tuyên truyền, vận động, giải thích về chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của Nhà nước vẫn cố tình không chấp hành mà đòi hỏi giá bồi thường, hỗ trợ theo ý muốn chủ quan của cá nhân hoặc của một nhóm người gây ảnh hưởng tới tiến độ GPMB của dự án.

- Thực trạng hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất:

Có thể nói do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cho nên qui mô đất đai nông nghiệp không những bị thu hẹp mà còn bị chia cắt phân tán, khó hình thành vùng chuyên canh lớn, tập trung gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều vấn đề ở vùng nông thôn và hộ nông dân mất đất chưa được giải quyết đồng bộ nhất là vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống của các hộ dân vùng bị thu hồi đất. Việc chính quyền Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023