Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk

của người dân để xây dựng các khu đô thị, trường học, khu làm việc, nâng công suất truyền tải đường điện,công trình thủy lợi, công trình làm chợ, công trình cấp thoát nước, xây dựng kết cấu hạ tầng đã làm nhiều nông dân trở nên mất phương hướng, hoang mang, đặc biệt là lứa tuổi trung niên, những người ít có khả năng và điều kiện được đào tạo nghề để tìm và tạo việc làm mới, họ phải tìm việc làm một cách tự phát không ổn định với hàng trăm nghề để kiếm sống, trong đó chủ yếu là di cư đến các thành phố lớn, các khu đô thị, khu công nghiệp, chủ yếu là buôn thúng bán bưng gây áp lực lớn về dân số cho các khu vực này. Trong số những lao động nông nghiệp bị mất đất, không có việc làm thì số lao động trên 35 tuổi chiếm trên 30%. Đây là tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhưng sau khi đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển sang mục đích sử dụng khác thì đây lại chính là bộ phận có nguy cơ thất nghiệp cao nhất, vì đây phổ biến là quá tuổi tuyển dụng của các doanh nghiệp, khả năng học nghề rất khó, hoặc ngại học nghề, chuyển đổi nghề nên họ khó thích nghi với công việc trong lĩnh vực lao động công nghiệp, dịch vụ. Mặt khác, diện tích đất thu hồi trên địa bàn thị xã để phát triển khu đô thị, dịch vụ khá lớn, đặc biệt là đất nông nghiệp, nên một bộ phận không nhỏ nông dân bị mất việc làm, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của họ. Một số xã có tỷ lệ đất bị thu hồi cao như xã Cư bao 43 hộ có đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/CP bị thu hồi thuộc diện lớn hơn 30% đất nông nghiệp, phường An Lạc và phường Đạt Hiếu 336 số hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi lớn hơn 40% trong đó. Rõ ràng vấn đề lợi ích của người nông dân mất đất bị ảnh hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó, hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, thì ngoài việc bồi thường bằng tiền, còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm như vậy chưa thực sự có hiệu quả vì sau khi người dân bị thu hồi quyền sử dụng đất, họ phải tự lo việc làm là chính, Nhà nước chưa giải quyết được việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

- Thực trạng tái định cư khi nhà nước thu hồi đất:

Việc quy hoạch, xây dựng và thực hiện kế hoạch tái định cư trước khi tiến hành thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa được thực hiện tốt. Trong công tác quy hoạch, nhìn chung mới chỉ quan tâm đến quy hoạch sử dụng

đất nói chung và quy hoạch dịch vụ và đô thị. Chưa gắn chặt quy hoạch thu hồi đất, phát triển công nghiệp, dịch vụ với quy hoạch tái định cư. Công tác điều tra số liệu để xác định nhu cầu tái định cư chưa được đầy đủ, các số liệu về đất đai, tài sản, số lượng đối tượng phải tái định cư chưa được xác định cụ thể, chính xác, quy mô chưa phù hợp với từng dự án, chưa có sự quy hoạch tái định cư cho nhiều dự án, dẫn đến sự chắp vá, không đồng bộ qua nghiên cứu, tìm hiểu 20 dự án có diện tích thu hồi đất lớn, số hộ bị ảnh hưởng nhiều trên địa bàn thị xã: thì nhìn chung tiến độ của các dự án chậm, chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân chủ yếu do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Hệ thống chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Triển khai Luật đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ về giá đất và khung giá các loại đất; về thu tiền sử dụng đất: về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với nội dung của luận văn tôi xin nêu cụ thể các Nghị định và Luật có liên quan đến đến đề tài nghiên cứu là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 44/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 47/2004/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT, ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 74/2015/TT-BTC, ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thưc hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/ND-CP

ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;

Triển khai thi hành Luật đất đai 2013, Chính phủ đã ban hành các Nghị định có nội dung liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định gồm: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Về phía tỉnh đã ban hành các Quyết định có nội dung liên quan gồm: Quyết định số: 39/2014/QĐ-UBND, ngày 10/11/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số: 08/2016/QĐ-UBND, ngày 09/3/2016 của của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về nguồn, mức trích kinh phí, nội dung chi, mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND, ngày 01/12/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND, ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về Ban hành quy định về giá xây dựng mới nhà ở, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND, ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành quy định giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 27/2019/QĐ-UBND, ngày 19/12/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh tại các Quyết định của UBND tỉnh; Quyết định số 3782/2019/QĐ-UBND, ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ủy quyền phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; ủy quyền thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Quyết định số: 10/2020/QĐ-UBND,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Căn cứ Quyết định số: 14/2020/QĐ- UBND, ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc sửa đổi, bổ sung một số Khoản tại Điều 4 của Quy định về nguồn, mức trích kinh phí, nội dung chi, mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số: 22/2020/QĐ-UBND ngày 03/7/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Bảng giá và quy định Bảng giá các loại đất áp dụng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020- 2024.

2.3.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk gồm:

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 9

* Cơ quan thực hiện bồi thường, GPMB:

Theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì Hội đồng bồi thường, GPMB được thành lập cho từng dự án và tự giải thể sau khi hoàn thành việc kiểm kê bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng cho tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Như vậy, việc thực hiện bồi thường, GPMB do Hội đồng bồi thường, GPMB cấp huyện thực hiện (các phòng ban tham gia), việc tổ chức hội đồng theo từng công trình, dự án chỉ mang tính tạm thời, không chuyên nghiệp.

Thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP bắt đầu ngày có hiệu lực thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã có trách nhiệm thành lập tổ chức phát triển quỹ đất giao chức năng, nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho Tổ chức phát triển quỹ đất.

Từ khi luật đất đai 2013 ra đời, cơ quan thực hiện bồi thường, GPMB, hay nói cách khác là Trung tâm phát triển quỹ đất cấp thị xã ngày càng hoàn thiện, mang tính chuyên nghiệp, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, đã thành lập các Trung tâm phát triển quỹ đất tại tất cả thành phố, thị xã, huyện. Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ trực thuộc UBND thị xã. Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu, có nhiệm vụ tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; tạo quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y

tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản...

* Về công tác tổ chức - con người

- Công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ là cơ quan trực tiếp lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đội ngũ viên chức còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong công tác, tính chuyên nghiệp thực hiện công việc chưa cao.

Một là: Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ

Cơ cấu tổ chức Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc; bô phận Hành chính tổng hợp; bộ phận Khai thác quỹ đất; bộ phận bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Sơ đồ: 2.1. Cơ cấu Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QŨY ĐẤT TX. BUÔN HỒ


GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN HÀNH

BỘ PHẬN KHAI THÁC QUỸ

BỘ PHẬN BỒI THƯỜNG

Nhiệm vụ chính của Trung tâm phát triển quỹ đất là thực hiện việc Bồi thường , hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, ngoài ra còn thực hiện công tác quản lý, khai thác quỹ đất Công của thị xã và tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Hai là, Hội đồng thẩm định phương án:

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định phương án gồm có: 01 Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; các thành viên khác là đại diện các phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cụm chi cục Thuế, phòng kinh tế phòng Quản lý đô thị, và UBND xã, phường nơi có đất bị thu hồi.

Hội đồng thẩm định phương án chịu trách nhiệm về tính chính xác: các kết quả đo đạc, kết quả xác định thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, việc áp giá bồi

thường và các chính sách hỗ trợ được áp dụng đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thị xã Buôn Hồ



Phòng Quản lý đô thị

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phòng Tài chính

- Kế hoạch

Cụm Chi cục Thuế huyện

Phòng Lao động, TB

- Xã hội

Hội đồng thẩm định phương án

Phòng Kinh tế

Trung tâm

PTQĐ

UBND xã, phường

Nhìn chung chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham gia vào thực hiện Bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ được UBND thị xã phân công một cách cụ thể, đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã.

2.3.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Để pháp luật và các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đi vào cuộc sống, UBND thị xã đã giao phòng TNMT tổ chức triển khai, tập huấn các quy định của Luật Đất đai, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các phòng ban, UBND các xã, phường và các cơ quan, đơn vị có liên quan để biết, thực hiện. Các văn bản mới được gửi đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thi hành. Cán bộ, công chức chuyên môn các ngành tỉnh và UBND cấp xã, phường thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới nhằm nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, qua thực tiễn thực thi công vụ, cán bộ, công chức có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách nhà nước có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Xác định giải phóng mặt bằng là công tác khó khăn, phức tạp, tác động sâu sắc đến đời sống của người có đất bị thu hồi và tiến độ thực hiện Dự án. Do đó, ngay sau khi các dự án trên địa bàn thị xã được phê duyệt UBND thị xã Buôn Hồ đã ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về Dự án đến nhân dân.

Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ thường xuyên tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các quy định như chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; quy định về giá bồi thường, hỗ trợ tài sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn; đơn giá xây dựng nhà ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống của người dân; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các Khu tái định cư phường Đoàn Kết, thị xã Buôn Hồ. Qua các buổi tuyên truyền, đại diện UBND thị xã, Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã cùng với các phòng chuyên môn như phòng Tài nguyên &Môi trường, Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai, phờng Tài chính - Kế hoạch thị xã ghi nhận rất nhiều ý kiến của người dân xung quanh về giá đất tính bồi thường, chính sách tái định cư, thời điểm bàn giao đất và di dời đến nơi ở mới, từng bộ phận chuyên môn đã giải thích rõ ràng, dễ hiểu, bước đầu tạo được sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thị xã Buôn Hồ được thực hiện tốt, hình thức tương đối đa dạng góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân giúp cho QLNN về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, còn nhiều người dân ở khu vực nông thôn trình độ, nhận thức còn hạn chế, thiếu quan tâm tìm hiểu về pháp luật, một vài trường hợp thiếu tinh thần hợp tác nên thực tế hoạt động còn gặp khó khăn.

2.3.4. Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan tham gia trong việc tổ chức thực hiện phương án bồi thường. Nhìn chung các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã Buôn Hồ thời gian qua về cơ bản đã thực hiện

đúng pháp luật và theo một quy trình chặt chẽ từ giai đoạn xây dựng kế hoạch thu hồi đất, tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư và bàn giao quỹ đất đã thu hồi cho nhà đầu tư.

Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai, đặc biệt là các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được UBND thị xã Buôn Hồ chỉ đạo thực hiện một cách tích cực. Qua đó, người dân nắm được thông tin và có những hiểu biết cơ bản về công tác thu hồi đất, cũng như các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong quá trình triển khai các dự án trên địa bàn thị xã. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người gây mất an ninh trật tự.

* Nguồn tài chính chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thiếu vốn phục vụ cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nguyên nhân khiến rất nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và thị xã Buôn Hồ nói riêng không có đất sạch để thi công, rất nhiều dự án trở thành dự án treo mà lâu nay vẫn tồn tại. Theo các văn bản hiện hành của Nhà nước ta, nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là từ vốn ngân sách nhà nước, hoặc ứng từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Nhìn chung, trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, nguồn vốn được chuyển từ các tổ chức doanh nghiệp tư nhân hầu như đảm bảo đủ, kịp thời để thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Nhưng còn nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì chưa đảm bảo nhanh và đầy đủ. Trong khi trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, việc thu hồi đất chủ yếu là để phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, phát triển kinh tế- xã hội nên nguồn vốn chủ yếu để thực hiện là từ ngân sách nhà nước chiếm 80%. Nguồn vốn này lại không nằm trong dự toán lập đầu năm mà khi nào có dự án thì lúc đó mới đi xin vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nên hiện nay nguồn vốn để thực hiện cho hoạt động này là hoàn toàn bị động. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước triển khai chậm, kéo dài, đồng thời làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Nguồn vốn không kịp thời, kéo dài nhiều năm trong khi giá bồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023