Vai Trò, Trách Nhiệm Của Các Chủ Thể Trong Quản Lý Nhà Nước Đối Với Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất

thường khai giá chuyển nhượng trong hợp đồng thấp hơn nhiều so với giá thực tế chuyển nhượng nhằm giảm số thuế thu nhập phải đóng, nên giá này càng không thể là căn cứ tính bồi thường.

Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo từng dự án trên những địa bàn khác nhau và cùng với đó đối tượng bị thu hồi đất cũng khác nhau. Trong từng dự án, loại đất thu hồi cũng không hoàn toàn giống nhau. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan Nhà nước phải tính toán áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thích phù hợp.

Mặc khác, tình trạng người dân sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng các công trình trái phép cũng diễn ra thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước chưa kịp thời xử lý, vì vậy khi xác định để áp giá đền bù theo quy định của Nhà nước đối với những trường hợp này gặp nhiều trở ngại. Cùng với đó, giá đất đền bù, hỗ trợ để xây dựng các dự án chưa sát với giá thị trường, còn nhiều bất cập, dẫn đến việc người dân khiếu kiện hoặc chậm bàn giao đất cho công trình là khá phổ biến.

Ngoài ra, đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư song không được triển khai (dự án treo) vẫn còn khả phố biến. Trong khi Nhà nước vẫn chưa có những chế tài đủ sức “răn đe” đối với các nhà đầu tư, dẫn đến lãng phí đất đai; gây khó khăn cho Nhà nước khi xác định chi phí đã đầu tư, kinh phí để bồi thường giao lại cho các nhà đầu tư có năng lực ...

- Yếu tố nhân văn và xã hội trong quản lý nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thường kéo dài, không ít dự án kéo dài hàng chục năm gây khó khăn trong ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân có nhà ở trong khu vực quy hoạch thực hiện dự án đầu tư. Trong khi đó, các quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, chính sách bồi thường sau có lợi hơn trước, nên nếu thực hiện không tốt sẽ tạo ra sự không bình đẳng giữa các đối tượng bị thu hồi đất, làm phát sinh mâu thuẫn, kiện cáo. Bên cạnh đó, việc thu hồi tràn lan đất nông nghiệp để chạy theo phong trào phát triển các khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi giá mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với cuộc sống của người dân.

Về lý luận và thực tiễn, sự phát triển nào suy cho đến cùng cũng chỉ vì con người. Trong thu hồi đất, con người này trước hết phải là những đối tượng người dân chịu tác động trực tiếp và đầu tiên của công cuộc này, đó là các hộ dân bị mất đất phải di dời chỗ ở. Do vậy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải tạo ra sự công bằng xã hội và đảm bảo cuộc sống của các đối tượng trên phải tốt hơn trước khi Nhà nước thu hồi đất.

1.2.2. Vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý nhà nước đối với bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội:

Nhà nước xuất hiện khi xã hội có phân chia giai cấp, là bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ quan trọng nhất để duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích giai cấp. Trong quá trình tồn tại, Nhà nước có vai trò đảm bảo sự phát triển vĩ mô. Trong đó, kết cấu hạ tầng kinh tế là điều kiện tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nền kinh tế của một quốc gia sẽ không thể "cất cánh" trừ phi nó có được nền tảng là một cơ sở hạ tầng vững chắc. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế nên việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Sự ổn định kinh tế là điều mà mọi nhà nước đều mong muốn vì nó có lợi cho tất cả mọi người. Do vậy, nhà nước phải duy trì sự ổn định đó. Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế, sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư công cho các công trình; xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Yếu tố cần thiết để phục vụ cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội là phải có “đất sạch”. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất.

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 4

- Vai trò của quản lý nhà nước trong việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đáp ứng quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nói riêng:

Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế giới. Và, thu hồi đất nông nghiệp là cách thức thường được thực hiện để xây khu công nghiệp và đô thị. Quá trình thu hồi đất đặt ra rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần

được giải quyết kịp thời và thỏa đáng. Theo đó, vai trò của Nhà nước là đảm bảo hài hòa được lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân.

Xuất phát điểm nền kinh tế nước ta là một nước nông nghiệp với cơ sở vật chất lạc hậu. Để phát triển đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu và từng bước thu hẹp khoản cách với các nước phát triển, sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp thì không có con đường nào khác phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, muốn vậy phải quy hoạch chuyển đổi một phần quỹ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị ... Để có quỹ đất xây dựng các công trình này, Nhà nước tất yếu phải tiến hành thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi đất.

- Vai trò quản lý Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Như đã đề cập ở phần trước, công tác bồi thương, hỗ trợ, tái định cư là một công việc phức tạp và nhạy cảm, đụng chạm đến lợi ích của các bên liên quan trước hết là lợi ích của người sử dụng đất và trong chừng mực nào đó là lợi ích của một nhóm người lợi dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để trục lợi cá nhân. Do đó, Nhà nước cần phải ban hành những quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất; thẩm quyền thu hồi đất; trình tự thủ tục thu hồi đất; quy định rõ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ... Những quy định này sẽ giúp cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện minh bạch, công khai, dân chủ và đúng pháp luật.

- Vai trò trong việc điều hòa lợi ích của các bên liên quan:

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đối với nước ta, thì đất nông nghiệp càng có vị trí quan trọng trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội ... Trong điều kiện có khoảng trên 67,9% dân số là lao động nông thôn, thì việc thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người nông dân. Đối với trường hợp đất đai sau khi thu hồi được giao cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư bất động sản sau khi được đầu tư xây dựng hạ tầng thì giá trị đất sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với ban đầu, điều này gây ra

phản ứng và bất bình đối với người bị thu hồi đất. Trong trường hợp này rất cần có sự can thiệp khách quan của Nhà nước để hài hòa được lợi ích của các bên có liên quan.

- Trách nhiệm của UBND thị xã:

+ Ban hành quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng;

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

+ Ban hành thông báo thu hồi đất, kế hoạch đo đạc, kiểm đếm;

+ Ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân và quyết định phê duyệt phương án bồi thường;

+ Chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường;

+ Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp không bàn giao mặt bằng theo thẩm quyền quy định.

- Trách nhiệm của Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã:

Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã có trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng theo đúng quy định và trình tự của pháp luật,

Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã là cơ quan giúp UBND thị xã thực hiện các công việc có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã từ công tác chuẩn bị thực hiện cho đến khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư; tham gia phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các hồ sơ khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Trách nhiệm UBND cấp xã, phường:

- Cử lãnh đạo UBND xã, phường tham gia Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thị xã;

- Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, diện tích đất đai, tài sản của người bị thu hồi và xét các chính sách hỗ trợ;

- Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Quản lý nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành tác động đến lợi ích của nhiều đối tượng trong đó có cả việc phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy khi có một dự án hay một công trình mà liên quan đến vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng thi cần phải ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch một cách rỏ ràng và chặt chẽ để khi tiến hành được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.

1.2.3.1. Tổ chức việc bồi thường, giải phóng mặt bằng

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một hoạt động phức tạp, liên quan đến đến lợi ích nhiều đối tượng, vì vậy đòi hỏi công tác này phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình. Tổng quát quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và ban hành thông báo thu hồi đất.

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp thị xã được phê duyệt, chủ đầu tư có nhu cầu thu hồi đất để triển khai dự án liên hệ cơ quan Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án tham mưu trình UBND cùng cấp có thẩm quyền thu hồi đất phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và ban hành thông báo thu hồi đất.

Bước 2: Công bố Thông báo thu hồi đất và Kế hoạch đo đạc, kiểm đếm.

Phối hợp cùng với UBND cấp xã, phường nơi thực hiện dự án, mời họp dân công bố Thông báo thu hồi đất và Kế hoạch đo đạc, kiểm điếm. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã,phường địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Phát phiếu điều tra, thu thập thông tin của người có đất thu hồi, bị ảnh hưởng do thực hiện dự án.

Bước 3: Thực hiện đo đạc, kiểm đếm thống kê thiệt hại của người bị thu hồi

đất.

Trên cơ sở tiếp nhận các tờ khai của người bị thu hồi đất, Tổ chức làm

nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (đơn vị có chức năng thực hiện công tác bồi thường) phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị đo đạc để thực hiện việc xác định mốc giới khu đất thu hồi; xác định thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất của người có đất bị thu hồi; xác minh nguồn gốc đất, nguồn gốc hình thành tài sản trên đất của từng chủ sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, phường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, phường và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Nếu sau khi vận động thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND thị xã ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND thị xã ban hành Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai 2013.

Bước 4: Tổ chức xác định các điều kiện được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và các khoản hỗ trợ.

Phòng Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với UBND cấp xã, phường nơi có đất thu hồi, các phòng ban cấp thị xã như: Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng quản lý đô thị; Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức các điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất và các chính sách hỗ trợ có liên quan khi thu hồi đất.

Bước 5: Xác định giá đất để tính tiền bồi thường.

Sau khi có kết quả thẩm định điều kiện bồi thường hỗ trợ, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định giá đất cụ thể tính tiền bồi thường.

Bước 6: Lập, niêm yết, công khai phương án bồi thường (dự thảo) để lấy ý kiến của người dân.

Căn cứ vào giá đất bồi thường, giá đất giao nền tái định cư, hồ sơ kiểm kê, văn bản thẩm định điều kiện bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập bản dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã, phường nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, phường và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, phường, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, phường đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã, phường nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình Hội đồng bồi thường cho ý kiến.

Bước 7: Trình phương án bồi thường cho Hội đồng bồi thường xem xét.

Trên cơ sở phương án đã được lấy ý kiến của người có đất bị thu hồi Hội đồng bồi thường cho ý kiến xử lý các vấn đề khó khăn vướng mắc khi tổ chức lấy ý kiến của người có đất bị thu hồi.

Bước 8: Thẩm định phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng

Sau khi phương án bồi thường đã được Hội đồng bồi thường cho ý kiến đóng góp Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gửi đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường và quyết định thu hồi đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định phương án bồi thường nếu toàn bộ đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND thị xã.

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định phương án bồi thường nếu đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh hoặc đối tượng bị thu hồi đất vừa thuộc thẩm quyền của UBND cấp thị xã vừa thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

Bước 9: Ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng

Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và quyết định thu hồi đất được ban hành cùng một ngày.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND thị xã ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất đối với đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp thị xã hoặc đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh nếu được UBND cấp tỉnh ủy quyền.

Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất đối với đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

Bước 10: Công khai Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023