Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng - 2

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 29

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


HTTĐC

Hỗ trợ tái định cư

GPMB

Giải phóng mặt bằng

BTGPMB:

Bồi thường giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

BTHT

Bồi thường hỗ trợ

TĐC

Tái định cư

BTHT&TĐC

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

SL

Số lượng

TL

Tỉ lệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng - 2

LỜI MỞ ĐẦU‌


1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế toàn cầu, đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều dự án đầu tư phát triển như khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, các khu kinh tế mở, khu dân cư, hệ thống đường giao thông đã và đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được các dự án trên thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (BTHT&TĐC) khi nhà nước thu hồi đất là vấn đề quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư. Đây là vấn đề phức tạp mang tính chất kinh tế chính trị, được sự quan tâm của các các cấp các ngành, cá nhân; ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của người bị thu hồi đất; thể hiện bản chất kinh tế các mỗi quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân, tổ chức sử dụng đất.

Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng là một quận lớn của thành phố Hải Phòng với kinh tế thương mại, dịch vụ và nông nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây Quận Hồng Bàng đã và đang thực hiện các dự án phục vụ phát triển đô thị, gắn với thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên việc triển khai đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là đất nông nghiệp là tư liệu sản xuấtchính, làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất ở và nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn của người dân nơi đây. Việc bồi thường, hỗ trợ (BTHT) chưa tương xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân, từ đó đã có không ít trường hợp người dân không nhận tiền BTHT dẫn đến khiếu kiện kéo dài; gây nhiều bức xúc. Đồng thời, hệ thống chính sách pháp luật cồng kềnh, chồng chéo, không ổn định, thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế; mức bồi thường chưa thỏa đáng, chưa chi trả đúng hạn; Bố trí quỹ đất tái định cư (TĐC) chưa có sự chuẩn bị trước, tính toán kỹ lưỡng về quỹ đất xây dựng khu TĐC trước khi thực hiện dự án; Chất lượng khu TĐC ở chưa đảm bảo chất lượng đồ án quy hoạch, mẫu thiết kế và quy mô đồng bộ với các công trình xung quanh; Thông tin liên quan đến công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất thiếu tính công khai minh bạch; Thiếu chính sách quản lý và kiểm soát khu TĐC một cách chặt chẽ ổn định.

Là một cán bộ công tác tại Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, xuất phát từ những thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.Đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án (2 dự án)trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

+ Dự án cầu Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai.

+ Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý.

2.2.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về khoa học: Nghiên cứu chính sách áp dụng gồm giá đất bồi thường, chính sách HTTĐC khi thực hiện thu hồi đất tại một số dự án trên quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại hai dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

+ Dự án cầu Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai, thành phố Hải Phòng.

+ Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý, thành phố Hải Phòng

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014 -2019. 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng công tác BTHT&TĐC trong thực hiện thu hồi đất theo Luật đất đai 2013 của một số dự án tại Quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận, các chính sách, quy định pháp lý về BTHT&TĐC của Nhà nước ta theo Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới luật.

- Điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, số liệu về công tác bồi thường, GPMB, về giá đất bồi thường của một số dự án thu hồi đất trên địa bàn quận Hồng Bàng thực hiện theo luật đất đai 2013.

- Đánh giá, phân tích thực trạng công tác BTHT&TĐC trong thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân, khó khăn vướng mắc.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của thành phố nói chung và thực hiện tốt công tác BTGPMB của các Dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng.

4. Cơ sở tài liệu để thực hiện nghiên cứu

Tài liệu khoa học tham khảo:Bao gồm các sách, giáo trình, luận văn, công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài bao gồm cơ sở địa chính; hệ thống chính sách pháp luật đất đai; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

Các văn bản pháp lý liên quan đếnBTHT&TĐC: Luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới Luật liên quan; Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai và liên quan đến BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất; Các văn bản quy định, hướng dẫn của UBND thành phố Hải Phòng về công tác thu bồi thường đất, BTHT&TĐC theo luật đất đai 2013.

Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương

- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất đai; hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2014-2019 quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

- Các báo cáo của Hội đồng bồi thường, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng và UBND các phường, các đơn vị có liên quan về công tác BTHT&TĐC của các dự án nghiên cứu.

- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế và phỏng vấn các hộ gia đình tại các dự án nghiên cứu.

5.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, các văn

bản, chính sách có liên quan đến công tác BTHT khi Nhà nước thu hồi đất ở các dự án như khung giá đất của Chính phủ, giá quy định của Nhà nước và giá bồi thường được áp dụng. Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất của quận Hồng Bàng và công tác thu hồi đất, BTHT&TĐC trên địa bàn quận phục vụ cho mục đích đánh giá; các tài liệu, số liệu về kết quả điều tra xây dựng giá đất cụ thể trong bồi thường đất ở tại các dự án nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, số liệu về HTTĐC tại 2 dự án:

+ Dự án cầu Hoàng văn Thụ, phường Minh Khai, thành phố Hải Phòng.

+ Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý, thành phố Hải Phòng.

- Phương pháp điều tra

+ Phương pháp điều tra giá đất thị trường: Điều tra giá đất thị trường tại địa bàn nghiên cứu thông qua các giao dịch bất động sản, thông tin của cơ quan quản lý đất đai và trực tiếp phỏng vấn người dân để có số liệu so sánh với giá đất áp dụng để lập phương án BTHT khi Nhà nước thu hồi đất ở tại hai dự án nêu trên do UBND Thành phố Hải Phòng quy định.

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng để điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân trong diện được BTHT&TĐC bằng các phiếu điều tra để thu thập các thông tin đánh giá của người dân bị thu hồi đất về giá đất bồi thường, chính sách hỗ trợ và TĐC tại hai dự án nghiên cứu. Đề tài đã thực hiện điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra với tổng số 101 phiếu điều tra, trong dự án khu đô thị Vinhomes Imperia 70 phiếu và Dự án cầu Hoàng Văn Thụ 31 phiếu, sau đó tổng hợp ý kiến thu được.

- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các số liệu thu thập được, từ đó thấy được mức độ chênh lệch giữa giá đất bồi thường với giá thị trường tại khu vực các dự án nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: để phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng công tác thu hồi đất, BTHT&TĐC trong thu hồi đất của hai dự án nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn, góp

phần hoàn thiện chính sách BTHT&TĐC khi thu hồi đất tại các dự án.

6. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu; mục lục; danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hồng

Bàng, thành phố Hải Phòng.

CHƯƠNG 1‌‌‌‌‌

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.Cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.1.1.Nhu cầu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Công nghiệp hóa, đô thị hóa là một tiến trình tất yếu trên toàn thế giới. Đây là cách thức thường được thực hiện để xây khu công nghiệp và đô thị. Đối với công tác đền bù GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong quá trình hiện nay không chỉ đơn thuần là sự đền bù về mặt vật chất mà còn phải đảm bảo lợi ích của người dân phải di chuyển. Đó là họ phải có được chỗ ở ổn định, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ, nhưng chắc chắn phải tốt hơn nơi cũ về mọi mặt thì mới tạo điều kiện cho người dân sống và ổn định[3]. Đồng thời, công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở nước ta, trước yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu sử dụng đất ngày một gia tăng nhằm đáp ứng việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu đô thị và khu công nghiệp theo quy hoạch. Trong khi đó, quỹ đất đai có hạn, không đủ cung cho cầu của tất cả các ngành, lĩnh vực. Để giải quyết “bài toán phát triển” này, Nhà nước đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất và các phương án thu hồi đất tạo quỹ đất cho các dự án, công trình. Nhà nước đại diện chủ sở hữu giao đất cho người sử dụng đất và có quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật nhưng đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi cho những người có đất bị thu hồi thông qua công tác BTHT&TĐC.[3]

1.1.2.Khái niệm và yêu cầu của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.1.2.1.Khái niệm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(1) Thu hồi đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2024