Bối Cảnh Và Những Tác Động Đến Thực Hiện Chính Sách, Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Tại Quận Gò Vấp

Hai là, Thực tiễn triển khai các dự án trên địa bàn Quận, chính sách bồi thường, GPMB vẫn còn chưa có sự đồng bộ giữa các dự án, chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao, tỷ lệ hài lòng, đồng thuận các chính sách khá thấp.

Ba là, vẫn còn tình trạng sau khi UBND quận ban hành Thông báo thu hồi đất nhưng người dân vẫn cố tình xây dựng, cơi nới nhà … để “đòi” Nhà nước bồi thường.

Bốn là, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; UBND một số phường chưa hiểu rõ chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, còn chưa thực sự quyết liệt trong công tác GPMB, ngại va chạm với dân, chưa thật sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, giải thích và vận động nhân dân địa phương.

Năm là, công tác phối hợp trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án trên địa bàn quận tuy có những kết quả nhất định nhưng chưa thông suốt, còn hiện tượng chồng chéo, chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sáu là, công tác tham mưu thực hiện chính sách chưa được quan tâm đúng mực; nguyện vọng của người dân chưa được giải quyết dứt điểm, còn tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Việc bố trí TĐC, đặc biệt là nền đất TĐC chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dân.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Một là, Hệ số điều chỉnh đơn giá đất để tính bồi thường, đặc biệt là đơn giá bồi thường đất nông nghiệp còn chưa phù hợp và phần lớn thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế chuyển nhượng trên thị trường nên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, vì vậy không nhận được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất ở bất hợp tác, không nhận tiền bồi thường, chậm trễ hoặc không BGMB, khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng đến thu hồi đất và tiến độ thực hiện dự án bồi thường, GPMB.

Hai là, Chính sách bồi thường, hỗ trợ thay đổi liên tục, nhưng còn những quy định bất cập và chưa đầy đủ, điển hình như:

Chính sách hỗ trợ đối với nhà, công trình và vật kiến trúc thay đổi liên tục, bất cập, không ổn định, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng với tình hình thực tế, trong đó đơn giá cấu trúc còn thấp, chưa đủ hạng mục theo từng kết cấu nhà...

Chính sách TĐC, chủ yếu là chính sách cho trường hợp giải tỏa toàn bộ chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng của hộ dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Chính sách và quyền lợi của người bị thu hồi đất chưa được giải quyết kịp thời, đồng bộ như: cấp đất TĐC, giải quyết việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp gây băn khoăn cho người bị thu hồi đất.

Ba là, Hiệu quả công tác dân vận, tuyên truyền và vận động thuyết phục người dân hiểu về chính sách cũng như công tác công khai còn chưa hiệu quả. Một số chủ đầu tư chưa chủ động tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, coi công tác GPMB là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Từ đó, dẫn đến nhiều hộ dân trong một số dự án không hợp tác, chậm đồng ý nhận tiền và BGMB; khiếu nại, khởi kiện kéo dài.

Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 9

Bốn là, Việc xác định nguồn gốc đất và thời điểm xây dựng nhà của chính quyền địa phương đối với nhiều trường hợp bị ảnh hưởng giải tỏa thu hồi đất có pháp lý chưa rõ ràng, sự quản lý chưa chặt chẽ trải qua nhiều thời kỳ nên dẫn đến xác định nguồn gốc nhà đất, điều kiện cấp Giấy chứng nhận rất khó khăn.

Năm là, CBCC của Hội đồng Bồi thường dự án còn kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, không ổn định, dẫn đến công tác lãnh đạo, xem xét giải quyết chính sách bồi thường thuộc thẩm quyền của Hội đồng còn bất cập; một số còn hạn chế về năng lực, tính chuyên nghiệp; công tác phối hợp giữa các phòng-ban và UBND các Phường có liên quan còn chưa đảm bảo tiến độ dự án bồi thường, GPMB được giao.

Sáu là, Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của Nhà nước, đòi hỏi quyền lợi không đúng quy định.

Bảy là, Kinh phí, nguồn vốn phân bổ cho công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB còn chậm và thiếu.


Tiểu kết Chương 2

Những năm qua, quận Gò Vấp đang là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng dân số cao của Tp. HCM, do đó, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hàng loạt các công trình, cơ sở hạ tầng, các dự án nhà ở, chung cư … được xây dựng. Để các công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thì phải thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB. Chương 2 của luận văn trên cơ sở tổng quan điều kiện tự nhiên, KT - XH và nhu cầu thu hồi đất phục vụ các dự án tại quận Gò Vấp; đề tài đã tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp. Từ đó, đánh giá chung về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận. Kết quả cho thấy, thời gian qua dưới sự chỉ đạo sát sao của Quận, Ban Bồi thường GPMB và các đơn vị liên quan về cơ bản thực hiện có hiệu quả các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định; đồng thời đề tài đã xác định được những nguyên nhân của nó. Như vậy, việc nghiên cứu thực trạng tại Chương 2 đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quát tại địa phương, từ đó làm cơ sở để đề tài đề xuất các giải pháp tại Chương 3 của luận văn.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI

NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


3.1. Bối cảnh và những tác động đến thực hiện chính sách, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp

3.1.1. Bối cảnh của Việt Nam và Tp. Hồ Chí Minh

Việt Nam đang đang có những bước chuyển mình rõ ràng trong giai đoạn thâm nhập sâu, toàn diện vào nền kinh tế quốc tế. Với mục tiêu trở thành quốc gia có môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị xã hội ổn định, trong bối cảnh thị trường nước ta được đánh giá là một trong những nền kinh tế

năng động, ngày càng có nhiều dự án đầu tư và đặc biệt là vốn đầu tư FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) chiếm tỉ trọng ngày càng cao để SXKD, xây dựng cơ sở hạ tầng; do đó, yêu cầu đặt ra là công tác chuẩn bị đầu tư và GPMB phải nhanh chóng, hiệu quả. Muốn vậy, cần có sự nỗ lực của bộ máy chuyên môn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB.

Tại Tp. HCM, thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Xây dựng Tp. HCM văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã và đang tập trung giải quyết nhiều vấn đề, trong đó đầu tư GPMB, phát triển hạ tầng giao thông đô thị với những công trình trọng điểm được xác định là ưu tiên hàng đầu, bên cạnh đó tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy tốc độ thu hồi đất để xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng KT -XH, công trình công cộng … diễn ra rất nhanh.

Ngay khi Luật đất đai 2013 và các Nghị định liên quan có hiệu lực, UBND Tp. HCM đã kịp thời ban hành các các quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB thuộc thẩm quyền Thành phố, các chính sách được ban hành trong khuôn khổ Luật đất đai và các văn bản Luật hướng dẫn, đảm bảo phù hợp với thực tiễn của Thành phố. UBND Thành phố đã cùng các chủ đầu tư trong và nước ngoài ưu tiên nguồn vốn cho GPMB, linh hoạt trong việc cơ cấu vốn khi có chính sách, phương án bồi thường, GPMB được phê duyệt. Mỗi động thái đều góp phần tạo nên động lực thúc đẩy công tác GPMB trên địa bàn thành phố. Tp. HCM hiện có trên dưới 20 dự án trọng điểm cùng nhiều dự án lớn. Công tác GPMB sẽ phải đối mặt với một khối lượng công việc rất lớn khi mà công tác thu hồi đất lại là vấn đề liên quan mang tính trực tiếp đến lợi ích của người dân mà song song là bối cảnh dân số tăng nhanh trong khi nguồn tài nguyên đất đai thì có hạn.

3.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội quận Gò Vấp

Những năm qua, quận Gò Vấp đang là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng dân số cao của Tp. HCM, do đó, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hàng loạt các công trình, cơ sở hạ tầng, các dự án nhà ở, chung cư … được xây dựng, tăng về quy mô, số lượng và chất lượng. Để các công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thì phải thực hiện tốt công tác bồi thường và GPMB.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Gò Vấp lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu tổng quát “Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với nâng cao chất lượng sống của Nhân dân; bảo đảm quốc phòng và an ninh; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, kiên trì mục tiêu phấn đấu xây dựng quận Gò Vấp văn minh - giàu đẹp - nghĩa tình; góp phần cùng Thành phố xây dựng đô thị thông minh, hiện đại” [20, tr.6].

Từ định hướng tổng quát trên, quận Gò Vấp có các điểm chủ yếu về bối cảnh KT-XH cần quan tâm, như sau:

+ Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng “dịch vụ - công nghiệp”, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ.

+ Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý đô thị, xây dựng đô thị phát triển bền vững gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh.

+ Triển khai thực hiện các Chương trình trọng điểm, như: Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; Chương trình triển khai thực hiện Đề án xây dựng đô thị thông minh tại quận Gò Vấp giai đoạn 2020 - 2025.

+ Đối với 06 công trình trọng điểm:

Tiếp tục thực hiện 03 công trình chuyển tiếp nhiệm kỳ 2015 – 2020: Công trình đầu tư xây dựng trường Tiểu học Phường 12; Công trình đầu tư mở rộng đoạn đường Nguyễn Văn Nghi - Lê Quang Định (đoạn từ đường

Nguyễn Thái Sơn đến đường Phạm Văn Đồng); Công trình đầu tư mở rộng đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ đường Lương Ngọc Quyến, phường 5 đến Công Viên Văn hóa, phường 6).

Tổ chức thực hiện 03 công trình trọng điểm nhiệm kỳ 2020 - 2025: Công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh); Công trình xây dựng mới 300 phòng học; Công trình đầu tư xây dựng Trung tâm bơi lội quận.

+ Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng; công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; hệ thống thương mại dịch vụ tại các tuyến đường trung tâm.

+ Hoàn thiện hệ thống giao thông, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở y tế, cơ sở hành chính nhà nước, cơ sở thể dục thể thao.

Bối cảnh KT - XH quận Gò Vấp có một số thuận lợi sau:

- Theo quy hoạch chung trong xây dựng Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quận Gò Vấp nằm trong quy hoạch phát triển đô thị trung tâm, giáp ranh với khu đô thị vệ tinh phía Bắc của Thành phố, gắn với xây dựng vùng kinh tế trọng điểm nên có nhiều có nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội thu hút dự án đầu tư, là động lực để thúc đẩy KT - XH phát triển.

- Các chính sách, định hướng phát triển của Trung ương, UBND Thành phố nhằm kích thích tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội đã đi vào cuộc sống, bước đầu phát huy tác dụng. UBND Thành phố và các sở, ngành có sự quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện cho quận Gò Vấp là một trong những Quận có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ CNH - HĐH, đô thị hóa nhanh.

- Trên địa bàn quận, có nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống (làng đúc lư đồng An Hội, làng dệt chiếu Bến Hải…), nhân dân cần cù, năng động, thân thiện nên có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng cung cấp sản phẩm chất có lượng cao.

- Những kết quả mà Quận đã đạt được trong nhiều năm qua là đòn bẩy, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT - XH trên địa bàn Quận.

Bên cạnh những thuận lợi có được, quá trình phát triển KT - XH của quận Gò Vấp còn gặp một số khó khăn như sau:

- Cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, thiếu tính đồng bộ, chưa sát thực tiễn địa phương.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận chưa đồng bộ, kết nối hài hòa.

- Trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận CBCC còn hạn chế, chưa chủ động, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận giảm mạnh do bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư dẫn đến vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ còn khó khăn.

3.2. Định hướng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách, công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp những năm qua; qua nghiên cứu, tác giả đề xuất định hướng góp phần hoàn thiện, đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM thời gian tới, như sau:

- Hoàn thiện chính sách, quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đất đai nói chung và bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng.

- Hoàn thiện chính sách, quy định bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên việc giải quyết mối quan hệ hài hòa về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư, đồng thời quan tâm giải quyết vấn đề chỗ ở, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi.

- Hoàn thiện chính sách, quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên việc hoàn thành dứt điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đi đôi với hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.

- Do đất đai ngày càng có giá nên Khung giá đất và hệ số điều chỉnh đơn giá bồi thường đất của các dự án do Nhà nước xác định phải thường xuyên

được sửa đổi, điều chỉnh cho sát với giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.

- Hoàn thiện chính sách, quy định về bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên việc tiếp tục phát huy dân chủ, tập trung đẩy mạnh công tác dân vận, huy động sự tham gia của các tổ chức quần chúng và nâng cao tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc thu hồi đất.

- Chính sách, quy định về bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM phải phù hợp với định hướng phát triển Quận nhà theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, các chỉ tiêu, chương trình và công trình trọng điểm đã được ban hành trong giai đoạn 2020-2025.

- Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư, huy động vốn. Tận dụng ngay những điều kiện sẵn có về đất để phát triển các khu TĐC, phục vụ kịp thời công tác GPMB.

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB các dự án trên địa bàn Quận. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện chính sách, công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận theo quy định.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp

3.3.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất quận Gò Vấp Có thể nói, công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC đóng vai trò tích cực, là

điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH và là động lực chính, vừa thu hút đầu tư, vừa đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn quận Gò Vấp nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Toàn bộ hệ thống chính trị-xã hội Quận và nhân dân cần xác định công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC là công việc của cả hệ thống chính trị theo hướng tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chính quyền tích cực triển khai thực hiện, các đoàn thể tích cực vận động nhân dân thực hiện. Trong thời gian triển khai thực hiện các dự án, dù lớn hay nhỏ, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phối

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí