Các Dịch Vụ Hệ Sinh Thái Và Đời Sống Con Người


Bảng 4.7. Các dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người


CÁC DỊCH VỤ HST

CÁC NHU CẦU CƠ BẢN

CỦA CON NGƯỜI


Các giá trị sử dụng trực tiếp


Cung ứng:

- Thực phẩm

- Nước ngọt

- Gỗ và sợi

- Nhiên liệu

- ...

An toàn:

- An toàn bản thân

- Đảm bảo tiếp cận nguồn lực

- An toàn tránh

các dịch bệnh


Tự do



Điều tiết:

Yêu cầu căn bản

chọn lựa



- Điều tiết khí

cho cuộc sống:

và hành


Các giá trị sử dụng gián tiếp


Hỗ trợ:

- Chuỗi thức ăn

- Giữ gìn địa tầng

- Sản xuất cơ bản

- ...

hậu

- Điều tiết lũ lụt

- Phòng chống dịch bệnh

- Làm sạch

nước

- Đủ sinh kế

- Đủ thức ăn

- Nơi cư trú

- Tiếp cận hàng hóa

- ...

động

Cơ hội có thể đạt được những giá trị cá

nhân có



- ...


và đang





thực hiện



Văn hóa:

- Tính thẩm mỹ

- Tính tâm linh

- Tính giáo dục

- Tính giải trí

Sức khỏe:

- Mạnh mẽ

- Khỏe mạnh

- Tiếp cận nguồn

nước và không khí sạch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 9






Các mối quan hệ xã hội tốt:

- Gắn kết cộng đồng

- Tôn trọng lẫn

nhau

- Khả năng giúp đỡ lẫn nhau



Ở VQG Cát Tiên có tổng số khoảng 24 dịch vụ HST được ưu tiên có mối quan hệ kinh tế quan trọng hay có ảnh hưởng ở cấp quốc gia hoặc quốc tế được liệt kê. Trong 24 dịch vụ HST được nhóm vào 10 hạng mục để dễ mô tả và đánh giá (bảng 4.7) gồm: thực phẩm tự nhiên; sợi và các sản phẩm thuốc; năng lượng từ củi và gỗ; thực phẩm trồng trọt và chăn nuôi; bảo vệ nguồn nước và các dịch vụ thủy lợi; hấp thụ carbon; sinh cảnh cho hệ động vật chính; thụ phấn, quản lý sinh vật gây hại và phát tán hạt; trình độ, phong tục và tập quán của người dân địa phương; các nghiên cứu dựa trên tự nhiên; giải trí và giáo dục; các giá trị tồn tại của quốc gia và quốc tế [0].


Bảng 4.8. Các dịch vụ HST chính tại vùng lõi và vùng đệm VQG Cát Tiên

CUNG ỨNG


Củi tự nhiên, các sản phẩm thuốc men và sợ

Lâm sản ngoài gỗ từ thực vật

Lâm sản ngoài gỗ từ động vật

Thủy sản nước ngọt

Gỗ và năng lượng từ gỗ, củi

Gỗ

Củi

Lương thực trồng trọt và mùa

màng sinh lợi

Mùa màng

Cây trồng

ĐIỀU TIẾT VÀ HỖ TRỢ



Bảo vệ đầu nguồn và dịch vụ thủy văn

Kiểm soát xói mòn

Điều tiết dòng chảy

Kiểm soát chất lượng nước

Kiểm soát lũ lụt

Hấp thụ carbon

Giảm nhẹ tác động của biển đổi khí hậu

Sinh cảnh cho các loài động, thực vật quan trọng

Nuôi thả cá

Sinh cảnh sống cho các loài quý hiếm và

nguy cấp

Thụ phấn, quản lý sinh vật gây

hại và phát tán hạt giống

Hỗ trợ năng suất mùa màng

VĂN HÓA


Các phong tục, tập quán và kiến thức của người dân địa phương

Các giá trị tinh thần

Các phong tục và tập quán văn hóa

Kỹ thuật và kiến thức bản địa

Nghiên cứu, sáng tạo và đào tạo

Chi tiêu cho giải trí và nghiên cứu



dựa trên thiên nhiên

Thặng dư tiêu dùng từ du khách

Tầm quan trọng nội tại của hệ động, thực

vật

Các giá trị có trong nước và quốc tế

Tâm linh và cảnh quan đẹp

Di sản và tài sản quốc gia

Hình tượng và điển hình

Trên đây chưa phải là tất cả các dịch vụ HST tự nhiên vùng lõi và vùng đệm VQG Cát Tiên, còn rất nhiều dịch vụ HST chưa được phát hiện. Không phải tất cả các dịch vụ HST chính này có thể được định giá đầy đủ theo thuật ngữ về tiền tệ. Điều này do có rất ít dữ liệu về quy trình và liên kết về sinh thái, sinh học, thủy văn và sinh lý khác tại khu vực cảnh quan VQG Cát Tiên (ví dụ mối quan hệ sinh thái và thủy văn liên kết những thay đổi cung ứng dịch vụ kiểm soát lũ lụt và điều tiết chất lượng/dòng chảy, liên kết giữa những thay đổi ở trạng thái đất ngập nước và nuôi trồng thủy sản hoặc những thay đổi chất lượng thực vật và xói mòn đất). Các thông tin kinh tế - xã hội về tỷ lệ và mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học cũng khó thu thập được. Vì khung thời gian nghiên cứu ngắn không cho phép thu thập các dữ liệu cơ bản để xây dựng mô hình cụ thể, nên cần phải dựa vào những thống kê trước đó và các nguồn thông tin.

4.2.2. Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân gắn việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp. Giá trị sử dụng bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn.

Đặc điểm của giá trị sử dụng là những hệ thống tổng hợp – kho dự trữ tài nguyên, các dòng dịch vụ và các thuộc tính của HST bao gồm:


- Các giá trị trực tiếp: như nguyên liệu thô và các sản phẩm cơ học làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh chẳng hạn như những sản phẩm tạo ra thu nhập, năng lượng, nơi trú ngụ, thức ăn, dược phẩm và các cơ sở giải trí.

- Các giá trị gián tiếp: các chức năng sinh thái giúp duy trì và bảo vệ những hệ thống thiên nhiên và con người như duy trì chất lượng nguồn nước và dòng chảy, điều tiết lũ lụt, điều hòa vi khí hậu và hấp thụ carbon.

- Giá trị lựa chọn: là giá trị tối thiểu trong việc duy trì một quần thể loài và nguồn gen có khả năng được sử dụng trong tương lai, một trong số đó hiện nay có thể chưa biết đến, ví dụ cho giải trí, cho sản xuất trong dược phẩm, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại hoặc các hoạt động phát triển dựa vào nguồn nước.

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Các giá trị trực tiếp

Các giá trị gián tiếp

Các giá trị lựa chọn



Nguyên liệu thô và sản phẩm được dùng trong sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh như gỗ, khoảng sản, sợi, cá, nhiên liệu, thực phẩm, vật liệu xây dựng, dược phẩm, thức ăn cho gia súc, nghỉ dưỡng


Các chức năng HST duy trì và bảo vệ các hệ thống thiên nhiên và con người như: bảo vệ nguồn nước, đảm bảo chuỗi thức ăn, thụ phấn, làm giảm lũ lụt, điều tiết khí hậu, bảo vệ chống bão và các thảm họa thiên nhiên khác.


Duy trì HST cho việc sử dụng sau này, thậm chí một số công dụng của HST còn chưa được biết đến như những ứng dụng vào công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm, du lịch trong tương lai và phát triển du lịch nghỉ dưỡng, những khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên mới

Hình 4.3. Tổng giá trị kinh tế của dịch vụ HST


Trong 24 dịch vụ HST nêu trên của VQG Cát Tiên có 15 dịch vụ HST

có giá trị sử dụng cụ thể (bảng 4.9) .


Bảng 4.9. Các dịch vụ HST có giá trị sử dụng


CUNG ỨNG


Củi tự nhiên, các sản phẩm thuốc men và sợ

Lâm sản ngoài gỗ từ thực vật

Lâm sản ngoài gỗ từ động vật

Thủy sản nước ngọt

Gỗ và năng lượng từ gỗ, củi

Gỗ

Củi

Lương thực trồng trọt và mùa

màng sinh lợi

Mùa màng

Cây trồng

ĐIỀU TIẾT VÀ HỖ TRỢ



Bảo vệ đầu nguồn và dịch vụ thủy văn

Kiểm soát xói mòn

Điều tiết dòng chảy

Kiểm soát chất lượng nước

Kiểm soát lũ lụt

Hấp thụ carbon

Giảm nhẹ tác động của biển đổi khí hậu

Sinh cảnh cho các loài động, thực vật quan trọng

Nuôi thả cá

Sinh cảnh sống cho các loài quý hiếm và

nguy cấp

Thụ phấn, quản lý sinh vật gây

hại và phát tán hạt giống

Hỗ trợ năng suất mùa màng


4.2.3. Giá trị phi sử dụng

Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của VQG thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các hàng hóa dịch vụ do


VQG cung cấp. Nó phản ánh từ nhận thức của con người về sự tồn tại của các giống loài hoặc của HST. Giá trị về dịch vụ ĐDSH và giá trị về ý nghĩa xã hội và văn hóa là các giá trị phi sử dụng. Giá trị phi sử dụng bao gồm giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại.

Giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại: là giá trị nội tại của HST và các thành phần của nó, không phụ thuộc vào khả năng sử dụng của chúng ở hiện tại hay tương lai như tầm quan trọng của văn hóa, thẩm mỹ di sản và tài sản cho thế hệ mai sau.

Trong 24 dịch vụ HST nêu trên của VQG Cát Tiên có 9 dịch vụ HST có giá trị phi sử dụng cụ thể (bảng 4.10).

Bảng 4.10. Các dịch vụ HST có giá trị phi sử dụng


VĂN HÓA



Các phong tục, tập quán và kiến thức của người dân địa phương

Các giá trị về tinh thần

Các phong tục và tập quán văn hóa

Kỹ thuật và kiến thức của người dân bản

địa


Nghiên cứu sáng tào và đào tạo dựa trên thiên nhiên

Chi tiêu cho giải trí và nghiên cứu

Thặng dư tiêu dùng từ du khách

Tầm quan trọng nội tại của hệ động, thực

vật

Các giá trị hiện có trong nước và quốc tế

Tâm linh và cảnh quan đẹp

Di sản và tài sản quốc gia

Hình tượng và điển hình


4.3. Giá trị dịch vụ môi trường rừng của VQG CT

4.3.1. Giá trị cảnh quan (Du lịch sinh thái).

VQG Cát Tiên với đặc thù được thiên nhiên ban tặng, nơi đây có khí hậu


ôn hòa so với các khu vực khác thuộc Đông Nam bộ cũng như các tỉnh duyên hải và miền trung. Đặc biệt, nằm sát với các khu công nghiệp như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai), Cát Tiên là điểm đến được ưu tiên lựa chọn cho những du khách muốn tìm đến sự yên tĩnh và trong lành của thiên nhiên.

Cát Tiên là một trong số rất ít VQG ở Việt Nam có được nhiều danh hiệu cao quý mang tính quốc tế và quốc gia. Năm 2001, Cát Tiên là KDTSQ thứ hai của Việt Nam; năm 2005, hệ đất ngập nước Bàu Sấu của Cát Tiên được xếp hạng trong các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar); năm 2012, Cát Tiên được công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam và hiện nay, hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới đang chờ xét duyệt.

Công tác DLST đã được VQG Cát Tiên thực hiện từ năm 1996. Năm 2001 VQG Cát Tiên thành lập Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Vườn (nay là Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ)[0] nhằm quản lý và khai thác một cách bền vững và có hiệu quả tài nguyên ĐDSH; Kết hợp thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại VQG Cát Tiên.

Trung tâm hiện có 29 cán bộ nhân viên, được phân chia ở 5 bộ phận: lễ tân; hướng dẫn; phục vụ buồng; lái xe, lái xuồng, và kỹ thuật - bảo trì.

4.3.1.1. Phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh DLST

a. Đánh giá chung

Theo số liệu thống kê, nhìn chung số lượt khách và doanh thu năm sau cao hơn năm trước, số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 4.11 và bảng 4.12.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí