Một Số Tác Động Của Du Lịch Đến Môi Trường Tự Nhiên Và Xã Hội


b. Xem xét các Hệ số giới hạn để tính toán giá trị sức chứa thực tế của động Hương Tích. Các yếu tố giới hạn gồm:

+ Hệ số giới hạn về thời tiết (Cf1) - Tại khu vực này có 1 tháng bão lụt, khách không thể vào tham quan động vì mưa lớn, đường núi trơn trượt, không thể đi tham quan được, nên yếu tố thời tiết được cho là yếu tố giới hạn; nên ta có M1 = 30 ngày (01 tháng), Mt = 365 ngày, như vậy: Cf1 =30/365 =0,082 = 8,2%.

+ Hệ số giới hạn trời nắng (Cf2) tại Hương Sơn vào tháng 5,6,7 có khoảng 30 ngày nắng ảnh hưởng đến khách du lịch khoảng 8h mỗi ngày, đây là yếu tố giới hạn ta có M2 = 30*8 = 240 h; Mt = 180 (6 tháng mùa nắng) * 12h = 2160 h

Như vậy: Cf2 =240/2160=0,1111 =11.11 %.

+ Hệ số giới hạn về an toàn về cháy rừng (Cf3) tại Hương Sơn vào tháng 11; 12 có khoảng 20 ngày có báo động mức 5 về nguy cơ cháy rừng trong toàn bộ 6 tháng mùa khô, nhất là dịp giáp tết và đầu mùa hội, du khách đi lễ trong dịp này rất là nhiều với các hoạt động đốt vàng hóa sớ, nướng bánh, gây rủi do rất cao, đây là yếu tố giới hạn, ta có M3 = 20*24 = 480h, Mt = 180*(6 tháng mùa khô) 24 = 4320h

Như vậy: Cf3 =480/4320=0,1111 =11.11 %.

+ Hệ số giới hạn an toàn về dịch vụ đò vận chuyển khách. Số lượng xuồng, đò ở khu DTTC Chùa Hương đa dạng về chủng loại, kích thước...Đò lớn có thể chở tối đa 30 người, đò nhỏ có thể chở tối đa 6 người(cả lái đò), Ta lấy trị số trung bình là 18 người. Nếu số lượng người vượt quá quy định trên 18 người thì dẫn đến phạm vi giới hạn an toàn cho 01 đò là M4 =1, Mt =18 ta có Cf4=1/18=0.0714 = 5,56%.

ERCC TC =PCC. ((100- Cf1)/100) x ((100- Cf2)/100) x ((100- Cf3)/100) x ((100- Cf4)/100) = 12480* 88,89 %* 91,67%* 88,89 % * 94,44% = 8537 người cho

01 ngày

Như vậy số lượng khách tối đa có thể tham quan hang động Hương Tích sẽ là

12480 người cho một ngày

Khả năng chịu tải thực tế của động Hương Tích là 8537 lượt người tham

quan cho 01 ngày.


Nếu tính trung bình trong năm với lượng khách biến động trong phạm vi 1,3 triệu lượt khách là đang nằm trong ngưỡng an toàn, chưa đe dọa đến hệ sinh thái hang động;

Nếu so sánh dựa vào biểu đồ diễn biến lượng khách trong năm thì với các tháng 2, 3, 4, nhất là những ngày khai hội đầu năm (từ mùng 5 đến 16 tháng riêng), mỗi ngày có khoảng 2 vạn lượt khách, ngày cao điểm có thể tới 5 vạn lượt khách đến tham quan, vượt quá sức tải cho phép rất nhiều lần, gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.

(4) Tình hình khai thác các sản phẩm đặc hữu.

Chùa Hương có 3 loại sản phẩm đặc hữu là Chè Củ mài, Mơ Hương tích và rau Sắng chùa Hương là ba món ngon nổi tiếng của vùng Hương Sơn, luôn để lại ấn tượng khó quên với khách du lịch.

Mơ Hương tích, nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của vùng núi đá vôi nên mơ Hương tích nổi tiếng khắp đất Bắc bởi quả to, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước, vị chua nhẹ, thanh mà không gắt. Đặc biệt, mơ Hương tích có tới bốn loại khác nhau, được dân địa phương phân biệt và đặt tên theo mùi vị và mầu sắc, đó là mơ đào, mơ chấm son, mơ bồ hóng và mơ nứa. Dù ăn tươi hay dùng để ngâm rượu, làm xí muội, ô mai... cả bốn loại trên đều cho mùi vị thơm ngon đặc biệt, vừa có tác dụng chữa bệnh đường ruột, mất tiếng, phù thũng, viêm họng... vừa để an thần và giải khát.

Củ mài vỏ đen, ruột trắng, nhìn hơi giống củ khoai lang nhưng to gấp hai, ba lần. Khi nấu chè củ mài, người ta không xắt miếng, cũng không xay hay giã thành bột mà một tay cầm củ, một tay cầm con dao cau thật sắc, thoăn thoắt gạt từng miếng củ thả dần vào nồi nước đường đã đun sôi. Khi chè chín, củ dẻo mềm một cách đặc biệt, vị lại thơm ngon, ngọt mát vô cùng. Giữa lúc dừng chân nghỉ mệt trước khi tiếp tục chuyến hành hương, du khách có thể ghé vào các quán ven đường, gọi chén chè Củ mài và thưởng thức cái thú ẩm thực thanh cảnh nơi cửa Phật.

Bên cạnh mơ Hương tích và củ Mài, rau Sắng là một sản vật đặc biệt khác của Hương Sơn. Là một loại cây thân mộc, ưa ánh sáng, mọc tự nhiên trên những vách núi đá hiểm trở nên rau Sắng được xếp vào hàng nổi tiếng thơm ngon mà lại giàu chất


dinh dưỡng. Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, mùi vị đậm đà nên chỉ cần vài nhánh là đã đủ nấu một bát canh cho bốn người ăn Canh rau sắng có thể nấu với thịt, cá, tôm... nhưng theo khách sành ăn, ngon nhất vẫn là bát canh rau sắng nấu suông, nêm thêm một chút muối cho có vị. Có chậm rãi nhai từng chiếc lá nhỏ, thưởng thức thật kỹ vị ngọt, vị bùi khó tả của rau sắng thì mới hiểu tại sao món ăn này được thực khách gần xa ưu ái đến vậy.

Hiện nay, chỉ có chè Củ mài là sản phẩm đặc hữu được bày bán thông dụng nhất tại các hàng quán trong khu di tích, còn rau Sắng và Mơ Hương Tích thì hầu như rất ít xuất hiện, do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu có 2 nguyên nhân chính sau:

+ Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ khu vực tăng lên khiến cho 2 loài cây này không thể cho thu hoạch đúng mùa vụ, chất lượng và số lượng sản phẩm giảm mạnh.

+ Do giá cả của các sản phẩm này rất đắt nhưng số lượng ít, trong mùa lễ hội thì rau Sắng được đưa từ vùng Yên Bái về, còn mơ thì từ các vùng Sơn La - Mai Châu về, lấy danh tiếng của rau Sắng và mơ Hương tích và được bán ra thị trường với giá rẻ nên các sản phẩm thực sự không cạnh tranh được, mặt khác do lợi nhuận từ công việc gây trồng rau Sắng và mơ Hương tích rất thấp nên không được người dân hưởng ứng.

Hiện tại, các cán bộ BQL RĐD Hương Sơn đã có các dự án nhân giống cây rau Sắng, phục hồi, bảo tồn và phát triển giống mơ Hương tích nhưng chưa thể mở rộng quy mô và phát triển trên toàn địa bàn xã.

4.3.10. Một số tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và xã hội

Hoạt động du lịch đã đưa đến rất nhiều vấn đề cho môi trường sinh thái như:

Hiện tượng ô nhiễm môi trường bởi các hoạt động du lịch chủ yếu như sự rò rỉ nhiên liệu động cơ thuyền du lịch xuống suối Yến, ô nhiễm rác thải rắn do du khách vứt chai lọ đựng đồ uống và bao bì trong khu di tích. Tuy nhiên, các hiện tượng trên đã được các nhân viên vệ sinh môi trường dọn dẹp thường xuyên, mức độ ô nhiễm môi trường chưa đến mức trầm trọng.

Tiếng ồn do giao dịch, trao đổi, các thú vui tự nhiên của con người trong khu di tích trong mùa lễ hội, nhất là khu vực bến Trò, chùa Thiên Trù và trên động Hương Tích cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các loài động vật hoang dã, quần thể dơi và chim


cư trú trong khu vực, nạn săn, bắn, bắt, bẫy các loài động vật hoang dã để bán cho du khách khiến cho số lượng các loại động vật ở trong khu vực ngày càng ít dần đi.

Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng ít nhiều gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.

Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lưu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch.

Ô nhiễm không khí gia tăng do hoạt động vận chuyển hành khách sẽ tác động đến bầu khí quyển, đến đời sống của sinh vật và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra sự di cư đối với nhiều loại động vật nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường không khí.

Sự vận hành của khách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai.

Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ, cây trồng ở các công trình phục vụ du lịch... có thể gây ô nhiễm đất và các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản..

Không những thế, phát triển du lịch thường đi kèm với việc tồn tại và gia tăng các tệ nạn xã hội ở khu vực.


Bảng 4.14: Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai thác Du lịch sinh thái tại DTTC Chùa Hương.

Điểm mạnh

DTTC Chùa Hương được xếp hạng di tích LSVH cấp quốc gia và là khu du lịch chuyên đề của Việt Nam.

Khu vực giàu có về tài nguyên du lịch, tự nhiên, văn hóa, lịch sử và khảo cổ.

Đi lại tương đối dễ dàng từ các địa bàn trong thành phố. Cơ sở hạ tầng đường bộ đến khu vực và trong khu vực này đầy đủ cho phát triển du lịch.

Ở vị trí tương đối trung tâm của các luồng khách du lịch chính ở Việt Nam và các tuyến đường du lịch chính quốc lộ Hồ Chí Minh, quốc lộ 5, tỉnh lộ 32, rất gần các khu du lịch chùa Bái Đính, Cúc Phương tỉnh Ninh Bình, Suối khoáng Kim Bôi hòa Bình, Suối Cá Thần tỉnh Thanh Hóa, cụm du lịch sinh thái Sơn Tây – Ba Vì của thành phố Hà Nội

Có thương hiệu du lịch ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời.

Môi trường hầu như chưa bị ảnh hưởng và có phong cảnh đẹp.

Có nhiều sản phẩm đặc hữu như Chè Củ mài, Mơ Hương Tích,

rau Sắng rất nổi tiếng trong khu vực.

Có hệ thống hành lang pháp lý chặt chẽ và tổ chức bộ máy chuyên sâu.

Điểm yếu

Chưa có đánh giá và chiến lược phát triển DLST tại khu vực.

Thiếu hoặc chưa có các quy định, quy trình và chính sách cho phát triển du lịch du lịch và đầu tư.

Các hoạt động tiếp thị, quảng bá du lịch, hợp tác du lịch còn yếu.

Tình trạng kinh doanh du lịch “ăn xổi ở thì”, “chụp giật”, “ manh mún” đã làm gia tăng các hoạt động kiếm lời thiếu văn hoá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cảnh quan, làm mất dần đi những giá trị có một không hai của khu du lịch

Hầu hết các hoạt động kinh doanh du lịch là tự phát và thiếu quy hoạch dài hạn và điều phối.

Các dịch vụ hỗ trợ du lịch tiêu chuẩn kém như trung tâm thông tin,

nhà hàng, sản vật địa phương và các cơ sở vui chơi giải trí

Thời gian lưu trú tương đối ngắn, tính thời vụ cao. Mức độ chi tiêu du lịch tương đối thấp – ít lựa chọn để du khách tiêu tiền.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa hoàn thiện.

Trình độ phát triển nguồn nhân lực nhìn chung thấp, đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch.

Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch còn hạn chế và du lịch dựa vào cộng đồng còn kém phát triển. Tình trạng môi giới, đeo bám, chặt chém, khách du lịch vẫn còn, các tệ nạn xã hội chưa được xử lý triệt để.


Cơ hội

Khu vực hầu như tránh được việc phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử trong của khu vực.

Địa phương ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững.

Những điểm du lịch đại chúng tập trung ở một vùng của khu di tích, và đến nay chưa tác động đến những điểm nhạy cảm của khu vực. Vẫn còn cơ hội cho việc quản lý hiệu quả khách du lịch đại chúng.

Khu vực này tương đối nhỏ gọn và phát triển du lịch có thể hạn chế ở những khu vực cụ thể trong vùng.

Có cơ hội mở rộng phát triển du lịch ở khu vực mở rộng

Có cơ hội để khai thác du lịch sinh thái phát triển thành cụm du lịch sinh thái Hà Nội – Hòa Bình – Ninh Bình phục vụ cho du khách tham quan, học tập, nghiên cứu .

Thách thức

Nguy cơ ô nhiễm và tác động tiêu cực tiềm tàng đến môi trường hang động trong lúc chưa có hệ thống giám sát;

Thiếu kiếm soát dẫn đến một số loài động vật bị mất sinh cảnh và thu hẹp nơi sống.

Nguy cơ kích thích tiêu thụ và buôn bán các sản phẩm, dẫn đến kích thích khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên;

Các nhà đầu tư thiếu năng lực xây dựng các dự án ảo để tranh chiếm đất đai, tài nguyên.

Nguy cơ xuất hiện các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,......lan truyền đến cộng đồng dân cư đặc biệt là lớp trẻ.

Hoạt động trái phép của cư dân và du khách là hủy hoại, mất mát, xuống cấp, hư hỏng tài nguyên du lịch;

Cơ chế tài chính để phát huy sự tham gia của các bên vào quản lý, khai thác TNDLST.


4.4. Đề xuất chiến lược khai thác tài nguyên DLSTtại khu DTTC Chùa Hương đến năm 2020

4.4.1. Quan điểm chiến lược khai thác tài nguyên DLST tại DTTC Chùa Hương.

a) Tận dụng những ưu thế về tài nguyên của khu vực kết hợp với kinh nghiệm đã có trong việc kinh doanh du lịch tại địa phương để xây dựng và phát triển loại hình DLST trở thành ngành kinh tế, góp phần hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên và văn hóa, cải thiện điều kiện sống và mang lại tiến bộ xã hội cho khu vực.

b) Học tập kinh nghiệm phát triển từ những khu bảo tồn, VQG trong và ngoài nước để phát triển du lục và DLST theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp: có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm, phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế.

c) Phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương, gắn với an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội, khai thác tối ưu lợi thế, các nguồn lực, phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp. Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội, môi trường và bảo tồn thiên nhiên mà du lịch đảm nhận.

4.4.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020

a) Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên du lịch được quản lý theo nguyên tắc bền vững. Bảo tồn các giá trị về đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao nhận thức về bảo tồn giá trị tự nhiên và văn hóa của khu di tích. Đảm bảo việc phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương thông qua khai thác tối đa mọi cơ hội cho người dân một cách có hiệu quả và bình đẳng trong quá trình quản lý, phát triển hoạt động du lịch.

b) Mục tiêu cụ thể:

Phát triển DLST cần đảm bảo quá trình tái tạo thiên nhiên không mang tính thỏa hiệp, chất lượng và số lượng tổng thể của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, lịch sử được duy trì và tôn tạo;


Sản phẩm du lịch có chất lượng cao tạo mức độ hài lòng cao đối với du khách, sản phẩm và các hoạt động du lịch xây dựng được thẩm định và phê duyệt trên cơ sở xác định được thị trường và năng lực điều hành về mặt tài chính lành mạnh;

Tạo cơ hội cho người dân địa phương hưởng lợi từ việc tham gia vào lĩnh vực du lịch trên bình diện lớn hơn, không chỉ các hoạt động dựa vào cộng đồng. Hoạt động này được hỗ trợ thông qua đào tạo theo mục tiêu và những nỗ lực khác để tăng cường việc tiêu thụ hàng hóa và các dịch vụ tại chỗ theo nhu cầu của du lịch diện rộng, kể cả những cơ hội việc làm trực tiếp;

Các hoạt động kinh doanh du lịch thương mại phải trực tiếp giải quyết vấn đề việc làm và tham gia hoạt động thương mại của cư dân địa phương. Lợi nhuận của các đơn vị cung cấp dịch vụ phải có sự chia sẻ bình đẳng lợi ích và các chi phí giữa các bên liên quan và các nhóm bị ảnh hưởng;

Nghiên cứu, đánh giá, sử dụng hợp lý những giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của khu di tích và không được làm giảm hoặc mất đi các giá trị này. Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên phải được hỗ trợ thông qua nỗ lực giáo dục, thông tin và tuyên truyền nâng cao nhận thức được các dự án phát triển và đơn vị hoạt động du lịch gắn kết và hỗ trợ.

* Dự báo về lượng du khách đến 2020:

Kết hợp với số liệu của Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn dự báo số lượng khách tham quan và phân khúc thị trường khách quốc tế và khách nội địa giai đoạn 2013 - 2020 theo bảng sau:

Bảng 4.15: Dự báo lượng khách của khu DTTC Chùa Hương giai đoạn 2013-2020


Thị trường khách và dự báo

"2011"

"2013"

"2015"

"2020"

Dự báo tỷ lệ tăng trưởng


3%

5%

6%

Tổng khách quốc tế

20.962

21.591

22.671

24.031

Tổng khách nội địa

1.360.082

1.400.884

1.470.928

1.559.184

Tổng lượng khách

1.381.044

1.422.475

1.493.599

1.583.215

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 11

Giai đoạn 2013 - 2015: Cải thiện các điểm du lịch hiện có để đảm bảo tác động bền vững và nâng cao thu nhập, khả năng tạo nguồn thu. Đa dạng các cơ sở dịch vụ và

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí