Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Tại Nghệ An


Do hạ tầng cơ sở được phát triển nhanh, đồng bộ, Nghệ An có điều kiện tương đối thuận lợi để khai thác các thế mạnh để phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có du lịch. Nổi bật nhất là việc có đầy đủ các phương tiện giao thông chính từ hàng không, đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển kết nối với các trục tuyến quốc gia, quốc tế. Vùng duyên hải Nghệ An lại nằm rất gần các trục hạ tầng quốc gia nên khách du lịch trong, ngoài nước có thể dễ dàng tiếp cận các địa điểm du lịch biển, đảo của Nghệ An với chi phí rẻ, thời gian ngắn. Đồng thời, hệ thống hạ tầng năng lượng, viễn thông, cấp thoát nước, đô thị tại các vùng duyên hải được quan tâm phát triển đồng bộ, qua đó đáp ứng khá đầy đủ những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của khách du lịch.

Bên cạnh những phát triển vượt bậc nêu trên, thực tế vẫn tồn tại một số bất cập. Mặc dù phát triển về số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều hệ thống cũ, xuống cấp chưa có kinh phí để xử lý. Việc phát triển hạ tầng mới tập trung chủ yếu cho các vùng duyên hải, đô thị. Nhiều dự án đầu tư có tiến độ kéo dài do thủ tục, giải phóng mặt bằng… Đây là những vấn đề mà Nghệ An cần phải ưu tiên giải quyết để nâng chất lượng phục vụ du khách lên một tầm cao mới.

3.1.5. Điều kiện môi trường luật lệ, chính sách

Trong thực tế, nhiều chủ trương, chính sách phát triển du lịch được Nghệ An ban hành và triển khai thực hiện từ rất sớm. Ví dụ Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV năm 2002 đã ra Nghị quyết 12-NQ/TU có mục tiêu "đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, phấn đấu đưa Nghệ An thành trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh".Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã tái khẳng định chiến lược phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã ra Nghị quyết số 01/NQ quán triệt chủ trương "xây dựng ngành du lịch Nghệ An có bước phát triển nhanh, toàn diện hơn, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của du lịch sẵn có củatỉnh". Gần đây, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với quy hoạch phát triển du lịch biển đảo đã được


phê duyệt. Trong các chủ trương, chính sách nói trên, do nhận thức được thế mạnh của bản thân, Nghệ An đã sớm khẳng định phát triển du lịch biển, đảo là hoạt động mũi nhọn, là nền tảng để đạt được các mục tiêu phát triển du lịch toàn tỉnh. Ví dụ Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 được phê duyệt vào năm 2009 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch biển, đảo trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của tỉnh, phát triển kinh tế biển cũng như phát triển du lịch nói chung.

Để thực hiện các chủ trương trên đây, UBND tỉnh đã xây dựng chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch cùng nhiều quyết định, chỉ thị và văn bản chỉ đạo triển khai.Về cơ bản, các hoạt động đầu tư, phát triển, kinh doanh, hợp tác du lịch đều được tỉnh tạo điều kiện hết sức thuận lợi về cơ chế, thủ tục. Đồng thời, các sở, ngành liên quan được phân công nhiệm vụ tổ chức, thực hiện cụ thể. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai chương trình hành động cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành, lãnh đạo các huyện, thành thị và giám đốc một số doanh nghiệp du lịch lớn trên địa bàn. Việc quán triệt chủ trương còn được phổ biến đến cán bộ tất cả các cấp. Công tác tuyên truyền du lịch được đưa đến mọi tầng lớp nhân dân. Chính quyền các cấp, đặc biệt ở những địa bàn có nhiều địa điểm du lịch, cũng rất tích cực trong xây dựng chương trình hành động, kế hoạch phát triển du lịch, thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch cho địa phương do mình quản lý.

Như vậy, có thể kết luận rằng môi trường luật lệ, chính sách để phát triển du lịch nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng của Nghệ An là hết sức thuận lợi. Thành công hay thất bại hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình triển khai thực hiện.

3.1.6. Điều kiện cầu thị trường

Nghệ An mặc dù có khá nhiều các lợi thế về du lịch biển, đảo như đã phân tích trên đây nhưng không có lợi thế, nhất là về mặt tự nhiên, thật sự đặc sắc, có thể tạo dấu ấn sâu đậm và tạo nên một biểu trưng về du lịch cho Việt Nam. Chính vì thế, nhận biết của cầu thị trường, nhất là thị trường khách quốc tế, đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An nói chung còn mờ nhạt. Nếu có thì cũng chỉ cầu nội địa, nhất là ở phía Bắc, và bộ phận dân cư quê Nghệ An là có hiểu biết tương đối về du lịch biển, đảo của Nghệ An.


Đối với thị trường khách quốc tế, Nghệ An nằm cạnh ngay Lào và khá gần Thái Lan, Trung Quốc. Đặc biệt, nhiều địa phương của Lào, Thái Lan và Trung Quốc không có biển nên nhu cầu đối với du lịch biển, đảo là khá lớn. Trở ngại để khai thác nguồn khách này chủ yếu do vấn đề thủ tục đi đường, điều kiện giao thông và thông tin về du lịch biển, đảo của Nghệ An. Bên cạnh đó, Nghệ An nằm tương đối gần Hà Nội là thành phố có khá nhiều người nước ngoài. Ngoài khách du lịch thì một số lượng tương đối lớn tới Hà Nội để sống, làm việc, làm ăn kinh doanh dài hạn. Những đối tượng này cũng có nhu cầu khám phá, thăm viếng các địa danh trong cả nước khi lưu trú ở Việt Nam. Bên cạnh những nguồn khách này thì một bộ phận khách quốc tế có thể cũng quan tâm đến du lịch biển, đảo của Nghệ An là những Việt kiều sống ở nước ngoài, nhất là ở Đông Âu, có quê ở Nghệ An. Tuy nhiên, như đã đề cập trên đây, do công tác chuẩn bị từ phía cung chưa tốt nên nhận biết của cầu thị trường khách quốc tế này về du lịch biển, đảo của Nghệ An còn khá mờ nhạt.

Đối với thị trường khách trong nước, Nghệ An nằm tương đối gần Hà Nội. Giao thông từ Hà Nội tới Nghệ An khá thuận lợi và ngày càng hoàn thiện. Hà Nội là thành phố có dân số lớn (khoảng 7 triệu người) và thu nhập cao (khoảng 50 triệu VNĐ/người/năm), nhất miền Bắc. Nơi đây cũng tập trung các cơ quan trung ương, nhiều tổ chức quốc tế lớn và rất nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước. Nhu cầu đối với các loại hình du lịch, nhất là du lịch biển, đảo từ thị trường này là hết sức lớn và có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh Hà Nội, chính cư dân Nghệ An cũng là một nguồn khách quan trọng. Như đã đề cập trước đây, thu nhập của các tầng lớp dân cư của Nghệ An được cải thiện đã tạo ra thêm nhu cầu đối với du lịch. Ngoài ra, người dân gốc xứ Nghệ tại các tỉnh, thành trong cả nước cũng là một nguồn cầu giá trị. Cộng đồng này tương đối thành công, có dân số khá đông, phân bố khắp cả nước, trong đó tập trung nhiều ở những trung tâm kinh tế, hành chính lớn của đất nước. Việc kết hợp thăm quê, gia đình, họ hàng… và đi du lịch là khá phổ biến trong bộ phận dân số này. Hiểu biết của những nguồn cầu này về đặc điểm du lịch biển, đảo Nghệ An là tương đối rõ ràng. Cụ thể, du lịch biển, đảo của Nghệ An thường được


những thị trường này định vị thuộc loại hình nghỉ dưỡng, giải trí cơ bản. Ngoài những nguồn cầu nội địa kể trên thì người dân ở những địa phương lân cận và những địa phương khác trong cả nước cũng có những nhu cầu nhất định đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An. Tuy nhiên, quy mô cầu từ những khách hàng này là không lớn do bất lợi về chi phí, thời gian đi đường cũng nhưsự tương đồng của du lịch biển, đảo Nghệ An với địa phương họ. Hiểu biết của những thị trường này về du lịch biển, đảo của Nghệ An cũng mờ nhạt.

Tóm lại, cầu thị trường đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An tập trung chủ yếu ở Hà Nội và chính Nghệ An. Trong nhận thức của những nguồn cầu chủ chốt này, du lịch biển, đảo của Nghệ An được xác định thuộc loại hình nghỉ dưỡng, giải trí cơ bản. Cầu từ các nguồn khách quốc tế cũng như khách nội địa khác mới ở dạng tiềm năng. Để khơi thông được những nguồn cầu tiềm năng này cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của thị trường, đồng thời giải quyết các vướng mắc liên quan đến thủ tục và điều kiện di chuyển.

3.2. Thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An

Du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động, từ kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách đến kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch… Du lịch còn là ngành kinh tế tổng hợp có sự tham gia của rất nhiều ngành, nghề kinh tế khác nhau. Vì thế, đánh giá chính xác tình hình phát triển du lịch biển, đảo của Nghệ An cần dựa trên rất nhiều tiêu chí. Chúng không chỉ giới hạn ở những chỉ số đo lường trực tiếp kết quả hoạt động du lịch (như doanh thu, số khách, thu nhập, việc làm…) hoặc sự mở rộng của năng lực cung ứng du lịch (điều kiện hạ tầng, số cơ sở dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…) mà còn cần có sự liên hệ với những ngành, khu vực kinh tế có liên quan.

Các quy hoạch, đề án và báo cáo của Nghệ An về du lịch nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng đều có nội dung tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển. Nhìn chung, những nội dung này là tương đối toàn diện, đầy đủ, chính xác. Để góp phần làm sâu sắc thêm những tổng kết, đánh giá này, những phân tích tiếp theo đây sẽ ưu tiên mục tiêu tìm ra nguyên nhân, lý do đằng sau thực trạng, đồng thời đánh giá, xem xét lại kết quả một số tiêu chí.


3.2.1. Kết quả hoạt động du lịch

3.2.1.1. Lượng khách

Bảng 3.1 dưới đây thể hiện lượng khách du lịch đến các địa phương vùng ven biển tỉnh Nghệ An trong thời kỳ 2002-2013. Hơn một thập kỷ qua, lượng khách du lịch đến các vùng ven biển Nghệ An đã không ngừng tăng với tốc độ cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Trong giai đoạn 2002-2013, tốc độ tăng trưởng khách hàng năm là 16%, cao hơn so với con số tương ứng của cả nước là 9,75%. Tổng lượt khách du lịch biển, đảo Nghệ An từ mức hơn nửa triệu lượt năm 2002 đã lên tới 3,2 triệu lượt năm 2013. Khách du lịch tới vùng ven biển Nghệ An chủ yếu là khách trong nước, bình quân thời kỳ 2002-2013 chiếm gần 97%.

Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến các vùng ven biển tỉnh Nghệ An1

Đơn vị tính: Lượt khách


Năm

Tổng lượt khách

Khách quốc tế

Khách nội địa

2002

651.193

16.504

634.689

2003

774.636

14.624

760.012

2004

1.065.134

20.169

1.044.965

2005

1.396.142

38.747

1.357.395

2006

1.563.307

43.949

1.519.358

2007

1.880.456

64.717

1.815.739

2008

2.152.544

78.477

2.074.067

2009

2.377.225

80.391

2.296.834

2010

2.740.333

98.285

2.642.048

2011

2.954.103

97.820

2.856.283

2012

3.073.102

97.725

2.975.377

2013

3.200.000

98.000

3.102.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 9

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An


1Tổng lượt khách du lịch từng loại tới Nghệ An được tính toán bằng cách cộng dồn số lượt khách từng loại tới từng địa phương của Nghệ An. Vì thế, những con số tổng cộng này có thể khác với con số tương ứng trong các báo cáo của Tổng cục Du lịch. Vì lý do này, những so sánh giữa Nghệ An với các địa phương khác cũng như với cả nước chỉ dựa vào các số tương đối hoặc tỷ lệ tăng trưởng.


Khách quốc tế mặc dù còn khiêm tốn nhưng có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong thời kỳ 2002-2013 (bình quân 20,5%/năm), cao hơn khá nhiều so với mức tăng chung của cả nước (11,7%). Chính vì vậy, tỷ trọng khách quốc tế trên tổng số khách đã đi từ mức 2% đầu những năm 2000 lên trên 3% gần đây. Tỷ trọng này là quá thấp so với mức chung cả nước là gần 20% trong giai đoạn 2000-2013. Nguồn khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ thị trường Đông Nam Á (trên 60%), ngoài ra là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước châu Âu, châu Mỹ nhưng chưa nhiều. Việc có ít du khách quốc tế, đặc biệt từ những nước giàu, chứng tỏ du lịch biển, đảo Nghệ An vẫn chưa có đủ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy chưa trở thành một điểm đến hấp dẫn trong con mắt du khách quốc tế. Do đó, so với những địa điểm du lịch biển, đảo hàng đầu của Việt Nam như Hạ Long, Nha Trang… thì Nghệ An còn tụt hạng hơn nữa về chỉ tiêu khách quốc tế.

Khách trong nước trưởng bình quân 15,9% giai đoạn 2002-2014, cao hơn so với mức tương ứng toàn quốc là 9,63%, từ mức dưới 1 triệu lượt đầu thế kỷ 21 lên tới hơn 3 triệu lượt năm 2013. Trong số khách nội địa thì phần lớn đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc (50- 55%). Số còn lại là khách nội tỉnh, khách từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Như đã phân tích trước đây, khách từ các địa phương phía Nam chủ yếu là người dân có quê quán Nghệ An kết hợp công việc hoặc về thăm quê với du lịch. Vì vậy, có thể nhận định rằng khách nội địa đến du lịch biển, đảo tại Nghệ An chủ yếu do cự ly, điều kiện đi lại thuận tiện hoặc có những mối liên hệ thân tộc, quê quán với Nghệ An.

Khách du lịch biển, đảo Nghệ An chủ yếu đến Vinh và Cửa Lò, biểu hiện rất rõ trong Biểu đồ 3.1. Nguyên nhân chính của thực tế này là Vinh, Cửa Lò có điều kiện đi lại tương đối thuận lợi và có hệ thống cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, đáp ứng được mọi nhu cầu thiết yếu của du khách. Đây cũng là những đầu nút giao thông của toàn tỉnh. Do vậy trước khi khi đi thăm một số thắng cảnh, di tích ở địa phương khác, khách du lịch cũng thường dừng chân nghỉ tại Vinh hoặc Cửa Lò. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở nhiều địa điểm du lịch ven biển mới, tỷ trọng khách tới các huyện ven biển khác của Nghệ An


đã không ngừng tăng nhanh. Cụ thể, tỷ trọng khách tới Cửa Lò khá ổn định, dao động quanh mức 43%-45% thời kỳ 2002-2012. Trong khi đó tỷ trọng khách du lịch tới Vinh có xu hướng giảm dần, từ mức 54% năm 2002 xuống còn 42% gần đây. Số giảm của Vinh tương ứng với số tăng lên ở các huyện ven biển khác.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

0.64

2.96 3.00 4.60

7.09

7.61

10.98 11.45

12.11 12.68

14.63

44.79 43.94 42.62 45.19

45.00 44.18

43.31

48.11 48.45 46.40 43.36

42.89 43.15 42.06

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


Vinh Cửa Lò Huyện khác

Đơn vị tính: %



45.72

42.95

45.93

42.23






















53.64

54.08

51.07

53.17


Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng khách du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An [7]

3.2.1.2. Số ngày nghỉ của khách

Số ngày nghỉ bình quân của du khách tại các địa phương của Nghệ An nhìn chung là ngắn, trung bình 1,6 ngày trong thời kỳ 2002-2013 và tương đối ổn định. Không có nhiều sự khác biệt giữa số ngày nghỉ của khách nội địa và khách quốc tế. Biểu đồ 3.2 thể hiện rất rõ những chi tiết này. Điều này cho thấy thời gian lưu trú của khách du lịch tại một điểm đến du lịch của Nghệ An là tương đối ngắn. Nếu lưu trú ở Nghệ An dài hơn thì du khách thường kết hợp thăm viếng nhiều địa điểm khác nhau, ví dụ Vinh và Cửa Lò. Số liệu cũng cho thấy khách tới Cửa Lò lưu trú dài hơn một chút so với khách nghỉ tại Vinh và các huyện còn lại. Cùng với tình hình lượng khách, thực tế này càng chứng minh thêm sự hấp dẫn của Cửa Lò tăng tương đối so với Vinh.


Đơn vị tính: ngày


2.00

1.80

1.60

1.40

1.20

1.00

0.80

0.60

0.40

0.20

0.00

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

Số ngày nghỉ bình quân

Số ngày nghỉ bình quân của khách quốc tế Số ngày nghỉ bình quân của khách nội địa

Biểu đồ 3.2. Số ngày nghỉ bình quân của khách du lịch biển, đảo Nghệ An

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An [7]

3.2.1.3. Doanh thu du lịch

Đơn vị tính: Tỷ đồng


2500

2000

2.093

1500

1.558

1.341

1000

1.004

687

779

500

533

354

410

132

155

229

0

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

Biểu đồ 3.3: Doanh thu từ du lịch biển, đảo của Nghệ An

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An [7]

Ngày đăng: 05/03/2023