Mặc dù nhìn tổng thể thì hình ảnh du lịch Nghệ An đã có sự chuyển biến rất tích cực nhưng một số tiêu cực vẫn chưa được xử lý triệt để. Nạn “chặt chém”, mất vệ sinh, ăn xin, chèo kéo, xây dựng không theo quy hoạch, kinh doanh buôn bán lộn xộn… vẫn tồn tại dai dẳng đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh du lịch biển, đảo của tỉnh. Ngoài ra, do điều kiện tài chính còn hạn hẹp nên các hoạt động quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng hình ảnh du lịch biển, đảo Nghệ An cũng gặp những khó khăn nhất định.
3.2.4. Đầu tư phát triển du lịch biển, đảo
Trong những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm thu hút đầu tưvào phát triển du lịch. Đây được coi là một hướng đi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Ví dụ Nghệ An cam kết dành nhiều ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với những chính sách hỗ trợ cụ thể về thủ tục, xúc tiến đầu tư, san lấp giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông trục chính, ưu đãi về giá cho thuê đất… Đặc biệt, hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển đảo được ngành du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý và tổ chức triển khai theo đúng các quy hoạch đã được thông qua. Do vậy, du lịch nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng của Nghệ An đã phát triển tương đối đúng với định hướng đề ra.
Ưu tiên của Nghệ An hiện nay là xây dựng, phát triển các khu du lịch chất lượng cao quy mô lớn nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của Nghệ An về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Mục đích hướng tới là tạo ra các điểm nhấn sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, độc đáo của du lịch Nghệ An và cả miền Trung, đáp ứng nhu cầu tắm biển, tham quan nghỉ dưỡng của du khách. Tỉnh cũng kêu gọi đầu tư vào một số dự án xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ mua sắm, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí, các trò chơi dưới nước... nhằm tạo nên những cụm du lịch hoàn chỉnh, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Về không gian đầu tư, Nghệ An định hướng phát triển du lịch dọc theo quốc lộ 1A trong đó tập trung vào Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu.
Đơn vị tính : tỷ đồng
4000
3.468
3500
3000
2.610
2500
2.141
1.952
2000
1.753
1.884
1500
1.211
1.278
984
1000
634
715
500
424
0
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 3.8: Đầu tư cho du lịch biển, đảo của Nghệ An
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An
Nhờ vậy, tổng vốn đầu tư cho du lịch biển thời gian qua tăng khá nhanh, thể hiện rất rõ ở Biểu đồ 3.8. Đầu những năm 2000, tổng đầu tư cho biển, đảo mới khoảng 400 tỷ Đồng thì đến năm 2013 đã đạt gần 3500 tỷ Đồng.
Trong thực tế, ngoài các nguồn vốn đầu tư trong nước, Nghệ An cũng đã thu được một số kết quả trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển, đảo. Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước, bên cạnh nguồn vốn quốc gia (ví dụ từ chương trình quốc gia về phát triển du lịch), nguồn vốn dân doanh và từ ngân sách tỉnh ngày càng có vai trò to lớn hơn.
Các nguồn vốn đầu tư phát triển được sử dụng cho rất nhiều mục đích. Trong khi các nguồn vốn từ ngân sách thường được ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản, xây dựng, tu bổ, nâng cấp các di tích, nâng cao trình độ cán bộ, nhân lực… thì nguồn vốn đầu tư tư nhân hay được hút vào những dự án kinh doanh có lợi nhuận như phát triển cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại…
Đơn vị tính: %
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
0.83
1.28 2.19 1.99 1.72 2.11
22.81 24.38
27.09
28.62
29.37
24.15
64.17 71.25
73.17
62.00 62.42 60.20
26.33
45.37 43.94
41.12
40.01
34.18
49.52
35.01
27.47
24.63
36.01 35.86 37.69
31.82
31.68 31.79
31.36
36.46
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Vinh Cửa Lò Huyện khác
Biểu đồ 3.9: Tỷ trọng đầu tư vào du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An
Nghệ An cũng khá thành công trong việc thu hút đầu tư vào những địa bàn mới. Từ năm 2007 trở về trước, vốn đầu tư vào du lịch biển, đảo chủ yếu tập trung ở Vinh, Cửa Lò thì thời gian gần đây đã mở rộng sang rất nhanh các huyện ven biển khác. Chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch biển, đảo giờ đã phát huy tác dụng tới tất cả các địa điểm duyên hải. Biểu đồ 3.9 cho thấy rất rõ thành tựu này. Cụ thể, tỷ trọng đầu tư vào du lịch tại các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu mới chỉ đạt dưới 2% trước năm 2007 đã vọt lên 23% năm 2008 và gần đây gần 30%.
Do có sự đầu tư đúng hướng mà hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, cơ sở hạ tầng du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý… đã phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Các khu du lịch đã trở nên khang trang, hấp dẫn hơn, đáp ứng được nhiều đối tượng du khách. Tuy nhiên các dự án đầu tư vào Nghệ An về du lịch mới chỉ đang tập trung nhiều vào xây dựng các cơ sở lưu trú với thứ hạng bình thường. Nghệ An còn thiếu nhiều các khu du lịch có chất lượng cao.
3.2.5. Cơ sở hạ tầng du lịch
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Xuất phát gần như từ con số không, giờ đây Nghệ An đã có hệ thống khá hoàn thiện, đầy đủ hệ thống phòng ốc lưu trú, nhà hàng, phương tiện giao thông, cơ sở vui chơi giải trí… Nhờ đó, Nghệ An có thể đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu của
du khách. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng du lịch về cơ bản mới đáp ứng được đối tượng du khách bình dân. Khách quốc tế và khách trong nước có thu nhập cao còn có ít lựa chọn khi tới Nghệ An. Tình hình phát triển một số loại hình cơ sở hạ tầng du lịch chính được phân tích dưới đây.
3.2.3.1. Cơ sở lưutrú
Các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn có bước tiến vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, góp phần làm thay đổi bộ mặt của nhiều điểm đến du lịch. Tính đến hết năm 2013, Nghệ An đã có hơn 600 khách sạn, nhà nghỉ với hơn 13.000 phòng,
25.000 giường. Bảng 3.3 thể hiện chi tiết những thay đổi về hạ tầng cơ sở lưu trú từ năm 2002 tới nay. Theo đó, mức tăng trưởng bình quân hàng năm số cơ sở lưu trú thời kỳ 2002-2013 đạt tới 17.6%. Nhiều khách sạn đạt tiêu chẩn quốc tế 3, 4 sao. Một sốkhu nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư xây dựng như Bãi Lữ resort (Nghi Lộc), Sài Gòn - Kim Liên resort (Cửa Lò), Sen Vàng resort (Diễn Châu) bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế và khách trong nước có thu nhập cao. Ngoài ra, khách sạn 5 sao đầu tiên Mường Thanh - Sông Lam với quy mô 384 phòng ngủ và tổng vốn đầu tư trên 450 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giữa năm 2013. Nhiều cơ sở lưu trú được xây dựng với hệ thống các dịch vụ bổ sung khá đồng bộ như bể bơi sân quần vợt, phòng tập thể thao, chăm sóc sức khỏe, phòng hội nghị…
Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú vùng ven biển Nghệ An
Số cơ sở lưu trú | Số phòng | Số giường | |
2002 | 113 | 2.885 | 5.906 |
2003 | 189 | 4.658 | 9.605 |
2004 | 241 | 5.602 | 11.747 |
2005 | 281 | 6.790 | 13.823 |
2006 | 313 | 7.544 | 15.312 |
2007 | 325 | 7.844 | 15.821 |
2008 | 395 | 9.123 | 18.067 |
2009 | 439 | 9.808 | 19.199 |
2010 | 453 | 10.383 | 19.971 |
2011 | 506 | 11.448 | 21.989 |
2012 | 573 | 12.774 | 23.872 |
2013 | 608 | 13.713 | 25.280 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Lợi Thế Và Bất Lợi Về Điều Kiện Tự Nhiên Cho Phát Triển Du Lịch Biển Đảo
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Tại Nghệ An
- Tỷ Trọng Đóng Góp Của Các Địa Phương Vào Tổng Doanh Thu Du Lịch Biển,
- Tạo Môi Trường Kinh Doanh Cho Các Doanh Nghiệp Du Lịch
- Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Du Lịch Biển, Đảo Nghệ An*
- Về Các Tài Nguyên Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An
Phát triển cơ sở lưu trú du lịch biển, đảo ở Nghệ An trong thời gian qua diễn ra mạnh mẽ nhất ở các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu, thể hiện ở Biểu đồ
3.10. Nhờ đó, số cơ sở lưu trú ở những huyện này so với toàn tỉnh mới chiếm 4,42% năm 2002 đã lên tới 34,4% năm 2013. Những thay đổi này khá tương đồng với tình hình thu hút vốn đầu tư vào các địa bàn của tỉnh Nghệ An như phân tích trên đây.
Đơn vị tính: %
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
4.42
6.88
9.54
10.32 10.22 10.46
22.03
27.33
29.14 30.04 30.89
34.38
62.83
70.90
70.95
67.26
64.22
63.08
54.18
49.20
47.68 46.25 43.46
40.95
32.74
22.22
19.50
22.42
25.56
26.46
23.80
23.46 23.18 23.72
25.65
24.67
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Vinh Cửa Lò Huyện khác
Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng cơ sở lưu trú theo địa phương
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An
Tuy nhiên, như đã đề cập trên đây thì chất lượng của cơ sở hạ tầng mới phần lớn chỉ đáp ứng được du khách phổ thông. Số cơ sở đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế còn thấp. Ngoài ra, nếu khách du lịch có nhu cầu cao, đi theo đoàn với số lượng lớn thì các cơ sở lưu trú chưa thể đáp ứng hết.
3.2.3.2. Cơ sở dịch vụ ăn uống
Giống các địa phương khác trong cả nước, cơ sở dịch vụ ăn uống tại Nghệ An được xác định gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm giải khát, bar… Thời gian gầy đây, một số nhà hàng được đầu tư với quy mô khá lớn, có nhiều món ăn đặc sắc được khách du lịch ưa chuộng… Thành phố Vinh đã hình thành phố ẩm thực đêm để phục vụ du khách. Cửa Lò cùng nhiều bãi tắm khác cũng xuất hiện vô số các cơ sở kinh doanh ăn uống. Tuy vậy, các cơ sở có chất lượng cao chưa nhiều và thường
nằm trong các khách sạn cao cấp. Còn lại phần lớn là các cơ sở chất lượng bình dân phân bổ rộng khắp các địa điểm du lịch.
Hoạt động của các cơ sở dịch vụ ăn uống cũng mang đặc điểm mùa vụ rõ rệt, phát triển mạnh nhất vào mùa nóng, dịp lễ hội… Nhìn chung sản phẩm dịch vụ ăn uống của Nghệ An còn mang tính bình dân, chưa có nhiều các dịch vụ chất lượng cao, còn đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa thực sự gắn kết sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm du lịch. Công tác quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa mạnh nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế. Ngoài ra, do thiếu đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực xứ Nghệ nên Nghệ An vẫn chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng của ẩm thực địa phương. Bất chấp những hạn chế này, doanh thu từ dịch vụ ăn uống vẫn mang lại hiệu quả cao và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu dịch vụ du lịch. Kết quả này có lẽ do thực tế khách quan là cùng với lưu trú, đi lại thì ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của du khách khi đi du lịch.
3.2.3.3. Phương tiện vận chuyển khách du lịch
Hệ thống phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao đáng kể. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch, nhưng tập trung đông nhất tại Vinh và Cửa Lò. Đến nay, có 5 doanh nghiệp kinh doanh taxi với tổng số trên 400 đầu xe taxi các loại. Ngoài giao thông trong nội bộ địa bàn, một số doanh nghiệp còn cung ứng phương tiện vận chuyển đường dài cao cấp, qua đó góp phần giải quyết khá tốt nhu cầu đi lại của du khách.
Tuy nhiên, chất lượng của các phương tiện vận tải nhìn chung chưa cao và mới tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Những nơi khác còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ lái xe chỉ mới đáp ứng yêu cầu trình độ phục vụ khách du lịch nội địa. Số lái xe có đủ trình độ ngoại ngữ và tác phong chuyên nghiệp có thể phục vụ khách du lịch quốc tế, khách thu nhập cao chưa nhiều.
3.2.3.4. Cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí
Hàng năm, ngoài kinh phí ngân sách, tỉnh còn huy động được hàngtỉ đồng từ nguồn đóng góp hỗ trợ thông qua chương trình xã hội hóa để đầu tư cho việc trùng
tu tôn tạo. Một số công trình có quy mô như quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ, đền thờ vua Quang Trung, chùa Đảo Ngưđã hoàn thành đưa vào hoạt động. Dự án bảo tồn tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên hoàn thành giai đoạn một và đang đề nghị công nhận là khu di tích lịch sử của quốc gia. Các di tích khu miếu mộ vua Mai, đền Cuông, đền Cờn, đền Quả, đền Hoàng Mười… được trùng tu nâng cấp trở thành những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Nhiều dự án khác đang triển khai như: khu di tích lịch sử Truông Bồn, khu tưởng niệm liệt sỹ Xô Viết
- Nghệ Tĩnh, khu lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, chùa Đại Tuệ…
Các khu vui chơi giải trí quy mô lớn được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp như: Công viên Trung tâm thành phố Vinh; sân gôn 18 lỗ Cửa Lò; Công viên Nguyễn Tất Thành; Công viên Hoa Cúc biển Cửa Lò… để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách và nhân dân. Thị xã Cửa Lò phát triển thêm dịch vụ ô tô điện, xe đạp lôi nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, đi lại của khách du lịch. Nhiều điểm tham quan, du lịch trong tỉnh xây dựng được hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí cho khách du lịch chỉ mới tập trung vào loại hình tại các công viên công cộng, các dịch vụ văn nghệ, thể thao… nhưng số lượng chưa nhiều, chất lượng còn hạn chế, nhiều khu vực, điểm tham quan chưa có các dịch vụ này nên đã ảnh hưởng đến việc truyền truyền thu hút khách du lịch, cũng như kéo dài ngày tham quan của khách.
3.2.3.5. Các cơ sở phi vật thể
Công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể được triển khai tích cực. Có 24 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, trong đó một số lễ hội đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến với Nghệ An như lễ hội làng Sen, lễ hội vua Mai, Hang Bua, đền Cờn, đền Cuông, lễhội du lịch biển Cửa Lò… Trung tâm bảo tồn và phát huy dân ca xứ Nghệ được thành lập, nhiều mô hình câu lạc bộ dân ca, dân vũ quần chúng tại các địa phương hoạt động khá hiệu quả, tạo tiền đề cho việc xây dưng các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.
3.2.6. Quản lý nhà nước
Ngoài chủ trương đúng đắn, những thành tựu trong phát triển du lịch, biển đảo nói trên còn có phần đóng góp hết sức quan trọng của quá trình thực thi, quản lý nhà nước. Tình hình công tác quản lý nhà nước có thể được đánh giá ở một số mặt chủ yếu sau đây.
3.2.6.1. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Về mặt tổ chức hành chính, quan hệ phối hợp giữa các ngành, các địa phương được củng cố chặt chẽ nhằm xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động du lịch. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến các huyện, thành, thị được củng cố, đồng thời phân công, phân cấp rõ ràng hơn. Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh do một phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan đã được thành lập. Ban này đã tham gia xây dựng nhiều chương trình, đề án phát triển du lịch quan trọng của tỉnh; giám sát, đánh giá sát sao tình hình, kịp thời chấn chỉnh yếu kém và giải quyết vướng mắc phát sinh; kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các ngành, các huyện, thành thị.
Nhiều địa phương đã sắp xếp cán bộ, công chức được đào tạo theo đúng chuyên ngành để chuyên trách theo dõi tham mưu về lĩnh vực du lịch. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức được quan tâm tạo điều kiện, nhờ đó hầu hết được đào tạo bồi dưỡng kiến thức chính trị, an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học ở trong và ngoài nước.
3.2.6.2. Quy hoạch phát triển du lịch
Về quy hoạch, công tác quy hoạch phát triển du lịch gắn với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội được coi trọng. Năm 2009, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020. Nhiều dự án đầu tư du lịch đã được hưởng các chính sách ưu đãi khuyến khích như các khu công nghiệp của tỉnh. Từ 2007, lĩnh vực du lịch được đưa vào danh mục hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm góp phần thu hút hơn nữa các dự án đầu tư vào du lịch. Hàng loạt quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch được phê duyệt để lập các dự án kêu gọi đầu tư.