Tạo Môi Trường Kinh Doanh Cho Các Doanh Nghiệp Du Lịch


Công tác quy hoạch du lịch cả tỉnh nói chung, vùng biển nói riêng đã được các cấp chú trọng. Một số khu du lịch biển đã được quy hoạch như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển thị xã Cửa Lò cùng với quy hoạch chi tiết các cụm công viên, khu vui chơi, giải trí, du lịch dọc theo bờ biển thị xã Cửa Lò; Quy hoạch chung và quy hoạch phát triển các cụm du lịch Vinh và Nam Đàn; Quy hoạch chi tiết du lịch biển Quỳnh thuộc huyện Quỳnh Lưu; Quy hoạch chi tiết trung tâm du lịch biển Diễn Thành (Diễn Châu); Quy hoạch chi tiết khu du lịch núi Rồng - Nghi Thiết thuộc huyện Nghi Lộc, bao gồm các xã dọc bờ biển từ Nghi Yên đến Nghi Thiết; Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án khu dân cư, du lịch, dịch vụ Cửa Cờn tại xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu…

Công tác qui hoạch đã góp phần bảo vệ tài nguyên và không gian du lịch biển cũng như định hướng đầu tư có trọng điểm và đúng hướng vào hoạt động du lịch một cách có hiệu quả. Công tác quản lý quy hoạch cũng được thực hiện khá nghiêm túc. Nhờ đó tình trạng xâm phạm tài nguyên hoặc tranh chấp trong các khu du lịch được hạn chế đáng kể.

3.2.6.3. Tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch

Về quản lý kinh doanh, Nghệ An đã làm khá tốt công tác hướng dẫn, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch. Cải cách thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp được tỉnh hết sức coi trọng. Mấy năm qua, số lượng doanh nghiệp du lịch không ngừng tăng lên, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, có thêm nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như các khu du lịch. Các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh du lịch có xu hướng phát triển mạnh. Hoạt động của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch từng bước hình thành, góp phần ổn định thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hiệp hội Du lịch Nghệ An, Chi hội Du lịch Cửa Lò, Chi hội Lữ hành được thành lập với gần 100 hội viên. Một số doanh nghiệp du lịch Nghệ An đã tham gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Chi hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA) của Việt Nam.

Bên cạnh cải thiện môi trường kinh doanh, việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong đó có doanh nghiệp nhà nước về du lịch, được Nghệ An triển khai


khá quyết liệt. Nhờ đó, 100% doanh nghiệp thuộc ngành du lịch đã hoàn thành cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu. Hàng chục doanh nghiệp hoạt động du lịch được sắp xếp lại. Quá trình thực hiện đúng trình tự thủ tục, theo quy định pháp luật, có tính đến các khó khăn, vướng mắc nên nhìn chung các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp đều có bước phát triển tốt, thu hút thêm vốn đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất và công nghệ, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.2.6.4. Quản lý an ninh, an toàn tại các điểm du lịch

Nghệ An đã nhận thức rõ an ninh trật tự là một trong những điều kiện cơ bảncần phải đáp ứng để có thể thu hút khách du lịch. Vì thế, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội góp phần phát triển du lịch được Nghệ An thực hiện có kết quả tương đối tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng môi trường, trật tự trị an tại các địa bàn, thanh tra giám sát việc chấp hành quy định luật pháp về du lịch đối với các cơ sở kinh doanh, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong cơ sở lưu trú, nhà hàng, tổ chức đưa đón khách du lịch của các đơn vị lữ hành,… góp phần đưa hoạt động du lịch vào nề nếp được thực hiện thường xuyên. Công tác tuyên truyền và tổ chức cứu hộ, cứu nạn tại các khu du lịch ngày càng được coi trọng. Công tác quản lý an ninh trật tự, nhất là đối với dịch vụ mua bán hàng hóa, xe lai, chụp ảnh có chuyển biến tích cực. Tình trạng "chặt chém", nâng giá ép giá, bán hàng rong và đeo bám, quấy nhiễu gây phiền hà cho khách tại khu, điểm du lịch căn bản được hạn chế. Việc đón khách khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam đã được chính thức hóa thông qua việc phát hành thẻ du lịch.

Nhiều địa phương tích cực phát triển các mô hình quản lý các cơ sở dịch vụ du lịch đảm bảo văn minh trật tự được du khách đánh giá cao. Tiêu biểu trong số đó là mô hình “5 không” của thị xã Cửa Lò đã làm giảm đáng kể tình trạng chèo kéo, đeo bám khách.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 12

Tuy nhiên, tại một số điểm du lịch biển như bãi biển Cửa Lò vẫn còn hiện tượng níu kéo, đeo bám, cò khách, cò phòng… trong mùa vụ du lịch biển gây phiền hà cho khách du lịch. Hiện tượng bán hàng rong vẫn còn xảy ra trên dọc tuyến,


điểm du lịch ven biển như Diễn Thành, Cửa Lò, khu di tích Kim Liên... gây khó chịu cho du khách khi đến tham quan.

3.2.6.5. Quản lý vệ sinh, môi trường

Môi trường tự nhiên cũng là một ưu tiên hàng đầu trong quản lý, phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An. Công tác bảo vệ môi trường thường xuyên được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và coi là điều kiện sống còn đối với hoạt động du lịch. Chỉ tiêu môi trường nước biển và nước biển ven bờ, chỉ tiêu môi trường không khí, môi trường nước, chất thải tại một số điểm du lịch thường xuyên được kiểm tra và khống chế ở mức cho phép. Hầu hết các dự án đầu tư du lịch đều thực hiện đầy đủ quy trình đánh giá tác động và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường. Ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên biển ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, hiện tượng đổ rác, chất thải ra bờ sông, suối, ao hồ hoặc bờ biển gây ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại. Công tác xử lý rác, chất thải thải sinh hoạt tại các khách sạn, nhà hàng và các hộ dân cư tại các điểm du lịch là vấn đề cấp bách. Chất thải rắn sinh hoạt mới chỉ thu gom xử lý với tỷ lệ rất thấp. Công tác thu gom chất thải rắn trong quá trình xây dựng, cải tạo tại các khu du lịch, thành phố, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, do hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí, khuôn viên tại các khu, điểm du lịch tăng nhanh đã phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên. Vấn đề bê tông hóa ở các khu du lịch biển Cửa Lò, Diễn Thành, Quỳnh Phương... khá nghiêm trọng. Những thực tế nói trên làm cho công tác bảo vệ môi trường vẫn đang phải đối mặt rất nhiều khó khăn. Hệ sinh thái và môi trường tại các khu du lịch sinh thái tập trung đã có dấu hiệu suy giảm.

3.2.7. Đánh giá chung

Nhìn chung, phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đã có nhiều thành tựu trong thời gian qua. Những thành tựu chính có thể kể ra là: lượng khách đến các vùng ven biển Nghệ An tăng trưởng nhanh; doanh thu du lịch cũng tăng nhanh, đóng góp nhiều cho thu ngân sách; thị trường trong, ngoài nước ngày càng được mở rộng; sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú, đa dạng; kết cấu hạ tầng du


lịch ngày càng đồng bộ, hoàn thiện; công tác quản lý ngày càng được kiện toàn, hoạt động trơn tru, chuyên nghiệp. Đồng thời, ngành du lịch đã thúc đẩy sự tham gia của nhiều ngành nghề, thành phần kinh tế, đóng góp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế và GDP toàn tỉnh, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư , tăng hiểu biết về Nghệ An, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội và tạo hiệu ứng tích cực cho các ngành kinh tế khác.

Mặc dù mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngành du lịch của tỉnh trong thời gian qua và đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, du lịch biển, đảo Nghệ An vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng, phù hợp với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình. Những tồn tại chính như trên đã phân tích là: sự nghèo nàn, đơn điệu với giá trị gia tăng thấp của các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được du khách cao cấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; phát triển nhiều mặt còn manh mún, không phù hợp…

Nguyên nhân của những tồn tại này có thể kể đến như: điều kiện tự nhiên tạo ra tính mùa vụ khai thác du lịch biển, đảo rất rõ; phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản, cơ sở hạ tầng du lịch chưa tương xứng với nhu cầu, đòi hỏi của du khách, nhất là du khách cao cấp có khả năng chi trả cao; hoạt động tuyên truyền quảng bá có hiệu quả chưa cao; chất lượng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành vừa yếu vừa thiếu; văn hoá ứng xử, phong cách phục vụ du lịch còn hạn chế, nhận thức của cộng đồng và chính quyền, doanh nghiệp còn thấp, các tệ nạn xã hội, hiện tượng bán hàng rong, ăn xin tại các khu, điểm du lịch còn tồn tại; sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong phát triển du lịch còn thiếu nhất quán, chồng chéo và tồn tại nhiều bất cập; mối liên kết với các địa phương khác trong, ngoài nước còn kém phát triển; công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch thiếu thống nhất và tập trung, không tạo ra được điểm nhấn hài hòa với thiên nhiên.


TIỂUKẾT CHƯƠNG 3

Nhìn chung, Nghệ An có tương đối đa dạng các nguồn lực có thể khai thác để phát triển du lịch biển, đảo. Những lợi thế này có được do các đặc điểm tự nhiên như khí hậu, địa hình, vị trí địa lý… cũng như đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư mang lại. Thực tế, Nghệ An đã phát triển tương đối đầy đủ những điều kiện cần thiết về thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… để đưa vào khai thác những nguồn lực du lịch hiện có tại địa phương. Có thể nói sự quan tâm của chính quyền các cấp cùng nhu cầu tăng lên của thị trường thời gian qua, nhất là thị trường nội địa là những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của du lịch biển, đảo Nghệ An.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng, phù hợp với tiềm năng, điều kiện, đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Nghệ An. Mặc dù có sự tăng trưởng tốt về số du khách, doanh thu nhưng những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững. Du lịch đã đem lại nhiều lợi ích cho tỉnh nhà nhưng cũng vì thế mà nhiều vấn đề phát sinh như tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, xuống cấp các nguồn lực du lịch, phá vỡ cảnh quan đô thị, tự nhiên… Chất lượng, trình độ nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động của ngành du lịch nói riêng, toàn tỉnh nói chung vẫn chưa thực sự cao.

Bất cập lớn nhất hiện nay là Nghệ An dường như chưa xác định được rõ ràng mục tiêu và kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu. Thực tế, mục tiêu phấn đấu vẫn đơn thuần đặt vào các chỉ tiêu về số khách, doanh thu mà chưa có một tầm nhìn và cách tiếp cận toàn cục hơn, phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn của tỉnh nhà cũng như xu thế chung của đất nước và thế giới. Ngay cả về mục tiêu số khách, doanh thu thì Nghệ An vẫn chưa xác định rõ ràng đâu là đối tượng du khách chính phải hướng tới và để thu hút được nguồn khách này thì cần có những gì. Để giải quyết vấn đề này rất cần có một đánh giá chính xác, khách quan, sát thực tế về năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An. Có được như vậy, các mục tiêu và kế hoạch đề ra sẽ phù hợp hơn với đặc điểm riêng của tỉnh cũng như xu thế của thị trường. Kết quả đạt được do đó sẽ có tính thực tiễn cao hơn và nhất là sẽ hiệu quả, bền vững hơn.


CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN


Như đã trình bày ở Chương 1, nội dung cốt lõi của luận án là xây dựng và áp dụng một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An. Kết quả của việc áp dụng mô hình là cơ sở để khuyến nghị giải pháp, chính sách cho chính quyền tỉnh Nghệ An. Để đạt được mục tiêu này, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An sẽ được xây dựng trên cơ sở kết quả Chương 2 và Chương 3.

Về mặt lý thuyết, mô hình sẽ được dựa chủ yếu vào mô hình tích hợp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Dwyer và Kim (2003) [25]. Mô hình này được lựa chọn vì Dwyer và Kim (2003) đã kế thừa được nhiều ưu điểm từ công trình tiên phong của Crouch và Ritchie (1999) và Ritchie và Crouch (2000, 2003). Theo Hudson et al (2004) [37], cơ sở lý luận do Crouch và Ritchie phát triển là khá toàn diện, đầy đủ, có thể áp dụng rộng rãi và cho kết quả đáng tin cậy. Bên cạnh đó, Dwyer và Kim (2003) đã làm rõ hơn hệ thống các yếu tố cũng như mối tương tác giữa các yếu tố và nhấn mạnh hơn vai trò của yếu tố cầu thị trường. Mô hình của Dwyer và Kim (2003) cũng đã được áp dụng thực nghiệm rất thành công trong nhiều nghiên cứu gần đây. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa mô hình Dwyer và Kim (2003), qua đó tạo ra những đóng góp nhất định về mặt lý luận, phần đánh giá cầu thị trường sẽ được nghiên cứu mở rộng và làm cho chi tiết hơn.

Về mặt thực nghiệm, như đã phân tích tổng quan trước đây, nhiều mô hình đã được áp dụng tương đối thành công, cho kết quả tin cậy trên cơ sở lý thuyết trong Crouch và Ritchie (1999) [21] và Ritchie và Crouch (2000, 2003) [46] [47] và Dwyer và Kim (2003) [25], ví dụ như: Hudson et al (2004) [37], Enright và Newton (2005) [27], Cracolici và Nijkamp (2008) [17], Crouch (2010) [20]… Trong số


chúng, những mô hình về đánh giá năng lực cạnh tranh của các vùng duyên hải, như trong Enright và Newton (2005), Cracolici và Nijkamp (2008) sẽ được chú ý đặc biệt. Đây là những cơ sở có thể tham khảo để xây dựng một mô hình thích hợp cho Nghệ An.

Những nội dung này sẽ được rút ra từ Chương 1 và Chương 2. Ngoài ra, kết quả Chương 3 sẽ được sử dụng để đưa ra các tiêu chí trong mô hình sát với tình hình thực tiễn của Nghệ An và Việt Nam. Sau khi mô hình được xây dựng xong, bảng hỏi sẽ được thiết kế và sử dụng để phỏng vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia du lịch (nhà nghiên cứu, giảng viên, doanh nhân, nhân viên kinh doanh, cán bộ quản lý v.v) và khách du lịch. Kết quả phỏng vấn sẽ được tổng hợp, phân tích để đưa ra đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An và so sánh với các địa phương có liên quan.

4.1. Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An

4.1.1. Khái quát về mô hình

Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở Chương 1 và Chương 2, có thể kết luận một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch tốt cần đưa ra kết quả đối với những yếu tố sau đây: (i) Yếu tố về phẩm cấp và mức độ phổ biến; (ii) Yếu tố về chính sách, kế hoạch phát triển du lịch; (iii) Yếu tố về quản lý; (iv) Yếu tố về tài nguyên du lịch chủ chốt; (v) Yếu tố phụ trợ; (vi) Yếu tố thị trường. Các yếu tố chính này là tập hợp của rất nhiều tiêu chí cụ thể. Yếu tố thứ nhất gồm các điều kiện thực tế như vị trí, sự an toàn, độ nổi tiếng. Yếu tố thứ hai thể hiện môi trường thể chế cho hoạt động du lịch. Yếu tố thứ ba thể hiện khả năng điều chỉnh, thích nghi với các điều kiện thực tế. Yếu tố thứ tư chỉ các lợi thế trực tiếp để thu hút khách du lịch. Yếu tố thứ năm gồm các điều kiện ảnh hưởng tới việc khai thác, đưa các lợi thế trực tiếp ra thị trường, ví dụ như cơ sở hạ tầng. Yếu tố cuối cùng liên quan đến đặc điểm của thị trường nguồn khách. Vì vậy, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An cần được thiết kế để bao gồm những yếu tố quan trọng này.


Điều kiện thực tế của Nghệ An đã chỉ rõ tài nguyên du lịch, các vấn đề thuộc về phía cầu, quản lý du lịch cũng như sự tương tác, liên hệ giữa các yếu tố là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, du lịch biển, đảo cũng có những đặc trưng riêng khác với các loại hình du lịch khác. Ví dụ các yếu tố thuộc tài nguyên du lịch chủ chốt là đặc biệt quan trọng để một địa điểm du lịch biển, đảo cần phải có và phát huy để thu hút du khách. Chính vì vậy, thiết kế mô hình cho Nghệ An cần ưu tiên hơn những đặc điểm này.

4.1.2. Khung mô hình


Với những lý do trên đây, mô hình của Dwyer và Kim (2003) [25] cho thấy sự thích hợp với hoàn cảnh của Nghệ An. Mô hình này cũng đã được triển khai thực tế thành công ở nhiều điểm đến du lịch, ví dụ cho Úc và Hàn Quốc (Dwyer và Kim, 2003) [25], Serbia (Tanja et al, 2011) [50], Serbie và Slovenia (Armenski và cộng sự, 2012) [12], v.v... Ở Việt Nam, mô hình này cũng đã được Nguyễn Thị Thu Vân (2012) [5] áp dụng cho Đà Nẵng và Nha Trang. Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là lược giản hệ thống các tiêu chí trong mô hình gốc, chỉ lựa chọn hơn 80 tiêu chí để lấy ý kiến chuyên gia du lịch. Những tiêu chí liên quan đến kết quả phát triển du lịch được lược bớt. Cách làm này sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình thiết kế bảng hỏi và thu thập ý kiến từ các chuyên gia, ví dụ về mặt thời gian, công sức. Tuy nhiên, nhược điểm đi kèm là kết quả đánh giá sẽ giảm tính chi tiết. Đồng thời, năng lực cạnh tranh chủ yếu được nhận định có tính thời điểm, ngắn hạn mà không bao quát được quá trình biến đổi trong một thời gian dài.

Để có thể có một bức tranh tổng thể, toàn diện về năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An, nghiên cứu này sẽ sử dụng toàn bộ các tiêu chí trong mô hình của Dwyer và Kim (2003) [25]. Tuy nhiên, như nhiều học giả đã phân tích, do nhiều tiêu chí trong Dwyer và Kim (2003) được áp dụng cho quy mô quốc gia, một số điều chỉnh cần được thực hiện cho phù hợp với đặc thù của một địa phương như Nghệ An cũng như hình thức du lịch biển, đảo. Nhiều tiêu chí liên quan đến biển,

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí