Tỷ Trọng Đóng Góp Của Các Địa Phương Vào Tổng Doanh Thu Du Lịch Biển,


Nhìn chung, doanh thu du lịch từ biển, đảo của Nghệ An có tốc độ tăng hết sức nhanh trong hơn một thập kỷ qua. Biểu đồ 3.3 cho thấy con số này đã vươn lên từ mức rất thấp 132 tỷ Đồng năm 2002 lên tới hơn 2000 tỷ năm 2013. Tuy vậy, mức chi tiêu bình quân hàng ngày của mỗi du khách còn khá thấp, mới đạt mức 330 nghìn Đồng năm 2012 và 417 nghìn Đồng năm 2013, lần lượt gấp khoảng 3 đến 4 lần so với năm 2002. Nếu tính cả trượt giá thì dường như mức chi tiêu hàng ngày trên đầu du khách hầu như không tăng trong hơn mười năm

qua. Thực tế này cho thấy thành tích doanh thu do phát triển du lịch biển, đảo

mới thành công ở việc tăng số lượng khách. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa

thực sự có sự chuyển biến lớn về độ hấp dẫn cũng như độ

khích du khách chi trả thêm.

đa dạng để khuyến

Cơ cấu các nguồn đóng góp vào doanh thu cũng tương đối khác biệt. Những số liệu sau đây sẽ cho thấy điều đó.

Đơn vị tính: %


45.00

43.17

46.25

42.70


55.00


55.21


52.23


53.89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 10


0

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

0.00 1.62 1.52 3.41

4.97

6.17 5.72 5.55 5.22 4.41 5.07

45.92 44.70

49.30

53.72

59.18

67.08

60.38

49.11 49.13

44.98

40.74

35.59

28.51

34.54

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2 10 2011 2012


Vinh Cửa Lò Huyện khác

Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng đóng góp của các địa phương vào tổng doanh thu du lịch biển,

đảo Nghệ An

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An


Cụ thể, biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ trọng đóng góp của từng địa phương vào tổng doanh thu du lịch biển, đảo toàn tỉnh. Trong khi vai trò của Cửa Lò ngày tàng tăng lên thì vai trò của Vinh giảm đáng kể. Các địa phương khác có tỷ lệ đóng góp khá ổn định thời gian gần đây. Điều này chứng tỏ du lịch biển, đảo của Nghệ An càng ngày càng đúng nghĩa “biển, đảo” hơn. Chi tiêu của du khách khi đến Nghệ An thực sự ngày càng gắn với các địa điểm du lịch ven bờ biển hơn trước. Do điều kiện hạ tầng giao thông phát triển nhanh, du khách bây giờ có thể đến trực tiếp các điểm đến du lịch mà không phải dừng chân, tạm nghỉ tại Vinh như trước.

Đơn vị tính: %


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

71.34

75.11

76.23

74.33

77.38

83.15

28.66

24.89

23.77

25.67

22.62

16.85

2008 2009 2010 2011 2012 2013


Khách quốc tế Khách nội địa

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu du lịch biển, đảo Nghệ An của khách quốc tế và khách nội địa

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An [7]

Về cơ cấu theo nguồn khách, khách trong nước vẫn áp đảo so với khách quốc tế và có xu hướng tăng dần tỷ trọng. Tuy nhiên, nếu xét mức chi tiêu hàng ngày mỗi du khách thì khách quốc tế hơn hẳn khách trong nước. Bình quân giai đoạn 2008- 2013, khách quốc tế chi tiêu gấp gần 9 lần khách trong nước. Những con số này phản ánh chính xác thực tế khách quốc tế thường sử dụng những cơ sở, sản phẩm, dịch vụ du lịch loại cao cấp.


3.2.1.4. Lao động, việc làm du lịch

Đơn vị tính: người


8000


7000

7.076

6.352 6.372

6000

5.702

5000

5.137

5.431

4.365 4.436

4000

3.966

3.606

3000

3.249

2.869

2000


1000


0

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

Biểu đồ 3.6: Lực lượng lao động du lịch biển, đảo trực tiếp của Nghệ An


Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An [7]


Phát triển du lịch biển, đảo đã góp phần rất lớn vào công tác tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Nghệ An. Trong hơn 10 nămqua, ngành kinh tế này đã mở rộng khá nhanh nếu xét trên góc độ thu hút lao động. Từ mức dưới 3000 năm 2002, Nghệ An đã có hơn 7000 lao động trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch biển, đảo vào năm 2013. Ngoài số lao động trực tiếp này thì còn có nhiều lần lớn hơn lao động gián tiếp thuộc lĩnh vực du lịch, biển đảo, nhất là vào những mùa cao điểm trong năm. Kết quả này đã góp phần khá tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tình trạng thất nghiệp và thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo nên những tác động tích cực cả về kinh tế - xã hội cho các địa phương có hoạt động du lịch biển phát triển.


Đơn vị tính: %


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

12.75

14.36

15.47

17.35

19.16

17.85

46.93

44.93

44.39

44.51

46.86

42.89

40.32

40.71

40.14

38.15

33.98

39.26

2008 2009 2010 2011 2012 2013


Vinh Cửa Lò Huyện khác

Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng lực lượng lao động du lịch biển, đảo của Nghệ An theo địa bàn

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An [7]

Giống với các chỉ tiêu khác, tỷ trọng lực lượng lao động theo địa bàn có xu hướng tăng dần ở những địa điểm du lịch mới trong khi giảm dần ở những địa bàn truyền thống như Vinh, Cửa Lò. Sở dĩ như vậy vì các huyện ven biển mới có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đồng thời mới bắt đầu khai thác du lịch nên tốc độ thu hút nhân lực nhanh hơn những địa phương cũ.

Chất lượng nguồn lao động du lịch Nghệ An cũng có xu hướng tăng dần theo thời gian. Cụ thể, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trung cấp không ngừng nâng lên trong khi đó tỷ lệ lao động phổ thông ngày càng giảm, thể hiện chi tiết qua Bảng

3.2. Kết quả này có được do chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nghề trong đó có du lịch của Nghệ An. Trong thực tế, nhiều cơ sở đào tạo đã được đầu tư xây dựng, thực hiện song song với mở rộng các chương trình liên kết đào tạo, tập huấn với nhữngtrung tâm đào tạo trong, ngoài nước. Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước, các nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn du lịch, ngoại ngữ, phong cách giao tiếp ứng xử… cũng liên tục được triển khai tới các đối tượng hoạt động trong ngành du lịch. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì tốc độ thay đổi còn tương đối chậm. Một trong những


nguyên nhân quan trọng là việc các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện mới chủ yếu được đưa ra để hướng tới đối tượng khách phổ thông. Do đó, sức ép đối với các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ lao động thuê mướn chưa nhiều.

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động du lịch biển, đảo Nghệ An theo trình độ

Đơn vị tính: %


Năm

Cao đẳng, đại họctrở lên

Trungcấp

Lao động phổ thông

2002

12,48

47,51

40,01

2003

13,51

49,49

37,00

2004

14,00

50,50

35,50

2005

15,00

51,01

33,99

2006

15,51

51,50

32,99

2007

15,49

52,01

32,51

2008

16,51

52,50

31,00

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch cácnăm - Sở VHTT & DL Nghệ An

3.2.1.5. Đánh giá kết quả du lịch biển, đảo Nghệ An

Nhìn chung, du lịch biển, đảo là loại hình du lịch chủ chốt của Nghệ An. Có thể nói cho đến nay phát triển du lịch ở Nghệ An chủ yếu dựa vào phát triển du lịch biển, đảo. Số lượng du khách đến các vùng biển Nghệ An đều chiếm tỷ trọng rất cao, luôn trên 90% tổng số khách du lịch tới Nghệ An. Tính từ thời điểm bắt đầu khai thác hoạt động du lịch biển đến nay, du lịch biển là nguồn đóng góp chủ yếu cho doanh thu, ngân sách, tạo việc làm của cả ngành du lịch Nghệ An.

Kết quả về lượng khách, doanh thu nói trên cho thấy khách trong nước, đặc biệt từ Hà Nội, khách nội tỉnh và người dân quê Nghệ An ở khắp cả nước, là nguồn đóng góp chính đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An. Phần lớn các cơ sở lưu trú, dịch vụ của Nghệ An là để phục vụ đối tượng khách này. Tuy nhiên, việc thu hút khách quốc tế chưa đạt được kết quả ấn tượng. Cửa Lò cùng các huyện duyên hải ngày càng có vai trò lớn hơn trong phát triển du lịch, biển đảo của Nghệ An. Lao động, việc làm cũng có nhiều chuyển biến nhờ du lịch biển, đảo phát triển. Hình ảnh du lịch Nghệ An trên thị trường trong, ngoài nước ngày càng có giá trị và được biết đến rộng rãi hơn.


Những kết quả phát triển du lịch trên đây của Nghệ An so với mức chung của cả nước là tương đối ấn tượng nhưng vẫn còn có khoảng cách khá xa với những địa phương dẫn đầu. Lấy Khánh Hòa là một ví dụ. Giống với Nghệ An, Khánh Hòa cũng chủ yếu dựa vào các tài nguyên biển, đảo để phát triển du lịch, đặc biệt tập trung quanh thành phố Nha Trang. Do có nhiều điều kiện thuận lợi (về khí hậu, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, thị trường…) cùng hướng phát triển tương đối hợp lý nên Khánh Hòa đã có bước phát triển mạnh mẽ thời gian qua. Trong giai đoạn 1999-2010, số lượt khách đến Khánh Hòa và doanh thu từ du lịch của Khánh Hòa tăng trưởng nhanh, bình quân hàng năm lần lượt là 17% và 25%, trong đó tỷ lệ khách quốc tế khá cao. Mức chi tiêu của du khách khi tới Khánh Hòa cũng cao hơn khá nhiều so với Nghệ An. Nhiều kết quả hoạt động khác cũng rất ấn tượng.

Tóm lại, du lịch biển, đảo Nghệ An có sự mở rộng tương đối nhanh theo chiều rộng nhưng chưa đạt nhiều nhiều thành tựu có chiều sâu. Để có những bước tiến bền vững, những chỉ tiêu về chi tiêu của du khách, số khách quốc tế, số ngày lưu trú của khách, chất lượng lực lượng lao động… cần được cải thiện hơn nữa.

3.2.2. Sản phẩm du lịch

Trong thời gian qua, Nghệ An đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, sở thích của du khách khắp nơi.

Về mặt địa bàn, ngoài bãi biển truyền thống Cửa Lò, các sản phẩm, dịch vụ du lịch giờ đây xuất hiện thêm ở hàng loạt các bãi biển mới từ Cửa Hội (Cửa Lò) đến Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành, Diễn Hải (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu)… Nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển, nhiều dự án du lịch sinh thái, chữa bệnh gắn với nghỉ dưỡng ven biển đã hình thành và phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Trước đây, sản phẩm du lịch biển chủ yếu tắm biển, nghỉ dưỡng thì đến này đã có khá nhiều loại hình và sản phẩm du lịch đa dạng như: du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp với thưởng thức văn hoá ẩm thực, mua sắm; du lịch tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh; du lịch tham quan làng nghề; du lịch văn hoá-lễ hội; du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo; du lịch thể thao (câu mực trên biển,


nhảy dù, xe máy nước)… Tuy nhiên vẫn phải nhận định rằng các sản phẩm du lịch của Nghệ An vẫn còn nghèo nàn, trùng lắp và mang nặng tính thời vụ.

Ngoài việc đưa vào khai thác nhiều điểm đến du lịch mới, tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện, Nghệ An còn đặc biệt chú trọng việc liên kết, phối hợp giữa sản phẩm của các điểm đến du lịch nhằm đưa ra nhiều lựa chọn cho du khách. Nhờ đó, nhiều tuyến du lịch có giá trị gia tăng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách đã được xây dựng. Cụ thể, các tuyến du lịch sau đã được đưa vào khai thác: Vinh - Cửa Lò - Đảo Ngư - Vinh; Cửa Lò - Đảo Ngư - Cửa Lò; Cửa Lò – Vinh - Khu di tích Kim Liên - Khu di tích Mai Hắc Đế - Nhà lưu niệm Phan Bội Châu - Cửa Lò; Cửa Lò - Khu di tích Kim Liên - Cửa Lò; Cửa Lò - Vinh- Nam Đàn - Vườn Quốc gia Pù Mát

- Cửa Lò; Vinh - Diễn Thành - Vườn Quốc gia Pù Mát - Vinh; Vinh - Đền Cuông - Đền Cờn - bãi biển Quỳnh Phương - Vinh; Vinh - Bãi Lữ - Vinh; Tuyến du lịch mua sắm trên địa bàn thị xã Cửa Lò và Cửa Hội; Vinh Citytour; Vinh - Khu di tích Kim Liên - Vườn quốc gia Pù Mát - Vinh…

Các dịch vụ phụ trợ cũng được nâng cao chất lượng và tăng thêm tính phong phú. Dịch vụ lữ hành và vận chuyển có nhiều tiến bộ như phương tiện đầu tư đổi mới, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ hướng dấn viên nâng lên một bước. Hệ thống cơ sở nhà hàng,dịch vụ ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe phát triển mạnh mẽ, nhất là tại các khu du lịch ven biển. Nhiều dịch vụ, trò chơi giải trí mới được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Một số sản phẩm của làng nghề như dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế tác đá, đồ gỗ, chế biến hải sản, chế tác vỏ ốc…bước đầu được du khách chấp nhận.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực, sản phẩm du lịch biển, đảo của Nghệ An còn nặng tính mùa vụ và đơn điệu. Sự khác biệt với sản phẩm du lịch từ các địa phương lân cận là không nhiều. Nói cách khác, các sản phẩm du lịch được đưa ra thị trường còn chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện môi trường khí hậu, tự nhiên của biển, đảo Nghệ An. Tuy sản phẩm du lịch đưa ra thị trường khá phong phú nhưng loại hình du lịch nghỉ dưỡng có tốc độ phát triển rất nhanh và vẫn là sản phẩm có nguồn thu lớn nhất của tỉnh. Các nguồn lực du lịch có sẵn, nhất là bãi tắm, vẫn là


sản phẩm chủ đạo. Trong thực tế, Nghệ An đã có nhiều biện pháp để tăng lượng khách ngoài mùa hè nhưng kết quả còn khiêm tốn. Sở dĩ như vậy vì ngoài tắm biển, nghỉ dưỡng, khách du lịch không có nhiều sản phẩm du lịch khác để lựa chọn. Do đó, đến các vùng biển của Nghệ An ngoài mùa hè không đem lại nhiều trải nghiệm thú vị và lợi ích cho du khách. Bên cạnh đó, số lượng các trung tâm lữ hành quốc tế và trung tâm lữ hành nội địa còn ít, chất lượng dịch vụ còn đơn điệu và thiếu chuyên nghiệp.

3.2.3. Hình ảnh du lịch Nghệ An

Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển nói riêng trong những năm qua đã được triển khai khá mạnh mẽ với nhiều hình thức như: thành lập trung tâm xúc tiến du lịch; phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch, lắp dựng hệ thống biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn tại các điểm du lịch quan trọng, mở trang mạng về du lịch Nghệ An; tham dự các diễn đàn, hội nghị xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư vào du lịch trong nước, khu vực, quốc tế; tổ chức khảo sát các tuyến du lịch mới cũng như mời, đón các tổ chức lữ hành trong, ngoài nước tới khảo sát du lịch biển, đảo của Nghệ An; phối hợp đồng bộ với các cơ quan cấp trung ương và nhiều địa phương có liên quan; mở rộng quan hệ du lịch với các tỉnh, thành trong nước và khu vực; khai thông nhiều tuyến du lịch nối liền các điểm đến du lịch của một số nước trong khu vực… Những hoạt động này đã góp phần quan trọng đưa hình ảnh và thông tin về sản phẩm du lịch biển, đảo của Nghệ An tới các thị trường du lịch nội địa, khu vực.

Bên cạnh quảng bá, xúc tiến, Nghệ An còn rất chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với du lịch thông qua nhiều hình thức như phát động và thực hiện nhiều phong trào xã hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu trong thanh niên,học sinh; tập huấn trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ, đoàn thể, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tầng lớp dân cư; duy trì chuyên mục văn hóa du lịch trên các phương tiện truyền thông của tình; thường xuyên nâng cao nhận thức của nhân dân đối với hoạt động du lịch cũng như bảo vệ môi trường biển…

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí