định sự phù hợp của dữ liệu thông qua hai đại lượng là chỉ số Kaiser - Meyer - Olkin (KMO) và kiểm định Barlett. Điều kiện để số liệu phù hợp với phương pháp phân tích nhân tố khám phá là giá trị KMO >0,5 và kiểm định Barlett cho kết quả p-value
< 0,05. Từ dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích nhân tố khám phá.
Kiểm định Barlett được tính toán dựa trên đại lượng Chi – bình phương và được ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 căn cứ trên mức ý nghĩa p- value của kiểm định, với cặp gỉả thuyết:
H0 :Phân tích nhân tố không phù hợp với dữ liệu H1: Phân tích nhân tố phù hợp với mô hình
Ở đây giá trị p-value = 0,000 cho phép ta hoàn toàn bác bỏ giả thuyết H0 (H0: Phân tích nhân tố không phù hợp với dữ liệu). Chỉ số KMO = 0,859 >0,5 cho thấy độ phù hợp của mô hình cao.
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định KMO lần thứ 4
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .859 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 1239.E3 |
Df | 171 | |
Sig. | .000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Hà Tĩnh
- Đánh Giá Mức Độ Ảnh Hưởng Của Thương Hiệu Đến Quyết Định Lựa Chọn Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín, Hà
- Lý Do Khách Hàng Lựa Chọn Dịch Vụ Tiền Gửi Tại Sacombank
- Đánh Giá Của Khách Hàng Về Các Nhân Tố “Tiếp Thị” H0: Đánh Giá Của Khách Hàng Về Nhóm Nhân Tố “Tiếp Thị” = 4 H1: Đánh Giá Của Khách Hàng Về
- Định Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Mức Độ Ảnh Hưởng Của Thương Hiệu Sacombank Đến Quyết Định Lựa Chọn Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Của
- Anh/chị Đang Gửi Tiền Tiết Kiệm Tại Ngân Hàng Sacombank Hà Tĩnh?
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Để xác định số lượng nhân tố, trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue >1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.
Bảng 2.12: Tổng biến động được giải thích
Initial Eigenvalues | Rotation Sums of Squared Loadings | |||||
Total | % of Variance | Cumulative % | Total | % of Variance | Cumulative % | |
1 | 6.913 | 36.383 | 36.383 | 3.310 | 17.422 | 17.422 |
2 | 1.855 | 9.765 | 46.148 | 3.004 | 15.810 | 33.232 |
3 | 1.519 | 7.993 | 54.140 | 2.929 | 15.416 | 48.648 |
4 | 1.113 | 5.856 | 59.996 | 2.156 | 11.349 | 59.996 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Dựa theo bảng trên, tổng phương sai trích là 59,996% > 50%, do đó, phân tích nhân tố là phù hợp.
Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, từ 22 biến quan sát trước khi phân tích EFA, loại đi 3 biến có hệ số tải <0,5 còn lại 19 biến quan sát. Trình tự tiến hành loại các biến quan sát được giải thích như sau:
+Sau khi xoay nhân tố lần 1, loại 1 biến quan sát “Khả năng tôi gửi tiến kiệm ở Sacombank rất cao” (Do hệ số tải < 0,5)
+ Sau khi xoay nhân tố lần 2, loại biến quan sát “Gửi tiết kiệm tại Sacobank mang lại cảm giác tin tưởng an toàn” (Do hệ số tải <0,5)
+ Sau khi xoay nhân tố lần 3, loại biến quan sát “Sacombank có nhiều hình thức gửi tiết kiệm cho tôi lựa chọn” (Do hệ số tải <0,5)
+ Sau khi xoay nhân tố lần 4, tất cả các biến quan sát đều đáp ứng tốt các điều kiện để tiến hành phân tích.
Bốn nhân tố được xác định có thể được mô tả như sau:
Nhân tố 1: Bao gồm 5 biến quan sát: “Tôi tin rằng gửi tiết kiệm tại Sacombank đem lại lợi ích cao hơn các ngân hàng khác”, “Tôi sẽ tiếp tục gửi tiết kiệm tại Sacombank”, “Tôi nghĩ mình là KH trung thành của Sacombank”, “Tôi sẽ chuyển các khoản TGTK ở các ngân hàng khác sang Sacombank”, “Tôi nghĩ rằng nếu đi gửi tiết kiệm tôi sẽ gửi ở Sacombank”, “Tôi thích gửi tiết kiệm tại Sacombank hơn các ngân hàng khác” Các yếu tố này đã cấu thành nhân tố “Lòng trung thành”.
“Lòng trung thành” có sự ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn dịch vụ TGTK của KH. Các biến quan sát đều có hệ số tải đều lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,851 (lớn hơn 0,6) và việc xóa các biến sẽ làm giảm độ tin cậy của nhân tố vì thế các biến quan sát trong nhân tố đều được sử dụng.
Nhân tố 2: Bao gồm 5 biến quan sát; đó là các biến “Tôi có thể biết được nhân viên Sacombank thông qua đồng phục của họ”,“Tôi có thể nhớ và nhận biết Logo Sacombank một cách nhanh chóng”, “Màu sắc, hình ảnh của Sacombak rất bắt bắt mắt và dễ hận biết”, “Tôi có thể dễ dàng nhận biết Sacombank với các ngân hàng khác”, “Tôi biết được Sacombank Hà Tĩnh khi ai đó nhắc đến”. Các yếu tố này cấu thành nhân tố “Nhận biết” . Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0,790 (lớn hơn 0,6) đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích.
Nhân tố 3: Bao gồm 5 biến quan sát; đó là các biến: “Tôi rất thích tham gia các chương trình ưu đãi của Sacombank”, “Các chương trình ưu đãi của Sacombank rất hấp dẫn”, “Tôi thường xuyên được hưởng các chương trình ưu đãi khi gửi tiết kiệm tại Sacombank”, “Sacombank thường xuyên tiếp thị gói sản phẩm TGTK”, “Hoạt động tiếp thị của Sacombank hấp dẫn tôi gửi tiền". Các yếu tố này đã cấu thành nên nhân tố “Thái độ tiếp thị”. Nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,812 (lớn hơn 0,6) nên đàm bảo độ tin cậy thang đo để có thể phân tích.
Nhân tố 4: Bao gồm 3 biến quan sát: “Thủ tục gửi tiền đơn giản, nhanh chóng”, “Nhân viên Sacombank nhiệt tình, thân thiện”, “Nhân viên Sacombank xử lý giao dịch nhanh chóng”. Các yếu tố này phản ánh cho nhân tố “Chất lượng dịch vụ”. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này có kết quả là 7,29 (lớn hơn 0,6) nên đàm bảo độ tin cậy thang đo để có thể phân tích.
Bảng 2.13: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tải sau khi phân tích nhân tố
% biến động giải thích được | Cron-bach's Alpha | Hệ số tải | |
1. Lòng trung thành | 17,442 | 0,851 | |
Tôi tin rằng gửi tiết kiệm tại Sacombank đem lại lợi ích cao hơn các NH khác | 0,794 | ||
Tôi sẽ tiếp tục gửi tiết kiệm tại Sacombank | 0,764 | ||
Tôi nghĩ mình là khách hàng trung thành của Sacombank | 0,706 | ||
Tôi sẽ chuyển các khoản tiền gửi tiết kiệm ở các NH khác sang Sacombank | 0,679 | ||
Tôi nghĩ rằng nếu đi gửi tiết kiệm tôi sẽ gửi ở Sacombank | 0,591 | ||
Tôi thích gửi tiết kiệm taioj sacombank hơn các ngân hàng khác | 0,583 | ||
2. Nhận biết | 15,810 | 0,790 | |
Tôi có thể biết được nhân viên Sacombank thông qua đồng phục của họ | 0,757 | ||
Tôi có thể nhớ và nhận biết Logo Sacombank một cách nhanh chóng | 0,730 | ||
Màu sắc, hình ảnh của Sacombak rất bắt bắt mắt và dễ hận biết | 0,704 | ||
Tôi biết được Sacombank Hà Tĩnh khi ai đó nhắc đến | 0,602 | ||
Tôi có thể dễ dàng nhận biết Sacombank với các ngân hàng khác | 0,526 | ||
3. Thái độ tiếp thị | 15,416 | 0,812 | |
Tôi rất thích tham gia các chương trình ưu đãi của Sacombank | 0,801 | ||
Các chương trình ưu đãi của Sacombank rất hấp dẫn | 0,731 | ||
Tôi thường xuyên được hưởng các chương trình ưu đãi khi gửi tiết kiệm tại Sacombank | 0,724 | ||
Sacombank thường xuyên tiếp thị gói sản phẩm tiền gửi tiết kiệm | 0,688 | ||
Hoạt động tiếp thị của Sacombank hấp dẫn tôi gửi tiền | 0,597 | ||
4. Chất lượng | 11,349 | 0,729 | |
Thủ tục gửi tiền đơn giản, nhanh chóng | 0,677 | ||
Nhân viên Sacombank nhiệt tình, thân thiện | 0,667 | ||
Nhân viên Sacombank xử lý giao dịch nhanh chóng | 0,619 |
(Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS)
Rút trích nhân tố “Đánh giá chung” về quyết đinh lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Hà Tĩnh
Bảng 2.14: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến “Đánh giá chung”
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .674 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 112.186 |
Df | 3 | |
Sig. | .000 |
(Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS)
Tiến hành đánh giá chung KH về quyết đinh lựa chọn dịch vụ TGTK của KH cá nhân tại Sacombank Hà Tĩnh thông qua 3 biến quan sát và từ các biến quan sát đó, tôi cũng tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Nhằm kiểm tra xem độ phù hợp của dữ liệu để tiến hành phân tích nhân tố tôi đã sử dụng chỉ số KMO và kiểm định Barlett. Kết quả cho chỉ số KMO là 0,674 (>0,5) và kiểm định Barlett cho giá trị p- value bé hơn mức ý nghĩa 0,05 nên dữ liệu thu thập được đáp ứng được điều kiện.
Bảng 2.15: Hệ số tải của nhân tố “Đánh giá chung”
% biến động giải thích được | Cron-bach's Alpha | Hệ số tải | |
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN | 66,417 | 0,757 | |
Tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục gửi tiết kiệm tại Sacombank | 0,856 | ||
Tôi nghĩ thương hiệu Sacombank rất tốt | 0,835 | ||
Tôi nghĩ mình sẽ giới thiệu cho bạn bè, người quen gửi tiết kiệm tại Sacombank | 0,769 |
(Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích ra được một nhân tố, nhân tố này được tạo ra từ các biến quan sát nhằm rút ra kết luận về thương hiệu Sacombank và quyết định của KH. Nhân tố được rút trích có hệ số Eigenvalue là 2.022 (lớn hơn Eigenvalue tiêu chuẩn là 1) vì thế các biến quan sát này có thể tạo nên được một nhân tố, đặt tên là “Quyết định gửi tiết kiệm” của KH cá nhân tại Sacombank. Kết
quả kiểm định định độ tin cậy thang đo của nhóm biến quan sát này cho chỉ số Cronbach’s Alpha là 0,757 (>0,6) nên có đủ độ tin cậy để có thể sử dụng trong quá trình phân tích
2.2.3. Kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đa biến thông qua công cụ One sample t-test để xác định đánh giá của KH đối với các chỉ tiêu về quyết định lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank Hà Tĩnh. Tuy nhiên để sử dụng được kiểm định này thì phải đáp ứng được hai giả định đó là:
+ Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên
+ Các nhóm so sánh phải phân phối chuẩn
Trước khi thực hiện kiểm định này, thì tiến hành kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test để xem xét các biến có phân phối chuẩn hay không.
H0: các nhân tố phân phối chuẩn
H1: các nhân tố không phân phối chuẩn. Mức ý nghĩa: = 5%:
Nếu Sig > 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
Nếu Sig ≤ 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
Bảng 2.16: Kiểm định phân phối chuẩn One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test
Nhân tố 1 (LTT) | Nhân tố 2 (NB) | Nhân tố 3 (TĐTT) | Nhân tố 4 (CLDV) | |
Sig. | 0,423 | 0,875 | 0,778 | 0,133 |
(Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS)
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các giá trị Sig. thu được đều lớn hơn 0,05 như vậy chứng tỏ rằng các biến đó phân phối chuẩn, đảm bảo điều kiện để tiến hành kiểm định One Sanple T Test.
2.2.3.1. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố “Nhận biết" H0: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Nhận biết” = 4 H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Nhận biết” # 4
Bảng 2.17: Đánh giá của khách hàng về các nhân tố “Nhận biết"
Mean | Sig.(2- tailed) | Mức 1- 2(%) | Mức 4- 5(%) | |
Nhận biết | ||||
Tôi có thể biết được nhân viên Sacombank thông qua đồng phục của họ | 3,22 | 0,000 | 30,0 | 39,3 |
Tôi có thể nhớ và nhận biết Logo Sacombank một cách nhanh chóng | 2,89 | 0,000 | 34,7 | 28,7 |
Màu sắc, hình ảnh của Sacombak rất bắt bắt mắt và dễ nhận biết | 3,13 | 0,000 | 28,0 | 38,0 |
Tôi có thể dễ dàng nhận biết Sacombank với các ngân hàng khác | 3,01 | 0,000 | 30,7 | 40,7 |
Tôi biết được Sacombank Hà Tĩnh khi ai đó nhắc đến | 3,21 | 0,000 | 35,3 | 55,3 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Ta có các giá trị Sig.(2-tailed) của mỗi biến là 0,00 < 0,05 nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tức là đánh giá của KH về nhóm nhân tố “Nhận biết” ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khác 4.
Dựa vào các giá trị trung bình để đưa ra kết luận, ta thấy nhận định “Tôi biết được NH Sacombank khi ai đó nhắc đến” có 55,3% KH đồng ý và rất đồng ý nên giá trị trung bình đạt 3,21. Chỉ có 40,7% KH đồng ý và rất đồng ý với nhận định “Tôi có thể dễ dàng nhận biết Sacombank với các NH khác”, giá trị trung bình là 3,01 còn thấp. Điều này cho thấy trong bộ sưu tập các ngân hàng của KH còn có rất nhiều hương hiệu có ấn tượng tốt, KH vẫn còn nhầm lẫn và chưa thể phân biệt được thương hiệu Sacombank với các ngân hàng khác mặc dù đang giao dịch, một trong số KH đó là KH mới hoặc qua sự giớ thiệu của người quen chuyển sang.
Nhận định “Tôi có thể biết được nhân viên Sacombank thông qua đồng phục của họ” có mức đồng ý và rất đồng ý 39,3%, giá trị Mean đạt 3,22. Như vậy với trang phục riêng được quy định và tuân thủ nghiêm chỉnh, các nhân viên đã tạo dựng được hình ảnh Sacombank trong mắt KH, cần có sự phát huy hơn nữa để tạo ấn tượng tốt về một ngân hàng chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ.
Nhận định “Tôi có thể nhớ và nhận biết Logo Sacombank một cách nhanh chóng” có tỷ lệ đòng ý và rất đồng ý thấp nhất chỉ 28,7%, “Màu sắc, hình ảnh của Sacombank rất bắt mắt và dễ nhận biết” với 38%. Điều này cho thấy KH chưa có ấn tượng với Logo, hình ảnh của Sacombank. Chỉ có một số KH thường xuyên giao dịch hay quan tâm mới nhận biết được Logo, hình ảnh thông qua đồng phục, bảng hiệu và các chứng từ giao dịch.
Như vậy, qua những thông tin khảo sát được, nhận thấy các giá trị trung bình của chỉ tiêu đánh giá của KH đối với nhân tố “Nhận biết” là khá thấp. Trong khi đó nhận biết thương hiệu là cơ sở để KH lựa chọn và giới thiệu cho người khác biết đến. Nhận biết và hiểu rõ thương hiệu thì KH mới tin tưởng và quyết định lựa chọn. Vì vậy Sacombank nên có những hướng phát triển, quảng bá hình ảnh, tên tuổi, các chương trình hoạt động xã hội, kinh doanh để giới thiệu cho KH biết đến thương hiệu Sacombank, làm tăng mức độ nhận biết và nhớ đến đầu tiên của KH.
2.2.3.2. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố “Chất lượng dịch vụ” H0: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Chất lượng dịch vụ” = 4 H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Chất lượng dịch vụ” # 4
Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về các nhân tố “Chất lượng dịch vụ”
Mean | Sig.(2- tailed) | Mức 1- 2(%) | Mức 4- 5(%) | |
Chất lượng dịch vụ | ||||
Thủ tục gửi tiền đơn giản, nhanh chóng | 3,85 | 0,050 | 9,3 | 77,3 |
Nhân viên Sacombank nhiệt tình, thân thiện | 3,89 | 0,110 | 8,0 | 74,7 |
Nhân viên Sacombank xử lý giao dịch nhanh chóng | 3,89 | 0,104 | 4,7 | 69,3 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Kết quả cho thấy các chỉ tiêu đánh giá về nhóm các chỉ tiêu đối với yếu tố “Chất lượng dịch vụ” là tương đối cao, với giá trị Sig.>0,05 tức là khách hàng đồng
ý với nhận định này.
Được đào tạo bài bản về nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp; cùng với việc tuân thủ bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của ngân hàng, CBNV Sacombank đã tạo được thiện cảm tốt. 74,7% KH đồng ý và rất đồng ý chỉ có 4,7%