Chỉ số hematocrit của cừu dao động trong khoảng 40,30 - 42,01%. Kết quả này cao hơn các công bố trước đó (McManus và CS., 2008; Piccione và CS., 2008; Trần Quang Hân, 2007b; Jelíneks và CS., 1986). Số liệu các nghiên cứu dao động là 24,14 – 34,8%. Trần Quang Hân (2007b) cho biết, chỉ số hematocrit của cừu nuôi ở Đăklăk là 34,54-34,8%. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với khuyến cáo của Ullrey và CS., (1965). Theo Ullrey và CS. (1965), chỉ số hematocrit của cừu có sự dao động lớn 27,2 - 41,9%.
Số lượng bạch cầu dao động 8,69 - 8,85 nghìn/mm3. Kết quả này nằm trong giới hạn các nghiên cứu tương tự ở nước ta (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007b). Các tác giả cho biết, số lượng bạch cầu của cừu nuôi ở Ba Vì và Đăklăk dao động 8,01 - 9,5 nghìn/mm3. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên cừu Awali thấp hơn (4,1-6,2 nghìn/mm3) (Bchattacharya và Uwayjan, 1975) và trên cừu ở Brazin cao hơn (11,77-14,77 nghìn/mm3) (McManus và CS., 2008); cừu West Africa Dwarf là 15,35 - 15,54 nghìn/mm3 (Olayemi và CS., 2000). Sự sai khác này có thể do khác biệt về giống.
Như vậy, các chỉ tiêu sinh lý máu (hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và bạch cầu) của cừu nuôi trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ ở Thừa Thiên Huế mặc dù có sự dao động, nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý máu bình thường của giống cừu và không có sự sai khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận. Kết quả này một lần nữa có thể kết luận, giống cừu Phan Rang có khả năng thích ứng được với điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế.
3.2.6.2. Quan hệ của mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu
Sinh lý máu của cừu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau trong đó có nhân tố mùa vụ do sự thay đổi về nhiệt độ và ẩm độ, vì vậy thí nghiệm đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mùa đến sinh lý máu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.19.
Bảng 3.19. Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu ở cừu
Mùa nóng | Mùa lạnh | |||
n | M ± SEM | n | M ± SEM | |
Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) | 20 | 6,80 ± 0,18 | 20 | 6,89 ± 0,16 |
Hàm lượng hemoglobin (g%)* | 20 | 6,94 ± 0,19 | 20 | 8,60 ± 0,16 |
Chỉ số hematocrit (%) | 20 | 38,29 ± 2,46 | 20 | 39,82 ± 2,46 |
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) | 20 | 8,06 ± 0,41 | 20 | 8,73 ± 0,35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Hệ Giữa Nhiệt Độ, Ẩm Độ Và Thi Với Thân Nhiệt
- Các Mốc Nhiệt Độ Ảnh Hưởng Đến Tần Số Hô Hấp
- Quan Hệ Giữa Nhiệt Độ, Độ Ẩm Và Thi Với Nhiệt Độ Da
- Kết Quả Mổ Khảo Sát Một Số Chỉ Tiêu Sản Xuất Thịt Của Cừu
- Các Chỉ Tiêu Sinh Sản Của Cừu Cái Nuôi Tại Thừa Thiên Huế
- Hàm Lượng Dinh Dưỡng Của Các Loại Thức Ăn Tiêu Hóa Trên Cừu
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
*Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy, số lượng hồng cầu, chỉ số hematocrit và số lượng bạch cầu không sai khác thống kê giữa hai mùa (P>0,05). Trong khi đó hàm lượng hemoglobin thì lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mùa nóng và mùa lạnh (P<0,05). Hàm lượng hemoglobin ở mùa lạnh cao hơn mùa nóng (8,6 g% so với 6,94 g%). Sự sai khác có thể do nhiệt độ thấp và ẩm độ cao trong mùa lạnh làm quá trình trao đổi chất, đặc biệt trao đổi nhiệt được tăng cường nên tăng hàm lượng hemoglobin.
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Fadare và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Srikandakumar và CS., 2003; Bchattacharya và Uwayjan, 1975). Srikandakumar và CS. (2003) cho biết, hàm lượng hemoglobin của cừu Merino (Úc) ở mùa lạnh là 12,65 g% trong khi đó ở mùa nóng là 10,53 g%.
Từ các phân tích trên cho thấy, cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện Thừa Thiên Huế mặc dù có sự biến động các chỉ tiêu sinh lý máu nhưng vẫn ở trong trạng thái bình thường. Căn cứ vào chỉ tiêu sinh lý máu bước đầu có thể thấy cừu thích ứng với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường sống mới ở Thừa Thiên Huế.
3.3. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ THI VỚI LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN
Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận đã được tiến hành trên 12 con cừu Phan Rang với các độ tuổi 6, 9 và 12 tháng tuổi, từ tháng 4 đến tháng 8/2009 và từ tháng 11/2009 đến tháng 2/2010, kết quả được trình bày như sau:
3.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận
Quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng thức ăn thu nhận của cừu
được trình bày ở đồ thị 3.15.
y = -0,0874x2+ 3,0284x + 23,861
R2 = 0,8127
55,00
50,00
Lượng thức ăn thu nhận (gDM/kgLW/ngày)
45,00
40,00
35,00
30,00
25,00
20,00
15,00
15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35
Nhiệt độ (0C)
Đồ thị 3.15. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận của cừu
Trong khoảng nhiệt độ chuồng nuôi 17,5 đến 33,50C, tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận và nhiệt độ chuồng nuôi như sau:
Y13 = -0,0874x132 + 3,0284x13 + 23,861 R2 = 0,81; P = 0,001
Trong đó; Y13: lượng thức ăn thu nhận (gDM/kgLW/ngày); x13: nhiệt
độ (0C).
Qua theo dõi, tính toán lượng thức ăn thu nhận của cừu ở mức nhiệt độ thay đổi là 0,50C cho thấy; nhiệt độ trong khoảng ≤22,50C lượng thức ăn thu nhận của cừu trung bình là 49,3 gDM/kgLW/ngày (100%). Khi nhiệt độ tăng, lượng thức ăn thu nhận của cừu có xu hướng giảm, tuy nhiên không lớn. Nhiệt độ trong khoảng >22,5 - 29,50C, lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm khoảng 9,2 gDM/LW/ngày (giảm 18,7%, so với ở nhiệt độ ≤22,50C). Nhưng khi nhiệt độ tăng cao >29,50C lượng thức ăn thu nhận giảm của cừu giảm khoảng 11,6 gDM/LW/ngày (giảm 23,5%, so với nhiệt độ ≤22,50C) (P<0,05) (bảng 3.20). Ở mốc nhiệt độ >29,5 - 32,50C, cứ tăng 10C lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 12,2 - 17,2 g/DM/LW/ngày (so với nhiệt độ ≤22,50C). Cụ thể nhiệt độ tăng từ 29,5 - 30,5; 30,5 - 31,5 và 31,5 - 32,50C lượng thức ăn thu nhận giảm lần lượt là 12,2; 14,7 và 17,2 gDM/LW/ngày. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước đây (Ames và Brink, 1977; Keyserlingk và Mathison, 1993).
Bảng 3.20. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
Lượng thức ăn thu nhận (gDM/LW/ngày) | ||
Dao động | M ± SEM | |
≤22,5 | 47,6 - 51,0 | 49,3a* ± 0,98 |
>22,5 - 26,3 | 42,7 - 47,4 | 45,2b ± 0,85 |
>26,3 - 29,5 | 36,8 - 42,9 | 40,1c ± 0,98 |
>29,5 | 26,4 - 36,1 | 37,7d ± 0,91 |
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Theo một số tác giả, khi cừu tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao, cừu phải tăng sự thải nhiệt ra ngoài để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tăng tần số
hô hấp, tăng lượng nước uống và đồng thời giảm lượng ăn vào (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Theo Published và CS. (2010), quan hệ giữa lượng ăn vào (FT) và nhiệt độ môi trường (T) theo phương trình hồi quy của Ames và Brink (1977) là: FT = 111,29 - 0,52T -
0,007T2 và để tính toán sự thay đổi lượng ăn vào tác giả lấy nhiệt độ 17,50C là
mốc nhiệt độ chuẩn, lượng ăn vào 100%.
Tuy nhiên, cừu ít nhạy cảm với stress nhiệt hơn so với các gia súc khác trong cùng một điều kiện môi trường. Mặt khác, trong điều kiện thiếu nước hoặc khẩu phần thức ăn mất cân đối, thiếu dinh dưỡng có thể làm tăng stress nhiệt ở cừu (Marai và CS., 2007).
Các nghiên cứu cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm đáng kể trong môi trường nhiệt độ cao (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007; Llamas-Lamas và Comb, 1990). Theo Alhidary và CS. (2012), cừu Merino (Úc) ở nhiệt độ 16 - 240C, lượng thức ăn thu nhận trung bình là 1.008 g/ngày (tương đương với 3,33% LW); nhưng ở nhiệt độ 28 - 380C lượng thức ăn thu nhận là 774 g/ngày (tương đương với 2,65% LW), giảm 22,1%. Kết quả nghiên cứu của Savage và CS. (2008), cho thấy cừu được nuôi trong phòng mát (200C) lượng vật chất khô thu nhận là 1578 g/con/ngày (tương đương 3% LW), cao hơn so với cừu ở phòng nóng (30 - 400C) lượng vật chất khô thu nhận là 1136 g/ngày (tương đương 2,4% LW). Theo Guerrini (1981), lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 5 - 33% trong môi trường nóng - ẩm và 3 - 9% trong môi trường nóng - khô so với môi trường lạnh khô. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, lượng thức ăn thu nhận của cừu trong mùa thu cao hơn so với mùa hè (Goetsch và Johnson, 1999); môi trường lạnh cao hơn môi trường ấm (Li và CS., 2002); trong môi trường nóng - ẩm, nóng - khô lượng thức ăn thu nhận giảm so với môi trường lạnh - khô và lạnh - ẩm (Guerrini, 1981). Theo Pluske và CS.
(2010), nhiệt độ môi trường ở các tháng trong năm có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của cừu. Ở các tháng có nhiệt độ cao (30,8 - 320C) lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm đáng kể (Pluske và CS., 2010). Như vậy, kết quả của thí nghiệm này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trên.
3.3.2. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận
Quan hệ giữa THI chuồng nuôi với lượng thức ăn thu nhận của cừu
được trình bày ở đồ thị 3.16.
55,00
50,00
y = -0,1461x2 + 5,594x - 4,1092 R2 = 0,8112
Lượng thức ăn thu nhận (gDM/kgLW/ngày)
45,00
40,00
35,00
30,00
25,00
20,00
15,00
15 17 19 21 23 25 27 29 31 33
THI
Đồ thị 3.16. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu
Tương quan giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu được thể hiện qua phương trình sau:
Y14 = -0,1461x142 + 5,594x14 - 4,1092 R2 = 0,81; P = 0,001
Trong đó: Y14: lượng thức ăn thu nhận (g DM/kgLW/ngày); x14: THI.
Qua tính toán giá trị THI ở mức 0,5 cho thấy, THI trong khoảng ≤22,2 lượng thức ăn thu nhận của cừu trung bình là 49,11 gDM/kgLW/ngày (100%). Khi THI >22,2 - 25,6 lượng thức ăn thu nhận của cừu không có sự sai khác (P>0,05). Khi THI >25,6 - 28,5 lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm, tuy nhiên không lớn, khoảng 8,02 gDM/LW/ngày (giảm 16,3%, so với THI≤22,2). Khi THI >28,5 - 31,5 lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm rõ rệt, trung bình giảm 16,84 gDM/LW/ngày giảm khoảng 34,3%, so với THI ≤22,2) (P<0,05) (bảng 3.21). Khi giá trị THI >28,5 - 31,5, cứ tăng lên 1 giá trị thì lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 6,1 - 15,2 g/DM/LW/ngày (so với THI
≤22,2). Cụ thể, THI tăng từ 28,5 - 29,5; 29,5 - 30,5 và 30,5 - 31,5 lượng thức
ăn thu nhận giảm lần lượt là 11,4; 17,6 và 19,6 gDM/LW/ngày.
Bảng 3.21. Các mốc THI ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
Lượng ăn vào (gDM/LW/ngày) | ||
Dao động | M ± SE | |
≤ 22,2 | 48,0 - 51,0 | 49,11a* ± 0,75 |
> 22,2 - 23,3 | 46,1 - 47,7 | 46,78ab ± 1,15 |
> 23,3 - 25,6 | 43,6 - 47,6 | 45,15b ± 0,81 |
>25,6 - 28,5 | 39,3 - 42,6 | 41,09c ± 0,81 |
> 28,5 | 26,4 - 36,0 | 32,27d ± 0,81 |
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Theo Alhidary và CS. (2012), ở điều kiện THI chuồng nuôi thấp (THI
= 21,9) lượng thức ăn thu nhận của cừu là 1.029 g/ngày (tương đương 3,39% LW), khi THI tăng cao (THI = 33,8) lượng thức ăn thu nhận của cừu là 902 g/ngày (tương đương 3,11% LW), giảm 13,2%. Goetsch và Johnson (1999) nhận xét, THI trong mùa thu cao hơn so với mùa hè, do đó lượng thức ăn thu nhận của cừu cũng có sự sai khác giữa hai mùa.
3.4. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU PHAN RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt
3.4.1.1. Khả năng sinh trưởng Sự thay đổi về khối lượng
Tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của 20 con cừu Phan Rang với các độ tuổi khác nhau (3, 6, 9, 12, 15 tháng tuổi) nhập từ Ninh Thuận về nuôi ở Thừa Thiên Huế và 05 cừu con được cừu mẹ sinh ra ở đây. Đồng thời khảo sát trên đàn cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận gồm 207 con với các độ tuổi tương ứng. Kết quả được tổng hợp và thể hiện qua bảng 3.22.
Bảng 3.22. Khối lượng (kg) của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi
Tính biệt | Thừa Thiên Huế | Ninh Thuận | Ba Vì* | |||
n | M ± SEM | n | M ± SEM | M ± SEM | ||
Sơ sinh | Đực | 3 | 2,1 ± 0,23 | - | - | 2,59 ± 0,7 |
Cái | 2 | 2,3 ± 0,10 | - | - | 2,27 ± 0,6 | |
3 | Đực | 2 | 11,5 ± 0,29 | 22 | 14,59 ± 0,3 | 12,48 ± 3,2 |
Cái | 4 | 11,7 ± 0,56 | 35 | 10,94 ± 0,3 | 11,36 ± 2,4 | |
6 | Đực | 6 | 16,9 ± 0,35 | 24 | 20,83 ± 0,4 | 17,47 ± 5,7 |
Cái | 8 | 15,3 ± 0,47 | 24 | 17,92 ± 0,3 | 16,99 ± 3,7 | |
9 | Đực | 8 | 19,5 ± 0,43 | 9 | 26,22 ± 0,4 | 24,19 ± 3,3 |
Cái | 9 | 18,2 ± 0,31 | 34 | 22,82 ± 0,4 | 21,64 ± 1,2 | |
12 | Đực | 10 | 22,3 ± 0,77 | 22 | 31,05 ± 0,4 | 29,09 ± 4,1 |
Cái | 11 | 21,6 ± 0,65 | 16 | 27,63 ± 0,6 | 24,63 ± 1,7 | |
15 | Đực | 10 | 26,1 ± 1,55 | 7 | 33,4 ± 0,5 | 33,3 ± 2,3 |
Cái | 12 | 24,0 ± 1,00 | 14 | 29,21 ± 0,5 | 26,1 ± 3,3 |
n: số lượng cừu; *Nguồn Đinh Văn Bình và CS. (2007)