Quan Hệ Giữa Nhiệt Độ, Độ Ẩm Và Thi Với Nhiệt Độ Da


y = 0,0293x2+ 0,0219x + 50,049 R2 = 0,6917

90

85

Nh ịp tim (lầ n/ph út)

80

75

70

65

60

55

50

45

40

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33

THI


Đồ thị 3.11. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhịp tim của cừu


Sự thay đổi nhịp tim theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.14).

Bảng 3.14. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhịp tim



THI

Nhịp tim (lần/phút)

Dao động

M ± SE

≤ 22,2

59,60 - 64,70

61,75a* ± 0,46

>22,2 - 23,3

65,73 - 66,70

66,08ab ± 0,70

>23,3 - 25,6

66,80 - 70,10

68,60b ± 0,49

>25,6 - 28,5

72,40 - 74,60

73,95c ± 0,54

>28,5

76,70 - 78,00

76,82d ± 0,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 15

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Kết quả bảng 3.14 cho thấy, nhịp tim của cừu có sự sai khác thống kê khi THI ≤22,2; >22,2 - 25,6; >25,6 -28,5 và >28,5 (P<0,05). Trong khoảng


THI >22,2 - 26,5, thân nhiệt của cừu không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả này cho thấy, nên phân chia ảnh hưởng của THI đến thân nhiệt theo 4 mức (22,2; >22,2 – 25,6; >25,6 – 28,5 và >28,5) thay vì 5 mức.

Nhịp tim của cừu có sự biến động phụ thuộc vào THI với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, so với thân nhiệt và tần số hô hấp, nhịp tim bị ảnh hưởng bởi THI ít hơn. Khi THI tăng, nhịp tim và tần số hô hấp đều tăng, nhưng nhịp tim không tăng nhiều như tần số hô hấp. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây (McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005).

3.2.5. Quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với nhiệt độ da


3.2.5.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhiệt độ da


Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với nhiệt độ da ở cừu được thể hiện ở đồ thị 3.12.


39,5

39,0

N h i ệ t đ ộ da ( 0C )

38,5

38,0

37,5

37,0

36,5

36,0

35,5

35,0

34,5


y = 0,0216x2- 0,9021x + 44,706 R2 = 0,8372

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35

Nhiệt độ (0C)



Đồ thị 3.12. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhiệt độ da của cừu


Trong khoảng nhiệt độ chuồng nuôi từ 17,5 đến 33,50C, tương quan giữa nhiệt độ (x10, 0C) với nhiệt độ da (Y10, 0C) thể hiện qua phương trình sau:

2

Y10 = 0,0216x10 - 0,9021x10 + 44,706 R2 = 0,84; P = 0,001

Qua tính toán nhiệt độ da tăng ở mức nhiệt độ chuồng nuôi tăng 0,50C cho thấy, khi nhiệt độ chuồng nuôi 22,5 - 26,3, nhiệt độ da không có sự sai khác (P>0,05), trung bình là 35,470C. Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng từ >26,3

- 29,50C nhiệt độ da tăng 0,640C; khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng lên >29,5

nhiệt độ da tăng cao (thêm 2,270C), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.15).

Bảng 3.15. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da



Nhiệt độ (0C)

Nhiệt độ da (0C)

Dao động

M ± SEM

≤22,5

35,3 - 35,4

35,32a* ± 0,11

>22,5 - 26,3

35,4 - 35,9

35,63ab ± 0,11

>26,3 - 29,5

35,9 - 36,4

36,11c ± 0,15

>29,5

37,4 - 38,5

37,74d ± 0,11

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Ở vật nuôi, nhiệt độ da khá ổn định; tuy nhiên, nó cũng thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ da cao vào mùa hè, khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường cao và giảm thấp ở mùa đông, khi nhiệt độ môi trường thấp (Haidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009; Bhatta và CS., 2005). Trong ngày vào mùa hè buổi sáng nhiệt độ da thấp, sau đó tăng dần vào buổi trưa và tăng cao vào nhất vào buổi chiều (Haidary và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Nhiệt độ da của cừu Rambouillet ở nhiệt độ môi trường 240C là 35,10C, khi nhiệt độ 400C nhiệt độ da là 38,80C (Singh và CS., 1980).


3.2.5.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhiệt độ da


Quan hệ giữa độ ẩm chuồng nuôi với nhiệt độ da của cừu được trình bày ở đồ thị 3.13.


39,5

39,0

38,5

Nh i ệ t đ ộ da (0C )

38,0

37,5

37,0

36,5

36,0

35,5

35,0

34,5


y = 0,0014x2 - 0,3162x + 52,479 R2 = 0,6865


50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

Ẩm độ (%)


Đồ thị 3.13. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhiệt độ da của cừu


Phương trình tương quan giữa ẩm độ chuồng nuôi (x11, %) với nhiệt độ

da (Y11, 0C) của cừu:

Y11 = 0,0014x112 - 0,3162x11 + 52,479 R2 = 0,69; P = 0,001

Qua tính toán ở mức ẩm độ tăng 2,5% cho thấy, khi ẩm độ 59 - 75%, nhiệt độ da của cừu là 37,950C. Khi ẩm độ tăng từ >75 - 80% nhiệt độ da của cừu giảm 1,250C; khi ẩm độ >80 - 90% nhiệt độ da của cừu giảm 2,310C (P<0,05). Tuy nhiên, không thấy có sự sai khác ở mức ẩm độ >80 - 90% và

>90% (P>0,05) (bảng 3.16).


Bảng 3.16. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da



Ẩm độ (%)

Nhiệt độ da (0C)

Dao động

M ± SEM

59 - 75

37,3 - 38,6

37,95a* ± 0,17

>72,5 - 80

36 - 37,2

36,70b ± 0,25

>80 - 90

35,4 - 35,9

35,64c ± 0,21

> 90

35,3 - 35,4

35,35c ± 0,25

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


3.2.5.3. Quan hệ giữa THI với nhiệt độ da


Tương quan giữa THI chuồng nuôi với nhiệt độ da ở cừu được thể hiện

ở đồ thị 3.14.



39,5

39,0

Nh i ệ t đ ộ da (0C )

38,5

38,0

37,5

37,0

36,5

36,0

35,5

35,0

34,5



y = 0,0309x2- 1,2932x + 48,781 R2 = 0,8273

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33

THI


Đồ thị 3.14. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhiệt độ da của cừu


Phương trình tương quan giữa THI chuồng nuôi (x12) với nhiệt độ da (Y12, 0C) của cừu:


Y12 = 0,0309x2 - 1,2932x + 48,781 R2 = 0,82; P = 0,001

Sự thay đổi nhiệt độ da theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.17). Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, nhiệt độ da ổn định trong khoảng THI <22,2 - 25,6 (P>0,05) và chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê khi THI >25,6. Tuy nhiên, nhiệt độ da trong khoảng THI

>25,6 - 28,5 thấp hơn ở THI >28,5 (P<0,05). Như vậy, để xác định ảnh hưởng của THI đến nhiệt độ da, có thể chia THI thành ba mức <25,6; 25,6 – 28,5 và

>28,5 thay vì 4 mức như đã đề xuất với thân nhiệt.


Bảng 3.17. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhiệt độ da



THI

Nhiệt độ da (0C)

Dao động

M ± SE

≤ 22,2

35,3 - 35,4

35,35a* ± 0,07

>22,2 - 23,3

35,3 - 35,5

35,53a ± 0,10

>23,3 - 25,6

35,6 - 35,7

35,68a ± 0,09

>25,6 - 28,5

35,9 - 36,4

36,07b ± 0,81

>28,5

37,3 - 37,8

37,75c ± 0,09

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Như vậy, khi điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và THI môi trường thay đổi đã làm biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý của cừu như tần số hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt và nhiệt độ da của cừu. Đây là những phản ứng đầu tiên của cừu cũng như các động vật đẳng nhiệt khác, nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của con vật. Sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý trong nghiên cứu này nằm trong khoảng bình thường.


3.2.6. Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu


3.2.6.1. Các chỉ tiêu sinh lý máu


Các chỉ tiêu sinh lý máu của động vật là sự phản ánh trạng thái trao đổi chất, sự thích nghi, trạng thái sức khỏe, sức sản xuất của con vật trong những điều kiện cụ thể, nhất định. Để đánh giá chi tiết về khả năng thích ứng của cừu trong điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế, các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu đã được tiến hành phân tích trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế và 61 con cừu nuôi ở Ninh Thuận với với các nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9, 12 và 15 tháng tuổi. Kết quả được tổng hợp xử lý thống kê và thể hiện ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang



Chỉ tiêu

Thừa Thiên Huế

Ninh Thuận

n

M ± SEM

n

M ± SEM

Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)

24

7,08 ± 011

61

7,52 ± 0,15

Hàm lượng hemoglobin (g%)

24

8,24 ± 0,15

61

8,93 ± 0,19

Chỉ số hematocrit (%)

24

40,30 ± 1,71

61

42,01 ± 2,24

Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)

24

8,69 ± 0,23

61

8,85 ± 0,30

Kết quả bảng 3.18 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu theo dõi (hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin và hematocrit) không có sự sai khác giữa hai nhóm cừu nuôi ở Ninh Thuận và Thừa Thiên Huế (P>0,05).

Ở nghiên cứu này, số lượng hồng cầu dao động 7,08-7,52 triệu/mm3. Kết quả nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy, số lượng hồng cầu ở cừu dao động 9,49 - 10,23 triệu/mm3 (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007b) và cao hơn kết quả của nghiên cứu hiện tại. Sự sai khác này có thể do chế độ dinh dưỡng của cừu ở các phương thức nuôi khác nhau. Như đã trình


bày ở phần trước cừu trong nghiên cứu này thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên và các thức ăn thô, các loại thức ăn tinh bổ sung rất hạn chế. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy số lượng hồng cầu của cừu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng (Binev và CS., 2006; Olayemi và CS., 2000). Theo Binev và CS. (2006), hồng cầu của cừu Ile de France khi ăn ở khẩu phần hạn chế là 7,79 triệu/mm3, khi ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein cao là 9,74 triệu/mm3. Hồng cầu cừu trong điều kiện nuôi thâm canh là 8,17 triệu/mm3 và nuôi quảng canh là 7,92 triệu/mm3 (Olayemi và CS., 2000); hồng cầu cừu Kajli là 7,20 - 10,60 triệu/mm3 (Saddiqi và CS., 2011), hồng cầu cừu Naimey là 7,9 – 8,4 triệu/mm3 (Al-Haidary, 2004). Jelineks và CS (1986) cho biết, hồng cầu của cừu dao động lớn (6,5-10,3 triệu/mm3 máu). Như vậy, số lượng hồng cầu trong máu của cừu nuôi trong điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế là trong khoảng sinh lý bình thường.

Hàm lượng hemoglobin của cừu trong nghiên cứu là 8,24 - 8,93g%. Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình và CS. (2007), hàm lượng hemoglobin của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì là 7,3g%. Số liệu trước đây cũng cho thấy hàm lượng hemoglobin có sự dao động lớn 6,19 - 13,53g% (Saddiqi và CS., 2011; Srikandakumar và CS., 2003; Olayemi và CS., 2000). Hàm lượng hemoglobin của cừu Omani là 13,43 - 13,53g% và cừu Merino là 10,53-12,65g% (Srikandakumar và CS., 2003); cừu Santa Ines và Bergamasca (Brazin) là 9,12 - 9,16g% (McManus và CS., 2008); cừu Belice (Ý) là 8,98g% (Piccione và CS., 2008); cừu Naimey là 11,04 – 11,4 g% (Al-Haidary, 2004); cừu West Africa Dwarf trong điều kiện nuôi thâm canh là 7,38g% và nuôi quảng canh là 6,19g% (Olayemi và CS., 2000). Như vậy, kết quả đánh giá về hàm lượng hemoglobin ở trong nghiên cứu này là nằm trong trạng thái sinh lý bình thường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022