Các Mốc Nhiệt Độ Ảnh Hưởng Đến Tần Số Hô Hấp


Kết quả đồ thị 3.6 cho thấy, nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh hưởng đến tần số hô hấp của cừu. Trong khoảng nhiệt độ từ 17,5 đến 33,50C quan hệ giữa nhiệt độ (x4, 0C) với tần số hô hấp (Y4, lần/phút) như sau:

2

Y4 = 0,1888x4 - 6,3093x4 + 68,205 R2 = 0,81; P = 0,001

Kết quả tính toán tần số hô hấp của cừu ở các mốc nhiệt độ cho thấy, khi nhiệt độ tăng từ 17,5 lên 22,50C không làm tăng tần số hô hấp, trung bình 17,98 lần/phút. Khi nhiệt độ tăng >22,5 - 29,50C đã làm tăng tần số hô hấp thêm 20,5 lần/phút. Khi nhiệt độ tăng >29,50C tần số hô hấp tăng lên rất cao, 41,43 lần/phút. Sự sai khác về tần số hô hấp của cừu trong nghiên cứu này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.9). Điều này cũng phù hợp với nhận xét cừu tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài khi nhiệt độ môi trường tăng cao (Alhidary và CS., 2012; Fadare và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Marai và CS., 2007, 2009; Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS., 2003; Bhattacharya và Uwayjan, 1975).

Bảng 3.9. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp



Nhiệt độ (0C)

Tần số hô hấp (lần/phút)

Dao động

M ± SEM

≤22,5

16,3 - 19,0

17,98a ± 1,74

>22,5 - 26,3

22,8 - 30,6

27,06b ± 1,62

>26,3 - 29,5

35,7 - 41,1

38,48c ± 2,05

>29,5

52,4 - 74,9

59,41d ± 1,62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 14

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Trong các phản ứng sinh lý của động vật với sự thay đổi nhiệt độ môi trường thì sự thay đổi tần số hô hấp là phản ứng đầu tiên có liên quan đến quá trình trao đổi nhiệt, đặc biệt đối với cừu, như đã phân tích ở trên cừu có bộ lông dày nên phương thức thải nhiệt qua da kém hiệu quả. Mặt khác, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, kết hợp với ẩm độ chuồng nuôi thấp nên phương thức thải nhiệt qua hô hấp đạt hiệu quả cao.

3.2.3.2. Quan hệ giữa ẩm độ với tần số hô hấp


Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa ẩm độ trong chuồng nuôi với tần số hô hấp của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.7.


y = 0,0094x2- 2,8963x + 206,92 R2 = 0,7314

90

T ầ n s ố hô h ấ p (l ầ n/ p hú t)

80

70

60

50

40

30

20

10

0

50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

Ẩm độ (%)


Đồ thị 3.7. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với tần số hô hấp của cừu


Trong khoảng ẩm độ không khí từ 56 đến 96%, tương quan giữa ẩm độ

(x5, %) với tần số hô hấp (Y5, lần/phút) như sau: Y5 = 0,0094x52 - 2,8963x5 + 206,92

R2 = 0,73; P = 0,001


Tần số hô hấp của cừu ít biến động khi ẩm độ >80%, trung bình 22,83 lần/phút. Ở mức ẩm độ 75 - 80%, tần số hô hấp tăng lên 25,78 lần/phút, trong khi ẩm độ <75% tần số hô hấp tăng 41,17 lần/phút (P<0,05) (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp



Ẩm độ (%)

Tần số hô hấp (lần/phút)

Dao động

M ± SEM

59 - 75

56,4 - 64,1

60,05a ± 1,73

>75 - 80

38,1 - 41,6

44,66b ± 2,45

>80 - 90

26,4 - 28,5

26,77c ± 2,12

>90

17,8 - 20,0

18,88c ± 3,00

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, ẩm độ không khí ảnh hưởng đến tần số hô hấp. Thực tế, Thừa Thiên Huế ẩm độ không khí luôn có sự biến động mạnh, điều đó làm cho tần số hô hấp của cừu nuôi trong điều kiện này luôn không ổn định có thể sẽ ảnh hưởng đến sức sản xuất của con vật. Điều này phù hợp với các nhận xét khi ẩm độ thấp, nhiệt độ môi trường cao cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài cơ thể (Marai và CS., 2009; Bhatta và CS., 2005).

3.2.3.3. Quan hệ giữa THI với tần số hô hấp


Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa THI chuồng nuôi với tần số hô hấp của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.8.

Trong khoảng nhiệt độ từ 17,5 đến 31,3 quan hệ giữa THI (Y6) với tần số hô hấp (x6, lần/phút) như sau:

Y6 = 0,3265x62 - 12,25x6 + 132,05 R2 = 0,82; P = 0,001


y = 0,3265x2 - 12,25x + 132,05 90 R2 = 0,8211

80


Tần số hô hấp (lần/phút)

70


60


50


40


30


20


10


0

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33

THI


Đồ thị 3.8. Quan hệ bậc hai giữa THI với tần số hô hấp của cừu


Sự thay đổi tần số hô hấp theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.11).

Bảng 3.11. Các mốc THI ảnh hưởng đến tần số hô hấp



THI

Tần số hô hấp (lần/phút)

Dao động

M ± SE

≤22,2

16,3 - 18,9

17,95a ± 1,26

>22,2 - 23,3

22,0 - 23,8

22,94ab ± 1,92

>23,3 - 25,6

25,9 - 30,0

28,28b ± 1,49

>25,6 - 28,5

30,6 - 41,7

37,36c ± 1,36

>28,5

49,4 - 65,5

58,74d ± 1,36

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Kết quả bảng 3.11 cho thấy, tần số hô hấp của cừu có sự sai khác thống kê theo các khoảng phân chia THI của Marai và CS. (2000) (P<0,05). Tuy nhiên, tần số hô hấp ở mức THI ≤22,2 và >22,2 - 23,3 không có sai khác


thống kê và tương tự như ở hai mức tiếp theo là >22,2 - 23,3 và >23,3 - 25,6; Trong khi đó, sự sai khác rõ rệt ở các mức này với hai mức còn lại đã cho thấy trong kết quả của nghiên cứu này. Nếu như tần số hô hấp ở các mức THI

≤22,2 – 25,6 dao động 17,95 – 28,28 lần/phút thì các giá trị này ở mức THI

>25,6 – 28,5 là 37,36 và >28,5 là 58,74 lần/phút. Như vậy, việc phân chia THI ra 5 mức độ khác nhau có thể chưa phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.

Qua tính toán giá trị tần số hô hấp cho thấy, THI từ 17,5 - 22,2 tần số hô hấp trung bình là 17,95 lần/phút. Khi THI tăng từ >22,2 - 28,5 tần số hô hấp tăng thêm 19,4 lần/phút. THI tăng >28,5 tần số hô hấp tăng lên rất cao, thêm 40,8 lần/phút (bảng 3.11). Khi THI tăng, đồng nghĩa với việc con vật càng tiếp cận với stress nóng. Sự tăng tần số hô hấp trong nghiên cứu này là phù hợp với các khuyến cáo trên và nằm trong giới hạn phản ứng sinh lý ở cừu. Khi THI tăng thì tần số hô hấp tăng, đây là những đáp ứng để tăng thải nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường nhằm duy trì thân nhiệt trong giới hạn sinh lý bình thường. Alhidary và CS. (2012), Srikandakumar và CS. (2003) cho biết, mùa lạnh (THI thấp) tần số hô hấp của cừu Merino và Omani thấp hơn mùa nóng (THI cao). Theo McManus và CS. (2008), tần số hô hấp của cừu Santa Ines (Brazin) khi THI = 19,05 là 35,66 lần/phút; khi THI = 24,04 tần số hô hấp của cừu là 49,85 lần/phút.

3.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với nhịp tim


3.2.4.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhịp tim


Kết quả đánh giá quan hệ giữa nhiệt độ trong chuồng nuôi với nhịp tim của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.9.


90 y = 0,0062x2 + 0,962x + 40,255 R2 = 0,6959

85

Nh ịp tim (lầ n /p hú t)

80

75

70

65

60

55

50

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35

Nhiệt độ (0C)


Đồ thị 3.9. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhịp tim của cừu

Trong khoảng nhiệt độ chuồng nuôi từ 17,5 đến 33,50C mối tương quan giữa nhiệt độ (x7, 0C) với nhịp tim (Y7, lần/phút) như sau:

Y7 = 0,0062x72 + 0,962x7 + 40,255 R2 = 0,70; P = 0,001

Qua tính toán cho thấy, khi nhiệt độ chuồng nuôi ở mức thấp 22,50C nhịp tim của cừu tương đối ổn định, trung bình là 62,4 lần/phút. Khi nhiệt độ tăng trong khoảng >22,5 - 29,50C nhịp tim có tăng, nhưng ở mức thấp (7,5 lần/phút). Khi nhiệt độ tăng >29,50C thì nhịp tim tăng thêm 14,6 lần/phút (P<0,05) (bảng 3.12). Nhiệt độ môi trường tăng cao đã làm tăng nhịp tim của cừu. Nhịp tim của cừu tăng trong một chừng mực nhất định là giúp cơ thể thải nhiệt lượng thừa thông qua tuần hoàn máu. Đưa lượng máu lưu thông đến các cơ quan ngoại biên nhiều hơn, giúp cừu thải nhiệt ra ngoài cơ thể nhanh hơn.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây (McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005). Theo McManus và CS.


(2008), buổi sáng nhiệt độ 17,28 - 23,60C nhịp tim của cừu Santa Ines (Brazin) là 92,82 lần/phút, buổi chiều nhiệt độ 19,46 - 27,320C nhịp tim của cừu là 104,63 lần/phút.

Bảng 3.12. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhịp tim



Nhiệt độ (0C)

Nhịp tim (lần/phút)

Dao động

M ± SEM

≤22,5

59,7 - 64,2

62,07a* ± 0,49

>22,5 - 26,3

65,8 - 69,8

67,68b ± 0,47

>26,3 - 29,5

71,4 - 75,4

72,88c ± 0,74

>29,5

74,7 - 79,6

77,35d ± 0,52

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


3.2.4.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhịp tim


Kết quả đánh giá quan hệ giữa ẩm độ trong chuồng nuôi với nhịp tim của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.10.


90 y = -0,0065x2 + 0,4756x + 73,916 R2 = 0,6141

85

Nh ị p ti m (l ầ n/ p h ú t)

80

75

70

65

60

55

50

50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

Ẩm độ (%)


Đồ thị 3.10. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhịp tim của cừu


Quan hệ giữa ẩm độ không khí chuồng nuôi (x8, %) với nhịp tim (Y8, lần/phút) được thể hiện qua phương trình sau:

2

Y8 = -0,0065x8 + 0,4756x8 + 73,619 R2 = 0,61; P = 0,001

Bảng 3.13. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhịp tim



Ẩm độ (%)

Nhịp tim (lần/phút)

Dao động

M ± SEM

59 - 75

74,8 - 79,4

77,45a* ± 0,68

>75 - 80

72,5 - 74,9

73,46b ± 0,98

>80 - 90

66,4 - 68,4

66,61c ± 0,81

> 90

60,8- 64,9

62,72c ± 0,97

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, nhịp tim giảm khác biệt ở các mức ẩm độ <75, <80 và >80% (P<0,05). Khi ẩm độ cao >80% nhịp tim của cừu 62,7 - 64,65 lần/phút; thấp hơn 7-11 lần/phút ở >75 – 80%; và thấp hơn 11 – 15 lần/phút ở ẩm độ 59 - 75%. Điều này cho thấy, cừu thích ứng tốt hơn với môi trường có ẩm độ thấp. Theo McManus và CS. (2008), nhịp tim của cừu Santa Ines (Brazin) khi ẩm độ 89,7% là 92,82 lần/phút, khi ẩm độ giảm còn 70,3% nhịp tim tăng lên là 104,63 lần/phút.

3.2.4.3. Quan hệ giữa THI với nhịp tim


Tương quan giữa THI chuồng nuôi (x9) với nhịp tim cừu (Y9, lần/phút)

được thể hiện ở đồ thị 3.11 và phương trình sau: Y9 = 0,0293x92 + 0,0129x9 + 50,049

R2 = 0,69; P = 0,001

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022