Các Chỉ Tiêu Sinh Sản Của Cừu Cái Nuôi Tại Thừa Thiên Huế


3.4.2. Khả năng sinh sản của cừu cái


Đàn cừu Phan Rang nhập về nuôi ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là cừu tơ trong độ tuổi sinh trưởng và sinh sản. Kết quả theo dõi đặc điểm sinh lý sinh sản và khả năng sinh sản của 4 con cừu tơ và 1 con cừu mẹ đã sinh lứa đầu ở Ninh Thuận về nuôi tại Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.28. Do số lượng cừu hạn chế nên kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu được công bố để tham khảo và cần phải lặp lại với số lượng lớn hơn.

Bảng 3.28. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi tại Thừa Thiên Huế



Chỉ tiêu theo dõi

Đơn vị tính

Thừa Thiên Huế

Ninh Thuận*

Ba Vì*

n

M ± SE

Tuổi động dục lần đầu

Ngày

4

201,3 ± 2,84

185

181

Khối lượng động dục lần đầu

Kg

4

19,5 ± 0,87

16

17,0

Tuổi phối giống lần đầu

Ngày

4

349,5 ± 20,8

305

295

Khối lượng phối giống lần đầu

Kg

4

21,9 ± 1,83

22,5

23,1

Tuổi đẻ lứa đầu

Ngày

4

501,5 ± 21,5

465

455

Khối lượng đẻ lứa đầu

Kg

4

26 ± 1,41

27

27,8

Thời gian mang thai (ngày)

Ngày

5

152 ± 1,14

150

146

Số con đẻ ra/ lứa

Con

5

1 ± 0,00

1,33

1,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 18

*Nguồn tham khảo của Đinh Văn Bình và CS. (2007)

Số liệu bảng 3.28 cho thấy, tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế muộn hơn so với nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì. Khối lượng động dục lần đầu của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế lớn hơn ở Ninh Thuận và Ba Vì. Tuy nhiên, khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng khi đẻ lứa đầu lại có giá trị thấp hơn.


Tuổi động dục lần đầu của cừu Phan Rang là 201,3 ngày, muộn hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận, cũng như nuôi ở Ba Vì. Theo Đinh Văn Bình và CS. (2007), tuổi động dục lần đầu của cừu Phan Rang là 181 ngày ở lứa thứ nhất nuôi ở Ba Vì. Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), tuổi động dục lần đầu của cừu Phan Rang khoảng 5 - 6 tháng. Điều này có thể là do một số tác động như thay đổi phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý cừu trong độ tuổi này. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho biết tuổi động dục lần đầu của cừu cũng có sự biến động lớn. Theo Qureshi và CS. (2010), tuổi động dục lần đầu của cừu Kajli (Pakistan) là 629,2 ngày, tương ứng với khối lượng động dục lần đầu là 40,0 kg. Như vậy, tuổi động dục lần đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là nằm trong khoảng bình thường của loài cừu.

Khối lượng động dục lần đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế (19,5 kg) lớn hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì. Theo Đinh Văn Bình và CS. (2007), khối lượng động dục lần đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận là 16 kg và ở Ba Vì là 17 kg. Điều này có thể do tuổi động dục lần đầu muộn hơn nên dẫn đến khối lượng khi động dục lần đầu cao hơn.

Tuổi phối giống lần đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là 349,5 ngày. Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), tuổi phối giống lần đầu của cừu Phan Rang là 9 - 10 tháng, thì cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế là chậm hơn.

Tuổi đẻ lứa đầu của cừu Phan Rang ở Thừa Thiên Huế là 501,5 ngày. Theo Qureshi và CS. (2010), tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng khi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào cừu con được sinh ra trong những năm sinh khác nhau, mùa sinh sản, chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, tuổi sinh sản, số con sinh ra/ lứa. Theo Đinh Văn Bình và CS. (2007), tuổi đẻ lứa đầu của cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận là 465 ngày, ở Ba Vì là 455 ngày. Theo Qureshi và CS. (2010), tuổi đẻ lứa đầu của cừu Kajli (Pakistan) là 806,0 ngày.


Thời gian mang thai của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế là 152 ngày, tương đương với cừu nuôi ở Ninh Thuận (150 ngày) và Ba Vì (146) (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2004), cừu Phan Rang thời gian mang thai là 150 ngày. Điều này là phù hợp với nhận xét thời gian mang thai có tính di truyền cao và tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng của môi trường và chế độ dinh dưỡng (Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006).

Cả 5 cừu mẹ đều sinh một con, khối lượng sơ sinh từ 1,85 - 2,42 kg/con, nằm trong khoảng giá trị bình thường của giống cừu Phan Rang khi nuôi ở Ninh Thuận cũng như khi đưa ra nuôi thích nghi ở các tỉnh phía Bắc (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), cừu Phan Rang chủ yếu sinh một con, tỷ lệ sinh đôi và sinh ba chỉ chiếm 15 - 20 %.

Như vậy, qua theo dõi khả năng sinh sản của 5 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế, các đặc điểm sinh lý sinh sản mặc dù có những biến động do tác động chủ quan nhưng cũng nằm trong giới hạn sinh sản bình thường. Tuy nhiên, như đã đề cập vì số lượng cá thể ít nên số liệu về sinh sản chỉ là kết quả ban đầu, cần tiếp tục theo dõi để có số liệu đầy đủ hơn.

3.5. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC

ĂN THÔ XANH


Đánh giá giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn thô xanh nhằm tìm kiếm các loại thức ăn mới làm thức ăn cho cừu, góp phần đa dạng hóa các nguồn thức ăn tại chỗ để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm đã được tiến hành trên 4 loại thức ăn sẵn có ở Thừa Thiên Huế, kết quả nghiên cứu như sau:

3.5.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn


Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được trình bày ở bảng 3.29.


Loại thức ăn Chỉ tiêu


Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06)


Lá mít


Lá duối

Vật chất khô (%)

20,5 ± 0,55

19,1 ± 0,90

32,5 ± 2,10

29,2 ± 3,07

Chất hữu cơ (% DM)

87,9 ± 0,62

85,5 ± 1,31

91,3 ± 1,19

84,7 ± 2,73

Protein thô (% DM)

10,4 ± 0,95

8,6 ± 0,61

13,5 ± 1,74

16,7 ± 2,32

NDF (% DM)

60,1 ± 2,34

61,8 ± 3,19

48,2 ± 2,90

39,4 ± 2,71

Năng lượng thô (kcal/kg DM)


3742±58,13


3609±24,58


4069±128,64


3549±119,70

Khoáng (% DM)

12,1 ± 0,62

14,5 ± 1,31

8,7 ± 1,19

15,3 ± 2,73

Bảng 3.29. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (M ± SD*)


Qua bảng 3.29 cho thấy, thành phần hóa học và giá trị năng lượng của các loại thức ăn trong thí nghiệm là khá cao; hàm lượng vật chất khô 19,1 (cỏ voi) - 32,5% (lá mít) và hàm lượng protein 8,6% (cỏ voi) - 16,7% (lá duối). Điều đáng chú ý, ngoài hai loại thức ăn quen thuộc là cỏ tự nhiên và cỏ voi thì lá mít và lá duối là nguồn thức ăn khá phổ biến ở đây và có thể cung cấp quanh năm. Hai loại thức ăn này có hàm lượng protein thô cao hơn so với hai loại cỏ. Kết quả phân tích của chúng tôi cũng tương đương với một số nghiên cứu của các tác giả đã công bố trước đây (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2009; Đinh Văn Cải và CS., 2004; Vũ Chí Cương và CS., 2004).

Cỏ tự nhiên có tính ngon miệng cao, là thức ăn truyền thống đối với cừu. Thành phần loài của cỏ tự nhiên có sự biến động trong năm, do vậy hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng có sự dao động, nhất là hàm lượng xơ thô và hàm lượng protein. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Nguyễn Hữu Văn và CS., 2012; Nguyễn Thị Thanh, 2008; Vũ Chí Cương và CS., 2004). Các tác giả cho biết DM của cỏ tự nhiên là 21,8%; OM là 88,9%, CP là 12,3 - 14,7%, NDF là 58,4 - 59,2% và khoáng là 9,4 - 11,1%.


Cỏ voi là cây thức có năng suất chất xanh, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng khá cao và có sự biến động trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2010; Vũ Chí Cương và CS., 2010; Lê Đức Ngoan và CS., 2007). Theo kết quả của Nguyễn Xuân Bả và CS. (2010), Vũ Chí Cương và CS. (2010), thành phần hóa học của cỏ voi: DM là 11,85 - 14,9%; CP là 13,22 - 14,5%, NDF là 65,49 - 65,5%, và khoáng là 10,5 - 12,81%.

Lá mít thành phần dinh dưỡng khá cao và có sự dao động lớn (Nguyễn Thị Thanh, 2008; Van và CS., 2005; Islam và CS. (1997). Theo Mui và Preston (2005), thành phần hóa học của lá mít: DM là 30,3 - 35,4%; CP là 13,3 - 17,9%; NDF là 40,7 - 62,6%; khoáng là 4,95 - 12,7%. Kết quả phân tích trong thí nghiệm (bảng 3.27) là hoàn toàn phù hợp với kết quả đó.

Lá duối có thành phần hóa học và dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein (16,7%), cao hơn so với cỏ tự nhiên (10,4%), cỏ voi (8,6%) và lá mít (13,5%). Tuy nhiên, ở Việt Nam thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá duối chưa được quan tâm nghiên cứu làm thức ăn cho gia súc, chỉ có một số nghiên cứu sử dụng cây duối trong việc điều chế thuốc nam chữa bệnh.

Như vậy, lá mít và lá duối có thể là nguồn bổ sung protein cho cừu, góp phần giải quyết thiếu hụt thức ăn và giảm chi phí thức ăn. Tuy nhiên, cần thiết phải đánh giá giá trị dinh dưỡng của chúng.

3.5.2. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu đối với các loại thức ăn

Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của gia súc là chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá chất lượng thức ăn và liên quan chặt chẽ với sức sản xuất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Kết quả đánh giá lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu được thể hiện ở bảng 3.30.


Bảng 3.30. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu


Loại thức ăn

Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06)

Lá mít

Lá duối


SEM1


P


Vật chất khô

(kg/con/ngày)

0,53a

0,54a

0,40b

0,40b

0,013

0,000

% LW

3,05ab

3,23a

2,46b

2,40b

0,161

0,007

Chất hữu cơ

(kg/con/ngày)

0,47a

0,46a

0,37b

0,33c

0,009

0,000

Protein thô

(kg/con/ngày)

0,056a

0,047b

0,055a

0,066c

0,002

0,004

NDF


0,32a

0,33a

0,19b

0,15c

0,005

0,000

Năng lượng thô

(kcal/con/ngày)

2000a

1951a

1637b

1398c


34,23


0,000

a,b, c, Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)

Bảng 3.30 cho thấy, các loại thức ăn khác nhau đã ảnh hưởng đến lượng thức ăn chất dinh dưỡng thu nhận của cừu (P<0,05). Lượng vật chất khô thu nhận của cừu dao động từ 0,4 đến 0,54 kg DM/con/ngày, tương đương 2,4 -3,23% khối lượng cơ thể.

Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu có sự dao động đáng kể đối với các loại thức ăn và khẩu phần khác nhau (Vũ Chí Cương và CS., 2009; Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả, 2008; Nguyễn Xuân Bả, 2007; Kusmartono, 2007; Ngô Tiến Dũng và CS., 2004; Orden và CS., 2000; Premaratne và CS., 1997; Mejía và CS., 1991; Timothy và CS., 1986). Các tác giả cho biết lượng thức ăn thu nhận của cừu dao động lớn từ 0,47 kgDM/con/ngày (rơm lúa) (Premaratne và CS., 1997) đến 1,57 kgDM/con/ngày (mít ủ + lá sắn) (Kusmartono, 2007). Nếu tính lượng thức ăn thu nhận của cừu so với khối lượng cơ thể cũng dao động nhiều, từ 1,9% (rơm lúa) (Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả, 2008) đến 5% (lá cây dâu) (Nguyễn Xuân Bả, 2007). Tính theo khối lượng trao đổi, Vũ Chí Cương và

CS. (2009) cho biết, lượng cỏ voi thức ăn thu nhận là 105,2 g/kgW0,75.


Có thể thấy, cả hai loại cỏ vẫn là thức ăn được cừu thu nhận nhiều hơn so với lá duối hay lá mít (P<0,05), trong khi đó lượng lá mít cũng như lá duối thức ăn thu nhận là tương đương nhau. Điều này có thể là do cỏ tự nhiên, cỏ voi là những thức ăn đã quen thuộc và có tính ngon miệng cao hơn. Mặt khác, trong thành phần hoá học của lá mít và lá duối có chứa chất tannin (3,32 - 10,6% ở lá mít) (Van và CS., 2005; Nguyen Thi Mui và Preston, 2005) có thể giảm tính ngon miệng với cừu. Tuy vậy, lượng protein thu nhận lại có xu hướng ngược lại. Protein thu nhận ở cừu ăn khẩu phần lá duối (66g/con/ngày) cao hơn ở các khẩu phần còn lại (P<0,05) và ở khẩu phần cỏ voi là thấp nhất (47 g/con/ngày). Nguyên nhân do sự khác nhau về hàm lượng protein trong từng loại thức ăn (bảng 3.29).

3.5.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu đối với các loại thức ăn


Kết quả đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu được trình bày ở bảng 3.31.

Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở cừu (%)


Loại thức ăn Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06)


Lá mít


Lá duối


SEM1


P

Vật chất khô

74,6a

76,6a

64,5ab

57,1b

3,63

0,03

Chất hữu cơ

77,0a

78,9a

66,8b

65,9b

2,79

0,03

Protein thô

76,7a

77,2a

49,6b

71,8a

2,47

0,00

NDF

74,7a

79,8a

52,5b

57,6b

3,93

0,01

Năng lượng thô

74,6a

77,4a

63,7b

60,2b

2,51

0,01

a,b, Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P< 0,05)

Qua bảng 3.31 cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn trên cừu là khá cao và có sự sai khác giữa các loại thức ăn (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô dao động 57,1% (lá duối) - 76,6% (cỏ


voi); chất hữu cơ là 65,9% (lá duối) - 78,9% (cỏ voi); protein thô 49,6% (lá mít) - 77,2% (cỏ voi). Theo Bayble và CS. (2007), tỷ lệ tiêu hoá OM của cỏ nhiệt đới thường nhỏ hơn 70% và có thể đạt trên 70% đối với cỏ non.

Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô ở lá duối và lá mít không sai khác (P>0,05) và thấp hơn cỏ voi và cỏ tự nhiên đáng kể (P<0,05). Tương tự, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ ở cỏ voi cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với ở lá duối và lá mít (P<0,05), trong khi đó giữa cỏ voi và cỏ tự nhiên cũng như giữa lá duối và lá mít là tương đương nhau về tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (P>0,05). Khác với quy luật trên, tỷ lệ tiêu hóa protein ở cỏ voi, cỏ tự nhiên và lá duối không sai khác thống kê (P>0,05) và cao hơn đáng kể so với lá mít (P<0,05). Điều này có thể là do có sự khác biệt về chất lượng protein trong các loại thức ăn. Tỷ lệ tiêu hóa NDF cũng như tỷ lệ tiêu hóa năng lượng có xu hướng giống nhau, ở cỏ voi cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với lá duối hay lá mít (P<0,05).

Kết quả trong thí nghiệm này tương đương với một số kết quả nghiên cứu khác (Kusmartono, 2007; Vũ Chí Cương và CS., 2004; Orden và CS., 2000; Premaratne và CS., 1997; Timothy và CS., 1986). Theo Vũ Chí Cương và CS. (2010), tỷ lệ tiêu hóa tiêu hóa cỏ voi ở cừu là DM 63,3%, OM 64,6%, CP 74,3% và NDF 64,2%. Các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa của lá duối và lá mít trên dê cho thấy kết quả tương tự với nghiên cứu này. Insung và CS. (2012), Paengkoum (2011) cho biết, tỷ lệ tiêu hóa DM của lá duối: 66,9 - 68,4%, OM: 69,7-71,67%, CP: 59,8% và NDF: 54,5%; Nguyen Thi Mui và Preston (2005) cho biết tỷ lệ tiêu hóa DM của lá mít: 45%, CP: 50,5% và NDF là 43%.

3.5.4. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu


Với mục tiêu nhằm đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn khá phổ biến cho cừu ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm đã tính toán hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu, kết quả được trình bày ở bảng 3.32.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí