Kết Quả Mổ Khảo Sát Một Số Chỉ Tiêu Sản Xuất Thịt Của Cừu


Kết quả bảng 3.22 cho thấy, khối lượng cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế thấp hơn ở Ninh Thuận trong suốt thời gian 3 đến 15 tháng tuổi. Từ 6 tháng tuổi trở đi, cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế đã có khối lượng thấp hơn rõ rệt so với nuôi ở Ninh Thuận. Ở 15 tháng tuổi, cừu ở Thừa Thiên Huế có khối lượng trung bình 25kg, trong khi ở Ninh Thuận là 31kg. Bên cạnh đó, khối lượng của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế cũng thấp so với cừu nuôi ở Ba Vì (Hà Nội).

Sự sai khác có thể do nhiều yếu tố, trong đó có môi trường, việc cung cấp dinh dưỡng và nguồn thức ăn không phù hợp. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, môi trường có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tiềm năng di truyền của cừu, là yếu tố có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và khả năng sinh trưởng của cừu (Akhtar và CS., 2001, 2012; Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi và CS., 2007; Singh và CS., 2006; Srikandakumar và CS., 2003; Carrillo và Segura, 1993; William và CS., 1976). Theo Akhtar và CS. (2012), Lavvaf và CS. (2007), Singh và CS. (2006), cừu con sinh ra trong các năm sinh khác nhau, các mùa khác nhau có khối lượng và tốc độ sinh trưởng khác nhau. Các tác giả cho thấy, cừu lai Corrirdale và Merino sinh ra từ năm 1986 - 1996 (Ấn Độ) khối lượng sơ sinh có sự dao động lớn theo năm sinh (2,89 - 3,30kg), khối lượng 1 năm tuổi (13,65 - 24,20kg), tăng trọng (68,6 - 89,4 g/con/ngày) (Singh và CS., 2006); cừu Moghani (Iran) 1999 - 2004, khối lượng sơ sinh (4,17 - 4,74kg), khối lượng 6 tháng tuổi (31,62 - 37,38kg), tăng trọng (160 - 196 g/con/ngày) (Lavvaf và CS., 2007); cừu Kermani (Iran) 1993 - 1997, khối lượng sơ sinh (2,73 - 3,77kg), khối lượng 1 năm tuổi (19,38 - 31,49kg) (Behzadi và CS., 2007). Theo Singh và CS. (2006), cừu sinh ra trong mùa xuân lúc 1 năm tuổi là 16,94kg và trong mùa thu là 22,66kg. Theo Pluske và CS. (2010), nhiệt độ môi trường ở các tháng trong năm có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cừu.


Khối lượng và khả năng sinh trưởng của cừu phụ thuộc vào phương thức nuôi dưỡng, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Kusmartono, 2007; Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006; Ngô Tiến Dũng và CS. 2004; Mejía và CS., 1997; Orden và CS., 2000). Theo Nguyễn Ngọc Tấn và CS. (2006), cừu Dopper nuôi quảng canh có khối lượng cơ thể thấp hơn so với nuôi thâm canh. Theo Mejía và CS. (1997), Kusmartono (2007), Orden và CS. (2000), sử dụng khẩu phần có tỷ lệ thức ăn thô xanh thấp, cân đối dinh dưỡng đã cải thiện khối lượng và tốc độ sinh trưởng của cừu con. Cừu cải thiện đáng kể về khối lượng, chất lượng thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng khi được bổ sung thức ăn trong quá trình nuôi dưỡng.

Thông thường khối lượng sơ sinh con đực lớn hơn so với con cái (Akhtar và CS., 2012; Baneh và Hafezian, 2009; Behzadi và CS., 2007; Lavvaf và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007; Đinh Văn Bình và CS. 2007; Singh và CS., 2006; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006; William và CS., 1976). Tuy nhiên, số liệu trong nghiên cứu này cho thấy không có sự sai khác về khối lượng sơ sinh giữa con đực và cái có thể do số lượng cá thể quan sát trong thí nghiệm còn ít (5 con). Khối lượng sơ sinh của cừu Phan Rang sinh ra ở Ninh Thuận theo nghiên cứu của Đoàn Đức Vũ và CS. (2006) là 2,6 kg ở con đực và 2,4 kg ở con cái; theo Đinh Văn Bình và CS. (2007) là 2,59 kg và 2,27 kg, tương ứng; khi được đưa ra nuôi tại Ba Vì cũng cho kết quả tương tự.

Tốc độ sinh trưởng


Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn được trình bày ở bảng 3.23.


Bảng 3.23 cho thấy, cừu Phan Rang giai đoạn sơ sinh đến hết 3 tháng tuổi có tốc độ sinh trưởng cao nhất cả về sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Ở các giai đoạn tuổi lớn hơn tốc độ sinh trưởng giảm dần và có xu hướng ổn định trên 12 tháng tuổi. Kết quả này phù hợp với quy luật sinh


trưởng chung của cừu và các nghiên cứu của Đinh Văn Bình và CS. (2007), Trần Quang Hân (2007), Singh và CS. (2006), Đoàn Đức Vũ và CS. (2006).

Bảng 3.23. Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn



Chỉ tiêu

Tính biệt

0 - 3

tháng

4 - 6

tháng

7 - 9

tháng

10 - 12

tháng

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Đực

104,4

60,0

28,9

31,1

Cái

104,4

40,0

32,2

37,8

Sinh trưởng tương đối (%)

Đực

138,2

38,0

14,3

13,4

Cái

138,4

26,7

17,3

17,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 17

Cừu Phan Rang giai đoạn sơ sinh đến hết 3 tháng tuổi (giai đoạn cừu con theo mẹ) có tốc độ sinh trưởng cao nhất; đây là giai đoạn cơ thể cừu có cường độ trao đổi chất mạnh nhất, đồng thời cừu được cung cấp dinh dưỡng có giá trị từ nguồn sữa mẹ. Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng giảm dần; là giai đoạn khủng khoảng về dinh dưỡng vì lượng sữa cừu mẹ bị cạn dần, chuẩn bị cai sữa trong lúc đó cừu con chưa quen với việc lấy thức ăn, cừu mới tập ăn, thích ứng với điều kiện môi trường mới nên tốc độ sinh trưởng giảm so với giai đoạn trước đó (Baneh và Hafezian, 2009; Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007; Lavvaf và CS., 2007; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006). Theo Singh và CS. (2006), cừu lai Corriedale và cừu Merino (Nga) với cừu Nali cho thấy ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa tăng trọng cừu con là 82,6 g/con/ngày, giai đoạn sau cai sữa chỉ còn 27,6 g/con/ngày. Theo Lavvaf và CS. (2007), tăng trọng của cừu Moghani ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa (3 tháng tuổi) là 0,180 kg/ngày và giai đoạn từ cai sữa đến 6 tháng tuổi là 0,151 kg/ngày. Theo Baneh và Hafezian (2009), tăng trọng của cừu Ghezel ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa là 0,198 kg/ngày và giai đoạn từ cai sữa đến 6 tháng tuổi là 0,115 kg/ngày. Theo Saghi và CS. (2007), cừu Baluchi (Iran) ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa là 182,7 - 199,6 g/ngày.


Giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi trở đi tốc độ sinh trưởng có chiều hướng giảm và ổn định trên 12 tháng tuổi. Đây là giai đoạn cừu bước sang thời kỳ trưởng thành, cừu thành thục về thể vóc (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007; Singh và CS., 2006; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).

Tăng trọng của cừu ở các giai đoạn tuổi phụ thuộc vào cừu con được sinh ra trong những năm sinh khác nhau, có điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau; cừu đực tăng trọng nhanh hơn cừu cái; số lượng cừu con sinh ra/lứa; tuổi của cừu mẹ (Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Saghi và CS., 2007).

Kích thước các chiều đo của cừu


Tầm vóc của cừu thường được đánh giá thông qua các chiều đo: cao vây, vòng ngực và dài thân chéo. Kết quả trung bình các chiều đo của cừu được trình bày ở bảng 3.24, 3.25 và 3.26.

Bảng 3.24. Cao vây (cm) của cừu qua các tháng tuổi


Tháng tuổi

Tính biệt

Thừa Thiên Huế

Ninh Thuận

Ba Vì*

n

M ± SEM

n

M ± SEM

M ± SEM


3

Đực

2

49,0 ± 1,20

22

48,18 ± 0,98

53,6 ± 4,5

Cái

4

46,0 ± 1,30

35

45,27 ± 0,86

51,5 ± 3,8


6

Đực

6

56,8 ± 1,20

24

52,46 ± 0,82

55,3 ± 3,3

Cái

8

53,1 ± 1,10

24

53,08 ± 1,08

54,3 ± 2,6


9

Đực

8

61,3 ± 2,00

9

62,56 ± 1,38

57,5 ± 5,2

Cái

9

58,3 ± 0,71

34

62,62 ± 0,86

56,8 ± 5,0


12

Đực

10

66,5 ± 1,20

22

63,41 ± 1,59

61,1 ± 5,7

Cái

9

65,3 ± 1,80

34

63,65 ± 0,90

61,7 ± 4,6

n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS.(2007)


Kết quả bảng 3.24 cho thấy, cao vây của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế hầu như không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận giữa các độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi và cừu cái lúc 9 tháng tuổi là có sự sai khác. Sự thay đổi về cao vây theo quy luật chung là tăng nhanh ở thời kỳ còn non, sau đó tăng chậm lại và ổn định ở tuổi trưởng thành. Từ 12 tháng tuổi trở lên cao vây của cừu hầu như không thay đổi đáng kể. Trong cùng một lứa tuổi, cao vây cừu đực lớn hơn cừu cái. Điều này cũng phù hợp với quy luật thay đổi về khối lượng của cừu. Cao vây của cừu ở trong thí nghiệm mặc dù ở giai đoạn còn non (dưới 3 tháng tuổi) thấp hơn cừu nuôi ở Ba Vì, tuy nhiên ở các giai đoạn tuổi cao hơn cao vây lớn hơn. Theo Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), cao vây của cừu Phan Rang lúc trưởng thành là 72,5 cm (cừu đực) và 63,5 cm (cừu cái). Như vậy, cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế phát triển chiều cao vây là bình thường.

Kết quả theo dõi vòng ngực của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Vòng ngực (cm) của cừu qua các tháng tuổi


Tháng tuổi

Tính biệt

Thừa Thiên Huế

Ninh Thuận

Ba Vì*

n

M ± SEM

n

M ± SEM

M ± SEM


3

Đực

2

56,5 ± 0,87

22

58,68 ± 0,69

59,9 ± 3,2

Cái

4

55,0 ± 1,30

35

54,49 ± 0,74

58,7 ± 2,6


6

Đực

6

63,6 ± 0,98

24

64,5 ± 0,52

62,5 ± 2,4

Cái

8

61,6 ± 0,48

24

61,79 ± 0,91

60,1 ± 2,7


9

Đực

8

67,8 ± 1,50

9

71,44 ± 1,70

68,7 ± 6,6

Cái

9

65,2 ± 1,50

34

70,0 ± 0,94

65,5 ± 4,7


12

Đực

10

72,0 ± 1,50

22

77,23 ± 1,28

79,2 ± 3,9

Cái

11

71,9 ± 1,60

16

70,0 ± 0,93

72,1 ± 4,2

n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS.(2007)


Kết quả bảng 3.25 cho thấy, vòng ngực của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế không có sự sai khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận giữa các độ tuổi, ngoại trừ cừu cái lúc 9 tháng tuổi là có sự sai khác.

Sự thay đổi về vòng ngực cũng theo quy luật chung là tăng nhanh ở thời kỳ còn non, sau đó tăng chậm lại và ổn định ở tuổi trưởng thành. Trong cùng một lứa tuổi, vòng ngực cừu đực lớn hơn cừu cái. Điều này cũng phù hợp với quy luật thay đổi về khối lượng của cừu. Vòng ngực của cừu ở trong thí nghiệm cũng tương đương với cừu nuôi ở Ba Vì. Theo kết quả khảo sát của Đoàn Đức Vũ và CS. (2006), trung bình vòng ngực cừu Phan Rang ở cừu đực là 82,4 cm và cừu cái là 73,9 cm. Như vậy, phát triển vòng ngực của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế là bình thường.

Kết quả theo dõi dài thân chéo của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.26.

Bảng 3.26. Dài thân chéo (cm) của cừu qua các tháng tuổi


Tháng tuổi

Tính biệt

Thừa Thiên Huế

Ninh Thuận

Ba Vì*

n

M ± SEM

n

M ± SEM

M ± SEM


3

Đực

2

49,5 ± 0,29

22

51,09 ± 1,35

57,2 ± 5,5

Cái

4

48,0 ± 0,37

35

48,29 ± 0,93

55,5 ± 4,8


6

Đực

6

54,8 ± 1,60

24

58,79 ± 0,91

59,7 ± 6,3

Cái

8

54,4 ± 1,00

24

55,17 ± 1,07

58,6 ± 5,4


9

Đực

8

63,8 ± 1,60

9

65,67 ± 1,19

62,4 ± 3,8

Cái

9

62,7 ± 0,80

34

63,65 ± 0,90

61,7 ± 4,6


12

Đực

10

67,8 ± 1,30

22

68,55 ± 1,28

65,8 ± 4,6

Cái

11

67,4 ± 0,94

16

66,44 ± 1,20

64,1 ± 5,3

n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS. (2007)


Kết quả bảng 3.26 cho thấy, dài thân chéo của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận qua các độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi là có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận.

Sự thay đổi về dài thân chéo cũng theo quy luật chung là tăng nhanh ở thời kỳ còn non, sau đó tăng chậm lại và ổn định ở tuổi trưởng thành. Trong cùng một lứa tuổi, dài thân chéo của cừu đực lớn hơn cừu cái (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006). Điều này cũng phù hợp với quy luật thay đổi về khối lượng của cừu. Như vậy, cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế phát triển dài thân chéo vây là bình thường.

Như vậy, kích thước các chiều đo của cừu như cao vây, vòng ngực và dài thân chéo, không thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa số đo của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế so với Ninh Thuận, cũng như số liệu đã công bố của Đinh Văn Bình và CS. (2007), trên đàn cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì. Như vậy, sự phát triển tầm vóc cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là bình thường.

3.4.1.2. Kết quả mổ khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất thịt của cừu


Năng suất thịt là tiêu chí quan trọng để đánh giá sức sản xuất của gia súc. Nhằm đánh giá khả năng sản xuất thịt của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm đã tiến hành mổ khảo sát thành phần thân thịt trên 6 con cừu Phan Rang (3 cái và 3 đực) ở 9 tháng tuổi, kết quả trung bình được trình bày ở bảng 3.27.

Kết quả bảng 3.27 cho thấy, trong cùng một độ tuổi giết mổ nhưng tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của cừu Phan Rang nuôi tại Thừa Thiên Huế thấp hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Tỷ lệ thịt xẻ của cừu ở thí nghiệm này trung bình 30,3% và thịt tinh 27,02% đều


thấp hơn so với ở Ninh Thuận (tương ứng 41,8 và 30,2%) và Ba Vì (tương ứng 43,6% và 32,05%). Sự sai khác này có thể do phương pháp giết mổ khác nhau, trong thí nghiệm này, khối lượng thịt xẻ không bao gồm da, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thịt xẻ thấp. Ngoài ra, có thể do cừu chưa đạt được độ mập tương ứng do điều kiện nuôi dưỡng và môi trường, và có thể do số lượng giết mổ ít (6 con) cũng ảnh hưởng đến kết quả. Pouliot và CS. (2009) và Negussie và CS. (2004) có nhận xét rằng điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của cừu.

Bảng 3.27. Thành phần thân thịt của cừu Phan Rang


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thừa Thiên Huế

Ninh Thuận*


Ba Vì*

Cừu đực

Cừu cái

Số cừu giết mổ

con

3

3

4

6

Tuổi

tháng

9

9

9

9

Khối lượng sống

kg

22,5

20

22,1

22,5

Thịt xẻ

%

31,2

29,4

41,8

43,6

Thịt tinh

%

26,6

27,8

30,2

32,05

Xương

%

11,1

13,5

15,3

8,74

Máu

%

2,8

2,2

4,1

3,1

Đầu

%

8

9,7

6,88

7,07

Chân

%

2,9

2,6

3,22

2,59

Da, lông, đuôi

%

11,2

10,3

-

-

Phủ tạng

%

11,4

10,7

-

-

Độ dày mỡ lưng

cm2

0,6

0,6

-

-

Diện tích mắt thịt

cm2

6,4

5,9

-

-

*Nguồn: Đinh Văn Bình và CS.(2007)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022