Quan Hệ Giữa Nhiệt Độ, Ẩm Độ Và Thi Với Thân Nhiệt


khoảng 38,99 – 39,270C; nhiệt độ da: 35,39 - 36,510C và nhịp tim: 66,36 - 66,94 lần/phút. Điều này cho thấy, cừu nuôi trong điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế mặc dù khác với môi trường truyền thống (Ninh Thuận) nhưng thân nhiệt, nhịp tim và nhiệt độ da của cừu vẫn duy trì ổn định.

Trong khi đó, tần số hô hấp của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế có xu hướng cao hơn đáng kể so với ở Ninh Thuận (P<0,05). Điều này có thể là do ở Thừa Thiên Huế, mặc dù nhiệt độ không khí cao nhưng ẩm độ vẫn luôn cao (trung bình năm là 87,3% so với 78% - Ninh Thuận) đã hạn chế sự tỏa nhiệt của cừu qua da nên cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho biết, tăng tần số hô hấp là con đường thải nhiệt quan trọng ở cừu. Trong điều kiện nhiệt độ cao, kèm theo ẩm độ cao hoặc bảo hòa thì sự tỏa nhiệt bằng bốc hơi nước bị trở ngại, vì vậy cừu phải thải nhiệt ra môi trường bằng cách tăng tần số hô hấp để cân bằng nhiệt của cơ thể (Alhidary và CS., 2012; Fadare và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Marai và CS.,

2009; Bhatta và CS., 2005; Bhattacharya và Uwayjan, 1975). Theo Srikandakumar và CS. (2003), khi nhiệt độ môi trường tăng từ 320C trở lên, ẩm độ khoảng 65%, thân nhiệt của cừu bắt đầu tăng, dẫn đến tần số hô hấp của cừu tăng lên đáng kể. Theo Sarage và CS. (2008), tần số hô hấp của cừu nuôi trong phòng nóng (30 - 400C) cao hơn so với phòng mát (200C) (206 so với 149 lần/phút). Al-Haidary (2004) cũng cho biết, tần số hô hấp của cừu trong điều kiện stress nhiệt (33 – 38,50C) là 80 lần/phút, trong khi ở nhiệt độ 23,60C là 61 lần/phút.

Mặt khác, cừu là gia súc có tuyến mồ hôi kém phát triển so với một số động vật đẳng nhiệt khác như trâu, bò. Đồng thời, cừu có bộ lông dày nên thải nhiệt qua da rất kém. Vì vậy, trong điều kiện nhiệt độ cao cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài (Marai và CS., 2007; Bhatta và CS., 2005). Theo Marai và CS. (2007), khoảng 20% lượng nhiệt cơ thể cừu thải ra qua hô hấp


trong môi trường nhiệt độ 120C, nhưng chiếm đến 60% ở nhiệt độ môi trường cao (350C). Aleksiev (2008) cho biết, tần số hô hấp của cừu Tsigai buổi sáng là 36,6 lần/phút và buổi chiều là 55,9 lần/phút; sau khi được xén lông tần số hô hấp của cừu giảm đáng kể, lần lượt là 16,6 và 20,6 lần/phút. Theo Singh và CS. (1980), ở điều kiện nhiệt độ 200C tần số hô hấp của cừu Chokla thấp hơn dê Sirohi (22 so với 26 lần/phút), nhưng ở nhiệt độ 42,40C sau 30 phút tần số hô hấp của cừu Chokla cao hơn nhiều so với dê Sirohi. Theo Adam và McKinley (2009), tần số hô hấp của cừu bình thường khoảng 15 - 40 lần/phút, trong điều kiện môi trường thay đổi tần số hô hấp có thể đạt tối đa 350 lần/phút. Vì vậy, mặc dù kết quả đánh giá tần số hô hấp của cừu nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế có cao hơn so với nuôi ở Ninh Thuận nhưng tần số hô hấp của cừu trong nghiên cứu này vẫn nằm trong khoảng sinh lý bình thường của cừu.

Như vậy, điều kiện nhiệt độ và ẩm độ ở Thừa Thiên Huế đã không làm ảnh hưởng đến nhịp tim, thân nhiệt và nhiệt độ da ở cừu. Bước đầu cho thấy cừu Phan Rang có khả năng thích ứng được với môi trường ở Thừa Thiên Huế.

3.2.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt


3.2.2.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với thân nhiệt


Kết quả nghiên cứu quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi với thân nhiệt của cừu được trình bày ở đồ thị 3.3.

Trong khoảng giới hạn từ 17,5 đến 33,50C, quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi (x1, 0C) với thân nhiệt cừu (Y1, 0C) thể hiện qua phương trình tương quan bậc 2 như sau:

Y1 = 0,0014x12 - 0,0305x1 + 38,76 R2 = 0,77; P = 0,001


y = 0,0014x2- 0,0305x + 38,76 R2 = 0,7722

39,6


T h â n nhiệ t (0 C )

39,4


39,2


39,0


38,8


38,6


38,4


15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35


Nhiệt độ (0C)



Đồ thị 3.3. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với thân nhiệt của cừu


Qua tính toán sự tăng thân nhiệt của cừu ở các khoảng nhiệt độ chuồng nuôi khác nhau: ≤22,5; >22,5-26,3; >26,3-29,5 và >29,50C cho thấy thân nhiệt có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến thân nhiệt



Nhiệt độ (0C)

Thân nhiệt (0C)

Dao động

M ± SEM

≤22,5

38,69 - 38,80

38,72a* ± 0,02

>22,5 - 26,3

38,80 - 38,90

38,85b ± 0,01

>26,3 - 29,5

38,99 - 39,04

39,02c ± 0,02

> 29,5

39,10 - 39,32

39,20d ± 0,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 13

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Số liệu bảng 3.6 cho thấy, nhiệt độ trong khoảng từ 17,5 đến 22,50C thân nhiệt của cừu tương đối ổn định, trung bình là 38,70C. Khi nhiệt độ tăng lên trong khoảng từ >22,5 - 26,5; >26,5 - 29,5 và >29,50C thân nhiệt của cừu tăng lên lần lượt là 0,13; 0,17 và 0,180C. Như đã biết, cừu là động vật đẳng nhiệt, thân nhiệt là một trong những chỉ tiêu sinh lý khá ổn định. Sự ổn định này là nhờ sự điều hòa của nhiều yếu tố trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường quá cao (cao bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể) đã làm ảnh hưởng đến quá trình tỏa nhiệt, khả năng thải nhiệt từ cơ thể ra môi trường bị hạn chế, cơ thể tích nhiệt, dẫn đến làm cho thân nhiệt của cừu tăng.

Mặc dù nhiệt độ môi trường tăng đã làm tăng thân nhiệt của cừu (38,69

- 39,320C) nhưng nhiệt độ thân nhiệt vẫn ở trong khoảng sinh lý bình thường. Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Alhidary và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005). Srikandakumar và CS. (2003) cho biết, thân nhiệt của cừu tăng lên đáng kể khi nhiệt độ môi trường >320C. Nhiệt độ môi trường tăng 14,20C (23,2 - 37,40C) thân nhiệt của cừu Merino (Úc) tăng 0,70C (39,03 - 39,100C) (Alhidary và CS., 2012). Theo McManus và CS. (2008), buổi sáng nhiệt độ 17,28 - 23,60C thân nhiệt của cừu Santa Ines (Brazin) là 38,250C, buổi chiều nhiệt độ 19,46 - 27,320C thân nhiệt của cừu là 39,440C.

3.2.2.2. Quan hệ giữa ẩm độ với thân nhiệt


Quan hệ giữa ẩm độ chuồng nuôi với thân nhiệt của cừu được trình bày

ở đồ thị 3.4.


Trong khoảng ẩm độ không khí từ 56 - 93%; tương quan giữa ẩm độ

(x2, %) với thân nhiệt cừu (Y2, 0C) như sau: Y2 = 0,0055x22 - 0,043x2 + 40,58

R2 = 0,64; P = 0,001


y = 0,0055x2- 0,0243x + 40,58 R2 = 0,6405

39,6


39,4


Th â n nhiệ t (0 C )

39,2


39,0


38,8


38,6


38,4


50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

Ẩm độ (%)


Đồ thị 3.4. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với thân nhiệt của cừu


Qua tính toán giá trị thân nhiệt của cừu giảm tương ứng với mức ẩm độ tăng 2,5% cho thấy; khi ẩm độ 59 - 75%, thân nhiệt cừu trung bình là 39,210C; khi ẩm độ tăng từ >75 - 90% thân nhiệt của cừu giảm 0,360C; khi ẩm độ >90% thân nhiệt của cừu giảm 0,480C, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến thân nhiệt



Ẩm độ (%)

Thân nhiệt (0C)

Dao động

M ± SEM

59 - 75

39,1 - 39,3

39,21a* ± 0,02

>75 - 80

39,0 - 39,1

39,03b ± 0,03

>80 - 90

38,8 - 38,9

38,85c ± 0,03

>90

38,7 - 38,8

38,73d ± 0,03

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Ẩm độ không khí có ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt của động vật. Tuy nhiên, tác động của ẩm độ phụ thuộc vào sự kết hợp với nhiệt độ môi trường. Khi ẩm độ môi trường cao kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp tăng tỏa nhiệt ở cừu dẫn đến thân nhiệt giảm. Theo Alhidary và CS. (2012), ẩm độ 49,8% và nhiệt độ 37,40C thân nhiệt của cừu Merino (Úc) là 39,100C, khi ẩm độ tăng lên là 51,9% và nhiệt độ 23,20C thân nhiệt của cừu giảm còn 39,030C. Cừu Santa Ines (Brazin) buổi sáng ẩm độ 89,7%, thân nhiệt là 38,250C; buổi chiều ẩm độ 70,3% thân nhiệt của cừu là 39,440C (McManus và CS., 2008). Nghiên cứu của các tác giả Fadare và CS. (2012), Marai và CS. (2009), Bhatta và CS. (2005), Srikandakumar và CS. (2003) cũng cho kết quả tương tự.

3.2.2.3. Quan hệ giữa THI với thân nhiệt


Kết quả nghiên cứu quan hệ của THI với thân nhiệt của cừu được trình bày ở đồ thị 3.5.


y = 0.0025x2 - 0.0775x + 39.247

39.6 R2 = 0.773


39.4


Thân nhiệt (0C)

39.2


39.0


38.8


38.6


38.4

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33

THI


Đồ thị 3.5. Quan hệ bậc hai giữa THI với thân nhiệt của cừu


Trong khoảng THI từ 17,2 đến 31,5 quan hệ giữa THI (Y3) với thân nhiệt (x3, 0C) thể hiện qua phương trình tương quan bậc 2 sau đây:


2

Y3 = 0,0025x3 - 0,0775x3 + 39,247 R2 = 0,64; P = 0,001

Sự thay đổi thân nhiệt theo mức giá trị THI và thang đánh giá của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Các mốc THI ảnh hưởng đến thân nhiệt


THI

Thân nhiệt (0C)

Dao động

M ± SE

≤22,2

38,69 - 38,78

38,72a* ± 0,02

>22,2 - 23,3

38,80 - 38,85

38,82b ± 0,03

>23,3 - 25,6

38,85 - 38,94

38,90b ± 0,02

>25,6 - 28,5

38,91 - 39,01

39,01c ± 0,02

>28,5

39,09 - 39,30

39,20d ± 0,02

*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)


Kết quả bảng 3.8 cho thấy, thân nhiệt của cừu có sự sai khác thống kê khi THI ở các mức ≤22,2; >22,2 - 25,6; >25,6 - 28,5 và >28,5 (P<0,05). Tuy

nhiên, trong khoảng THI >22,2 - 26,5, thân nhiệt của cừu không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả này cho thấy, nên phân chia ảnh hưởng của THI đến thân nhiệt theo 4 mức (22,2; >22,2 – 25,6; >25,6 – 28,5 và >28,5) thay vì 5 mức.

Tính toán thân nhiệt tăng ở các mức THI cho thấy, THI 22,2 thân nhiệt của cừu trung bình là 38,720C. Khi THI tăng lên trong trong khoảng

>22,2 – 25,6; >25,6 – 28,5 và >28,5 thì thân nhiệt của cừu tăng lên lần lượt là 0,18, 0,29 và 0,480C. Thân nhiệt có sự biến động trước sự thay đổi của THI, khi THI tăng cao đã làm tăng thân nhiệt của cừu. Thông thường thân nhiệt của cừu ổn định nhờ quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể. Tuy nhiên, khi THI cao vượt quá khả năng điều hòa thân nhiệt, cân bằng sinh nhiệt và thải nhiệt bị mất, làm thân nhiệt thay đổi.


Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Alhidary và CS., 2012; Bhatta và CS., 2005; Marai và CS., 2009). Các tác giả cho biết, giá trị thân nhiệt của cừu tăng cao thường ứng với giá trị THI cao. Theo Marai và CS. (2009), thân nhiệt của cừu Suffolk khi THI = 14,5 là 38,70C và THI = 25,6 là 39,80C. McManus và CS. (2008) cũng cho biết, thân nhiệt cừu Santa Ines (Brazin) khi THI = 19,05 thân nhiệt là 38,250C; khi THI = 24,04 thân nhiệt của cừu là 39,440C.

3.2.3. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp


Tần số hô hấp là con đường thải nhiệt quan trọng, là chỉ số dự báo stress nhiệt ở cừu. Kết quả tính toán về quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp của cừu được thể hiện như sau.

3.2.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với tần số hô hấp


Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi với tần số hô hấp của cừu ở Thừa Thiên Huế được trình bày trên đồ thị 3.6.



y = 0,1888x2- 6,3093x + 68,205

R2 = 0,8147

90

T ầ n s ố hô h ấ p ( lầ n /phút )

80

70

60

50

40

30

20

10

0

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35

Nhiệt độ (0C)


Đồ thị 3.6. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với tần số hô hấp của cừu

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí