Nội Dung 5 - Đánh Giá Giá Trị Dinh Dưỡng Của Một Số Loại Thức Ăn Thô Xanh


Trong đó: V1: là khối lượng bình quân cơ thể cừu tại thời điểm T1; V2: là khối lượng bình quân cơ thể cừu tại thời điểm T2.

Đánh giá khả năng sản xuất thịt


Tiến hành mổ khảo sát 6 cừu (3 cừu đực và 3 cừu cái) ở 9 tháng tuổi với các chỉ tiêu và phương pháp theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011

/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011) như sau:


Khối lượng giết mổ là khối lượng được xác định tại thời điểm sau khi cho cừu nhịn đói 24 giờ.

Khối lượng thịt xẻ là khối lượng cừu sau khi lột da, cắt bỏ đầu (tại xương át lát), lấy bỏ nội tạng (cơ quan tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, tiết niệu và tim) và cắt 4 chân (từ đầu gối trở xuống), bỏ đuôi, huyết. Từ đó tính tỷ lệ thịt xẻ (%) là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ và khối lượng giết mổ.

Khối lượng thịt tinh là khối lượng thịt xẻ sau khi lọc bỏ xương và mỡ bao ngoài thịt. Từ đó tính tỷ lệ thịt tinh (%) là tỷ lệ giữa khối lượng thịt tinh và khối lượng giết mổ.

Khối lượng xương là lượng xương được tách ra từ thịt xẻ (không tính xương chân, đầu, đuôi). Từ đó tính tỷ lệ xương (%) là tỷ lệ giữa khối lượng xương và khối lượng thịt xẻ.

Độ dày mỡ lưng được xác định ở giữa xương sườn 12 và 13 bằng thước kẹp Panme.

Diện tích mắt thịt được xác định ở cơ thăn giữa xương sườn 12 và 13 dựa trên tỷ lệ khối lượng và diện tích của giấy can để tính diện tích mắt thịt.

2.3.4.3. Đánh giá khả năng sinh sản của cừu


Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản trên 5 cừu cái (trong đó 4 con cừu cái tơ nhập từ Ninh Thuận, 1 con cừu mẹ đã đẻ lứa đầu ở Ninh Thuận) và


6 con cừu đực sinh trưởng để phối giống. Thiết lập hệ thống sổ ghi chép độ tuổi, tình trạng sinh trưởng của từng cá thể cừu từ khi bắt đầu nhập về. Trong quá trình nuôi dưỡng, hằng ngày theo dõi các biểu hiện về đặc điểm hoạt động sinh dục của từng cá thể với các chỉ tiêu và phương pháp theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), các chỉ tiêu như sau:

Tuổi động dục (ngày) và khối lượng động dục lần đầu (kg); Tuổi phối giống (ngày) và khối lượng phối giống lần đầu (kg); Tuổi đẻ (ngày) và khối lượng khi đẻ lứa đầu (kg);

Thời gian mang thai (ngày); Số con đẻ ra/lứa (con);

Khối lượng cừu lúc sơ sinh (kg).


Quan sát các đặc điểm động dục của cừu cái: khi động dục, cừu cái tự nhiên biếng ăn hoặc bỏ ăn, tâm trạng bồn chồn, nếu nuôi nhốt trong chuồng thì mắt nhìn ra ngoài như mong ngóng cừu đực tới, âm hộ "sưng" to hơn bình thường, có lúc kêu to liên tục từng hồi và chồm lên phá chuồng.

Khi phát hiện cừu cái động dục (dựa vào những dấu hiệu nêu trên), tiến hành cho cừu cái tiếp xúc với cừu đực để thực hiện phối giống trực tiếp.

2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu


Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel (2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010), với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).


2.3.5. Nội dung 5 - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô xanh

2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm


Thí nghiệm đã được tiến hành trên 04 con cừu đực Phan Rang, có độ

tuổi 6 - 7 tháng, khối lượng trung bình 18,5 ± 1,5kg.


Thức ăn gồm 4 loại: cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.


2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm


Thí nghiệm được thiết kế theo ô vuông la tinh với 4 loại thức ăn kể trên, qua 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 20 ngày (15 ngày cho cừu ăn thích nghi với thức ăn thí nghiệm và 5 ngày cuối tiến hành thu mẫu). Sơ đồ bố trí thí nghiệm thể hiện như sau.

Bảng 2.1. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm



Giai đoạn

Cừu số

1

2

3

4

I

Cỏ voi

Cỏ tự nhiên

Lá dưới

Lá mít

II

Lá mít

Cỏ voi

Cỏ tự nhiên

Lá duối

III

Lá dưới

Lá mít

Cỏ voi

Cỏ tự nhiên

IV

Cỏ tự nhiên

Lá dưới

Lá mít

Cỏ voi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 11

2.3.5.3. Quản lý nuôi dưỡng


Cừu được nuôi cá thể trong 4 cũi tiêu hoá riêng biệt, có máng ăn, máng uống và được cung cấp nước uống đầy đủ. Các loại thức ăn được lấy về lúc chiều tối của ngày hôm trước và để qua đêm cho ráo nước trước khi cho ăn. Cỏ tự nhiên được thu cắt hàng ngày, cỏ voi được trồng ở khuôn viên Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thuỷ An, lá mít và lá duối được thu hái tự nhiên.


Trước lúc cho cừu ăn, cỏ voi được cắt ngắn khoảng 10cm, các loại lá được tách cành.

Cừu ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn thức ăn tự do hàng ngày ước tính bằng 3% (theo DM) so với khối lượng cơ thể và cho ăn 5 bữa/ngày vào lúc 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h.

2.3.5.4. Quy trình xử lý và phân tích mẫu


Lượng thức ăn thu nhận được theo dõi hàng ngày bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức ăn (cả loại cho ăn và dư thừa) được lấy hàng ngày trong 5 ngày thu mẫu ở mỗi giai đoạn, sấy ở nhiệt độ 600C để cất giữ, phân tích thành phần hóa học sau này.

Phân được thu sau khi gia súc thải ra, cuối mỗi ngày được trộn đều và xác định khối lượng rồi lấy mẫu phụ bằng 30% tổng lượng phân thải ra trong ngày, hàm lượng chất khô được xác định hàng ngày và phần còn lại được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ - 200C. Cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm, phân của từng con được trộn đều theo từng gia súc và sấy khô ở nhiệt độ 600C rồi nghiền qua lỗ sàng 1mm ở máy nghiền (Retsche, Đức) để phân tích thành phần hóa học.

Nước tiểu được thu sau khi gia súc thải ra bằng bình hứng nước tiểu đã có sẵn dung dịch H2SO4 20% sao cho pH luôn luôn thấp dưới 2 để tránh mất mát nitơ trong quá trình thu mẫu. Cuối mỗi ngày, nước tiểu được trộn đều và đong bằng ống đong để xác định lượng nước tiểu tổng số. Sau đó lấy mẫu bằng 30% lượng nước tiểu và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -200C. Cuối giai đoạn (5 ngày) nước tiểu của từng con được trộn đều và lấy mẫu phụ để xác định hàm lượng nitơ.


2.3.5.5. Phân tích hoá học


Mẫu thức ăn, phân được phân tích vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), nitơ tổng số (N) và khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990). Hàm lượng protein thô được xác định thông qua hàm lượng N tổng số nhân với hệ số 6,25 (N x 6,25). Xơ không hòa tan trong môi trường trung tính (NDF) được xác định theo Van Soest và CS. (1991). Năng lượng thô tổng số (GE) được xác định bằng cách đo trực tiếp trên Bomb Calorimeter (PAR 600, Mỹ).

2.3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010) theo phương pháp phân tích ANOVA. So sánh sự sai khác giữa các nghiệm thức bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%. Mô hình toán học như sau:

Yijk = µ + Ri + Cj + Tk + eijk

Trong đó; Y: tỷ lệ tiêu hóa của một chất dinh dưỡng của một thức ăn;

µ: trung bình quần thể; Ri: ảnh hưởng của giai đoạn thứ i, i=1-4; Cj: ảnh hưởng của gia súc thứ j, i=1-4; Tk: ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm (loại thức ăn) thứ k, k=1-4; eijk: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.


CHƯƠNG 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI Ở ĐIỂM NGHIÊN CỨU


3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận

Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân qua các tháng trong năm ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 được thể hiện ở đồ thị 3.1.


31 95


29 90

Nh iệt độ (0 C ), T H I

27

Ẩ m độ (% )

25 85

23 80


21 75

19

17 70

15 65

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng


Nhiệt độ TT Huế THI TT Huế THI Ninh Thuận Nhiệt độ Ninh Thuận Ẩm độ TT Huế Ẩm độ Ninh Thuận


Đồ thị 3.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận (2007 - 2011)

Số liệu đồ thị 3.1 cho thấy, nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường bình quân tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có sự khác biệt về giá trị tuyệt đối và quy luật biến thiên ở từng vùng.


Ở cả hai tỉnh, nhiệt độ biến thiên theo quy luật chung là: tăng dần từ tháng 1 (19,10C ở Thừa Thiên Huế và 24,80C ở Ninh Thuận) đến tháng 6 (290C), sau đó giảm dần đến tháng 12 (20,70C ở Thừa Thiên Huế và 25,30C ở Ninh Thuận). Nhiệt độ cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (28,1 - 29,00C ở Thừa Thiên Huế và 28,4 - 29,00C ở Ninh Thuận); nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (19,1 - 20,90C ở Thừa Thiên Huế và 24,8 - 25,50C ở Ninh Thuận).

Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế thấp hơn 2,80C so với Ninh Thuận (24,70C so với 27,50C), song chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và lạnh nhất lớn hơn (8,90C so với 4,20C).

Ẩm độ hàng năm ở Thừa Thiên Huế cao hơn 9,3% so với Ninh Thuận (87,3% so với 78%) và có sự biến động lớn giữa các tháng trong năm. Ở Thừa Thiên Huế, ẩm độ biến thiên theo quy luật: giảm dần từ tháng 1 (92,8%) đến tháng 7 (77,4%), sau đó tăng lên đến tháng 12 (93,4%); trong khi ở Ninh Thuận ẩm độ biến động thất thường giữa các tháng. Ẩm độ ở Thừa Thiên Huế thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (77,4 - 82,4%); mặc dù vậy vẫn cao hơn so với Ninh Thuận (75,6 - 76,4%); ẩm độ cao nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (90,4 - 93,4%), ngược lại đây là thời điểm ẩm độ Ninh Thuận thấp nhất (70,2 - 73,2%).

Giá trị THI ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có xu hướng tăng, giảm theo chiều tăng, giảm của nhiệt độ. THI bắt đầu tăng dần lên từ tháng 1 (19 – Thừa Thiên Huế; 23,8 – Ninh Thuận), đến tháng 6 (28 – Thừa Thiên Huế; 27,9 – Ninh Thuận), sau đó THI giảm dần vào tháng 12 (20,5 – Thừa Thiên Huế; 24,4 – Ninh Thuận). Giá trị THI cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (27,3

- 28 ở Thừa Thiên Huế và 27,4 - 27,9 ở Ninh Thuận); THI thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (19,0 - 20,7 ở Thừa Thiên Huế và 23,8 - 24,6 ở Ninh Thuận).


Giá trị THI ở Ninh Thuận cao trong suốt cả năm, dao động 23,8 - 27,9; trong đó, có 4 tháng (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) giá trị THI trong khoảng 23,8 - 25,2 và 8 tháng (từ tháng 3 đến tháng 10) THI trong khoảng 25,8 - 27,9. Theo Marai và CS. (2000), giá trị THI>22,2 cừu bị stress, THI≥25,6 cừu bị stress cực kỳ nghiêm trọng. Với kết quả này, cừu ở Ninh Thuận luôn luôn bị stress nhiệt; trong đó, cừu bị stress nghiêm trọng khoảng 8 tháng. Thực tế, cừu Phan Rang tồn tại và phát triển rất tốt ở Ninh Thuận hàng trăm năm qua (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006; Mai và CS., 2005). Các tác giả cho biết, cừu Phan Rang sinh trưởng, sinh sản tốt, ít bệnh tật trong điều kiện chăn nuôi ở Ninh Thuận (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006; Mai và CS., 2005). Đây là điều đáng lưu ý khi sử dụng thang đánh giá stress nhiệt của Marai và CS. (2000) đối với cừu Phan Rang trong điều kiện ở Việt Nam.

Nhìn chung với đặc điểm thời tiết như vậy, Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt; mùa nóng (MN) từ tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình tháng 28,1 - 29,00C, ẩm độ 77,4 - 82,4% và THI là 27,3 - 28; mùa lạnh (ML) từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 19,1 - 20,90C, ẩm độ 90,4 - 93,4% và THI là 19,0 - 20,7.

Như vậy, nhiệt độ, ẩm độ, THI ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có sự khác biệt rõ rệt. Ninh Thuận được đặc trưng bởi thời tiết khí hậu khô - nóng, với nhiệt độ luôn cao và ẩm độ thấp trong suốt cả năm - nơi mà cừu đã được du nhập vào, tồn tại, phát triển và thích nghi ở đây hàng trăm năm. Trong khí đó, Thừa Thiên Huế khí hậu có đặc trưng chung là mùa lạnh: lạnh - ẩm và mùa nóng: khô - nóng.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí