Nội Dung 1 - Xác Định Nhiệt Độ, Ẩm Độ Và Chỉ Số Nhiệt Ẩm Ở Thừa Thiên Huế Và Ninh Thuận


Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng trên đàn cừu ở Ninh Thuận thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm dê - cừu thuộc Viện chăn nuôi Quốc gia và đàn cừu của các hộ chăn nuôi ở huyện Thuận Bắc.

Việc phân tích các chỉ tiêu liên quan đến các thí nghiệm trong luận án đã được tiến hành ở Phòng phân tích Trung tâm, khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế; Phòng phân tích Thức ăn gia súc và sản phẩm chăn nuôi, thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội; Khoa huyết học truyền máu Bệnh viện trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.

2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.3.1. Nội dung 1 - Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận

2.3.1.1. Xác định nhiệt độ và ẩm độ


Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ không khí môi trường bình quân tháng từ năm 2007 đến năm 2011 của tỉnh Thừa Thiên Huế được lấy từ Trung tâm khí tượng thủy văn trung Trung bộ và Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2012; của tỉnh Ninh Thuận được lấy từ Trạm khí tượng thủy văn Phan Rang, Ninh Thuận và Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2012.

Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi của Thừa Thiên Huế ở các thí nghiệm trong luận án được đo bằng máy nhiệt ẩm kế tự động Hygro - Thermometer (Pháp) tại các mốc thời gian: 1.00; 4.00; 7.00; 10.00; 13.00; 16.00; 19.00 và 22.00h liên tục các ngày trong tháng ở hai mùa: mùa nóng (từ tháng 6 đến tháng 8/2009) và mùa lạnh (từ tháng 12/2009 đến tháng 2/2010).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Nhiệt ẩm kế được đặt gần bằng chiều cao của cừu trưởng thành, cách mặt đất 0,8m, cách sàn chuồng 0,6m.


Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 10

2.3.1.2. Xác định chỉ số nhiệt ẩm


Cách tính THI tại các thời điểm trong ngày và của từng ngày ở các thí nghiệm trong luận án theo công thức của Marai và CS. (2000):

THI = T0C - {(0,31 - 0,31*RH/100)(T0C - 14,4)}

Trong đó; T0C: nhiệt độ không khí (0C); RH: ẩm độ không khí (%).

2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu


Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel (2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010), với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).

2.3.2. Nội dung 2 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt

ẩm với các chỉ tiêu sinh lý


2.3.2.1. Nuôi dưỡng


Trong thời gian theo dõi xác định các chỉ tiêu sinh lý, cừu được nuôi nhốt hoàn toàn, chỉ được thả tự do vào một ngày cuối tuần để cừu vận động và tổng vệ sinh chuồng trại. Cừu được cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ. Thức ăn thô xanh của cừu chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ voi, rơm lúa và các loại lá cây; các loại thức ăn này cho ăn 5 bữa/ngày vào lúc 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h với khối lượng không hạn chế. Ngoài ra, cừu được bổ sung thức ăn tinh là cám gạo và bột ngô (10g DM/ngày/kgLW) vào lúc 9.00 và 16.00h hàng ngày.

Như đã đề cập ở mục đối tượng nghiên cứu, toàn bộ cừu được đánh số để theo dõi cá thể và được nuôi chung trong một chuồng lớn có chia ô cho từng cá thể riêng biệt, ô chuồng được ngăn cách với nhau bằng song sắt, có kích thước 0,8x1,5m. Tất cả ô chuồng được đặt trên sàn cao cách mặt đất


khoảng 0,2m, mặt sàn có các khe hở để cho phân rơi xuống đất, trong cùng dãy nhà được lợp bằng tôn và có đủ ô cửa sổ để đảm bảo độ thông thoáng. Mỗi ô chuồng có máng thức ăn thô, máng thức ăn tinh và nước uống.

Cùng với việc nghiên cứu trên cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm đã tiến hành theo dõi trên đàn cừu ở Ninh Thuận tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm dê - cừu thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia và các hộ chăn nuôi cừu ở huyện Thuận Bắc với các độ tuổi tương ứng. Toàn bộ cừu được đánh số để theo dõi và được nuôi chung cùng đàn với nhau trong một chuồng lớn, nuôi theo hình thức chăn thả. Buổi sáng và buổi chiều sau khi theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, cừu được chăn thả tự do ở bãi chăn. Buổi tối cừu được lùa về chuồng, không bổ sung thức ăn nhưng cung cấp nước uống đầy đủ.

2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu sinh lý


Thí nghiệm được theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế với các nhóm tuổi khác nhau: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng tuổi (mỗi nhóm 4 con) và 88 con cừu Phan Rang nuôi ở tỉnh Ninh Thuận tại các tháng tuổi trên với số con tương ứng lần lượt là 3, 8, 17, 24, 20 và 16 con.

Các chỉ tiêu sinh lý bao gồm: tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và nhiệt độ trực tràng (thân nhiệt) đã được theo dõi theo từng cá thể cừu. Thời gian theo dõi được chia thành 3 lần trong ngày vào lúc 7.00, 13.00 và 19.00h; theo dõi liên tục các ngày trong tháng ở hai mùa: mùa nóng (từ tháng 6 đến tháng 8/2009) và mùa lạnh (từ tháng 12/2009 đến tháng 2/2010).

Cừu trong từng nhóm tuổi đều được xác định các chỉ tiêu sinh lý hàng ngày, mỗi ngày đo 2 con, cứ thế luân phiên nhau (mỗi con được theo dõi 2 ngày/lần), đảm bảo mỗi ngày đo đều có cừu từng nhóm tuổi.

Tại các mốc thời gian tuần tự đo tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và nhiệt độ trực tràng. Xác định tần số hô hấp bằng cách đếm nhu động lên xuống


của hõm hông bên trái. Nhịp tim được xác định bằng việc sử dụng ống nghe đặt ở dưới vùng ngực bên trái của cừu. Thân nhiệt được đo trực tiếp ở trực tràng và nhiệt độ da được đo ở sát vùng da trên lưng cừu bằng nhiệt kế trong 5 phút.

2.3.2.3. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu


Theo dõi cá thể trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế với các nhóm tuổi khác nhau: 1, 3, 6, 9, 12 và 15 tháng tuổi (mỗi nhóm 4 con) và 61 con cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận tại các tháng tuổi trên với số con tương ứng là 4, 4, 6, 6, 5 và 36 con.

Các chỉ tiêu sinh lý máu bao gồm hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và bạch cầu. Máu được lấy cố định vào ngày 27 của các tháng nghiên cứu (từ tháng 4 - 8/2009 và từ tháng 12/2009 đến 02/2010), lấy tất cả các cá thể cừu.

Lấy máu ở tĩnh mạch cổ của cừu vào lúc 7.00h, trước khi con vật được cho ăn và vận động. Mỗi lần lấy 1ml máu và cho vào ống nghiệm đã có sẵn chất chống đông Natri citrate, sau đó lắc đều và bỏ vào hộp xốp rồi vận chuyển đến khoa huyết học truyền máu, trường Đại học Y Dược - Đại học Huế để phân tích.

Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ số hematocrit được xác định bằng máy đếm tế bào tự động SYSMEX KX 21 (Nhật Bản).

2.3.2.4. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm


Tại 3 mốc thời gian trong ngày (7.00; 13.00 và 19.00h) ở những ngày đo các chỉ tiêu sinh lý của cừu số liệu về nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cũng được theo dõi, từ đó tính THI để xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý của cừu. Phương pháp xác định nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi như đã trình bày cụ thể ở nội dung 1.


2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003) và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Đánh giá ảnh hưởng riêng rẻ của các yếu tố như vùng sinh thái (Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận), các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ẩm độ và THI) và yếu tố mùa vụ (mùa nóng và mùa lạnh) đến các chỉ tiêu sinh lý của cừu được thể hiện thông qua phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). So sánh sự sai khác của các giá trị trung bình bằng phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%. Mô hình phân tích ANOVA như sau:

Yij = µ + Ai + eij

Trong đó; Yij: là biến phụ thuộc (các chỉ tiêu sinh lý của cừu); µ: trung bình của quần thể; Ai: biến độc lập (vùng sinh thái, hoặc các yếu tố môi trường, hoặc mùa); eij: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.

Đánh giá mối quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với một số chỉ tiêu sinh lý được thực hiện thông qua phương pháp hồi quy phi tuyến tính với phương trình bậc 2:

Y = ax2 + bx + c

Trong đó; Y: là biến phụ thuộc (chỉ tiêu sinh lý); x: là biến độc lập (nhiệt

độ, ẩm độ hoặc THI); a, b, c là các hệ số hồi quy.


2.3.3. Nội dung 3 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức

ăn thu nhận


2.3.3.1. Nuôi dưỡng


Thí nghiệm theo dõi lượng thức ăn thu nhận tiến hành trên 12 con cừu Phan Rang nuôi tại Thừa Thiên Huế với các độ tuổi 6, 9 và 12 tháng, mỗi nhóm tuổi 4 con, qua 2 giai đoạn: 4 - 8/2009 và 11/2009 - 2/2010.


Toàn bộ cừu được theo dõi cá thể và được nuôi trong từng ô chuồng riêng biệt. Trong thời gian theo dõi lượng thức ăn thu nhận cừu được nuôi nhốt hoàn toàn, chỉ được thả tự do vào một ngày cuối tuần (ngày không theo dõi số liệu) để cừu vận động và tổng vệ sinh chuồng trại. Cừu được cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ. Thức ăn của cừu là cỏ tự nhiên, được thu cắt hàng ngày và để qua đêm cho ráo nước trước khi cho ăn.

2.3.3.2. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu


Để xác định lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của cừu, thức ăn được chia nhỏ thành 5 bữa vào lúc: 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h. Cừu được cân để biết khối lượng, từ đó ước tính lượng thức ăn cho ăn (khoảng 3% DM so với LW) đảm bảo lượng thức ăn luôn dư thừa. Xác định lượng thức ăn còn thừa vào trước bữa ăn đầu tiên của sáng hôm sau.

2.3.3.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm


Tại các ngày trong các tháng theo dõi lượng thức ăn thu nhận của cừu, số liệu về nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cũng được theo dõi, từ đó tính THI. Giá trị nhiệt độ và THI được tính trung bình cho từng ngày để xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu. Phương pháp xác định nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi như đã trình bày ở nội dung 1.

2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003) và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ cũng như THI đến lượng thức ăn thu nhận của cừu được thể hiện thông qua phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). So sánh sự sai khác của các giá trị trung bình bằng phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%. Mô hình phân tích ANOVA như sau:


Yij = µ + Ai + eij

Trong đó; Yij: là biến phụ thuộc (lượng thức ăn thu nhận); µ: trung bình của quần thể; Ai: biến độc lập (nhiệt độ hoặc THI); eij: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.

Đánh giá mối quan hệ giữa lượng thức ăn thu nhận của cừu với nhiệt độ và THI được thực hiện thông qua phương pháp hồi quy phi tuyến tính với phương trình bậc 2:

Y = ax2 + bx + c

Trong đó; Y: là biến phụ thuộc (lượng thức ăn thu nhận); x: là biến độc lập (nhiệt độ hoặc THI); a, b, c là các hệ số hồi quy.

2.3.4. Nội dung 4 - Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản


2.3.4.1. Nuôi dưỡng


Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8/2009 và tháng 11/2009 đến tháng 2/2010 (thời gian theo dõi xác định các chỉ tiêu sinh lý và lượng thức ăn thu nhận), cừu được nuôi nhốt, chỉ được thả tự do vào một ngày cuối tuần để cừu vận động, tiếp xúc với nhau cũng như tổng vệ sinh chuồng trại.

Các tháng còn lại khi kết thúc theo dõi thí nghiệm xác định các chỉ số sinh lý cừu được nuôi theo phương thức bán chăn thả, mỗi ngày cừu được chăn thả, vận động tự do vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi buổi 3 giờ. Trong thời gian nhốt ở chuồng, cừu vẫn được bổ sung thêm các loại thức ăn như đã kể trên. Chuồng trại và thức ăn như đã trình bày chi tiết ở nội dung 2.

Ở Ninh Thuận, cừu được đánh số để theo dõi cá thể và được nuôi chung cùng đàn với nhau trong một chuồng lớn, nuôi theo hình thức chăn thả. Buổi sáng và buổi chiều sau khi theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, cừu được chăn thả tự do ở bãi chăn. Buổi tối cừu được lùa về chuồng, không bổ sung thức ăn nhưng cung cấp nước uống đầy đủ.


2.3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt


Đánh giá khả năng sinh trưởng


Theo dõi trên 20 cá thể cừu Phan Rang nhập từ Ninh Thuận về nuôi ở Thừa Thiên Huế với các nhóm tuổi khác nhau: 3, 6, 9, 12 và 15 tháng (mỗi nhóm 4 con) và 05 cừu con được cừu mẹ sinh ra ở Thừa Thiên Huế. Đồng thời khảo sát trên đàn cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận gồm 207 con tại các độ tuổi 3, 6, 9, 12 và 15 tháng với số con tương ứng lần lượt là 57, 48, 43, 38, và 21 con.

Khả năng sinh trưởng của cừu được xác định thông qua các chỉ tiêu về khối lượng, tăng trọng tại các thời điểm: sơ sinh, 3, 6, 9, 12 và 15 tháng tuổi, từ đó tính toán tốc độ sinh trưởng của cừu. Xác định kích thước của cừu qua các chiều đo bao gồm cao vây, vòng ngực, dài thân chéo tại các thời điểm: 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi.

Khối lượng của cừu được xác định bằng cách cân định kỳ 3 ngày liên tục vào buổi sáng trước khi cho ăn ở thời điểm cuối tháng bằng cân đồng hồ 100kg và tính giá trị trung bình.

Tại mỗi thời điểm cân cừu cũng tiến hành đo các chiều đo. Chiều cao vây được tính từ mặt đất lên đến vai, đo bằng thước gậy. Vòng ngực đo ngay phía sau nách chân trước, bằng thước dây. Dài thân chéo được tính từ mỏm trước xương bả vai cánh tay đến u xương ngồi bằng thước dây.

Từ đó, tính toán tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (absolute - A) và tốc độ

sinh trưởng tương đối (relative - R), theo các công thức sau:


V2 - V1

A (g/con/ngày) =

T2 - T1


V2 - V1

R (%) = x 100

1/2 (V2 + V1)

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí