Quan Hệ Giữa Môi Trường Với Lượng Thức Ăn Thu Nhận Của Cừu


Stress nhiệt làm giảm cường độ các hành vi tình dục, ảnh hưởng đến sự giao phối và thụ thai của cừu (Gül, 2012; Maurya và CS., 2005; Dutt, 1964). Theo Maurya và CS. (2005), các hành vi động dục của cừu cái (chạy rông, vẩy đuôi, quay đầu, tiếp cận cừu đực) khi cừu bị stress nhiệt (nhiệt độ chuồng nuôi 400C/6h/ngày) thấp hơn so với cừu không bị stress nhiệt. Geng và CS. (2008) cho biết, nhiệt độ 310C có ảnh hưởng đến cừu cái mang thai. Đối với cừu đực, các hành vi tình dục (thời gian nhảy giá, giao phối, số lần đánh hơi, liếm...) giảm ở các tháng mùa nóng và tăng cao ở mùa lạnh (Gül, 2012).

1.4. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN CỦA CỪU

1.4.1. Lượng thức ăn thu nhận của cừu


Lượng thức ăn thu nhận (lượng ăn vào) là khối lượng thức ăn mà vật nuôi có thể ăn được trong một ngày đêm. Lượng thức ăn thu nhận có ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sản xuất của gia súc. Điều chỉnh lượng thức ăn thu nhận của gia súc có 3 nhóm yếu tố: trao đổi chất, hệ thống tiêu hóa và yếu tố bên ngoài. Ở nhóm trao đổi chất, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất trao đổi hoặc hocmon có thể kích thích hệ thần kinh gây cho gia súc bắt đầu ăn hoặc ngừng ăn. Ở nhóm hệ thống tiêu hóa, lượng các chất tiêu hóa có thể xác định gia súc ăn nhiều hay ít. Các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là sự biến động của thời tiết có ảnh hưởng lớn đến lượng thức ăn thu nhận.

Lượng thức ăn thu nhận của cừu phụ thuộc vào yếu tố giống, tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý, bản thân con vật và hướng sản xuất của chúng (Avondo và Lutri, 2005; Goetsch và Johnson, 1999). Các giống cừu khác nhau, lượng thức ăn thu nhận của cừu khác nhau (bảng 1.10).


Bảng 1.10. Lượng thức ăn thu nhận của cừu


Giống

LW (kg)

DMI (kg/con/ngày)

DMI (% LW)

East Friesian

74,8

2,49

3,3

Lacaune

73,2

2,67

3,6

Chios

60,0

2,24

3,7

Delle Langhe

58,0

1,83

3,2

Manchega

57,0

2,24

3,9

Massese

52,4

1,98

3,8

Comisana

57,4

1,99

3,5

Churra

50,0

1,83

3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 8

Nguồn: Avondo và Lutri (2005)

Lượng thức ăn thu nhận của cừu bị ảnh hưởng bởi trạng thái sinh lý và bệnh lý cơ thể. Cừu đang thời kỳ sinh trưởng thể tích xoang bụng tăng dần nên ăn được ngày càng nhiều thức ăn. Cừu bị ký sinh trùng đường ruột, dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa, giảm hấp thu dinh dưỡng, lượng thức ăn thu nhận giảm (Valderrábano và CS., 2002).

Tính chất vật lý, phương pháp chế biến thức ăn có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của cừu (Avondo và Lutri, 2005; Paladines và CS., 1963). Những loại thức ăn có tốc độ giảm kích thước trong dạ cỏ càng nhanh (dễ vỡ) thì lượng thu nhận thức ăn càng cao. Ngược lại, các thức ăn cồng kềnh, các mảnh thức ăn dài và rất dai cừu phải nhai rất nhiều sẽ hạn chế đến lượng thu nhận thức ăn.

Năng lượng khẩu phần có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận, khả năng tiêu hóa của cừu (Sayed, 2009; Mahguob và CS., 2000; Wright và CS., 1962). Theo Mahguob và CS. (2000), cừu khi cho ăn khẩu phần có mức năng lượng thấp, lượng vật chất khô thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn khẩu phần có mức năng lượng trung bình và cao.


Hàm lượng protein trong khẩu phần ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận và khả năng tiêu hóa của cừu (Mulugeta và Gebrehiwot, 2013; Haddad và CS., 2005). Theo Haddad và CS. (2005), cừu Awassi khi ăn khẩu phần có mức protein cao (34,0%), lượng chất hữu cơ, lượng protein ăn vào và năng lượng trao đổi của cừu cao hơn khẩu phần có mức protein thấp (15,5%) và mức protein trung bình (27,1%).

Lượng thức ăn thu nhận của cừu chịu ảnh hưởng của chế độ cho ăn, sự sẵn có thức ăn ở máng ăn hoặc điều kiện đồng cỏ chăn thả, tính ngon miệng của thức ăn, điều kiện thời tiết khí hậu...

Theo Avondo và Lutri (2005), lượng thức ăn thu nhận của cừu sữa

được xác định theo công thức sau:


I = - 0,545 + 0,095 MW + 0,65 FPCM + 0,0025 BWC


Trong đó; I: lượng thức ăn thu nhận (kg DM/con/ngày);

MW: khối lượng trao đổi (BW0,75); FPCM: lipit (6,5%) - và protein (5,8%), nhu cầu cho sản xuất sữa (kg); BWC: tăng trọng (g/ngày).

1.4.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu

Nhiệt độ và ẩm độ môi trường có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của cừu. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của cừu. Cừu là động vật đẳng nhiệt, vì vậy khi nhiệt độ môi trường cao, cừu phải tăng cường thải nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể, giảm lượng thức ăn thu nhận. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường giảm quá thấp cừu cần nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể dẫn đến lượng thu nhận thức ăn tăng (Marai và CS., 2007).


Lượng chất khô thu nhận (DMI) giảm đáng kể khi cừu bị stress nhiệt (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Theo Ames và Brink (1977), nhiệt độ trong khoảng 5 - 300C lượng thức ăn thu nhận của cừu không thay đổi, nhiệt độ <50C lượng thức ăn thu nhận tăng; nhiệt độ

>300C lượng thức ăn thu nhận giảm. Theo Keyserlingk và Mathison (1993),

nhiệt độ trong khoảng 5 - 210C không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của cừu. Theo Alhidary và CS. (2012), khi nhiệt độ môi trường vượt quá 300C, stress nhiệt xảy ra, dẫn đến DMI của cừu giảm. Lượng chất khô thu nhận của cừu Merino (Úc) ở nhiệt độ phòng 16 - 240C là 1.008 g/ngày (tương ứng 3,33% LW) và ở nhiệt độ 28 - 380C là 774 g/ngày (2,65% LW), giảm 234 g/ngày (23,2%) (Alhidary và CS., 2012). Theo Savage và CS. (2008), DMI của cừu ở nhiệt độ phòng 200C là 1.578 g/con/ngày (3% LW) và ở nhiệt độ 30

- 400C là 1.136 g/ngày (2,4% BW). Theo Llamas-Lamas và Comb (1990),

lượng rơm ủ urê thu nhận của cừu ở các mức nhiệt độ 36, 34 và 40C lần lượt là 665, 870 và 884 DM g/ngày; 609, 797 và 810 OM g/ngày.

Mặc dù lượng thức ăn thu nhận của cừu không nhạy cảm với stress nhiệt so với các gia súc khác ở một mức ăn, nhưng nếu khẩu phần thiếu nước hoặc mất cân đối dinh dưỡng cũng tác động thêm mức độ stress nhiệt ở cừu. Thời gian chăn thả của cừu ở bãi chăn có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của cừu. Cừu được chăn thả trong các giai đoạn thời tiết ôn hòa từ 7.00 - 11.00h, lượng thức ăn thu nhận cao hơn từ 11.00 - 15.00h và từ 15.00 - 19.00h (Marai và CS., 2007).

Mùa có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa của cừu (Kamalzadeh, 2005; Li và CS., 2002; Goetsch và Johnson, 1999). Lượng thức ăn thu nhận của cừu ở mùa hè thấp hơn so với mùa thu (Goetsch và Johnson, 1999); mùa khô thấp hơn mùa lạnh (Kamalzadeh, 2005), ở môi trường lạnh cao hơn môi trường ấm (Li và CS., 2002).


Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cừu (Marai và CS., 2007; Balley, 1964). Theo Belley (1964), tỷ lệ tiêu hóa DM, CP, CF và tích lũy ni tơ của cừu ở nhiệt độ môi trường -110C lần lượt là 57,9; 77,7; 39,5% và 1,76 g/ngày; ở nhiệt độ môi trường 200C lần lượt là 62,8; 78,8; 49,6% và 2,92 g/ngày). Tuy nhiên, theo Marai và CS. (2007), nhiệt độ môi trường từ 18 - 350C không có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu ở Ai Cập.

1.5. MỘT SỐ THỨC ĂN CHO CỪU


Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi. Để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi cừu cần chú ý đến vấn đề giải quyết nguồn thức ăn. Cừu ăn tạp và ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, ngoài cỏ tự nhiên cừu có thể ăn được các loại thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp. Do đó việc tìm kiếm các nguồn thức ăn mới, tăng cường sử dụng hợp lý nguồn thức ăn là cần thiết. Gần đây, nhiều nghiên cứu xác định được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho cừu nhằm khai thác một số nguồn thức ăn khác ngoài cỏ đã làm giảm cạnh tranh nguồn thức ăn với các gia súc nhai lại khác, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi cừu.

1.5.1. Cỏ tự nhiên


Cỏ tự nhiên là thức ăn truyền thống, quen thuộc và có tính ngon miệng đối với cừu. Các đồng cỏ tự nhiên chủ yếu là các giống cỏ bản địa, có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu tại chỗ với nhiều loài cỏ và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, trong thảm cỏ tự nhiên, thông thường các loại cỏ họ đậu chiếm số lượng rất ít, dẫn đến giá trị dinh dưỡng chung của cả đồng cỏ là khá thấp, đặc biệt là hàm lượng protein thấp, sản lượng thấp, vì vậy hiệu quả chăn nuôi thấp (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Vũ Chí Cương và CS., 2004; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2004a).


Thành phần hóa học và hàm lượng dinh dưỡng của cỏ tự nhiên có sự dao động lớn theo thành phần loài, các thời điểm trong năm và theo các lứa cắt (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2004a; Vũ Chí Cương và CS., 2004). Các tác giả cho biết hàm lượng vật chất khô (DM) là 20,3 - 22,7%, protein thô (CP) là 14,4 - 14,7%, xơ không tan trong môi trường trung tính (NDF) là 59,2 và khoáng tổng số (Ash) là 9,4%. Theo Vũ Chí Cương và CS. (2004), hàm lượng CP của cỏ tự nhiên ở thời điểm tháng 3 là 14,8% và đến tháng 11 là 8,7%.

Tỷ lệ tiêu hóa thành phần các chất dinh dưỡng của cỏ tự nhiên có sự khác nhau cùng với sự biến động của thành phần loài, thời gian và lứa cắt. Tỷ lệ tiêu hóa cỏ tự nhiên của cừu ở các thời điểm thu cắt: DM là 46,72% (tháng 3) - 58,34% (tháng 11), OM là 54,97% (tháng 3) - 65,35% (tháng 11), CP là

52,78% (tháng 11) - 67,73% (tháng 3), NDF là 57,61% (tháng 3) - 69,78%

(tháng 11) (Vũ Chí Cương và CS., 2004).


Theo Cục chăn nuôi (2009), hầu hết các đồng cỏ lớn đều nằm ở các vùng đồi núi xa, giao thông bất lợi nên khó tận dụng để phát triển chăn nuôi. Các đồng cỏ gần khu vực dân cư qua thời gian sử dụng không hợp lý, không có kế hoạch trồng, khai thác và bảo vệ nên bị thoái hóa. Vì vậy, cần nghiên cứu, khai thác, sử dụng các giống cỏ có năng suất và chất lượng cao, để nâng cao hiệu quả, tạo lợi nhuận trong chăn nuôi cừu.

1.5.2. Cỏ voi


Cỏ voi (Pennisetum purpureum) là loại cỏ lâu năm, được trồng nhiều các vùng sinh thái của nước ta, có năng suất chất xanh, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao (Lê Đức Ngoan và CS., 2007). Năng suất chất xanh, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi phụ thuộc vào giống, điều kiện thâm canh, tuổi thu hoạch, thời gian trong năm, tỷ lệ lá/thân...


Trong cùng một điều kiện thâm canh nhưng các giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Theo Nguyễn Xuân Bả và CS. (2010), trên cùng đất phù sa ven sông ở tỉnh Quảng Trị, cỏ voi thường cho năng suất 35,1 tấn chất khô/năm, cỏ voi chọn lọc 1 năng suất 52,4 tấn chất khô/năm. Năng suất chất xanh của cỏ voi ở mùa mưa cao hơn mùa khô (Nguyễn Thị Thu Hồng và CS., 2006), mùa xuân - hè cao hơn mùa thu - đông (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2010). Tuổi tái sinh khác nhau, năng suất chất khô khác nhau. Theo Vũ Chí Cương và CS. (2009), năng suất chất khô của cỏ voi ở các ngày tuổi 45, 55,

65 và 75 lần lượt là 0,15, 0,23, 0,39 và 0,59 kg/m2.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi có sự biến động phụ thuộc vào giống, đất trồng. Theo Nguyễn Xuân Bả và CS. (2010), thành phần hóa học của cỏ voi: DM là 14,9% (VA-06) - 17,3% (chọn lọc 1), OM là 88,4% (chọn lọc 1) - 90,0% (VA-06), CP là 12,5% (florida) - 14,5% (VA-06), CF là 29,5% (VA-06) - 34,0 (florida), NDF là 65,5% (VA-06) - 70,5 (florida).

Hàm lượng DM và NDF có xu hướng tăng theo thời gian sinh trưởng của cỏ. Trái lại, hàm lượng CP có xu hướng giảm theo thời gian sinh trưởng của cỏ. Các thành phần khác như chất béo thô (EE), xơ thô (CF), xơ hòa tan trong môi trường axit (ADF) ít biến động theo tuổi tái sinh mùa đông ở cỏ voi (Vũ Chí Cương và CS., 2009, 2010).

Lượng DM ăn vào của cừu có sự sai khác theo tuổi tái sinh của cỏ, lượng DM ăn vào của cừu ở cỏ voi 45 ngày tuổi là 105,2 g/kgW0,75 và 75 ngày tuổi là 114,48 g/kgW0,75. Tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở cừu phụ thuộc vào tuổi tái sinh của cỏ, tuổi tái sinh càng lớn tỷ lệ tiêu hóa càng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu hóa lipit không theo quy luật này. Tỷ lệ tiêu hóa của cừu đối với cỏ voi 75 ngày tuổi DM là 59,28%, CP là 58,69%, EE là 66,4%, CF là 63,97%, NDF là 62,90%, ADF là 6303%, OM là 63,01% (Vũ Chí Cương và CS., 2009).


1.5.3. Cây mít


Mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) là cây trồng lâu năm, có thể sinh trưởng trên nhiều vùng đất khác nhau, thích nghi với khí hậu nóng và mưa nhiều. Vì vậy, được trồng khá phổ biến ở Thừa Thiên Huế cũng như nhiều tỉnh trên cả nước và được coi là cây của người nghèo, mang lại những lợi ích to lớn cho người dân ở các vùng nông thôn.

Cây mít cho một lượng sinh khối chất xanh từ lá và cành non rất lớn, có thể sử dụng lá mít làm thức ăn cho cừu cũng như gia súc nhai lại khác (Nguyễn Thị Thanh, 2008; Kusmartono, 2007; Mui và Preston, 2005; Nguyễn Thị Mùi và CS., 2004; IsLam và CS., 1997).

Lá mít có thành phần dinh dưỡng cao (Nguyễn Thị Thanh, 2008; Nguyễn Thị Mùi và CS., 2004). Theo Nguyễn Thị Mùi và CS. (2004), DM lá mít là 37,7%, CP là 17,1%, Ash là 11,4%, NDF là 55,6%, ADF là 42,1% và ME là 9,76 MJ. Sử dụng lá mít làm thức ăn bổ sung cho dê cho kết quả tốt. Tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ, DM, CP và NDF trên dê lần lượt là 55,5; 47,9 và 40,6% (Nguyễn Thị Mùi và CS., 2004).

Các phụ phẩm từ mít như vỏ trái, xơ, hạt chứa một hàm lượng lớn protein, là những thức ăn tiềm năng và có giá trị dinh dưỡng cho cừu (Kusmartono, 2007; Mui và Preston, 2005; Đinh Văn Cải và CS., 2004). Sử dụng các phụ phẩm mít như là nguồn năng lượng cùng với lá sắn đã cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, khối lượng và tăng trọng của cừu (Kusmartono, 2007).

1.5.4. Cây duối


Cây duối (Streblus asper Lour) là một loại cây gỗ, cỡ trung bình, cao khoảng 4 - 8m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Lá duối có dạng trứng nhọn, dài 3 - 7cm, rộng 1,5 - 2,5cm, mép có răng khía, mặt lá rất ráp. Thân và cành khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trứng, cứng, ráp, mép khía răng. Hoa đơn tính

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí