Nhiệt Độ, Ẩm Độ Và Thi Chuồng Nuôi Ở Thừa Thiên Huế Qua Các Mùa Thí Nghiệm


3.1.2. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi ở Thừa Thiên Huế qua các mùa thí nghiệm

3.1.2.1. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày qua các mùa thí nghiệm

Kết quả khảo sát sự biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI tại 8 thời điểm trong ngày (1.00, 4.00, 7.00, 10.00, 13.00, 16.00, 19.00 và 22.00h) qua hai

mùa (mùa nóng và mùa lạnh) được trình bày ở đồ thị 3.2.


40 95

90

35

THI; Nhiệt độ (0C)

85

Ẩm độ (%)

30 80

75

25

70

20 65

60

15

55

10 50

1 4 7 10 13 16 19 22

Thời gian (giờ)


Nhiệt độ (MN) THI (MN) Nhiệt độ (ML) THI (ML) Ẩm độ (MN) Ẩm độ (ML)


Đồ thị 3.2. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI chuồng nuôi theo giờ trong mùa nóng và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế

Kết quả đồ thị 3.2 cho thấy, nhiệt độ và THI chuồng nuôi vào mùa lạnh và mùa nóng có xu hướng biến thiên theo quy luật chung là: thấp nhất vào thời điểm 1 đến 4 giờ, tăng dần và đạt cực đại vào lúc 13 giờ, sau đó giảm dần đến 22 giờ. Ẩm độ biến thiên theo chiều ngược lại với nhiệt độ và THI, ẩm độ cao nhất vào thời điểm 1 đến 4 giờ, giảm dần và đạt cực tiểu vào lúc 13 giờ, sau đó tăng dần đến 22 giờ.


Nhiệt độ thấp nhất trong khoảng từ 22 giờ đến 4 giờ sáng của ngày kế tiếp, trung bình là 21,10C ở ML và 27,90C ở MN. Nhiệt độ cao nhất tại thời điểm 13 giờ, trung bình là 26,70C ở ML và 350C ở MN. Biên độ nhiệt ở ML chênh lệch lớn hơn MN, lúc 7 giờ (90C ở ML và 60C ở MN), 13 giờ (100C ở ML và 70C ở MN) và 19 giờ biên độ nhiệt lớn nhất 140C ở ML và 8 0C ở MN).

Ẩm độ biến thiên ngược với sự biến thiên của nhiệt độ tại các thời điểm trong ngày. Ẩm độ cao nhất vào thời điểm 22 giờ đến 4 giờ của ngày kế tiếp, trung bình là 93% ở ML và 81% ở MN. Ẩm độ thấp nhất vào thời điểm 13 giờ, trung bình là 74,4% ở ML và 57,9% ở MN. Ẩm độ có biên độ thay đổi rất lớn, tối thiểu/tối đa cao, dao động lớn nhất là 52% ở 13 giờ trong ML (44/96%). Ở MN, biên độ nhiệt tối thiểu/tối đa dao động ít hơn so với ML.

THI biến thiên theo xu hướng biến thiên của nhiệt độ. THI thấp nhất vào thời điểm 22 giờ đến 4 giờ của ngày kế tiếp, trung bình ở mùa lạnh là 21 và ở mùa nóng là 26,8. THI cao nhất ở thời điểm 13 giờ, trung bình là 25,7 ở mùa lạnh và 32,3 ở mùa nóng.

Như vậy, nhiệt độ, ẩm độ và THI có sự biến thiên qua các giờ trong ngày ở cả hai mùa. Ở mùa nóng, nhiệt độ và THI tăng cao ở thời điểm 7 đến 19 giờ, trong lúc đó ẩm độ giảm thấp, nguy cơ gây stress nóng cho cừu. Ở mùa lạnh, nhiệt độ và THI giảm thấp lúc 19 giờ đến 4 giờ sáng ngày kế tiếp, kèm theo ẩm độ tăng cao, nên nguy cơ có thể cừu bị stress lạnh. Đây là vấn đề cần lưu ý khi nuôi cừu trong điều kiện thời tiết khí hậu ở Thừa Thiên Huế.

3.1.2.2. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa nóng


Tần suất xuất hiện nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong 3 tháng mùa nóng (từ tháng 6 đến tháng 8) theo trung bình số giờ đo tại 8 thời điểm trong ngày được trình bày ở bảng 3.1.


Bảng 3.1. Tần suất nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa nóng


Độ ẩm (%)

<50

50-60

61-70

71-75

76-80

81-90

91-100

Tổng

Nhiệt độ (0C)

24






2


2

25





1

4


5

26





3

14

5

22

27




6

13

31


50

28



6

8

29

60


103

29



9

27

49

20


105

30



13

21

19

8


61

31


1

29

9

4

3


46

32


6

24

5

2



37

33

1

14

39

1




55

34

3

18

12

3

3



39

35

4

41

14

2

1



62

36

7

18






25

37

9

7

1





17

38









39



1





1

40









Tổng

24

105

148

82

124

142

5

630

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 12

Số liệu bảng 3.1 cho thấy, trong mùa nóng số giờ có ẩm độ cao chiếm khá nhiều và xảy ra ở thời điểm nhiệt độ <320C. Trong khi đó, các mức ẩm độ thấp xuất hiện tập trung ở nhiệt độ >320C.


Ẩm độ không khí cao (trên 80%) chiếm tỷ lệ 23,3% tổng số giờ đo và tập trung ở nhiệt độ không khí thấp (<320C). Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình tỏa nhiệt bằng cách bốc hơi của cừu. Theo nhận xét của Alhidary và CS. (2012), McManus và CS. (2008), Srikandakumar và CS. (2003), trong điều kiện ẩm độ môi trường cao, nhiệt độ thấp, cơ chế thoát nhiệt qua da không phát huy tác dụng, cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài.

Ẩm độ không khí thấp (≤70%) chiếm tỷ lệ lớn 44% tổng số giờ đo và tập trung ở nhiệt độ không khí cao (>320C). Theo nhận xét của Srikandakumar và CS. (2003), ở điều kiện nhiệt độ 320C và ẩm độ 65% cừu bắt đầu bị stress nhiệt, dẫn đến thân nhiệt tăng, tần số hô hấp tăng.

Như vậy, đáng chú ý là trong mùa nóng mặc dù nhiệt độ cao nhưng tần suất xuất hiện các mức ẩm độ cao chiếm tỷ lệ lớn. Ở Thừa Thiên Huế, không khí chứa nhiều hơi nước, là một trong số các vùng có ẩm độ không khí cao.

3.1.2.3. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa lạnh


Kết quả tính tần suất nhiệt độ và ẩm độ trong 3 tháng mùa lạnh (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) theo trung bình số giờ đo tại 8 thời điểm trong ngày được trình bày ở bảng 3.2.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, trong mùa lạnh số giờ có ẩm độ cao xảy ra nhiều và thường ở vào các thời điểm có nhiệt độ không khí thấp (<270C). Trong khi đó các mức ẩm độ thấp xuất hiện ít và tập trung ở nhiệt độ (>270C).

Mùa lạnh ẩm độ không khí cao (>80%) chiếm tỷ lệ lớn (79,95% tổng số giờ đo) và tập trung ở nhiệt độ không khí thấp (<270C). Khi ẩm độ không khí cao kết hợp với nhiệt độ không khí thấp có thể gây cảm lạnh cho cừu.

Như vậy, trong mùa lạnh, độ ẩm không khí cao (>80%) chiếm tỷ lệ lớn. Ở Thừa Thiên Huế, vào mùa đông thường xuất hiện mưa phùn kéo dài và gió mùa đông bắc đã làm cho ẩm độ tăng lên khá cao.


Bảng 3.2. Tần suất nhiệt độ và ẩm độ không khí chuồng nuôi trong mùa lạnh


Độ ẩm (%)

<50

50-60

61-70

71-75

76-80

81-90

91-100

Tổng

Nhiệt độ (0C)

16







1

1

17






3

13

16

18






5

19

24

19






2

34

36

20






5

33

38

21






19

25

44

22



1

2

2

19

31

55

23




2

1

22

27

52

24



2

1

3

22

10

38

25




1

5

22

12

40

26



3


5

19

1

28

27



2

2

9

7


20

28



2

4

1

3


10

29



4

7

1



12

30


1

6

1


1


9

31



5

1




6

32


2

3





5

33


4

4





8

34

1

1






2

Tổng

1

8

32

21

27

149

206

444

3.1.2.4. THI theo các giờ đo trong ngày


Kết quả tính THI chuồng nuôi trung bình theo 8 thời điểm trong ngày ở

mùa nóng và mùa lạnh được trình bày ở bảng 3.3 và bảng 3.4.


Bảng 3.3. Tần suất THI các giờ trong ngày theo thang đánh giá stress nhiệt của Marai và CS. (2000)



Giờ trong ngày

Mùa nóng

Mùa lạnh

Stress trung bình (nhẹ)

(22,2-<23,3)

Stress nghiêm trọng

(23,3-<25,6)

Stress cực kỳ nghiêm trọng (≥25,6)

Stress trung bình (nhẹ)

(22,2-23,3)

Stress nghiêm trọng

(23,3-<25,6)

Stress cực kỳ nghiêm trọng (≥25,6)

1


5

79

7

9


4


8

72

11

8


7


2

84

13

12


10



87

12

13

19

13



87

7

13

27

16


1

79

7

11

22

19


1

83

3

17

10

22


1

79

6

20

4

Tổng


18

650

66

103

82

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, giá trị THI cao xuất hiện nhiều ở cả mùa nóng và mùa lạnh. THI ở mức cao (≥23,3) chiếm 100% số giờ đo ở mùa nóng và 73,7% số giờ đo ở mùa lạnh, tập trung vào thời điểm 10 - 19 giờ. Ngược lại, giá trị THI thấp (<23,3) chiếm tỷ lệ ít và chỉ xuất hiện ở mùa lạnh (26,3%) vào từ 22 giờ đến 7 giờ của ngày kế tiếp, đây là thời điểm có nhiệt độ thấp.

Giá trị THI phân theo thang đánh giá stress nhiệt ở cừu của Marai và CS. (2000) cho thấy, các mức stress nhiệt có tần suất xuất hiện lớn vào cả mùa nóng và mùa lạnh, kể cả vào các thời điểm nhiệt độ thấp (từ 22 giờ đến 7 giờ ngày kế tiếp) trong mùa lạnh. Như vậy, điều này một lần nữa cho thấy thang đánh giá stress nhiệt của Marai và CS. (2000), có thể không phù hợp trong điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế. Vì vậy, thí nghiệm đã tiến


hành đánh giá các phản ứng sinh lý, lượng thức ăn thu nhận của cừu Phan Rang ở các mức THI khác nhau ở Thừa Thiên Huế và đã xác định được các điểm THI giới hạn trên cừu (bảng 3.4). Chi tiết phân tích ở phần 3.2 và 3.3.

Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện THI theo các giờ trong ngày ở mùa nóng và mùa lạnh


Giờ trong ngày

Mùa nóng

Mùa lạnh

≤22,2

>22,2

- 25,6

>25,6 -

28,5


>28,5

≤22,2

>22,2

- 25,6

>25,6 -

28,5


>28,5

1


5

75

4

43

16

1

-

4


8

73

-

40

19

1

-

7


2

69

16

34

20

6

-

10


-

9

78

14

20

19

7

13


-

-

83

11

20

17

12

16


1

6

73

18

17

18

7

19


1

25

58

28

20

11

1

22


1

63

18

31

23

6

-

Tổng


18

320

330

219

155

79

27

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, giá trị THI ở mức cao (>28,5) xuất hiện trong cả hai mùa, chiếm 21,9% số giờ đo và tập trung chủ yếu ở mùa nóng (20,3%). Trong mùa nóng, từ 7 đến 22h xuất hiện stress nhiệt mạnh, tuy nhiên stress mạnh chỉ tập trung từ 10-16h; trong khi ở mùa lạnh stress nhiệt mạnh chỉ có từ 10-16h. Khi THI tăng cao làm tăng thân nhiệt (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS. 2007, 2009; Srikandakumar và CS., 2003); tăng tần số hô hấp (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS. 2007; Srikandakumar và CS., 2003); tăng nhiệt độ da (Marai và CS., 2009; McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005); đồng thời giảm lượng ăn vào của cừu (Alhidary và CS. 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Đây là điểm đáng lưu ý khi nuôi cừu trong mùa nóng ở Thừa Thiên Huế.


Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, ở Thừa Thiên Huế ẩm độ không khí cao chiếm tỷ lệ lớn trong cả mùa nóng và mùa lạnh. Điều này một lần nữa cho thấy, mặc dù mùa nóng, nhiệt độ cao nhưng ẩm độ môi trường vẫn cao, có thể gây stress cho cừu. Đây là điểm thời tiết khác biệt rất lớn đối với Ninh Thuận và các địa phương khác đã có nuôi cừu trên cả nước.

3.2. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ

3.2.1. Các chỉ tiêu sinh lý


Xác định các chỉ tiêu sinh lý của 24 con cừu Phan Rang trong điều kiện chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế và 88 con nuôi ở Ninh Thuận với các độ tuổi: 1, 3, 6, 9, 12 và 15 tháng tuổi. Kết quả được xử lý thống kê và trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế và

Ninh Thuận



Chỉ tiêu

Thừa Thiên Huế

Ninh Thuận

n

M ± SEM

n

M ± SEM

Thân nhiệt (0C)

24

38,99 ± 0,02

88

39,27 ± 0,03

Tần số hô hấp (lần/phút)*

24

34,15 ± 0,53

88

19,61 ± 0,49

Nhịp tim (lần/phút)

24

66,94 ± 0,31

88

66,36 ± 0,29

Nhiệt độ da (0C)

24

36,51 ± 0,04

88

35,39 ± 0,03

*Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)


Đặc điểm sinh lý là sự phản ánh khả năng thích ứng của cừu trong điều kiện môi trường sống mới. Các chỉ tiêu sinh lý phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể cũng như khả năng sản xuất của chúng. Kết quả bảng 3.5 cho thấy, thân nhiệt, nhịp tim và nhiệt độ da của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận là không có sự sai khác (P>0,05). Giá trị thân nhiệt dao động trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022