Quan Hệ Giữa Nhiệt Độ, Ẩm Độ Và Thi Với Các Chỉ Tiêu Sinh Lý Máu Của Cừu


1.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu

1.2.4.1. Hồng cầu


Hồng cầu (RBC) là thành phần cấu tạo của máu, bao gồm 60% là nước và 40% vật chất khô; trong vật chất khô hemoglobin (Hb) chiếm 90% và đảm nhận chức năng sinh lý của hồng cầu. Số lượng hồng cầu của cừu có sự dao động lớn, trong khoảng 6,5 - 10,3 triệu/mm3 (Jelínek và CS., 1986). Số lượng hồng cầu của cừu có sự sai khác giữa các giống, tuổi, chế độ dinh dưỡng, trạng thái sinh lý, bệnh tật và điều kiện môi trường (bảng 1.7). Tuy nhiên, hồng cầu không có sự sai khác giữa giới tính và màu lông.

Số lượng hồng cầu của cừu có sự sai khác theo các mùa trong năm (Fadare và CS., 2012). Theo Fadare và CS. (2012), vào cuối mùa khô ở Nigeria số lượng hồng cầu của cừu West African Dwarf cao hơn so với đầu mùa mưa. Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết tương quan giữa số lượng hồng cầu và nhiệt độ, ẩm độ môi trường là không chặt chẽ. Số lượng hồng cầu không có sự sai khác theo các thời điểm trong ngày (McManus và CS., 2008; Bhattacharya và Uwayjan, 1975). Theo Bhattacharya và Uwayjan (1975), mặc dù có sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ, ẩm độ ở buổi sáng và buổi chiều nhưng hồng cầu cừu Awasi vẫn không có sự sai khác. Hồng cầu cừu vào buổi sáng là 10,54 triệu/mm3 và buổi chiều là 10,04 triệu/mm3 (McManus và CS., 2008).

1.2.4.2. Hemoglobin


Hemoglobin là thành phần chủ yếu của hồng cầu và đảm nhiệm chức năng chính của hồng cầu. Ở trạng thái sinh lý bình thường hàm lượng Hb trong máu có tính tương đối ổn định. Hb cừu bình thường là 9 -15g% (Adams và McKinley, 2009). Theo Jelínek và CS., (1986), Hb của cừu là 10,1 - 12,1 g/dl. Theo Radin và CS. (2008), Hb cừu Croatia dao động từ 7,6 đến 11,8g%.


Hemoglobin trong máu thay đổi phụ thuộc vào giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng, trạng thái cơ thể, bệnh tật, nhiệt độ và ẩm độ môi trường (bảng 1.7). Tuy nhiên, giới tính không có ảnh hưởng đến hàm lượng Hb ở cừu.

Hemoglobin thay đổi theo nhiệt độ, ẩm độ và THI ở cừu Merino nhưng không có sự thay đổi ở cừu Omani (Srikandakumar và CS., 2003). Theo Srikandakumar và CS. (2003), Hb của cừu Merino và Omani ở mùa lạnh (THI

= 72) là 12,65 g/dl và 13,43g/dl; ở mùa nóng (THI = 93) là 10,53g/dl và 13,53g/dl. Kết quả nghiên cứu của McManus và CS. (2008), Bhattacharya và Uwayjan (1975) cho thấy, không có sự sai khác về hàm lượng Hb của cừu ở buổi sáng và buổi chiều trong ngày.

1.2.4.3. Hematocrit

Hematocrit (Hem) là tỷ lệ % thể tích giữa hồng cầu và huyết tương khi cho máu có chất chống đông vào ống hematocrit để ly tâm. Thường hematocrit ở các loài động vật nói chung khoảng 50%. Theo Radin và CS. (2008), hematocrit của cừu là 29% (dao động 22,6 - 36,2%).

Hematocrit của cừu có sự sai khác theo độ tuổi, thời điểm sơ sinh là 41,9%, có xu hướng giảm ở các ngày tiếp theo, đạt thấp nhất lúc 14 ngày tuổi (27,2%), sau đó tăng cao ở tháng thứ 1 đến thứ 5, giảm dần và tương đối ổn định ở các tháng tuổi lớn hơn, lúc 12 tháng tuổi là 33,8% (Ullrey và CS., 1965).

Nhiệt độ và ẩm độ môi trường trong ngày không có ảnh hưởng đến hàm lượng hematocrit của cừu. Kết quả nghiên cứu của McManus và CS. (2008), Bhattacharya và Uwayjan (1975), mặc dù có sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ, ẩm độ vào buổi sáng và buổi chiều nhưng hàm lượng hematocrit của cừu Awasi không có sự sai khác.


1.2.4.4. Bạch cầu


Bạch cầu (WBC) là những tế bào có nhân, không có huyết sắc tố, số lượng ít hơn hồng cầu, kích thước thay đổi từ 5 – 20µm. Số lượng bạch cầu thường ít ổn định và thay đổi tuỳ theo trạng thái cơ thể. Theo Jelíneks và CS. (1986), bạch cầu của cừu dao động trong khoảng 4,98 - 9,93 ngàn/ mm3. Theo Trần Quang Hân (2007b), số lượng bạch cầu cừu Phan Rang là 8,38 nghìn/mm3 (con đực) và 8,01 nghìn/mm3 (con cái).

Số lượng bạch cầu thay đổi theo giới tính, tuổi, màu lông, chế độ dinh dưỡng, trạng thái vận động, bị bệnh và yếu tố môi trường (bảng 1.7). Tuy nhiên, không thấy có sự sai khác về số lượng bạch cầu ở các giống.


Giống cừu

Nhiệt độ, ẩm độ, THI, mùa

RBC

(triệu/ mm3)

Hb

(g%)

Hem

(%)

WBC

(nghìn/ mm3)


Nguồn trích dẫn


Merino (Úc)

ML: THI = 72

MN: THI = 93


12,65*

10,53




Srikandakumar và


Omani (Úc)

ML: THI = 72

MN: THI = 93


13,43

13,53



CS., (2003)

Awasi

BS: 20 - 210C

9,2

11,7

32,8

4,1*

Bhattacharya và

(Li-băng)

BC: 27 - 330C

9,2

11,2

32,0

6,2

Uwayjan (1975)


Santa Ines

Buổi sáng

Buổi chiều

10,54

10,04

9,12

9,16

31,17

31,34

11,77

14,77

McManus và CS., (2008)

West African

Cuối mùa khô

3,25*



6,2*

Fadare và CS.,

Dwarf

Đầu mùa mưa

2,63

6,4

(2012)

Belice (Ý)


8,20

8,98

24,14

12,49

Piccione và CS., (2008)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 7

Bảng 1.7. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu


*RBC, Hb, WBC trong cùng một giống có sự sai khác (P<0,05) ở các điều kiện môi trường khác nhau


Số lượng bạch cầu của cừu có sự sai khác theo mùa (Fadare và CS., 2012) và các thời điểm trong ngày (McManus và CS., 2008; Bhattacharya và Uwayjan, 1975). Theo Fadare và CS. (2012), vào cuối mùa khô ở Nigeria bạch cầu của cừu West African Dwarf thấp hơn so với đầu mùa mưa. Bạch cầu của cừu vào buổi sáng là 4,1 nghìn/mm3, tăng cao vào buổi chiều là 6,2 nghìn/mm3 (Bhattacharya và Uwayjan, 1975).

1.3. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU

1.3.1. Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh trưởng của cừu


Sinh trưởng là một mặt của phát triển, nói lên sự thay đổi về số lượng, có liên quan đến sự lớn lên và tăng khối lượng, tầm vóc, thể tích, các chiều đo của từng bộ phận và toàn bộ cơ thể trong quá trình phát triển của gia súc. Sinh trưởng phụ thuộc bản chất di truyền của gia súc và điều kiện ngoại cảnh. Do đó, khả năng sinh trưởng được sử dụng như một tiêu chí để đánh giá khả năng thích ứng của cừu trong điều kiện môi trường sống mới (Singh và CS., 2006).

Sinh trưởng phần lớn thể hiện ở các tính trạng năng suất, là các tính trạng số lượng, các tính trạng đo lường được. Khối lượng, các chiều đo (cao vây, vòng ngực, dài thân chéo) của cơ thể, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho thịt là những tiêu chí cơ bản dùng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cừu. Khối lượng, tốc độ sinh trưởng của cừu phụ thuộc vào yếu tố giống, giới tính, tuổi của cừu mẹ, số lượng con sinh ra/lứa và yếu tố môi trường sống (Akhtar và CS., 2012, 2001; Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007).

Nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện các tiềm năng di truyền, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cừu đã được công bố bởi các tác giả ngoài nước (Akhtar và CS., 2012, 2001; Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi


và CS., 2007; Carrillo và Segura, 1993; Hohenboken và CS., 1976). Cừu sinh ra trong các năm sinh khác nhau, với nhiệt độ và ẩm độ khác nhau, có sự sai khác về khối lượng sơ sinh (2,89 - 3,30kg), khối lượng cừu con cai sữa (3 tháng) (9,33 - 11,35kg), khối lượng 6 tháng tuổi (11,65 - 14,98kg), khối lượng 1 năm tuổi (13,65 - 24,20kg), cũng như tăng trọng của cừu (68,6 - 89,4 g/con/ngày) (Singh và CS., 2006).

Nhiệt độ và ẩm độ ở các vùng nuôi khác nhau ảnh hưởng đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của cừu (Baneh và Hafezian, 2009; Saghi và CS., 2007). Nghiên cứu của Saghi và CS. (2007), trên 10.680 con cừu trong thời gian 21 năm (1983 - 2003) ở đông bắc và đông nam Iran cho thấy, mặc dù cùng một giống nhưng khối lượng cừu con sinh ra ở hai vùng khác nhau. Baneh và Hafezian (2009) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến các tính trạng tăng trưởng cừu ở phía tây Azerbaijan cho thấy, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, tốc độ tăng trưởng của các đàn cừu khác nhau có sự sai khác.

Các mùa trong năm có ảnh hưởng đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của cừu. Cừu con được sinh ra trong các mùa khác nhau có khối lượng khác nhau (Ball-Gisch, 2012; Akhtar và CS., 2001, 2012; Singh và CS., 2006). Theo Singh và CS. (2006), Akhtar và CS. (2001), cừu sinh ra trong mùa xuân có khối lượng cao hơn so với mùa thu. Tốc độ sinh trưởng của cừu có xu hướng giảm trong mùa hè và mùa đông (Rafiq, 1995); tốc độ sinh trưởng mùa xuân cao hơn trong mùa thu (Akhtar và CS., 2001).

Nhiệt độ có tác động đến sự thay đổi khối lượng cơ thể cừu (Alhidary và CS., 2012; Srikandakumar và CS., 2003; Marai và CS., 2006). Theo Alhidary và CS. (2012), tăng trọng của cừu Merino giảm 5,2% khi tiếp xúc với nhiệt độ cao ở Úc. Pluske và CS. (2010) cho biết, nhiệt độ làm giảm lượng thức ăn thu nhận, ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản xuất của cừu.


Tốc độ sinh trưởng và sống sót của cừu con bị ảnh hưởng vào thời điểm sinh ra. Đặc biệt vào lúc thời tiết khắc nghiệt, mùa hè nóng nực, mùa đông giá lạnh tốc độ sinh trưởng của cừu con sẽ kém (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004). Theo Dutt (1964), cừu con tiếp xúc với nhiệt độ 320C ở thời điểm 1, 3, 5 và 8 ngày sau khi sinh tỷ lệ tử vong tương ứng là: 20, 35, 40 và 70%.

Năng suất và phẩm chất thịt là những tiêu chí cơ bản dùng để đánh giá khả năng sản xuất của cừu. Năng suất thịt của cừu phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi giết mổ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống. Tỷ lệ thịt xẻ của cừu ở mùa lạnh (49,2 - 50,1%) cao hơn mùa nóng (47,7 - 49,9%) (Pouliot và CS., 2009). Theo Negussie và CS. (2004), cừu sinh ra trong mùa mưa tỷ lệ thịt xẻ cao hơn cừu sinh ra trong mùa khô. Tuy nhiên, hàm lượng protein (3,2 - 3,3%) và lipit (21,5 - 21,7%) không có sự sai khác giữa các mùa (Pouliot và CS., 2009). Theo Đinh Văn Bình và CS. (2007), tỷ lệ thịt xẻ của cừu Phan Rang là 41,8-43,6% (bảng 1.8).

Bảng 1.8. Đặc điểm thân thịt của cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì


Chỉ tiêu

Ba Vì

Ninh Thuận

Số cừu (con)

6

4

Tuổi (tháng)

9

9

Khối lượng sống (kg)

22,5

22,1

Thịt xẻ (%)

43,6

41,8

Thịt tinh (%)

32,05

30,2

Đầu (%)

7,07

6,88

Chân (%)

2,59

3,22

Da, lông (%)

7,24

7,11

Phủ tạng (%)

31,9

38,5

Xương (%)

8,74

15,3

Máu (%)

3,1

4,1

(Nguồn: Đinh Văn Bình và CS., 2007)


1.3.2. Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh sản của cừu


Sinh sản là một đặc tính sinh lý tất yếu của cừu nhằm duy trì và bảo tồn nòi giống. Sinh sản của cừu cái đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và số lượng đàn cừu sinh ra (Acharya, 2009). Sinh sản của cừu phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và điều kiện môi trường sống. Nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái như tuổi thành thục sinh dục, tuổi phối giống đầu tiên, tuổi đẻ lứa đầu tiên, khối lượng khi đẻ lứa đầu (Qureshi và CS., 2010; Maurya và CS., 2005; Rosa và Bryant, 2003). Theo Qureshi và CS. (2010), mùa và năm sinh có ảnh hưởng đến tuổi, khối lượng của cừu khi đẻ lứa đầu. Các nghiên cứu trong nước cũng cho kết quả tương tự (bảng 1.9) (Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007b; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).

Bảng 1.9. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở các vùng khác nhau


Chỉ tiêu theo dõi

Ninh Thuận

Ba Vì

Tuổi động dục lần đầu (ngày)

185

181 ± 13,5

Khối lượng động dục lần đầu (kg)

16

17,0 ± 3,7

Tuổi phối giống lần đầu (ngày)

305

295 ± 35,1

Khối lượng phối giống lần đầu (kg)

22,5

23,1 ± 2,3

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

465

455 ± 12,4

Khối lượng đẻ lứa đầu (kg)

27

27,8 ± 3,5

Thời gian mang thai (ngày)

150

146 ± 2,9

Số con đẻ ra/ lứa (con)

1,33

1,37

Nguồn: Đinh Văn Bình và CS. (2007).


Chu kỳ động dục và thời gian mang thai của cừu có hệ số di truyền cao, ít bị ảnh hưởng của yếu tố môi trường và chế độ dinh dưỡng (Đinh Văn Bình và CS. 2007; Đoàn Đức Vũ và CS., 2006; Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006). Chu kỳ động dục của cừu là 17 ngày (Rosa và Bryant, 2003).


Nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống là yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến mùa sinh sản của cừu (Rosa và Bryant, 2003). Mùa động dục của cừu được đặc trưng bởi những thay đổi về hành vi tình dục, nội tiết và sự rụng trứng. Trong năm, vào các thời điểm nhiệt độ và ẩm độ khá ôn hòa và thức ăn tương đối tốt cừu thường xuất hiện động dục (Acharya, 2009; Rosa và Bryant, 2003). Theo Rosa và Bryant (2003), mùa động dục của cừu bắt đầu là cuối mùa hè, đầu mùa thu và có thể kéo dài nhưng thường kết thúc trong mùa đông. Acharya (2009) cho biết, một số ít cừu được phối giống vào mùa xuân.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, năng lượng khẩu phần cũng có ảnh hưởng đến khả năng động dục của cừu (Koyuncu và Canbolat, 2009; Wright và CS., 1962). Theo Koyuncu và Canbolat (2009), tỷ lệ động dục của cừu thấp hơn đáng kể khi khẩu phần năng lượng thấp (86 và 89%) so với khẩu phần năng lượng cao (100%). Tỷ lệ phối giống của cừu bị ảnh hưởng của thức ăn và chế độ dinh dưỡng (Rosa và Bryant, 2003; Acharya, 2009).

Khả năng sinh sản của cừu đực trong quá trình giao phối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ thụ thai của cừu cái (Hassan, 2012). Mặc dù hoạt động sinh dục của cừu đực hầu như thường xuyên quanh năm, song mùa cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục. Hoạt động sinh dục của cừu đực cũng trùng với con cái, hoạt động sinh dục tăng cao vào cuối mùa hè và trong mùa thu, thấp dần ở cuối mùa đông và mùa xuân (Rosa và Bryant, 2003). Nhiệt độ cao làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhiệt độ da bìu; làm giảm kích thước, khối lượng các cơ quan sinh dục của cừu đực, giảm chất lượng tinh trùng; tinh trùng có thể bị chết, bị kỳ hình, vận động yếu (Hassan, 2012; Saab và CS., 2011; Maria và CS., 2009; Acharya, 2009). Tuy nhiên, theo Acharya (2009), nếu cừu đực được bảo vệ đúng cách, cải thiện môi trường xung quanh và hạn chế được bức xạ mặt trời, sẽ không bị suy giảm ham muốn tình dục và chất lượng tinh dịch ngay cả trong mùa hè và các tháng mùa mưa.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí