Khả Năng Sinh Trưởng Của Cây Con Trong Vườn Ươm


ngựa, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn và một số loài cây bản địa như: Lim Xanh, Re bầu, Long não, Xoan ta…Đặc biệt ở khu vực trồng rất nhiều cây Điềm trúc để chiết cành nhân giống và lấy măng. Ngoài ra, đây còn là nơi trồng rất nhiều cây Macadamia, là một loài cây có triển vọng lớn hiện nay.

Cây bụi thảm tươi chủ yếu là cỏ lào, sim, mua, cỏ tranh…

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


Vùng Canhkyna thuộc xã Minh Quang có 2068 hộ, 10214 khẩu và 4259 lao động. Đây là khu vực sinh sống chủ yếu của dân tộc kinh và dân tộc Mường. Trình độ văn hóa còn thấp, tình hình xã hội mới đi vào ổn định trong những năm gần đây.

Nhìn chung kinh tế trong vùng chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn, nghề nông là chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít bình quân 500m2/người. Năng suất lúa thấp từ 1,5-2 tấn/ha. Lương thực bình quân 130kg thóc/người/năm (kể cả mầu quy ra thóc). Trong điều kiện không có nghề phụ, lao động dư thừa, những tháng thiếu ăn phải dựa vào khai thác lâm sản của rừng đặc dụng Vườn quốc gia Ba vì để sống, nhất là các hộ đói nghèo có tới 30% hộ nghèo đói dân trí thấp, dân số tăng nhanh 2,4%. Dân số tăng nhanh rừng bị chặt phá nhiều. Kế hoạch hoá

gia đình để cải thiện đời sống mọi mặt và giảm sức ép với môi trường là vấn đề lớn đối với xã. Sự phân bố dân cư và các dân tộc không đồng đều trong vùng.

Cho đến nay nhân dân vẫn trồng lúa nước và trồng hoa màu, gần đây do cơ chế khoán và yêu cầu của thị trường, một số cây trồng khác có giá trị hơn như: Chè, Quế, Dong giềng, cây ăn quả đang dần được đưa vào trong sản xuất trong các hộ nông dân. Những loại cây này tỏ ra rất có hiệu quả kinh tế và thích hợp với điều kiện đất đai trong vùng.

Sản xuất lúa chưa được thâm canh, đầu tư thấp, nông dân dùng các giống lúa không thích hợp cho vùng đất nên dễ bị mất mùa.

Các loại cây ăn quả , cây công nghiệp dài ngày còn ít, ở những vùng có độ dốc và tầng đất dày rất thích hợp với trồng sắn, chè, vải, nhãn, xoài, ... hiện nay sắn vẫn là cây chiếm diện tích lớn , là cây lương thực quan trọng sau lúa.


Năng suất cây trồng thấp, lúa đạt trung bình ở các xã 2,8-3,1 tấn/ha/vụ; Ngô đạt 16-20 tạ/ha; Sắn đạt 110 tạ/ha ... Các loại màu lương thực khác cũng ở trong tình trạng như trên.

Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế nhìn chung còn chưa phát triển, cuộc sống của người dân còn gặp khó khăn.

Nhận xét chung

- Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, có thể phát triển Nông Lâm nghiệp.

- Về điều kiện kinh tế xã hội:

+ Nguồn lực lao động dồi dào, phong tục tập quán tương đối tiến bộ. Nhân dân lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất Nông, Lâm nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng nông thôn về cơ bản như: Điện, đường, trường, trạm đã phục vụ khá tốt cho nhu cầu của người dân.

+ Nhân dân trên địa bàn đã hình thành các mô hình Nông Lâm kết hợp bước đầu đã đem lại hiệu quả.

- Khó khăn:

- Lực lượng lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ lao động thấp mà diện tích nông nghiệp lại ít, các nghành sản xuất khác chưa phát triển nên số lao động chưa có việc làm còn nhiều.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, đường đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.

- Vẫn còn tình trạng phá rừng để trồng sắn.


Với điều kiện tự nhiên như trên sơ bộ nhận thấy Ba Vì tỏ ra là nơi khá phù hợp cho việc gây trồng và phát triển loài cây Mắc-ca. Tuy nhiên khả năng sinh trưởng và phát triển của nó trong khu vực như thế nào cần tiếp tục nghiên cứu. Việc nghiên cứu quan hệ giữa một số nhân tố điều kiện tự nhiên với khả năng gây trồng và phát triển Mắc-ca sẽ được phân tích và trình bày ở phần chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


Chương 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng


4.1.1. Khả năng sinh trưởng của cây con trong vườn ươm


Hạt được gieo trực tiếp vào bầu dinh dưỡng. Kết quả đo đếm sinh trưởng của cây con tương ứng với các thời gian khác nhau được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Sinh trưởng cây con từ hạt Mắc-ca trong giai đoạn vườn ươm

(Số liệu được thu thập tại vườn ươm Cẩm Quỳ)



TT OTC

Tháng tuổi

(tháng)


Số cây/ÔTC

Đường kính gốc

(mm)

Chiều cao

(cm)

D00

ZDoo

Hvn

ZHvn


6


4.27

-

17.38

-

1

7

31

4.73

0.46

22.14

4.76


8


5.36

0.63

29.07

6.93


6


4.26

-

17.23

-

2

7

36

4.74

0.48

22.00

4.77


8


5.42

0.68

29.52

7.52


6


4.47

-

17.20

-

3

7

34

4.92

0.45

21.79

4.59


8


5.56

0.64

29.00

7.21


6


4.33

-

17.27

-

T.bình

7

4.80

0.46

21.98

4.71


8

5.45

0.65

29.20

7.22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Số liệu bảng 4.1 cho thấy diễn biến sinh trưởng của cây con Mắc-ca trong vườn ươm trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi. Nhìn chung sinh trưởng tại 3 ô tiêu chuẩn nghiên cứu cho thấy khá đồng đều giữa các tháng tuổi tương ứng. Kết quả kiểm tra sai dị giữa 3 ô tiêu chuẩn bằng tiêu chuẩn U của Man&Withney cho thấy tại tất cả các tháng tuổi nghiên cứu, giá trị Utính toán đều nhỏ hơn so với giá trị U05 tra bảng.


cm

Sinh trưởng của cây con trong vườn ươm giai đoạn từ tháng thứ 6 tới tháng thứ 8 có xu hướng phát triển khá ổn định theo thời gian về đường kính gốc song về chiều cao có xu hướng phát triển mạnh hơn ở giai đoạn từ 7 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi (biều đồ 4.1) thể hiện thông qua độ dốc giữa các đường đồ thị. Xu hướng này phù hợp với quy luật phát


mm Bi ều đồ 4 1 Sinh trưởng trung bình của Mắc ca giai đoạn vườn ươm từ 6 1

mm

Biều đồ 4.1. Sinh trưởng trung bình của Mắc-ca giai đoạn vườn ươm từ 6 đến 8 tháng tuổi

(Số liệu thu thập tại vườn ươm Cẩm Quỳ)

triển chung của quần thể do có sự cạnh tranh về nhu cầu ánh sáng giữa các cá thể.


4.1.2. Sinh trưởng của cây trồng khảo nghiệm


4.1.2.1. Một số dòng vô tính ở Cẩm Quỳ


Cẩm Quỳ là nơi đầu tiên đưa Mắc-ca vào trồng thử từ năm 1994. Kết quả điều tra đo đếm sinh trưởng của các dòng khảo nghiệm được trồng tháng 10 năm 2002 sau khi đã xử lý được thể hiện tại bảng 4.3. Kết quả theo dõi cho thấy giữa các chỉ tiêu sinh trưởng không luôn luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ dòng 842 có giá trị sinh trưởng đường kính gốc lớn nhất (12.80cm) song đường kính tán, chiều cao cũng như độ dài tán lá lại có giá trị rất nhỏ so với các dòng khác. Kết quả này được kiểm tra thông qua đám mây điểm và các phương trình tương quan khác nhau nhận thấy hệ số tương quan có giá trị rất nhỏ (tương quan rất yếu) hoặc không thể hiện tương quan (xem phụ biểu).

Mặc dù được trồng tại cùng một thời điểm và có cùng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc song nhìn chung sinh trưởng của các dòng khảo nghiệm có sự khác nhau và biến động khá lớn trong đó hai đối chứng có các trị số sinh trưởng thấp nhất. Điều này sơ bộ cho thấy sinh trưởng của cây hạt cho đến thời điểm nghiên cứu tỏ ra


kém hơn so với sinh trưởng của các dòng ghép. Kết quả nghiên cứu này tỏ ra phù hợp với những công bố của hiệp hội Mắc-ca Australia [7]. Đây là một cơ sở khoa học để khuyến cáo nếu muốn phát triển cây Mắc-ca với quy mô lớn nên tiến hành nhân giống và trồng bằng cách giâm hom các dòng vô tính.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng Mắc-ca trồng ở Cẩm Quỳ


Dòng

Năm trồng

D00 (cm)

Dt (m)

Hvn (m)

Lt (m)

Daddow

2002

11.30

4.20

4.40

3.90

246

2002

10.40

4.60

4.80

4.10

842

2002

12.80

3.80

4.30

3.80

NG8

2002

11.70

4.00

4.80

4.20

344

2002

10.60

4.20

5.40

4.70

849

2002

10.20

3.90

5.50

5.00

741

2002

10.90

3.80

5.10

4.60

856

2002

11.40

3.60

5.30

4.60

816

2002

12.60

4.20

5.20

4.50

0C

2003

9.70

3.60

4.00

3.70

ĐC 1

2002

8.70

3.90

4.60

3.50

ĐC 2

2002

8.20

3.80

4.20

3.50

Ghi chú:


- OC là các dòng nhập từ Trung Quốc (trồng tháng 3 năm 2003).

- Đối chứng 1 (ĐC 1) là cây hạt của Australia (Au hạt)

- Đối chứng 2 (ĐC 2) là cây hạt Ba Vì được lấy từ cây giống trồng ở Ba Vì


Số liệu tại bảng 4.3 cũng cho thấy nhìn chung dòng 816 có các chỉ tiêu sinh trưởng tương đối đồng đều nhất so với các dòng còn lại. Đó có phải là điểm mạnh, điểm tốt cần phát huy? Trên thực tế, Mắc-ca là loài có tán lá thường lớn trong khi bộ rễ lại khá nông, chủ yếu phát triển hệ thống rễ bàng (Lục Chiếu Trung) [14] do đó việc phát triển mạnh về chiều cao chưa hẳn đã là một ưu điểm. Hơn nữa trên


thực tế mục đích trồng Mắc-ca là để lấy sản phẩm quả là chủ yếu nên các chỉ tiêu sinh trưởng chỉ nên coi là yếu tố sơ bộ để đánh giá mức độ thích nghi với điểu kiện lập địa nơi gây trồng.

4.1.2.2. Một số dòng vô tính ở Cankyna


Theo dõi sinh trưởng của Mắc- ca ở Canhkyna cho thấy cũng như ở


Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng của Mắc-ca tại Cẩm

Cẩm Quỳ, dòng 816 có các chỉ tiêu sinh trưởng đạt trị số lớn nhất trong khi dòng H2 và OC có nguồn gốc từ hạt nhìn chung có các trị số sinh trưởng trung bình nhỏ nhất. Điều này một lần nữa khẳng định sinh trưởng của các dòng có nguồn gốc từ hạt tỏ ra chậm hơn so với các dòng ghép.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng Mắc-ca trồng tại Canhkyna



TT


Dòng


Năm trồng


N

(cây)


Chiều cao (m)

Đường kính gốc (cm)

Đường kính tán lá (m)

Chiều dài tán lá (m)

2003

2004


Hvn

S%


D00

S%


Dt

S%


Lt

S%

1

816

x


31

5.73

8.44

12.49

12.35

4.40

14.11

4.86

10.6

2

842

x


30

4.97

7.34

12.22

9.52

4.88

15.40

4.25

9.13

3

849

x


31

5.01

11.03

11.79

6.17

4.65

11.90

4.34

13.78

4

695

x


16

4.76

6.56

10.36

10.12

3.84

12.03

4.14

9.73

5

900

x


7

4.30

4.65

10.39

17.9

4.3

13.82

3.71

4.24

6

OC

x


33

4.90

10.50

10.68

12.16

4.59

12.18

4.09

14.78

7

H2


x

32

5.00

7.48

12.09

6.03

5.07

12.58

3.93

10.30

8

741

x


25

5.00

6.88

11.96

6.79

4.77

9.29

4.20

9.68



TT


Dòng


Năm trồng


N

(cây)


Chiều cao (m)

Đường kính gốc (cm)

Đường kính tán lá (m)

Chiều dài tán lá (m)

2003

2004


Hvn

S%


D00

S%


Dt

S%


Lt

S%

9


10

788


800


x


x

29


29

5.60


5.40

7.54


7.17

12.21


12.50

13.82


12.35

4.66


4.44

11.09


12.12

5.14


4.98

8.13


8.92

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với độ biến động của giá trị điều tra được thể hiện ở biểu đồ 4.3.



(a)


(b)



(c)


(d)

Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng và mức độ biến động tương ứng của các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao (a), đường kính gốc (b), đường kính tán (c) và chiều dài tán lá (d)

Biểu đồ 4.3 thể hiện trực quan so sánh về các chỉ tiêu điều tra cũng như mức độ biến động của các chỉ tiêu này. Nhìn chung các chỉ tiêu điều tra có sai số khá lớn trong đó đặc biệt kể đến dòng OC. Độ biến động của hầu hết các chỉ tiêu điều tra đều rất lớn so với các dòng còn lại. Điều này cho thấy mức độ phân hoá của dòng OC. Rõ ràng cùng được trồng trong một điều kiện như nhau, chăm sóc như nhau, sự phân hoá này không phải do yếu tố kỹ thuật bên ngoài. Để có được câu trả lời chính


xác cần nghiên cứu thêm về cơ chế sinh lý và yếu tố gen. Đối với chỉ tiêu đường kính gốc và đường kính tán lá, dòng 900 có xuất xứ Trung Quốc biến động khá lớn giữa các đối tượng nghiên cứu trong khi chiều cao và chiều dài tán lá lại ít có biến động.

4.1.2.3. So sánh sinh trưởng của Mắc-ca tại hai địa điểm nghiên cứu


Mặc dù không có sự sai khác lớn về điều kiện khí hậu giữa hai khu vực nghiên cứu song có thể có sự sai khác về tính chất đất qua đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa quả của Mắc-ca. Để kiểm chứng sự sai khác này,tác giả tiến hành so sánh sinh trưởng của Mắc-ca ở hai khu vực. Kết quả tổng hợp cho ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân chung của 5 dòng vô tính được gây trồng tại Cẩm Quỳ và Canhkyna



STT


Dòng


Địa điểm/năm trồng

Chiều cao (m)

Đường kính gốc (cm)

Đường kính tán(m)

Chiều dài tán lá (m)

ΔH1 ΔH2

/

ΔD1 / ΔD2

00 00

ΔD1t /ΔD2t

ΔL1t/ ΔL2t

1

842

C.Quỳ-2002

C.k.na-2003

0.742

0.898

0.667

0.766

2

849

C.Quỳ-2002

C.k.na-2003

0.941

0.742

0.719

0.987

3

741

C.Quỳ-2002

C.k.na-2003

0.874

0.781

0.683

0.939

4

816

C.Quỳ-2002

C.k.na-2003

0.778

0.865

0.818

0.794

5

0C

C.Quỳ-2003

C.k.na-2003

0.816

0.908

0.784

0.905

Trong đó ΔX1 và ΔX2 tương ứng lượng tăng trưởng bình quân chung của chỉ tiêu X tại Cẩm Quỳ và Canhkyna.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ so sánh khả năng sinh trưởng của các dòng được gây trồng ở Cẩm Quỳ và các dòng tương ứng được gây trồng ở Canhkyna theo lượng tăng trưởng bình quân chung. Kết quả toàn bộ tỷ lệ của các chỉ tiêu sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022