Một Số Nhân Tố Sinh Thái Ảnh Hưởng Tới Sinh Trưởng Và Khả Năng Ra Hoa


nghiên cứu ở phần trên cho thấy dòng 842,695,816, OC cho số lượng hoa tự nhiều nhất, các dòng 788, H2,741 là những dòng cho số lượng hoa tự ít nhất. Sự khác nhau này là do nguyên nhân khác nhau về yếu tố di truyền do trong quá trình thử nghiệm, các điều kiện ngoại cảnh cũng như những xử lý lâm sinh là tương đồng. Hoa Mắc-ca có thụ phấn và phát triển thành quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Nếu thời gian ra hoa và thụ phấn trùng với thời gian mưa phùn kéo dài hoặc sương muối, tỷ lệ đậu quả có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, những loài có thời gian ra hoa và tồn tại của hoa càng lớn sẽ càng gặp nhiều rủi ro. Dòng OC, 741, NG8,788,800, H2 được coi là ít rủi ro nhất do có thời gian ra hoa và tồn tại hoa ngắn trong khi dòng 849, 816 lại là những dòng có thời gian ra hoa nhiều nhất. Lượng hoa chuyển hoá thành quả và lượng quả tồn tại tới khi chin trong nghiên cứu này cho thấy không thực sự tồn tại mối quan hệ có tính quy luật. Nguyên nhân do lượng quả này bị chi phối nhiều bởi yếu tố thời tiết. Tỷ lệ hoa chuyển hoá thành quả dao động khoảng 0.002 - 0.680% so với tỷ lệ hoa chét ban đầu là một tỷ lệ rất thấp so với số lượng hoa và so với tỷ lệ tương ứng của các kết quả nghiên cứu trước đó ở Trung Quốc và một số nước khác. Nguyên nhân rụng quả nhiều (tỷ lệ quả thành thục thấp) có thể do yếu tố sinh lý hoặc cũng có thể do điều kiện sinh thái chưa thật sự phù hợp. Xác định nguyên nhân thực sự là một việc cần làm nếu muốn phát triển mở rộng loài cây này song để làm được việc này cần thiết phải bố trí thí nghiệm và theo dõi trong một khoảng thời gian dài.

Đường kính gốc và đường kính tán lá là hai chỉ tiêu có ý nghĩa và có quan hệ khá tốt với số lượng hoa tự. Mối quan hệ này có thể được sử dụng để ước lượng tương đối khả năng ra hoa của Mắc-ca. Đặc biệt có thể sử dụng chỉ tiêu thể tích tán (Vt) để dự đoán khả năng ra hoa với độ tin cậy cũng khá cao cho một số dòng. Tuy nhiên, nhìn chung Mắc-ca là loài cây lấy quả, khác cây rừng, hơn nữa khoảng cách trồng rất lớn do đó những quy luật và mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng nói chung không giống với các quy luật của cây rừng nói chung.


4.3. Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa


Khả năng sinh trưởng và cho hoa, quả của thực vật nói chung là hệ quả tổng hợp của nhiều nhân tố trong đó có những nhân tố nội tại (loài, gen, tuổi cây…) và những nhân tố hoàn cảnh sống (nhiệt độ, ẩm độ, chế độ chiếu sáng, tính chất lý hoá học đất…). Đối tượng nghiên cứu được trồng khảo nghiệm cùng loài, cùng độ tuổi song khác nhau về dòng. Trong đề tài này tác giả chỉ tập trung vào một số nhân tố ngoại cảnh và phân bố hàm lượng một số chất khoáng đa lượng (N,P,K) trong lá có ảnh hưởng quan trọng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả của đối tượng nghiên cứu.

4.3.1. Nhiệt độ


4.3.1.1. Một số đặc điểm chế độ nhiệt trong khu vực


Nhiệt độ là một nhân tố quan trọng đối với cây rừng nói chung, đặc biệt đối với những cây cho quả. Thông thường nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây rừng qua chỉ tiêu tổng tích nhiệt hàng năm. Tuy nhiên nếu gặp những điều kiện cực hạn, nhiệt độ có thể có ảnh hưởng trực tiếp. Những ảnh hưởng này thường là bất lợi cho sinh trưởng của cây rừng.



Biểu đồ 4.8. Chế độ nhiệt trong năm của khu vực nghiên cứu

Biểu đồ 4.9. Chế độ nhiệt trong tháng ra hoa (tháng 3) của khu vực nghiên cứu


Biểu đồ 4.8 thể hiện biến động nhiệt độ của khu vực nghiên cứu theo các tháng trong năm. Theo đó nhìn chung nhiệt độ trong khu vực nghiên cứu không quá khắc nghiệt với tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 11.780C (tháng 1), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 23.900C (tháng 7). Biên độ nhiệt độ giữa các tháng kế tiếp trong năm không quá lớn (lớn nhất là giữa tháng 3 và tháng 4). Kết quả được thể hiện tại biểu đồ 4.10. Biểu đồ 4.10 cho thấy biến động nhiệt độ giữa các tháng kế tiếp trong năm rất đều đặn và có tính quy luật. Đây là một điểm rất thuận lợi đối với sinh trưởng của thực vật nói chung.



Biểu đồ 4 10 Biên độ nhiệt độ giữa các tháng kế tiếp trong năm Kết quả 1


Biểu đồ 4.10. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng kế tiếp trong năm


Kết quả theo dõi biến động nhiệt độ trong nhiều năm cho thấy tổng tích nhiệt trung bình hàng năm của khu vực nghiên cứu vào khoảng 267,70C (xem phụ biểu về nhiệt độ khu vực nghiên cứu).

4.3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng ra hoa của Mắc-ca


Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và đặc biệt là khả năng ra hoa quả của thực vật. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng ra hoa của thực vật được chứng minh chủ yếu thông lượng tổng tích nhiệt hàng năm. Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa lượng nhiệt trung bình hàng tháng trong năm với khả năng ra hoa của Mắc-ca được thể hiện ở bảng 4.15.


Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra các dạng tương quan giữa nhiệt độ trung bình các tháng trong năm với khả năng ra hoa của Mắc-ca


Ký hiệu

dòng

Dạng quan

hệ

Tham số

R2

Hệ số

b1

b2

b3


Linear

-

-

-

-

-

Logarithmic

-

-

-

-

-

Inverse

-

-

-

-

-

800

741

Quadratic

0.101

0.401

-3072.958

6686.582

336.461

-573.576

-7.295

12.559


900

OC

Cubic

0.410

0.140

1490.350

-443.956

0.000

0.000

-7.699

7.400

0.243

-0.228


Compound

-

-

-

-

-

Power

-

-

-

-

-

849


0.423

9.580

-79.097

-

-

816


0.566

11.681

-134.034

-

-

H2

788

S

0.378

0.156

8.796

3.505

-78.996

37.695

-

-

-

-

842


0.447

10.250

-83.428

-

-


Growth

-

-

-

-

-

Exponential

-

-

-

-

-

Logistic

-

-

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Kết quả ở bảng 4.15 cho thấy hầu hết các dòng (9/10 dòng) nghiên cứu đều thể hiện mối quan hệ giữa khả năng ra hoa với nhiệt độ trung bình hàng tháng trong năm. Mức độ quan hệ biến động từ vừa (r = 0,318) tới tương đối chặt (r=0,752). Mối quan hệ tương quan không phải tuyến tính và tỏ ra phù hợp với các hàm phức tạp đặc biệt hàm S. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn vì trên thực tế khả năng ra hoa của thực vật nói chung và của đối tượng nghiên cứu nói riêng không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà cùng lúc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác (quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái). Hơn nữa tất cả các nhân tố ảnh hưởng đều có tính giới hạn, nếu vượt quá giới hạn sẽ có thể chuyển từ ảnh hưởng tích cực sang ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại.


4.3.2. Lượng mưa và lượng bốc hơi tiềm năng


4.3.2.1. Đặc điểm mưa và lượng bốc hơi tiềm năng trong khu vực


Lượng mưa và lượng bốc hơi tạo nên chế độ ẩm – một hợp phần quan trọng trong chế độ nhiệt ẩm có ảnh hưởng quan trọng tới phân bố, sinh trưởng và phát triển của thực vật (Thái Văn Trừng, 1976). Biểu đồ 4.11 cho thấy mùa mưa hàng năm tập trung chủ yếu vào tháng 7, tháng 8 với lượng mưa trung bình đạt 304,80mm/tháng (tháng 8) và 309,80mm/tháng (tháng 9). Lượng mưa thấp nhất trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 11 đến tháng 12. Tương ứng với chế độ mưa, lượng bốc hơi tiềm năng cũng tăng dần từ tháng 1 đến tháng 7, tháng 8 rồi giảm dần khi đến tháng 12.

(a)

(b)


Biểu đồ 4.11. Lượng mưa (Per) và lượng bốc hơi tiềm năng (PET) của khu vực nghiên cứu theo các tháng trong năm

Biểu đồ 4.12. Lượng mưa (Per) và lượng bốc hơi tiềm năng (PET) của khu vực trong tháng Mắc-ca ra hoa (tháng 3)


Biểu đồ 4.12 cho thấy trong tháng 3 (tháng tập trung ra hoa của Mắc-ca) lượng mưa và lượng bốc hơi không luôn tỷ lệ thuận với nhau, tại một số nơi tỷ lệ bốc hơi tiềm năng có xu hướng tăng lên khi lượng mưa trung bình giảm. Giai đoạn này có thể cần chú ý vấn đề bổ sung nước thông qua chế độ tưới.

4.3.2.2. Ảnh hưởng của lượng mưa tới khả năng ra hoa


Kết quả kiểm tra một số dạng phương trình tương quan phổ biến đối với lượng mưa và khả năng ra hoa của Mắc-ca được tổng hợp tại bảng 4.16.


Bảng 4.16. Tổng hợp mối quan hệ giữa khả năng ra hoa và lượng mưa trung bình theo tháng


Ký hiệu dòng

Dạng quan hệ

R2

Hệ số

Tham số

b1

b2

b3


Linear

-

-

-

-

-

Logarithmic

-

-

-

-

-

Inverse

-

-

-

-

-

Quadratic

-

-

-

-

-

OC


0.630

1182.794

-11.983

0.043

0.000

H2


0.564

159.721

-0.063

0.001

0.000

741


0.343

661.502

-15.724

0.129

0.000

788

Cubic

0.279

365.814

0.063

-0.012

0.000

800


0.307

453.830

12.096

-0.116

0.000

900


0.958

585.274

-11.092

0.173

-0.001

842


0.559

108.917

24.104

-0.191

0.000


Compound

-

-

-

-

-

849

Power

0.528

3.309

1.004



816

S

0.441

6.767

-58.443




Growth

-

-

-

-

-


Exponential

-

-

-

-

-


Logistic

-

-

-

-

-


Số liệu tại bảng 4.16 cho thấy hầu hết các dòng được nghiên cứu đều thể hiện mối quan hệ tương quan đối với lượng mưa (ngoại trừ dòng 695). Hàm Cubic (y = b0 + b1*x + b2*x2 + b3*x3 ) tỏ ra phù hợp nhất đối với phần lớn các dòng vô tính được khảo nghiệm tương ứng với mức độ tương quan biến động từ trung bình (R2= 0,279) tới rất chặt (R2=0.958).

4.3.3. Chế độ chiếu sáng


4.3.3.1. Đặc điểm chế độ chiếu sáng


Chế độ chiếu sáng bao gồm cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sinh lý của thực vật. Biểu đồ 4.10 thể hiện thời gian chiếu sáng trong ngày (độ dài ngày) và thời gian chiếu sáng trung bình theo các tháng trong năm. Biểu đồ 4.13 cho thấy nhìn chung khu vực nghiên


cứu có thời gian chiếu sáng trong ngày (độ dài ngày) khá lớn đặc trưng cho vùng nhiệt đới với giá trị trung bình vào khoảng 12.07 giờ/ngày (đường a). Đường (b) thể hiện số giờ mặt trời trung bình theo ngày. Theo đó các ngày trong tháng 5, 6 và tháng 7 là những ngày có số giờ mặt trời chiếu sáng lớn nhất (4.36 giờ/ngày), giá trị tương ứng thấp nhất tìm thấy ở các ngày trong tháng 2 hàng năm (2.34 giờ/ngày). Số giờ mặt trời trung bình năm của khu vực nghiên cứu là 3.35 giờ.



(a)


(b)


Biểu đồ 4.13. Độ dài ngày tính trung bình (a) và số giờ mặt trời (sun-hours) trung bình theo ngày (b). (Đơn vị: giờ/ngày)

Mắc-ca là loài cây dài ngày do đó với số giờ mặt trời và độ dài ngày như trên cho thấy triển vọng gây trồng và phát triển loài cây này trong khu vực nghiên cứu. Đây cũng có thể được coi là cơ sở khoa học đáng tin cậy để đề xuất lựa chọn vùng gây trồng thích hợp cho loài cây này trong tương lai.

4.3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng


Thời gian chiếu sáng ở đây được hiểu là số giờ mặt trời (sun-hours), kết quả tính toán được trình bày tại bảng 4.17.


Bảng 4.17. Phân bố số giờ mặt trời tính trung bình theo các tháng trong năm


Tháng

Số giờ mặt trời (h/ngày)

Tháng 1

1.96

Tháng 2

1.80

Tháng 3

2.01

Tháng 4

2.90

Tháng 5

4.36

Tháng 6

5.17

Tháng 7

5.03

Tháng 8

4.65

Tháng 9

4.53

Tháng 10

4.33

Tháng 11

3.55

Tháng 12

2.57


Kết quả ước tính số giờ mặt trời theo từng tháng (bảng 4.17) được sử dụng để tính tương quan với khả năng ra hoa của Mắc-ca. Kết quả được trình bày tại bảng 4.18.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022