* Điều tra tình hình sâu bệnh hại.
Tình hình sâu bệnh hại được điều tra trên từng cây bằng phương pháp quan trắc và đánh giá tỷ lệ bị hại (nếu có), mô tả cơ quan bị hại… Việc điều tra tuân theo phương pháp điều tra sâu bệnh hại của trường Đại học Lâm nghiệp.
Các chỉ tiêu sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại được điều tra theo phương pháp điều tra toàn diện.
* Điều tra khả năng ra hoa, quả.
+ Khả năng ra hoa, quả được theo dõi theo các tuổi và các dòng vô tính. Ghi chép thời điểm ra hoa, tỷ lệ kết quả.
Để điều tra tình hình ra hoa, quả, đối với những cây còn nhỏ tác giả tiến hành đếm toàn bộ số hoa, quả (nếu có); đối với những cây quá lớn, tác giả sử dụng phương pháp cành tiêu chuẩn cho tất cả các cây được điều tra. Cành được chọn là cành có tính đại diện cao cho các vị trí (trên, giữa, dưới) và các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Chú ý: Với những cây có số hoa ít ta có thể tiến hành đếm trực tiếp toàn bộ số hoa của cây đó.
Kết quả nghiên cứu được ghi vào mẫu biểu sau:
BIỂU ĐIỀU TRA THỜI GIAN VÀ KHẢ NĂNG RA HOA
Địa điểm: Thời gian:
TT cây | Thời gian ra hoa | SỐ HOA | ||||||
Đông | Tây | Nam | Bắc | Số cành | Tổng | |||
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa kết quả của một số dòng vô tính loài cây Mắc ca Macadamia intergrifolia Maiden - Betche tại Ba Vì, Hà Nội - 1
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa kết quả của một số dòng vô tính loài cây Mắc ca Macadamia intergrifolia Maiden - Betche tại Ba Vì, Hà Nội - 2
- Khả Năng Sinh Trưởng Của Cây Con Trong Vườn Ươm
- Tỷ Lệ Của Một Số Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Bình Quân Chung Giữa Hai Khu Vực
- Một Số Dạng Quan Hệ Giữa Các Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Với Khả Năng Ra Hoa Của Mắc-Ca
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
+ Sản lượng và kích thước trung bình của quả: số lượng quả được đếm toàn bộ (đối với những cây nhỏ) hoặc sử dụng phương pháp cành tiêu chuẩn (hoặc cây
tiêu chuẩn). Kích thước quả được đo bằng thước kẹp pan-me có độ chính xác tới mm.
* Điều tra một số nhân tố điều kiện lập địa.
Bên cạnh việc sử dụng phần mềm New locClim 1.10, tác giả vẫn tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu khí hậu trong thời điểm cây ra hoa. Các nhân tố được theo dõi chủ yếu bao gồm nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí. Chỉ tiêu đất cũng được quan tâm điều tra lấy mẫu. Ở độ sâu 0 – 20cm lấy 1 mẫu tổng hợp từ 8 mẫu đơn lẻ lấy tại vị trí dưới 4 cây. Ở độ sâu 20 – 50cm lấy 1 mẫu tổng hợp từ 4 mẫu đơn lẻ ở vị trí dưới 4 cây. Với đối chứng, việc lấy mẫu cũng được tiến hành tương tự. Các nhân tố điều tra được thu thập tuân theo phương pháp và quy trình hướng dẫn của bộ môn Khí tượng thủy văn rừng và bộ môn khoa học Đất trường Đại học Lâm nghiệp.
* Lấy mẫu lá
Với mỗi dòng vô tính, chọn ra một số cây đại diện tiến hành lấy mẫu lá. Mẫu lá được lấy vào 2 thời điểm khác nhau: lần thứ nhất trước khi cây ra hoa, lần thứ hai khi cây đang ra hoa. Với mỗi cây tiến hành lấy mẫu từ 3-5 lá. Lá được chọn để lấy mẫu tuân theo hướng dẫn của Paul O’Hare, Ross Loebel, Ian Skinner – 1995 [4] đó là những lá bánh tẻ, không sâu bệnh ở vòng lá thứ 2 (hình 2.1). Sau khi lấy mẫu cho mỗi dòng, tiến hành lấy ngẫu nhiên 10 lá cho mỗi dòng để phân tích. Mẫu sau khi lấy được cho ngay vào túi nilon, bảo quản chờ phân tích. Thời gian lấy mẫu vào buổi sáng.
Lá thích hợp được chọn lấy làm mẫu phân tích (theo Growing Macadamias in Australia, Paul O’Hare, Ross Loebel, Ian Skinner – 1995)
Hình 2.2. Lá Macadamia intergrifolia và phương pháp chọn lá làm mẫu phân tích
2.4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp
- Các thông tin, số liệu điều tra sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả được tập hợp và xử lý theo các phương pháp xử lý thống kê thông thường bằng các phần mềm hỗ trợ (SPSS 15.0, Excel...)
- Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá.
Mẫu lá sau khi thu thập được phơi khô trong điều kiện nắng nhẹ nhằm hạn chế khả năng thất thoát các chất khoáng đa lượng. Các chỉ tiêu: Nitơ, Photpho, Kali sẽ được xác định tại phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học của trường Đại học Lâm nghiệp.
+ Phương pháp xác định nitơ tổng số trong lá bằng phương pháp Kenđan.
Tính hàm lượng nitơ (N%)
N (%) a.N .0,015 x100
n
Trong đó: a: số ml H2SO4 có nồng độ N tiêu tốn khi chuẩn độ N: nồng độ axit H2SO4 (0,05N hay 0,02N)
n: khối lượng mẫu.
0,015: hệ số chuyển mgđl thành gam nitơ.
+ Phương pháp xác định phốt pho trong lá bằng phương pháp Denhide Tính hàm lượng photpho (P2O5%) theo công thức:
P2O5
(%) a. p.100
n.100
Trong đó: a: số lượng photpho tìm thấy ở đồ thị. p: độ pha loãng.
n: số gam chất khô
+ Phương pháp xác định Kali bằng phương pháp quang kế ngọn lửa (flema photometre method).
Kết quả sau khi phân tích được sử dụng trong các xử lý thống kê bằng các phần mềm SPSS 15.0 và Excel 2007.
- Mẫu đất được xử lý và phân tích tại phòng thí nghiệm Đất theo cho các chỉ tiêu lý hoá theo các phương pháp chuyên ngành. Các số liệu sau khi phân tích được tiến hành xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 15.0 và Excel 2007.
- Sử dụng phần mềm Berkeley Madonna để dự đoán khả năng ra hoa, quả tiềm năng trên cơ sở tổng hợp một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng. Như trình bày ở phần phương pháp luận, để dự đoán tốt nhất và chính xác lượng hoa, quả tiềm năng cần nắm được rất nhiều thông tin. Đó là tổng hợp của rất nhiều mối quan hệ phức tạp. Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ sử dụng một số nhân tố có ảnh hưởng, các mối quan hệ cũng được đơn giản hoá. Cụ thể: tác giả sử dụng lượng mưa hàng năm, nhiệt độ hàng năm, số giờ mặt trời hàng năm (kế thừa) và mối quan hệ tốt nhất giữa một chỉ tiêu sinh trưởng dễ đo đếm (D00 hoặc Hvn hoặc Dt, hoặc Lt). Các số liệu theo dõi lượng hoa và tỷ lệ đậu quả một số năm trước đó cũng được sử dụng trong mô hình dự đoán thông qua các hệ số. Sơ đồ phương pháp được thể hiện ở hình 2.3.
Hình 2.3. Sơ đồ phương pháp và các nhân tố ảnh hưởng được sử dụng để dự đoán lượng hoa, quả tiềm năng cho Mắc-ca
Các thuật toán và hệ số được sử dụng trong mô hình:
- Lượng mưa hàng năm, nhiệt độ hàng năm, thời gian chiếu sáng (giờ mặt trời): NORMAL(giá_trị_trung_bình, sai_tiêu_chuẩn)
- Hoa tự được tính toán tự động theo mô hình dựa trên sự sắp xếp tổ hợp ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào. Thuật toán được sử dụng để xác định số lượng hoa tự có dạng: {f(nhiet) + f(mua) + f(anhsang)}
- Hoa chet: là số lượng hoa chét. Tham số này được tính toán bằng cách nhân số hoa tự với số lượng hoa chét trung bình trên một hoa tự.
- Quả non tiềm năng: được tính toán bằng cách nhân số lượng hoa chét với tỷ lệ đậu quả. Tỷ lệ đậu quả được kế thừa từ kết quả nghiên cứu, theo dõi trước đó với hệ số trung bình bằng 5%.
- Quả chín tiềm năng: được tính toán bằng cách nhân quả non tiềm năng với hệ số đậu quả tới khi chín. Hệ số này được kế thừa từ kết quả nghiên cứu trước đó với hệ số bằng 5% nếu tính từ quả non tiềm năng. Quả chín tiềm năng cũng có thể tính toán từ lượng hoa chét với hệ số trung bình 0.4%.
Kết quả dự đoán theo phương pháp trên được vận dụng trong trường hợp các điều kiện ngoại cảnh không có biến động thất thường (không có mưa bão, gió to, sương muối, hạn hán...).
2.4.4. Sơ đồ nghiên cứu
Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Kế thừa một số kết quả từ những nghiên cứu trước đó có liên quan
Kế thừa số liệu điều tra, theo dõi với đối tượng nghiên cứu
Điều tra,theo dõi bổ sung
Xử lý số liệu
- Sinh trưởng
- Khả năng ra hoa, quả
- Một số nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả
Thông tin đầu vào
Toàn bộ quá trình nghiên cứu được mô hình hoá thông qua sơ đồ sau:
Kết quả dự kiến
- Khả năng sinh trưởng và mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng
- Tình hình sâu bệnh hại
- Khả năng ra hoa, quả
- Dự đoán khả năng ra hoa, quả
- Ảnh hưởng của một số nhân tố tới khả năng ra hoa quả và dự đoán khả năng ra hoa quả tiềm năng
- Một số đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thảo luận
Hình 2.4. Sơ đồ tổng quát quá trình nghiên cứu
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu có tọa độ địa lý: 21011’53’’ vĩ độ Bắc và 105031’18’’ kinh độ Đông.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ, ranh giới là con sông Hồng. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới là con sông Đà. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Nam giáp thị xã Sơn Tây và một phần nhỏ của huyện Thạch Thất
3.1.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng trung du có độ cao bình quân 150m. Địa hình gồm những đồi bát úp, không bị chia cắt mạnh, khá đồng nhất. Độ dốc trung bình 70 – 100.
3.1.3. Khí hậu thủy văn
Đặc điểm chung của khí hậu Ba vì được quyết định của các yếu tố: vĩ độ, cơ chế gió mùa, địa hình.
Khu vực Ba vì nằm ở khoảng vĩ tuyến 210 Bắc, chịu tác động của cơ chế gió
mùa. Tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa đông lạnh và khô, từ cote 400m trở lên không có mùa khô.
Địa hình nhô cao, đón gió nhiều phía nhất là gió hướng đông nên lượng mưa khá phong phú và phân bố không đều trên khu vực.
Khu vực Canhkyna – Ba Vì nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa khá rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 có nhiệt độ bình quân 27,480C, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với
nhiệt độ bình quân 18,420C, tháng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất là tháng 7 (28,40C), tháng có nhiệt độ tối cao trung bình năm thấp nhất là tháng 2 (15,40C). Tháng có nhiệt độ tối cao có thể lên đến 380C vào tháng 6, tháng có nhiệt độ tối thấp là 7,60C vào tháng 2. Lượng mưa trung bình năm 1335,3 mm, mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa cao nhất vào tháng 7 đạt 332 mm, tháng có lượng mưa thấp nhất hoặc hầu như không có mưa là tháng 11 và tháng 12. Độ ẩm bình quân năm đạt 84%, Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2 và tháng 10 với độ ẩm lên đến 87%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 (78%).
Đặc biệt khu vực Canhkyna còn chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Hàng năm vào các tháng 5, 6, 7 thường xẩy ra các đợt gió tây khô và nóng, ảnh hưởng rất lớn đến cây con trong vườn ươm và hoạt động của Côn trùng, tính trung bình cho cả 3 tháng từ 15 - 18 ngày khô nóng với nhiệt độ cao vượt quá 35o C và độ ẩm tương đối xuống thấp dưới 50%.
3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng
Nền chính của Ba vì là các loại đá phiến thạch sét và sa thạch, đá hỗn hợp, đá Pocphirit, sa thạch xen những vỉa quắcrit, phù sa cổ ở một số khu vực đồi núi thấp.
Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn Indoxini cách đây 150 triệu năm. Quá trình Feralit hoá là quá trình phổ biến lên toàn vùng, thể hiện rõ rệt là màu sắc của đất ở những nơi xói mòn mạnh, mực nước ngầm thấp có kết von dạng hạt màu thẫm.
Khu vực Canhkyna có đất Faralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi, mầu đỏ đến đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất sâu hơn 150 cm, giàu dinh dưỡng, ít sỏi sạn, thành phần cơ giới nặng.
3.1.5. Hệ thực vật
Khu vực nghiên cứu trước đây toàn là đất trống đồi núi trọc. Nhưng hiện nay đã được trung tâm dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật Lâm Nông nghiệp Ba Vì – Hà Nội cùng với người dân nơi đây tiến hành trồng rừng trên các quả đồi nên đã phủ xanh hầu hết khu vực với các loài cây chủ yếu như: Thông Mã Vĩ, Thông đuôi