[9] cho biết rằng ammonium giúp cho sự vận chuyển của CYT từ rễ lên thân tốt hơn đạm dạng nitrat. Đạm ammonium làm gia tăng số mầm hoa trong khi đạm nitrat thúc đẩy sự kéo dài hoa. Biểu 1.2 - kết quả nghiên cứu đối với cây Táo - một loài cây ăn quả là một ví dụ.
Bảng 1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng đạm lên sự hình thành chồi, chồi hoa và hàm lượng cytokinin đối với cây Táo
(Nguồn: Guo và csv. 1992)
Chiều dài chồi (cm) | Số chồi bên (chồi) | Tỉ lệ số mầm hoa xuất hiện (%) | Cytokinin (nmol/100g TL tươi) | |
NO3-N | 326 | 6,4 | 7,4 | 0,002 |
NH4- NO3 | 268 | 6,0 | 8,2 | 0,373 |
NH4- N | 209 | 8,9 | 20,7 | 0,830 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa kết quả của một số dòng vô tính loài cây Mắc ca Macadamia intergrifolia Maiden - Betche tại Ba Vì, Hà Nội - 1
- Lá Macadamia Intergrifolia Và Phương Pháp Chọn Lá Làm Mẫu Phân Tích
- Khả Năng Sinh Trưởng Của Cây Con Trong Vườn Ươm
- Tỷ Lệ Của Một Số Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Bình Quân Chung Giữa Hai Khu Vực
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Lân (P) và Kali (K) cũng là những nhân tố rất quan trọng chi phối sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Nghiên cứu về sinh trưởng và khả năng ra hoa của Xoài Dashehari, Narwadkar và Pandey (1988) [9] cho biết bón phân lân và kali sớm ở thời kỳ trước khi phát triển trái phát triển có thể kích thích cho sinh trưởng trong mùa xuân. Hàm lượng chất lân và kali thấp không thúc đẩy sự ra hoa (Singh và Singh, 1973) [9] nhưng hàm lượng chất lân và kali trong chồi cao rất thích hợp cho sự khởi phát hoa (Chadha và Pal, 1986)[9]. Về cơ bản vai trò của lân và kali đối với khả năng ra hoa của thực vật là tương tự nhau.
Đối với một số chất vi lượng, mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ song các chất vi lượng như Cu2+, B, Co, Mn2+… lại tỏ ra rất quan trọng đặc biệt với sự hình thành và duy trì năng suất cũng như tính ổn định (Liebige, 1840). Các vi chất này ảnh hưởng chủ yếu thông qua ảnh hưởng tới kết cấu và sự hình thành các hoocmon sinh trưởng và hoocmon ra hoa (Tanaka và Takimoto, 1974; Graham, 1975;
Pieterse,1970, 1977)[9].
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất khoáng tới khả năng sinh trưởng và ra hoa quả của Mắc-ca, Hứa Huệ Xan (1995)[4] cho rằng dinh dưỡng khoáng là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới vấn đề rụng quả của Mắc-ca. Theo đó N, P, K là những nhân tố đa lượng quan trọng nhất, hàm lượng các chất này trong lá có thể giảm xuống còn 0,26% đối với N; 0,064% đối với Phốt pho và 0,41% đối với Kali là mức thấp nhất trong cả năm [16].
1.2. Ở Việt Nam
Được nhập nội vào nước ta từ năm 1994, loài cây Mắc-ca đã nhanh chóng được gây trồng thử nghiệm ở một số vùng sinh thái khác nhau như Hà Tây, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn, Hoà Bình, Quảng Bình, ĐắkLắc. Số lượng trồng tại mỗi nơi khác nhau nhưng đều với cùng mục đích để khảo nghiệm tình hình sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả của loài cây này. Cho đến nay những thử nghiệm này đã cho những kết quả rất khả quan bước đầu cho phép kết luận loài cây Mắc-ca có thể gây trồng và phát triển được ở nhiều vùng sinh thái của nước ta.
Có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu như:
1.2.1. Những nghiên cứu về sinh trưởng
Những nghiên cứu về sinh trưởng nói riêng và về cây Mắc-ca nói chung ở nước ta được xem như bắt đầu từ năm 1994 khi loài cây này được nhập nội vào Việt Nam. Ở mỗi vùng sinh thái, với các dòng nhập nội khác nhau tình hình sinh trưởng của Mắc-ca cũng có sự khác nhau.
Năm 2004, sau gần 3 năm trồng thử nghiệm ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, đề tài Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Mắc-ca ở một số vùng sinh thái phía bắc của trường Đại học Lâm nghiệp đã kết luận: nhìn chung, loài cây này sinh trưởng tuy hơi chậm nhưng tỏ ra thích hợp với điều kiện sinh thái của 3 vùng trồng thử nghiệm; tỷ lệ sống cao nhất ở Hoà Bình (98%) - thấp nhất là ở Vĩnh Phúc (96,60% ). Tỷ lệ cây tốt cao nhất tìm thấy ở Hà Tây, thấp nhất ở Vĩnh Phúc[1].
Theo kết quả khảo nghiệm ở trạm Cẩm Quỳ, ở 5 tuổi, dòng vô tính 816 sinh trưởng tốt nhất về đường kính với giá trị trung bình đạt 8,5cm – nhanh hơn 2 lần so với đối chứng hạt lấy ở Ba vì và Australia, các chỉ tiêu sinh trưởng khác bao gồm chiều cao, chiều dài tán và đường kính tán đều đạt ở mức cao hơn so với rất nhiều dòng được khảo nghiệm khác[2,6].
1.2.2. Những nghiên cứu về khả năng ra hoa, quả
Bên cạnh những nghiên cứu về sinh trưởng và sự thích nghi nói chung của Măc-ca với điều kiện ở Việt Nam, chúng ta cũng đã có những nghiên cứu về khả năng ra hoa, quả và hàm lượng các chất có trong hoa quả Mắc-ca được trồng ở nước ta. Đại đa số các nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn thực hiện đề tài nên các số liệu công bố tại thời điểm này còn ít. Tuy nhiên có thể kể đến một số kết quả sau:
Kết quả khảo nghiệm ở Ba Vì cho thấy sau hơn 2 năm ghép, cây ghép đã ra hoa với tỷ lệ ra từ 50% đến 100% tuỳ từng giống ghép. Một năm sau (3 tuổi), 100% cây ghép đã ra hoa [2,6].
Thời gian ra hoa, chiều dài hoa và hình thái hoa cũng đã được quan sát theo dõi đối với một số giống được trồng khảo nghiệm tại Ba Vì. Theo đó, thời gian ra hoa của tất cả các giốn đều bắt đầu từ tháng 3, chênh lệch nhau tối đa 11 ngày giữa hai giống 344 – ra hoa sớm (2/3) và giống 741 – ra hoa muộn hơn (13/3). Chiều dài hoa lớn nhất được thấy ở giống 695 với 21,6cm, ngắn nhất ở giống 849 với 9,9cm[2,6].
Số quả trên cây thể hiện chỉ tiêu sai quả. Theo kết quả khảo nghiệm, sau 4 năm, số quả/cây ở trạm Canhkyna (Ba Vì) trung bình đạt là 23,7 trong khi đó ở trạm Cẩm Quỳ (Ba Vì) tại tuổi 5 chỉ số này là 13,6 tương ứng với hai nhóm giống khác nhau [6]. Điều này cho thấy khả năng ra hoa, quả thay đổi nhiều theo giống.
Những nghiên cứu về tỷ lệ rụng quả sớm hay tỷ lệ đậu quả cũng đã được quan tâm. Theo đó, tại thời điểm nghiên cứu, hai giống 788 và H2 là hai giống có tỷ lệ đậu quả bằng 0; giống có tỷ lệ đậu quả cao nhất là giống 246 và 800 tương ứng với 27,6% và 27,3% [6].
1.2.3. Những nghiên cứu về phân bố và hàm lượng chất khoáng trong các bộ phận; ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả
Những nghiên cứu về phân bố và hàm lượng các chất khoáng trong các bộ phận thực vật và ảnh hưởng của chúng tới khả năng ra hoa,quả cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Những kết quả này thường sử dụng phương pháp thực nghiệm và áp dụng chủ yếu đối với những cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc một số loài cây ăn quả thường gặp. Đối với Mắc-ca, những nghiên cứu này ở nước ta còn rất hạn chế, hiện chưa có công trình nào công bố về các kết quả phân tích có liên quan.
Tóm lại
Mắc-ca là loài cây có giá trị kinh tế cao, được đánh giá là một phát hiện quan trọng, những nghiên cứu ban đầu cho thấy Mắc-ca có khả năng gây trồng với diện tích lớn ở nước ta. Để biến điều này thành hiện thực cần có nhiều nghiên cứu có tính cơ bản về loài cây này.
Ở nước ta, những nghiên cứu về cây Mắc-ca cũng đã và đang được tiến hành. Tuy nhiên do thời gian nhập nội chưa lâu nên những nghiên cứu này hầu hết đang trong giai đoạn theo dõi nên chưa có những đánh giá thực sự khách quan, những công bố về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế. Những nghiên cứu hiện nay còn khá tản mạn. Đặc biệt chưa có những nghiên cứu mang tính dự đoán khả năng ra hoa quả và sản lượng hoa quả của Măc-ca trong điều kiện lập địa gây trồng tại nước ta. Đây cũng chính là điểm mới trong nghiên cứu mà đề tài mong muốn sẽ đạt được.
Chương 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Về mặt lý luận
Đánh giá được khả năng sinh trưởng, khả năng ra hoa, quả của một số dòng Macca vô tính được nhập nội và gây trồng thử nghiệm trên cơ sở những điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Về mặt thực tiễn
- Là cơ sở cho việc lựa chọn một số dòng có khả năng ra hoa, quả tốt phù hợp với điều kiện gây trồng tại địa bàn nghiên cứu và những nơi có điều kiện tương tự.
- Bước đầu là cơ sở dự báo, dự đoán khả năng ra hoa, quả tiềm năng; đề xuất một số giải pháp cải thiện khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả cho đối tượng nghiên cứu.
2.2. Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài cây Mắc-ca (tên khoa học Macadamia intergrifolia Maiden Betche) được nhập nội và gây trồng thử nghiệm từ năm 2002 và 2003 tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây lâm nghiệp Cẩm Quỳ và Canhkyna, Ba Vì, Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Khả năng sinh trưởng
2.3.1.1. Sinh trưởng của cây con trong vườn ươm
2.3.1.2. Sinh trưởng của cây trồng khảo nghiệm
2.3.2. Khả năng ra hoa, quả
2.3.2.1. Một số đặc điểm hoa, quả
2.3.2.2. Khả năng ra hoa và hình thành quả
2.3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, ra hoa và đậu quả
2.3.3.1. Một số nhân tố tiểu hoàn cảnh
2.3.3.2. Hàm lượng một số chất khoáng trong lá
2.3.4. Dự đoán khả năng ra hoa, quả tiềm năng
2.3.5. Một số đề xuất
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm phương pháp luận
Sinh trưởng của cá thể thực vật là quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng thông qua các hoạt động trao đổi chất. Quá trình sinh trưởng tích luỹ vật chất dẫn đến sự thay đổi bên trong cơ thể cây rừng sau cùng biểu hiện bằng việc ra hoa, quả. Nghiên cứu sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả của cây rừng chính là nghiên cứu tính thích nghi của cây rừng với điều kiện lập địa.
Khả năng sinh trưởng và ra hoa, quả của cây rừng nói chung và Macca nói riêng có quan hệ chặt chẽ và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: tuổi cây, điều kiện lập địa, biện pháp kỹ thuật…. Sự phụ thuộc này nhìn chung không cố định mà luôn biến đổi theo từng giai đoạn sống. Tuy nhiên, sinh trưởng và phát triển của thực vật có tính quy luật do đó nắm được quy luật và sự chi phối của một số nhân tố tới quy luật đó sẽ góp phần dự đoán cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật nói chung.
Sơ đồ hình 2.1 thể hiện mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng, khả năng ra hoa quả và các mối quan hệ giữa chúng với nhau cũng như giữa chúng với các nhân tố môi trường sống. Nghiên cứu các mối quan hệ này là cơ sở để dự đoán khả năng sinh trưởng và sản lượng hoa quả tiềm năng. Theo đó, đối với các chỉ tiêu sinh trưởng, các nhân tố nội tại (tuổi cây, dòng vô tính, khoáng trong các bộ phận) và các nhân tố hoàn cảnh sống (nhiệt độ, lượng mưa, đất,..) là những nhân tố đầu vào làm cơ sở để dự đoán sinh trưởng. Đến lượt khả năng ra hoa, quả, khả năng sinh trưởng
lại được coi là một nhân tố nội tại cùng với các nhân tố hoàn cảnh sống là các nhân tố đầu vào để dự đoán sản lượng tiềm năng.
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài có sử dụng một số các số liệu điều tra theo dõi tại khu vực nghiên cứu trong một vài năm trước về tình hình khí hậu, thuỷ văn, các chỉ tiêu sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu…Đặc biệt các tài liệu khí hậu, thủy văn được sử dụng thông qua phần mềm New locClim 1.10 của FAO. Đây là phần mềm cung cấp các số liệu khí hậu trong thời gian nhiều năm và có độ tin cậy cao. Số liệu thu thập được tính trung bình cho 10 trạm khí tượng gần địa điểm nghiên cứu nhất.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
* Bố trí đối tượng nghiên cứu
- Các dòng trồng khảo nghiệm tại Cẩm Quỳ được trồng riêng rẽ theo sơ đồ thiết kế ngẫu nhiên 4 lần lặp lại, mỗi lần 4 cây. Mật độ trồng 192 cây/ ha (7m x 7 m).
- Các giống trồng khảo nghiệm tại Canhkyna được trồng theo từng giống riêng rẽ theo sơ đồ thiết kế. Mỗi dòng trồng khảo nghiệm được bố trí 3 lần lặp, mỗi lần 5 cây. Mật độ trồng 330 cây/ha (6m x 5 m).
* Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng.
Các chỉ tiêu sinh trưởng được điều tra bao gồm đường kính gốc (D), đường kính tán lá (Dt), chiều dài tán lá (L), hình thái tán lá, chiều cao (H). Các chỉ tiêu này được điều tra theo phương pháp điều tra thông dụng trong lâm nghiệp.
+ Đối với đường kính gốc: sử dụng thước kẹp kính nhôm có độ chính xác tới cm. Trị số sinh trưởng đường kính được đo theo hai hướng vuông góc và lấy giá trị trung bình. Vị trí đo được đánh dấu để theo dõi động thái.
+ Đường kính tán lá được đo bằng thước dây theo hai chiều vuông góc đi qua gốc cây. Mô tả hình thái tán lá theo từng dòng.
+ Độ dài tán lá và chiều cao được đo bằng sào có khắc vạch tới cm. Chiều dài tán được tính từ mép dưới tán cho tới đỉnh cao nhất của tán. Chiều cao tính từ mặt đất lên tới đỉnh sinh trưởng.
Tiến hành đo đếm toàn bộ các cây trong từng dòng. Kết quả đo đếm được ghi vào biểu điều tra sinh trưởng
BIỂU ĐIỀU TRA SINH TRƯỞNG
Ngày điều tra: Vị trí điều tra:
Đối tượng điều tra:
TT cây | D00 (cm) | Hvn (m) | Dt (m) | Lt (m) | |||||
ĐT | NB | TB | ĐT | NB | TB | ||||