Tỷ Lệ Của Một Số Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Bình Quân Chung Giữa Hai Khu Vực


trưởng (chiều cao, đường kính, đường kính tán lá, chiều dài tán lá) đều nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy sinh trưởng của Mắc-ca trồng tại Cẩm Quỳ kém hơn rõ rệt và toàn diện so với sinh trưởng cửa Mắc-ca trồng tại Canhkyna. Trong trường hợp này do tác giả tiến hành điều tra toàn diện nên kết luận trên được xem như đúng cho toàn bộ tổng thể mặc dù không cần sử dụng phương pháp kiểm định thống kê.

Số liệu tại bảng 4.5 cũng cho thấy: đối với chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao, dòng 849 tỏ ra có khả năng thích nghi với cả hai khu vực nghiên cứu do có tỷ lệ sinh trưởng giữa hai khu vực đạt giá trị lớn nhất (0.941) trong khi dòng 842 tỏ ra có sự sai khác rõ rệt với tỷ lệ ΔH1/ ΔH2 nhỏ nhất (0.742). Các chỉ tiêu khác tại bảng

4.5 có ý nghĩa tương tự và được biểu diễn thông qua biểu đồ 4.4.




Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ của một số chỉ tiêu sinh trưởng bình quân chung giữa hai khu vực


Xét theo từng dòng, dòng 842 tỏ ra có sự sai khác lớn nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng giữa hai khu vực nghiên cứu (tỷ lệ ΔX1/ ΔX2 trung bình đạt 0,768) trong khi dòng OC tỏ ra có sự tương đồng lớn nhất với tỷ lệ ΔX1/ ΔX2 trung bình đạt 0,853. Vậy đâu là nguyên nhân chính? Trả lời được câu hỏi này sẽ là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc khuyến cáo các vùng trồng Mắc-ca và cũng là cơ sở cho việc dự đoán sinh trưởng cho Mắc-ca ở những vùng khác nhau.


4.1.2.4. Mô hình hoá mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng


Sinh trưởng của thực vật là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu riêng rẽ do đó thông thường giữa các chỉ tiêu này luôn tồn tại mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng không giống nhau đối với cùng loài ở những giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Như đã trình bày, Mắc-ca là loài có đặc điểm ra hoa từ trong tán do đó chiều dài tán và đường kính tán lá là những chỉ tiêu rất có ý nghĩa. Hơn nữa do đặc điểm sinh trưởng, rễ Mắc-ca thường mọc rất nông (Lục Chiếu Trung, 2006) [14] nên tán lá còn ảnh hưởng tới khả năng đứng vững của cây. Trên cơ sở này, tác giá lựa tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa sinh trưởng đường kính gốc (D00), chiều cao (Hvn) và chỉ số thể tích tán lá (Vt - với Vt = Lt x Dt). Kết quả kiểm tra một số dạng tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của Mắc-ca được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng D00 và Hvn với chỉ tiêu biểu thị thể tích tán lá Vt

STT

Địa điểm n.cứu

Dòng

r

Phương trình quan hệ

1

Canhkyna

816

0.72

Ln(Vt) = 0.653*ln(D00) + 1.326*ln(Hvn)

2

Canhkyna

842

0,78

Vt = -24.1544 +1.146*D00+ 6.2345*Hvn

3

Canhkyna

849

0,72

Vt = - 3.669 +0.187*D00+4.322*Hvn

4

Canhkyna

OC

0.73

Vt = -2.11 +0.068*D00+4.115*Hvn

5

Canhkyna

788

0,84

Vt = -18.261 +0.607*D00+6.252*Hvn

6

Canhkyna

800

0,80

lnVt = -0.6011 + 0.6895*ln(D00) + 1.1584*ln(Hvn)

7

Canhkyna

900

0,88

Ln(Vt) = 3.222+1.008*ln(D00) – 1.924*ln(Hvn)

8

Canhkyna

695

0,72

Vt = -16.961 + 0.8616*D00 + 5.040*Hvn

9

Canhkynao

741

0.69

Vt = -7.149 +1.317*D00 + 2.276*Hvn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Số liệu bảng 4.6 cho thấy thực sự tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của Mắc-ca. Những phương trình được đề xuất có hệ số tương quan rất lớn và cũng là những phương trình rất đơn giản. Những phương trình này có thể vận dụng để xác định thể tích tán lá phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của Mắc-ca nhằm định hướng cho biện pháp tỉa cành tạo tán hạn chế đổ gẫy cho Mắc-ca.

4.1.2.5. Tình hình sâu bệnh hại


Mặc dù theo tài liệu, cây Mắc-ca có tới trên 20 loại sâu và 30 loại bệnh hại song hiện nay đối với Mắc-ca trong vườn ươm,chỉ phát hiện bệnh vàng, quăn lá. Nguyên nhân được xác định là do yếu tố dinh dưỡng. Đối với Mắc-ca đã được gây trồng khảo nghiệm, hiện chưa phát hiện sâu bệnh hại đáng chú ý.

4.2. Khả năng ra hoa, quả


4.2.1. Một số đặc điểm hoa, quả


4.2.1.1. Đặc điểm hoa, quả


a) Hoa


Mắc-ca có hoa tự bông đuôi sóc. Hoa thường phát triển thành chùm trên cùng một cuống hoa. Chiều dài hoa tự thường dao động trung bình trong khoảng từ 15 đến 28 cm, cá biệt có những bông dài tới 35 cm. Không giống hầu hết các loài cây cho quả khác (nhãn, vải…) hoa Mắc-


Hình 4 3 Hoa Mắc ca tại Cẩm Quỳ ca thường mọc từ trong tán lá không mọc ở 1

Hình 4.3. Hoa Mắc-ca tại Cẩm Quỳ

ca thường mọc từ trong tán lá, không mọc ở đầu cành (hình 4.3).


Hoa Mắc-ca là hoa lưỡng tính, cánh hoa thoái hoá. Trên mỗi bông hoa tự có thể có tới trên 200 bông (hình 4.3). Bầu hoa thượng vị chứa 2 phôi châu nhưng thường chỉ 1 phôi phát dục và sau này tạo thành hạt tròn. Nếu cả 2 phôi đều thụ tinh tốt quả sẽ chứa 2 hạt hình bán cầu chất lượng thương phẩm sẽ kém. Nhuỵ cái rất dài, trước khi hoa nở vòi nhị cái dài ra rất nhanh, uốn cong và lách ra khỏi búp cánh


rồi vươn thẳng. 4 nhuỵ đực đính trên 4 cánh giả và chỉ bật ra được khi hoa đã nở, nhị đực uốn cong xuống phía dưới cách xa đầu nhuỵ cái (Lục Chiếu Trung, 1997).

Với đặc điểm hoa như vậy, Mắc-ca là loài có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ gió và nhờ côn trùng. Song trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tự thụ phấn của Mắc-ca đem lại hiệu quả rất thấp trong khi việc thụ phấn chép giữa các dòng đem lại hiệu quả cao hơn. Điều này gợi ra hướng tiếp cận để nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng thụ phấn chéo khi phát triển với quy mô lớn.

b) Quả và hạt


Sản phẩm chính của Mắc-ca là quả do đó những đặc điểm có liên quan tới quả luôn được quan tâm. Quả Mắc-ca có dạng hình cầu. Kích thước quả biến động tùy từ dòng, trung bình có đường kính khoảng 2,5cm. Mặc dù hoa tự có thể có tới trên 200 hoa song khi đậu quả thường có từ 3-5 quả trên một bông, cá biệt có thể đạt 15-20


Hình 4 4 Quả Mắc ca quả Vỏ quả gồm 2 lớp lớp ngoài bóng lớp áo trong 2


Hình 4.4. Quả Mắc-ca

quả. Vỏ quả gồm 2 lớp, lớp ngoài bóng, lớp áo trong tạo nên bởi tế bào nhu mô, khi lớp áo này chuyển màu từ trắng sang nâu rồi đen là dấu hiệu cho thấy quả đã chin. Đây là một căn cứ để đánh giá mức độ chín của quả.

Nhìn chung quả và hạt Mắc-ca rất cứng. Kích thước quả phát triển chậm.

Phần lớn quả tồn tại đều tập trung ở đầu bông (hình 4.4).


Hạt được tạo bởi hai phôi dạng bán cầu úp vào nhau. Hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao trong đó đặc biệt là hàm lượng chất béo (78%).

4.2.1.2. Thời gian ra hoa


Theo dõi thời gian ra hoa, quả của Mắc-ca trong thời gian trồng thử nghiệm tại địa điểm nghiên cứu cho thấy thời gian ra hoa và đậu quả của các dòng khác nhau là khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng 4.7.


Bảng 4.7. Tổng hợp thời gian ra hoa và số ngày tồn tại hoa của Mắc-ca ở Cẩm Quỳ


Dòng

Ngày bắt đầu ra hoa

Số ngày tồn tại hoa

849


Tháng 3

4

30

H2

9

16

816

8

24

344

2

22

246

3

17

842

4

18

Daddow

8

19

856

5

19

OC

12

14

741

13

14

900

4

18

695

12

14

788

7

15

A800

8

15

800

12

13

NG8

10

9

(Nguồn: M.T.Kiên, N.Đ.Hải,2008)


Số liệu bảng 4.7 cho thấy, hầu hết các dòng khảo nghiệm đều ra hoa trong tháng 3, thời gian ra hoa giữa các dòng là khác nhau mặc dù trong cùng một điều kiện như nhau. Tuy nhiên sự khác nhau này không quá lớn – không quá 11 ngày. Theo đó nhóm các dòng ra hoa sớm bao gồm 344, 246, 849, 842, 856; nhóm các dòng ra hoa muộn bao gồm OC, 741, 695, 800, NG8. Về cơ bản các điều kiện gây trồng trong khu vực không có sự khác biệt lớn đặc biệt về chế độ chăm sóc và khí hậu do đó có thể sơ bộ kết luận thời gian ra hoa bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố di truyền (gen). Thời gian ra hoa và thời gian tồn tại của hoa là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sản lượng quả sau này bởi đối với cây cho quả, như Mắc-ca, nếu thời gian ra hoa và tồn tại của hoa trùng với thời gian mưa hoặc gió to sản lượng quả sẽ rất thấp thậm chí có thể mất mùa hoàn toàn.



Biểu đồ 4 5 So sánh thời gian tồn tại hoa của các dòng Mắc ca tại Cẩm Quỳ 3

Biểu đồ 4.5. So sánh thời gian tồn tại hoa của các dòng Mắc-ca tại Cẩm Quỳ


Biểu đồ 4.5 cho cái nhìn trực quan về thời gian tồn tại của hoa, theo đó dòng 849 có thời gian ra hoa và tồn tại của hoa lớn nhất (30 ngày) trong khi đó dòng NG8 lại có thời gian ra hoa và tồn tại hoa ngắn nhất (09 ngày). Thời gian nở hoa của các dòng Mắc-ca cũng khác nhau từ 4 ngày (dòng NG8) đến 12 ngày (dòng 849), trung bình chiếm khoảng 0.4% thời gian tính từ lúc bắt đầu ra hoa cho tới khi hình thành quả. Trên góc độ đánh giá rủi ro, dòng 849 là dòng có khả năng rủi ro cao nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất của nhân tố thời tiết đặc biệt những diễn biến thất thường (mưa, gió, bão…) trong khi ngược lại dòng NG8 có khả năng rủi ro thấp nhất.

4.2.2. Khả năng ra hoa và hình thành quả


4.2.2.1. Khả năng ra hoa


Khác nhau về thời gian ra hoa, tồn tại của hoa, các dòng Mắc-ca trồng tại Ba Vì còn khác nhau về số lượng hoa tự và hoa chét trên mỗi bông. Số liệu theo dõi ra hoa tiến hành tại trạm Canhkyna được tổng hợp tại bảng 4.8 và biểu đồ 4.6.


Bảng 4.8. Số lượng hoa tự trung bình của các dòng vô tính


Dòng

Địa điểm

Số hoa tự/cây

Tỷ lệ% so với số hoa trung bình

842

Canhkyna

781.758

149.88

816

Canhkyna

623.048

119.45

849

Canhkyna

464.476

89.05

OC

Canhkyna

541.935

103.90

H2

Canhkyna

254.712

48.83

741

Canhkyna

309.225

59.29

788

Canhkyna

236.188

45.28

800

Canhkyna

466.906

89.52

900

Canhkyna

566.643

108.64

695

Canhkyna

970.875

186.14


Biểu đồ 4 6 Số lượng hoa tự trung bình của các dòng vô tính Kết quả ở 4


Biểu đồ 4.6. Số lượng hoa tự trung bình của các dòng vô tính


Kết quả ở bảng 4.8 được tính toán theo phương pháp cành tiêu chuẩn. Đối tượng nghiên cứu được trồng trên cùng một điều kiện lập địa (Canhkyna) và có những xử lý lâm sinh như nhau.


Số liệu tại bảng 4.8 và biểu đồ 4.6 cho thấy dòng 695 có số lượng hoa tự trung bình lớn nhất (970.9 hoa/cây) trong khi đó dòng 788 có số lượng hoa ít nhất. Trên thực tế đối với những cây cho quả, số lượng hoa là một yếu tố quan trọng để đánh giá sản lượng quả song đó không phải là yếu tố duy nhất. Tuy nhiên nhìn chung thông thường số lượng hoa và sản lượng quả có quan hệ chặt với nhau.

Số liệu tại bảng 4.8 cũng cho thấy 50% các dòng khảo nghiệm có số lượng hoa tự lớn hơn trị số trung bình ngoại trừ các dòng 849, H2, 741,788 và 800. Kết quả này cũng tương tự với kết quả theo dõi năm 2006. Nếu số lượng hoa có quan hệ chặt với sản lượng quả thì đây là một cơ sở quan trọng để đề xuất lựa chọn dòng thích hợp để phát triển tại những khu vực có điều kiện tương đồng.

Trên cơ sở số lượng hoa tự, số lượng hoa chét trung bình trên mỗi cây của mỗi dòng được tính toán và thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Số lượng hoa chét trung bình/cây theo từng dòng.


Dòng

Địa điểm

Số hoa tự/cây

Số hoa chét/cây

695

Canhkyna

970.875

189320.6

741

Canhkyna

309.225

57206.6

800

Canhkyna

466.906

84043.1

816

Canhkyna

623.048

124609.6

842

Canhkyna

781.758

140716.4

849

Canhkyna

464.476

92895.2

900

Canhkyna

566.643

101995.7

H2

Canhkyna

254.712

44574.6

OC

Canhkyna

541.935

92128.9


Khả năng ra hoa và sinh trưởng của thực vật thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả kiểm tra một số dạng quan hệ giữa khả năng ra hoa và các chỉ tiêu sinh trưởng riêng rẽ cho thấy mức độ quan hệ khác nhau với các chỉ tiêu sinh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022