3.2.3.2. Y tế
Có 01 bệnh viện huyện và 15 trạm y tế xã. Các xã có bệnh xá khám chữa bệnh cho nhân dân và đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh và kế hoạch hóa gia đình.
3.2.3.3. Văn hoá
Các dân tộc có đời sống văn hóa, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt như: Hát cọi của dân tộc Tày; Hát phươn của dân tộc Nùng, Giấy; Hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao. Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày và lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông được tổ chức vào mùa xuân; Lễ hội Làng Hai còn gọi là lễ gọi trăng của người Tày được tổ chức vào trung tuần tháng tám âm lịch hàng năm; lễ mừng thọ của dân tộc Tày, Xuồng...
3.2.3.4. Cơ sở hạ tầng
Đến nay trên địa bàn toàn huyện đã có đường nhựa, đường bê tông đến trung tâm xã. Đường thôn, bản cũng được người dân cùng nhà nước đầu tư xây dựng. Đa số các thôn đã có đường bê tông, đường đất ô tô có thể đi lại được, còn lại đều có đường xe máy đến trung tâm thôn, bản. Các công trình công ích phục vụ cộng đồng cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư: Trường, các lớp học; Bệnh viện, trạm y tế; Trụ sở UBND xã, nhà văn hóa,... Điện lưới quốc gia đã được kéo đến trung tâm xã và các thôn bản. Nhờ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của huyện vùng cao này. Đặc biệt là trong sản xuất hàng hóa và công tác xóa đói giảm nghèo.
3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
3.3.1. Thuận lợi
- Có sự đa dạng về loài cây và thuận lợi về phức hệ nhiệt ẩm thích hợp cho việc trồng rừng.
- Nhận được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ.
- Người dân có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp, gắn bó với rừng.
3.3.2. Khó khăn
-Vị trí địa lý của huyện Yên Minh là một huyện vùng cao miền núi phía Bắc, nên việc vận chuyển hàng hóa, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn bị hạn chế.
- Địa hình tại các khu vực có rừng thường phức tạp, bị chia cắt mạnh nên công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng phòng hộ còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Trình độ dân trí còn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm
- Hưởng lợi từ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ là rất thấp so với công sức lao động mà người dân bỏ ra. Dẫn tới việc người dân không nhiệt tình trong việc phát triển rừng phòng hộ tại địa phương.
- Kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội đã được cải thiện song nhìn chung vẫn còn yếu kém. Giao thông ở một số thôn bản còn là đường đất, gây khó khăn trong việc đi lại (đặc biệt là vào mùa mưa từ tháng 4 - tháng 10). Số hộ đồng bào còn thiếu nước sạch, điện để sinh hoạt, khó khăn về nhà ở, thiếu đất sản xuất… đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư trong thời kỳ tới.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng trồng rừng phòng hộ tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
4.1.1. Diện tích và điều kiện lập địa thực hiện trồng rừng phòng hộ
a, Diện tích thực hiện trồng rừng phòng hộ
Theo kế hoạch, diện tích trồng rừng phòng hộ cần được trồng trong giai đoạn 2011 - 2015 ở huyện Yên Minh là 1.590,3 ha.
Tính đến năm 2015, tổng diện tích rừng phòng hộ được trồng trên địa bàn huyện Yên Minh là 4.147,2 ha, được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.1: Diện tích rừng phòng hộ được trồng qua các năm trên địa bàn huyện
Năm thực hiện | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | 2011 | 862,2 | 20,8 |
2 | 2012 | 951,5 | 22,9 |
3 | 2013 | 1.418,3 | 34,2 |
4 | 2014 | 528,5 | 12,7 |
5 | 2015 | 386,7 | 9,3 |
Tổng cộng | 4.147,2 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Kỹ Thuật Xây Dựng Và Các Mô Hình Trồng Rừng Phòng Hộ
- Thực Trạng Trồng Rừng Phòng Hộ Tại Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang
- Thực Trạng Chung Về Kinh Tế Của Huyện
- Tỷ Lệ Các Loài Cây Được Trồng Rừng Phòng Hộ Trên Địa Bàn Huyện
- Tỷ Lệ Sống Và Tỷ Lệ Thành Rừng Của Rừng Trồng Phòng Hộ
- Nhu Cầu Lao Động Trong Chù Kỳ Trồng Trồng, Chăm Sóc, Bảo Vệ Rừng
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh - Báo cáo tổng kết năm 2015)
Diện tích rừng phòng hộ được trồng thể hiện ở biểu đồ sau:
Diện tích (ha)
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
951,5
862,2
1418,3
528,5
386,7
Diện tích
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm
Biểu đồ 4.1: Diện tích rừng trồng phòng hộ được trồng qua các năm trên địa bàn huyện
Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy: Diện tích rừng trồng phòng hộ trên địa bàn huyện được trồng cao nhất là năm 2013 (với diện tích 1.418,3 ha) và thấp nhất là năm 2015 (với diện tích 386,7 ha). Cho thấy ở các năm đầu được trồng với diện tích tăng dần đến năm 2013, sau đó giảm dần. Trồng rừng phòng hộ thực hiện 4.147,2 ha/1.590,3 ha đạt 260,8% kế hoạch của dự án. Kết quả trồng rừng phòng hộ đã tạo ra độ che phủ hàng năm đều tăng. Độ che phủ đạt 31,2 % năm 2011 đến 35,1% năm 2015.
b, Điều kiện lập địa thực hiện trồng rừng phòng hộ
Điều kiện lập địa của nơi trồng rừng bao gồm những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài trong suốt quá trình sống của cây trồng như: đất đai, thực bì, độ dốc,… Các nhân tố trên có liên quan mật thiết đến nhau với một nhân tố thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến một hay nhiều nhân tố khác. Vì vậy, điều kiện lập địa là nhân tố ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trồng rừng nói chung và trồng rừng phòng hộ nói riêng.
- Đất trồng rừng phòng hộ: Trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai có ảnh hưởng lớn đến sản lượng diện tích, chất lượng cây trồng. Chính vì vậy, việc phân chia đất theo mức xung yếu để thể hiện được tầm quan trọng trong việc chọn nơi trồng rừng phòng hộ. Qua kết quả nghiên cứu, kết quả phân loại thành 3 cấp theo mức độ xung yếu (rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu) phục vụ cho trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.2: Phân loại cấp xung yếu phục vụ cho trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện
Tổng cộng | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Cấp I | 360,8 | 8,7 |
2 | Cấp II | 3541,7 | 85,4 |
3 | Cấp III | 244,7 | 5,9 |
Tổng cộng | 4147,2 | 100 |
(Chi cục Lâm nghiệp Tỉnh Hà Giang)
Lưu ý: Cấp I là vùng rất xung yếu; Cấp II là vùng xung yếu; Cấp III là vùng ít xung yếu.
Kết quả phân loại cấp xung yếu phục vụ trồng rừng phòng hộ được thể hiện ở biểu đồ sau:
Cấp xung yếu
Biểu đồ 4.2: Phân loại cấp xung yếu phục vụ trồng rừng phòng hộ
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy: Huyện đã có quan tâm trong việc lựa chọn diện tích rừng trồng phòng hộ. Công tác trồng rừng phòng hộ được tập trung trồng chủ yếu ở cấp II (chiếm tỷ lệ 85,4%) sau đó đến cấp I (chiếm 8,7%) và ít nhất là cấp III (chiếm 5,9%). Trong đó, vùng trồng rừng phòng hộ chủ yếu có lượng mưa chủ yếu từ 1.500 - 2.000mm, cấp đất trồng rừng phòng hộ chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, độ sâu tầng đất mặt 30 - 40cm, tỷ lệ rễ cây khoảng 25%, đá lẫn khoảng 20%. Phù hợp cho công tác trồng rừng phòng hộ.
- Thực bì làm đất trồng rừng phòng hộ: Thực bì (thảm thực vật) là các quần thể thực vật bao phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh. Trong biện pháp kỹ thuật trồng rừng có công tác xử lý thực bì là rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Do đó, việc nghiên cứu loại thảm thực bì nào có trong lô đất chuẩn bị trồng rừng cần được quan tâm. Việc nghiên cứu giúp ích trong việc tìm phương pháp xử lý thực bì một cách hiệu quả nhất. Kết quả phân loại thực bì phục vụ cho công tác trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.3: Phân loại thực bì trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện
Tổng cộng | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Thực bì nhóm I | 899,9 | 21,7 |
2 | Thực bì nhóm II | 3247,3 | 78,3 |
Tổng cộng | 4147,2 | 100,0 |
(Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng phòng hộ - Chi cục Lâm nghiệp)
Kết quả phân loại cấp thực bì trồng rừng phòng hộ được thể hiện ở biểu đồ sau:
Diện tích (ha)
3247,3
899,9
3500,0
3000,0
2500,0
2000,0
Thực bì
1500,0
1000,0
500,0
0,0
Thực bì nhóm I Thực bì nhóm II
Nhóm thực bì
Biểu đồ 4.3: Phân loại cấp thực bì trồng rừng phòng hộ
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy: Thực bì để trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở thực bì nhóm II (chiếm tỷ lệ 78,3%) và thực bì nhóm I (chiếm 21,7%). Cấp thực bì trồng rừng phòng hộ chủ yếu là cỏ tranh, lau lách, thành ngạnh mọc phân tán, độ che phủ thấp, xen lẫn sim, mua mọc phân bố rải rác. Không thuận lợi cho việc xử lý thực bì, có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác trồng rừng.
- Độ dốc tác động đến trồng rừng phòng hộ: Độ dốc là nhân tố có ảnh hưởng đến kỹ thuật trồng rừng. Độ dốc càng lớn thì việc trồng rừng rất khó khăn. Việc phân loại độ dốc cũng góp phần không nhỏ trong việc phân tích và áp dụng đúng kỹ thuật trồng rừng. Kết quả phân loại độ dốc phục vụ cho công tác trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.4: Độ dốc trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện
Độ dốc (độ) | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | < 15 | 483,6 | 11,7 |
2 | 15 - 25 | 3170,8 | 76,5 |
3 | > 25 | 492,8 | 11,9 |
Tổng cộng | 4147,2 | 100,0 |
(Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng phòng hộ - Chi cục Lâm nghiệp)
Kết quả phân loại độ dốc trồng rừng phòng hộ được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.4: Độ dốc trồng rừng phòng hộ
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy:
Độ dốc khu vực trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở độ dốc từ 15 – 250 (chiếm tỷ lệ 76.3%), sau đó là độ dốc trên 250 (chiếm 11,9%) và độ dốc dưới 150 (chiếm 11,7%). Điều kiện khu vực trồng rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn do diện tích đất khu vực trồng rừng phòng hộ có độ dốc cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển tốt.
- Hướng dốc trồng rừng được phân bố ở mọi hướng khác nhau. Tuy nhiên tập trung chủ yếu là hướng Đông Nam và Tây Nam. Đây là hướng có nhiều lợi thế nhất cho việc sinh trưởng, phát triển của cây rừng do hàng ngày cây rừng được chiếu sáng thường xuyên.
*Nhận xét chung:
- Điều kiện lập địa ở vùng là đúng đối tượng cho việc thực hiện trồng rừng phòng hộ. Độ dốc trung bình (150 - 250), thảm thực bì nhóm II, hướng dốc Đông Nam và Tây Nam, lượng mưa trung bình 1.500 - 2000mm, nhóm đất thịt nhẹ, thịt trung bình, độ sâu tầng đất mặt 30 - 40cm, tỷ lệ rễ cây khoảng 25%, đá lẫn khoảng 20%.
- Theo quy định về phân cấp độ dốc, việc phân cấp độ dốc để trồng rừng phòng hộ ở huyện Yên Minh là đã thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, đây là yếu tố hạn chế cho sự sinh trưởng của cây. Do ở vùng địa hình này, ngoài yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, sự chăm sóc của con người chưa đầy đủ còn do cây bị thiếu nước nghiêm trọng.
4.1.2. Cơ cấu loài cây trồng rừng phòng hộ
- Loài cây giống trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện được lựa chọn từ các tập đoàn loài cây: Thông, Sa mộc, Trẩu, Sở… (phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Đất đai, khí hậu, thời tiết, điều kiện thực tế của vị trí trồng rừng phòng hộ tại khu vực bên cạnh, nhu cầu trồng rừng của các hộ nhận khoán, tổ chức, cá nhân).
- Những loài cây này có đặc điểm là dễ thích nghi với khí hậu khắc nghiệt. Các loài cây: Trẩu, Sở là những loài cho lâm sản ngoài gỗ rất hiệu quả; hạt của các loại cây này có chứa 50-70% dầu, có giá trị xuất khẩu cao; thông thường sau 6 năm sẽ cho thu hoạch.
- Kết quả tổng hợp tỷ lệ các loài cây tham gia trồng rừng phòng hộ thông qua diện tích (ha) và vùng xung yếu được thể hiện qua bảng sau: