Nhu Cầu Lao Động Trong Chù Kỳ Trồng Trồng, Chăm Sóc, Bảo Vệ Rừng


Qua bảng 4.16 cho thấy:

- Nhu cầu vốn đầu tư cho 1 ha ở thời điểm hiện tại là: 52.885.900 đồng

- Nhu cầu vốn đầu tư (20 năm) cho toàn dự án 4.147,2 ha ở thời điểm hiện tại là: 219.328.404.123 đồng

4.3.1.2. Nhu cầu nhân công lao động

Nhu cầu lao động: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng (20 năm): 3.950 lao động/4.147,2 ha (lao động cố định trong 20 năm). Thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.17: Nhu cầu lao động trong chù kỳ trồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng


STT


Hạng mục


Năm sử dụng

Nhu cầu lao động

Định mức

(Công/ha)

Tính cho

4.147,2 ha

Nhu cầu lao động (286

công/Lđ)

1

Trồng rừng, chăm sóc

rừng năm 1

2013

46,67

193.550

677

2

Chăm sóc rừng năm 2

2014

46,67

193.550

677

3

Chăm sóc rừng năm 3

2015

42,73

177.210

620

4

Bảo vệ rừng năm 4

2016

19,50

80.870

283

5

Bảo vệ rừng năm 5

đến năm 20

2017

116,80

484.393

1.694

Tổng cộng


272,37

1.129.573

3.950

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang - 9


4.3.1.3. Dự báo hiệu quả đầu tư sau chu kỳ 20 năm

Kết quả tính toán được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.18: Tổng suất đầu tư cho 1 ha



TT


Hạng mục

Suất đầu tư chu kỳ (đ)

Suất đầu tư cho 1ha

cả chu kỳ


cho 1ha


cho 4.147,2 ha

Tiền lãi (Lãi suất

10,0% /năm)

(đ)

Tổng cộng (Gốc+lãi) (đ)

1

Trồng, CS,

rừng năm 1

BV

12.208.172

50.629.732.194

8.545.721

20.753.893

2

Trồng, CS,

rừng năm 2

BV

11.127.966

46.149.898.681

6.676.779

17.804.745

3

Trồng, CS,

rừng năm 3

BV

11.211.779

46.497.491.719

5.605.890

16.817.669

4

Bảo vệ rừng năm 4

900.687

3.735.328.169

360.275

1.260.961

5

Bảo vệ rừng năm 5

đến năm 20

17.437.296

72.315.953.359

5.231.189

22.668.485


Tổng cộng

52.885.900

219.328.404.123

26.419.853

79.305.753


- Suất đầu tư cho 1 ha rừng bao gồm chi phi thực tế và chi phí lãi suất là: 79.305.753 đồng

- Suất đầu tư tạo cho 4.147,1 ha rừng chu kỳ 20 năm bao gồm chi phi thực tế và chi phí lãi suất là: 328.896.819.002 đồng


4.3.1.4. Dự báo hiệu quả của chu kỳ sản xuất

Bảng 4.19: Dự báo hiệu quả của chu kỳ sản xuất


1

Giá thành 1m3 Thông mã vĩ khai thác

cây đứng

1.200.000

đ/m3

2

Trữ lượng rừng/ha

150

m3/ha

3

Tổng trữ lượng rừng

622.080

m3

4

Doanh thu của dự án

746.496.000.000

Đồng

5

Lãi suất của cả chu kỳ kinh doanh

109.568.414.880

Đồng

6

Tổng lợi nhuận của dự án

417.599.180.998

Đồng

7

Bình quân lợi nhuận trong 1 năm của

chương trình

20.879.959.050

Đồng

8

Bình quân lợi nhuận cho 1 (ha/năm)

của tổng dự án

5.034.712,35

Đồng

9

Bình quân cho 1 lao động trong năm

1.275

Đồng

Trong đó:

- Tổng lợi nhuận của dự án = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Lãi suất kì kinh doanh.

- Bình quân lợi nhuận trong 1 năm của chương trình = Tổng lợi nhuận của dự án/20 năm.

- Bình quân lợi nhuận cho 1 (ha/năm) trong 1 tháng = Bình quân lợi nhuận trong 1 năm/tổng diện tích (4.147,2 ha).

- Bình quân cho 1 lao động trong năm = Bình quân lợi nhuận cho 1

(ha/năm)/định mức lao động (3.950 đồng).

4.3.1.5. Tính toán phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của chương trình

Việc xác định được tính khả thi hay không và ở mức nào cần phải tính toán một số chỉ tiêu quan trọng của dự án là NPV, CPV, BPV, BCR, IRR.


Các chỉ tiêu tính toán cho 1 ha là cơ sở để đưa ra những kết luận về chương trình trồng rừng phòng hộ 4.147,2 ha được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.20: Chi phí và thu nhập cho 1 ha


Năm

Bi

Ci

1/(1+r)^i

Ct/(1+r)^i

Bt/(1+r)^i

Bi-Ci

NPV

1


12.208.172

0,90909

11.098.338


-12.208.172

-11.098.338

2


11.127.966

0,82645

9.196.666


-11.127.966

-9.196.666

3


11.211.779

0,75131

8.423.576


-11.211.779

-8.423.576

4


900.687

0,68301

615.181


-900.687

-615.181

5


17.437.296

0,62092

10.827.189


-17.437.296

-10.827.189








20

180.000.000







180.000.000

52.885.900


40.160.950

0

-52.885.900

-40.160.950

- Kết quả tính toán cụ thể như sau:

+ Giá trị hiện tại của chi phí ròng: CPV = 40.160.950 Đồng

+ Giá trị hiện tại của thu nhập ròng: BPV = 0 Đồng

+ Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng: NPV = - 40.160.950 Đồng

+ Tỷ suất thu nhập so với chi phí: BCR = BPV/CPV = 0

+ Tỉ lệ hoàn vốn nội tại: IRR = Không xác định có trị số âm (IRR = - 52.885.900)

- Chỉ tiêu NPV: Kết quả tính toán cho thấy, với NPV của 1ha dự án trong cả chu kỳ đạt là - 40.160.950 (đồng) < 0. Như vậy, chương trình không có lãi về mặt kinh tế mà có ý nghĩa chủ yếu về mặt xã hội và môi trường.

- Chỉ tiêu IRR: IRR = Không xác định có trị số âm (IRR= -52.885.900). Nghĩa là chương trình đầu tư không có khả năng thu hồi vốn, phản ánh đúng bản chất của chương trình trồng rừng phòng hộ.

- Chỉ tiêu BCR: Từ các kết quả trên cho thấy BCR = 0, nghĩa là chương trình thực hiện không có lãi về mặt kinh tế do tỷ suất thu nhập không bù lại được so với chi phí đầu tư, phù hợp với chương trình trồng rừng phòng hộ do chu kỳ thực hiện kéo dài (để đáp ứng cho mục đích xã hội và môi trường).


4.3.2. Hiệu quả về xã hội

- Chương trình đã nâng cao ý thức bảo vệ rừng và phát triển rừng cho người dân, đặc biệt vai trò của cộng đồng.

- Quá trình triển khai thực hiện tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho khoảng 13.600 lao động. Bình quân mỗi hộ tham gia thực hiện dự án nhận được 511.500 đ/hộ/năm.

- Chính sách đã hỗ trợ gạo cho người dân tham gia trong việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Mỗi hộ tham gia thực hiện dự án nhận được 28,35kg gạo/hộ/năm và đã giải quyết được một phần vấn đề an ninh lương thực, an sinh xã hội. Từ đó phát huy được tính cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Thông qua chính sách hỗ trợ, người dân thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc vùng cao.

4.3.3. Hiệu quả về môi trường

- Hiện nay hầu hết diện tích rừng trồng phòng hộ chưa được nghiệm thu thành rừng, cơ cấu cây trồng tương đối phù hợp với sinh hoạt tập quán canh tác của người dân và được nhân dân địa phương hưởng ứng rất cao. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc nâng cao độ che phủ của rừng và tái tạo nguồn tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt. Tuy nhiên, việc tạo lập kết cấu rừng hỗn giao nhiều tầng nhiều loài cây, tăng cường chức năng phòng hộ của rừng còn có nhiều hạn chế do tỷ lệ rừng trồng thuần loài chiếm tỷ lệ cao.

- Các khu rừng trồng được quản lý, bảo vệ tốt hơn, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc là nương rẫy không canh tác cây nông nghiệp đã được người dân trồng rừng thay thế bằng cây lâm nghiệp như: Mắc rạc, Sa mộc... để đáp ứng nhu cầu về gỗ, chất đốt cho người dân bền vững lâu dài. Hàng năm tiết kiệm được 23.751,28 tấn củi tương đương trên 253 ha rừng.


- Chính sách trồng rừng phòng hộ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân gắn công tác trồng rừng với công tác bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên và cải thiện chất lượng rừng. Nhiều diện tích rừng trước đây là rừng thứ sinh nghèo kiệt, đến nay đã trở thành rừng có trữ lượng trung bình. Đồng thời góp phần bảo tồn các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Thông đỏ, Thông tre, Bách vàng, Bách xanh, Tùng la hán, Hoàng đàn rủ, Đỉnh tùng... Góp phần phát huy tốt chức năng phòng hộ đầu nguồn, duy trì được nguồn nước phục vụ sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Yên Minh và cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các đơn vi sử dụng DVMTR.

- Diện tích đất trống (năm 2007 toàn huyện có 62.882,9 ha đất trống đến năm 2015 còn 48.335,6 ha) giảm 14.547,3 ha, qua đó đã hạn chế xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất.

- Độ che phủ của rừng toàn huyện từ 31,2% năm 2011 tăng lên 35,1% năm 2015. Góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong vùng và khu vực lân cận.

- Thảm thực bì trước và sau khi trồng không thay đổi, do thời gian thành rừng còn quá ngắn.

Bảng 4.21: Thảm thực bì trước và sau khi trồng


STT

Tổng cộng

Trước khi trồng (ha)

Sau 4 năm (ha)

1

Thực bì nhóm I

899,9

899,9

2

Thực bì nhóm II

3247,3

3247,3

Tổng cộng

4147,2

4147,2

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả trồng phòng hộ trên địa bàn nghiên cứu

Qua nghiên cứu cho thấy, sau 5 năm tỷ lệ thành rừng đạt của 2 xã Bạch Đích (42,39%) và Du Tiến (68,25%) là thấp, chưa đủ điều kiện thành rừng. Vì vậy tác giả có một số đề xuất như sau:


- Thời gian xây dựng rừng là 7 năm (1 năm trồng + 6 năm chăm sóc) đối với các loài cây mọc chậm như (Thông mã vĩ, Sa mộc), không phù hợp với quy định cũ là 4 năm (1 năm trồng + 3 năm chăm sóc) để đáp ứng được chất lượng rừng sau khi trồng.

- Cần có thêm về các nghiên cứu về loài cây có khả năng phù hợp với tiêu chí trồng rừng phòng hộ.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống ở 2 xã Du Tiến (65,6%) và Bạch Đích (71,9%) là thấp. Bởi vậy:

+ Việc thiết kế các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phải áp dụng theo đúng hướng dẫn quy định: Từ khâu khảo sát, lựa chọn lập địa, lựa chọn loài cây trồng (cây giống trồng rừng phải có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí đánh giá chất lượng cây giống). Trong quá trình thiết kế trồng rừng ngoài việc chú trọng đến loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, cần tăng cường phương thức phục hồi rừng bằng khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung đối với các diện tích đang được khoanh nuôi bảo vệ ở những lô bên cạnh nhằm tăng cường sự hỗ trợ về điều kiện sinh thái của các diện tích đang được khoanh nuôi, bảo vệ.

+ Tiếp tục đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt đường giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, kiểm tra, giám sát.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa Ban quản lý thực hiện chương trình trồng rừng phòng hộ từ cấp tỉnh, huyện, xã và người dân tham gia. Đồng thời xây dựng một cơ chế quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ, để các hoạt động trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ thực hiện đúng kỹ thuật, tiến độ và thời gian quy định.

- Phẩm chất lô cây rừng tốt. Tuy nhiên tỷ lệ % cây trung bình chiếm cao (47,2 - 51,5%), vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ cần phải thực hiện theo đúng


quy trình và hướng dẫn kỹ thuật. Cần mở các lớp tập huấn để người dân nắm được các kiến thức cơ bản về chăm sóc quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt là phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh.

- Sử dụng kiểm định t - student để so sánh sinh trưởng của loài Thông mã vĩ giữa hai xã Du Tiến và Bạch Đích cho thấy sự khác nhau. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm về các loài cây phù hợp với điều kiện lập địa tại xã Bạch Đích.

- Đối với rừng phòng hộ đã trồng, những nơi có tỷ lệ thành rừng thấp, thực hiện điều chế rừng hợp lý và bổ sung các cây bản địa để dần xây dựng phòng hộ có chất lượng.

- Đối với rừng phòng hộ phân chia theo mức độ xung yếu, nên chọn các loài cây có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa, đặc tính sinh trưởng, kết cấu hệ rễ, kết cấu tán, khả năng sống hỗn giao, hình thành rừng đa dạng tầng tán, khả năng gây trồng, khả năng tái sinh, mức độ ảnh hưởng đến môi trường và khả năng chấp nhận của người dân, ví dụ như:

+ Rất xung yếu: Nghiến, Bách Vàng, Sa mộc, Pơ mu.

+ Xung yếu: Tống quá sủ, Bách Xanh, Thông nhựa, Thông mã vĩ.

+ Ít xung yếu: Quế, Lát Hoa

- Hiệu quả về kinh tế trong dự án này là rất thấp (không có lãi về mặt kinh tế). Cần tăng thêm suất đầu tư hỗ trợ cho công tác trồng rừng phòng hộ, vì mức đầu tư 15 triệu đồng/ha hiện nay là quá thấp, chưa đủ chi phí công lao động cho người làm rừng. Chính vì vậy các hoạt động trồng rừng phòng hộ chưa có sức hấp dẫn và thu hút người dân tham gia. Bên cạnh đó cần xây dựng định suất đầu tư cho từng loại cây trồng và điều kiện lập địa khác nhau, tránh hiện tượng cào bằng như hiện nay.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí