Thực Trạng Chung Về Kinh Tế Của Huyện


Chương 3

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Yên Minh là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang và là 01 trong 62 huyện nghèo nhất nước. Gồm 01 thị trấn và 17 xã với tổng diện tích 78.365,2 ha, dân số là 87.832 người (năm 2015). Huyện lỵ là thị trấn Yên Minh nằm trên đường Quốc lộ 4 (4C) cách thành phố Hà Giang khoảng 98 km về hướng Đông Bắc. Tỉnh lộ 176 theo hướng Nam đi huyện Bắc Mê, và có địa giới hành chính như sau:

- Phía Đông giáp huyện Mèo Vạc, phía Đông Bắc giáp huyện Đồng Văn, phía Đông Nam giáp huyện Bảo Lâm (Cao Bằng)

- Phía Tây giáp huyện Quản Bạ

- Phía Nam giáp huyện Bắc Mê

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 78.365,17 ha. Yên minh là huyện nằm trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình khá lớn từ 500 - 1.200m, có nhiều dãy núi cao, trong đó có những đỉnh cao trên 1.500m. Do địa hình nằm trên cấu trúc địa chất bị chia cắt mạnh, phức tạp, độ dốc lớn của địa hình đã tạo nên sự khác biệt lớn về đị a thế, thời tiết giữa các vùng.

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang - 5

Căn cứ điều kiện tự nhiên các xã trong huyện phân chia ra các kiểu địa hình chính sau:

- Địa hình núi cao: Phân bố ở các xã vùng cao như Lao và chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ dốc phần lớn trên 250.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi dưới 900m, phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê, Thị trấn Yên Minh, Bạch Đích. Ở dạng địa hình này, độ


dốc và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 250, độ chia cắt yếu, tầng đất hình thành dày.

- Địa hình thung lũng: Ở Yên Minh có các thung lũng kín xung quanh là núi thấp như thung lũng thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích. Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng. Đất trên địa hình này được cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp của Aluvi và Deluvi.

- Địa hình casto: Phân bố ở các xã Thắn Mố, Phú Lũng, Sủng Thái, Sủng Cháng, Lũng Hồ và Đường Thượng. Chủ yếu là các dãy núi đá vôi. Đất hình thành thường là đất đỏ vàng (Ferasols), tầng đất dầy, kết cấu tốt. Về mùa khô dạng địa hình ở khu vực này thường thiếu nước nghiêm trọng.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Yên Minh nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa đông trùng với gió mùa Đông Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và khô; thường có sương muối, mưa đá, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Nhiệt độ trung bình năm là 15,70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

là 20,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 8,80C (tháng 1).

Lượng mưa bình quân hàng năm 1.400 mm, khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm (khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm), thời gian này thường xẩy ra lũ quét, lũ ống, gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và các công trình khác như giao thông thủy lợi. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm), trong khoảng thời gian này không có mưa, hoặc mưa rất ít, thời gian này thường xuyên xảy ra cháy rừng.


Số giờ nắng bình quân trong năm khoảng 1.316 giờ Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân: 84%

Lượng bốc hơi: bình quân năm là 63,8%

3.1.3.2. Thủy văn

Trên địa bàn còn có hai con sông lớn là sông Miện và sông Nhiệm. Sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc qua Yên Minh đến Thành phố Hà Giang, đổ ra sông Lô có chiều dài 48km, đi qua 6 xã của Yên Minh. Sông Nhiệm chảy qua Yên Minh - Mèo Vạc và hợp lưu với sông Gâm, có chiều dài 22km. Đây là 2 nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

Ngoài ra còn có hệ thống khe, suối nhỏ khá dầy đặc phân bố đều khắp trong toàn huyện tạo nên lượng nước lớn cung cấp, tưới tiêu cho đồng ruộng. Nhưng do địa hình phức tạp, các khe, suối đều ngắn và dốc, trên đầu nguồn các khe, suối rừng bị tàn phá chưa có thời gian hồi phục, tỉ lệ che phủ của rừng thấp nên vào mùa khô thường thiếu nước.

Vào mùa mưa hay gây ra lũ quét, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng. Về mùa khô chỉ có những xã núi đất mới đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt, ở những xã núi đá ngay cả nước dùng cho sinh hoạt cũng thiếu nhiều nên hầu như không đáp ứng được cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

3.1.4.1. Địa chất

Yên Minh có nền địa chất được hình thành từ kỷ Đề-vôn, trải qua quá trình phong hoá và biến động địa chất đã tạo nên nền địa chất với các nhóm đá có nguồn gốc trầm tích, biến chất. Một số loại đá mẹ chủ yếu trong vùng là đá phiến thạch, đá sa thạch, đá hỗn hợp và hệ thống núi đá vôi.


3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Đất đai huyện Yên Minh được hình thành từ đá mẹ có nguồn gốc trầm tích và biến chất với một số loại chính: phiến thạch, sét, đá vôi,…Từ những loại đá mẹ trên, trải qua quá trình phong hoá lâu đời đã tạo nên 05 nhóm đất chủ yếu:

- Nhóm đất đồi (nhóm đất đỏ): Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc. Được hình thành trên nền đá Macmabazơ và đá vôi, đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua và rất chua. Có quá trình tích lũy Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng; mức tích lũy phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu và khá, lân tổng số giàu nhưng lân dễ tiêu trong đất nghèo, kali tổng số trao đổi nghèo; CEC của đất thay đổi từ 5 - 10 meq/100g đất. Đất đỏ phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

- Nhóm đất xám X (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích lớn nhất, chiếm 74,25% diện tích tự nhiên; đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất Feralit theo phân loại phát sinh đều thuộc nhóm đất này, phân bổ ở hầu hết các huyện. Thành phần cơ giới của đất biến động từ nhẹ đến trung bình và nặng; đất có phản ứng chua và rất chua; hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình và khá, lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất nghèo, kali nghèo; CEC thay đổi từ 5 - 12 meq/100g đất. Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày, vùng đất có địa hình cao thích hợp các cây dài ngày. Tuy nhiên cần chú ý đến chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.

- Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): Phản ứng của đất thay đổi từ trung tính đến chua ở các mức độ khác nhau; hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình khá; lân và kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo; CEC của đất thay đổi từ 5 - 10 meq/100g đất. Thành phần cơ giới của đất biến động phức tạp, thay đổi nhẹ từ trung bình đến nặng. Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.


- Nhóm đất glây GL (Gleysols): Được hình thành ở nơi có địa hình thấp luôn giữ ẩm. Thành phần cơ giới của đất biến động phức tạp, chủ yếu từ trung bình đến nặng; hàm lượng mùn và đạm tổng số khá; lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo; đất có phản ứng chua và rất chua; CEC xấp xỉ 10 meq/100g đất. Nhóm đất này chủ yếu sử dụng để gieo trồng lúa nước.

- Nhóm đất đen R (Luvisols): Được hình thành ở ven chân các dãy núi đá vôi hoặc thung lũng trong đá vôi. Thành phần cơ giới của đất nặng, đất có phản ứng trung tính; hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, giàu lân tổng số và dễ tiêu, kali tổng số và trao đổi nghèo; CEC của đất thay đổi từ 8 - 12 meq/100g đất, đất dễ bị khô hạn. Nhóm đất này thích hợp một số cây ngắn ngày như ngô, đậu tương…

Nhìn chung, đất đai trên địa bàn Yên Minh có độ dốc lớn, bị xói mòn, rửa trôi mạnh, thường xuyên bị khô hạn, đất chua, nghèo dinh dưỡng, đất bị Feralít mạnh tính sắt và nhôm lớn, khả năng giữ nước kém.

3.1.5. Tài nguyên rừng

3.1.5.1. Thực vật rừng

Do yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình nên rừng huyện Yên Minh mang nhiều đặc trưng của các ưu hợp thực vật trong kiểu phụ miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Với các loài trong họ Dẻ, họ Đậu, họ Trám. Ngoài ra còn một số loài đặc hữu như: Chò, Nghiến, Pơ mu, Thông tre.

3.1.5.2. Các kiểu rừng

Do đặc điểm về khí hậu, địa hình huyện Yên Minh có các kiểu rừng:

- Kiểu rừng trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng tự nhiên chủ yếu trên núi đá vôi còn lại do địa hình hiểm trở nên ít bị tác động. Loài cây chủ yếu là Nghiến, Trai, Ôrô… Trong đó có những loài đặc biệt quý hiếm cần được bảo tồn nguồn gen.

- Kiểu rừng dầy ẩm: Thường xanh do đặc điểm về đất đai khí hậu rừng sinh trưởng quanh năm cây lá rộng trên núi trung bình nhiệt đới ẩm, tổ thành loài thực vật trong kiểu rừng này đa dạng loài cây chủ yếu là Dẻ, Kháo…


- Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy: Tổ thành là những cây ưa sáng, mọc nhanh như: San san, Thành ngạch… rừng chưa phân tầng tán, mật độ cây tái sinh có triển vọng nhất từ 1.500m đến 3000 cây/ha.

- Kiểu rừng trồng cây bản địa: cây Thông, Sa mộc và rừng trồng cây lâu năm, cây lấy dầu (Sở), cây ăn quả.

- Kiểu thảm cây gỗ xen cây tái sinh, nứa tép xen đất trống cây gỗ rải rác, cây tái sinh là cây gỗ có triển vọng, nếu khoanh nuôi bảo vệ tốt có khả năng phục hồi thành rừng.

- Kiểu thảm cây bụi, đất tràng cỏ không có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng, đây là đối tượng chủ yếu để trồng rừng của dự án.

3.1.5.3. Hiện trạng tài nguyên rừng

Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2007 của huyện Yên Minh đã được phê duyệt và kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm. Năm 2010, theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Yên Minh thì hiện trạng tài nguyên rừng huyện Yên Minh phong phú đa dạng cả về diện tích và chất lượng rừng. Với tổng diện tích đất có rừng là 34.322,1 ha phân bố cụ thể:

- Rừng trung bình: diện tích 2.647,2 ha với các loại chủ yếu như: Sồi, Dẻ, Kháo, Giổi, Tranh… và các loài gỗ quý như: Đinh, Nghiến, Lát hoa,… Đây là trạng thái rừng nguyên sinh hoặc rừng khai thác ở cường độ thấp, rừng có giá trị kinh tế cao và giá trị bảo tồn cần được bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích này tập trung ở các xã Du Tiến, Du Già.

- Rừng nghèo (IIIa1): Diện tích 2.750,4 ha rừng đã qua khai thác nhiều lần với cường độ lớn, tầng tán bị phá vỡ, thành phần chủ yếu gồm Kháo, Ràng ràng, Phay, Trám… Trữ lượng và giá trị kinh tế của rừng thấp.

- Rừng phục hồi (IIa và IIb): Diện tích 17.314,8 ha có ở hầu hết các xã trong huyện. Rừng phục hồi sau nương rẫy với quần thể chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng: Chẹo, Sồi, Dẻ, Bồ đề, Ba soi…


- Rừng tre nứa thuần loài: gồm các loại chủ yếu như là Nứa, Vầu, Tre được phân bố ở tất cả các xã trong huyện.

- Rừng núi đá: diện tích là 2.924,2 ha bao gồm các trạng thái rừng giàu, trung bình và rừng hỗn giao với các loài cây đặc thù của núi đá như: Đinh, Nghiến, Dẻ, Lát hoa, Kháo, Ôrô…

- Rừng trồng: diện tích là: 8.685,5 ha trong đó: rừng trồng có trữ lượng: 4.399,9 ha; rừng trồng chưa có trữ lượng: 3.228,6 ha; rừng trồng cây đặc sản 350,1 ha.

3.1.5.4. Động vật rừng

Gồm có Gấu, Sơn dương, Khỉ và một số loài thú nhỏ khác như: Cáo, Cày, Sóc và một số loài chim nhỏ.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

Theo niên giám thống kê năm 2015, dân số toàn huyện là 87.832 người với 16.820 hộ gồm 16 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Mông chiếm 54%, dân tộc Tày chiếm 13%, dân tộc Dao chiếm 16 %, dân tộc Giấy chiếm 6%, dân tộc Kinh chiếm 4%, dân tộc Nùng chiếm 5% và 1% là các dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân là 113 người/km2, mật độ dân số phân bố không đều. Dân số trong độ tuổi lao động là: 42.161 người chiếm 51% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động trong Nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, nguồn lao động khá dồi dào, nhưng số lao động hầu hết chưa được qua đào tạo và

chuyên sâu. Nhưng đây cũng là lực lượng lao động chính tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Yên Minh.

3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của huyện

3.2.2.1. Về nông nghiệp

Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Nền sản xuất nhỏ, thủ công lạc hậu, chủ yếu gieo trồng 1 vụ. Bên cạnh đó, hệ thống tưới


tiêu chỉ phục vụ số ít cây lúa ở vùng thấp, còn lại chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên. Với đặc điểm canh tác độc canh cây lúa, ngô thuần nông nên bình quân lương thực đầu người thấp (chỉ đạt 153kg/người/năm).

3.2.2.2. Về chăn nuôi

Theo quy mô nhỏ hẹp trong các hộ gia đình với những vật nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn dê... nhưng sản lưởng không lớn, chỉ đủ cung cấp trong địa bàn huyện. Ngoài nghề trồng trọt, chăn nuôi, người dân còn có nghề thủ công là nghề dệt và đan lát.

3.2.2.3. Về lâm nghiệp

Theo kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng năm 2013, diện tích quy hoạch sản xuất lâm nghiệp huyện Yên Minh là 53.414,2 ha. Trong đó có nhiều khu vực đất trống đồi núi trọc. Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình dự án đầu tư phát triển và bảo vệ rừng nhằm cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao sinh kế cho người dân như: Dự án 327, Dự án 661, Dự án bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao, Dự án bảo vệ và phát triển rừng 6 huyện vùng cao,...

3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giáo dục

Là huyện nghèo miền núi nên nhận được nhiều đầu tư và được hưởng các chính sách phát triển giáo dục. Cho đến năm 2016, tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có trường tiểu học và trung học cơ sở khá kiên cố, một số thôn bản ở xa trung tâm xã còn có điểm trường tạo điều kiện cho các em được đến trường. Các trang thiết bị phục vụ dạy và học ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, do đời sống của người dân còn khó khăn nên một số trẻ em tới trường mới chỉ đạt 80 - 90%, nhiều học sinh chỉ học hết bậc tiểu học rồi bỏ dần khi lên trung học cơ sở, số học sinh phổ thông trung học chỉ còn khoảng 10 - 15%, và số học sinh tiếp tục đi học chuyên nghiệp chiếm khoảng 2%.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí