Một Số Bất, Hạn Chế Cập Trong Quá Trình Triển Khai Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Rừng Sản Xuất Trên Địa Bàn Huyện Hà Quảng

sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bảo dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020.

- Phát huy tinh thần đoàn kết từ cán bộ, công chức và nhân dân trong công tác trồng rừng hàng năm như: Phát động phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”đã góp phần tăng diện tích rừng trồng của toàn huyện đến nay đạt tỷ lệ che phủ rừng là 50,91% [24, tr.67].

2.3.7.2. Một số bất, hạn chế cập trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng

- Thứ nhất là bất cập, hạn chế trong chính sách:

+ Chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất chưa tạo động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo; thiếu những cơ chế, chính sách khuyến khích làm giàu giành cho đối tượng là những người biết làm ăn, kinh doanh và có khả năng tạo ra thu nhập, việc làm cho cộng động.

+ Chưa có quy định chủ rừng phải nắm vững giá trị đa dạng sinh học trong tài sản rừng được quản lý. Không quy định bắt buộc chủ rừng phải bảo tồn và nâng cao giá trị sinh học của hệ sinh thái rừng hoặc ít nhất là bảo vệ nguồn gen, loài, hệ sinh thái nguy cấp.

+ Các quy trình quy phạm, quyết định, thông tư về khai thác gỗ của Việt Nam đã ban hành chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu giảm thiểu tác động môi trường của quản lý rừng bền vững Quốc tế (Quy trình RIL – FAO).

+ Thiếu chính sách hướng dẫn chi tiết cho các chủ rừng về tiêu thụ, sử dụng sản phẩm sau khai thác nhằm nâng cao quyền tự chủ của chủ rừng khi thực hiện Quản lý rừng bền vững cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm gỗ và lâm sản khác từ rừng, nhất là sau khi đã có Quyết định 49/2016/QĐ – TTg, ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy chế quản lý rừng sản xuất”.

+Thiếu các chính sách bảo vệ môi trường cần được quản lý cùng các chính sách pháp lý, xã hội khi tuân thủ mọi tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững như: Cải thiện giống, không sử dụng loài biến đổi gen; bảo vệ đất, bảo

vệ nước, đa dạng sinh học gồm bảo vệ hành lang ven suối, ven hồ đập; không khai thác trẳng tập trung trên diện rộng ở nơi đất dốc (> 20o), hạn chế xử lý thực bì bằng lửa và ủi trắng; hạn chế sử dụng hóa chất, chất thải nguy hại; không chuyển rừng tự nhiên (dù nghèo) sang rừng trồng hoặc lấy đất sản xuất. Cần có những chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đa dạng nhằm hỗ trợ Quản lý rừng bền vững như chính sách PFES về nguồn nước, du lịch nghỉ dưỡng, giáo dục môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính, khai thác khoáng sản [25, tr.67].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

+ Các chính sách đã ban hành về Quản lý rừng bền vững mới chỉ tập trung vào đối tượng là các đơn vị quản lý rừng Nhà nước, cần có những chính sách, hướng dẫn riêng cho rừng cộng đồng và các hộ/nhóm hộ nông dân với những hoạt động quản lý mang tính đặc thù.

+ Các chủ rừng tiếp cận các nguồn tài chính rất khó khăn và ngay cả khi có nguồn kinh phí từ kinh doanh rừng có lãi của chính chủ rừng. Vì vậy, cần phải có chính sách phù hợp mới có thể có kinh phí cho thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Bên cạnh đó cũng rất cần có các chính sách về vay ưu đãi cũng như các chính sách thuế phù hợp cho các chủ rừng cam kết thực hiện Quản lý rừng bền vững lâu dài, nhằm tạo động lực khuyến khích hơn nữa tiến trình thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam.

Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 6

- Thứ hai bất cập, hạn chế thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng

+ Kế hoạch quy hoạch bố trí đất đai trong quá trình Quản lý phát triển rừng sản xuất rất dễ bị phá vỡ do tranh chấp và lấn chiếm xảy ra giữa cộng đồng địa phương và chủ rừng. Đặc biệt là chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng và đất rừng sang mục đích khác bởi chính quyền địa phương; nhiều xã chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết, tuy diện tích đất lâm nghiệp đã tiến hành giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng nhưng vẫn còn bất cập như ranh giới giữa các hộ, nhóm hộ… chưa rò ràng hiện tại không có chính sách

đảm bảo quyền sử dụng đất không bị thu hồi hoặc chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian tham gia quá trình Quản lý rừng bền vững.

+ Hạ tầng lâm nghiệp (nhà máy chế biến, cơ sở sản xuất giống, đường lâm nghiệp….) chưa được quan tâm đầu tư, người dân chưa chưa sống được nghề rừng. Đầu ra của sản phẩm lâm nghiệp hạn chế, không ổn định, trong khi mức đầu tư của một số chính sách còn tương đối thấp. Việc giao kinh phí thực hiện trồng rừng còn chậm dẫn đến khi thực hiện xong các trình tự thủ tục thì đã quá mùa vụ trồng rừng.

+ Chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất lâm nghiệp chưa cao; chưa đủ khả năng để cung ứng giống cây lâm nghiệp tại chỗ; công tác quản lý, kiểm soát giống trong sản xuất lâm nghiệp chưa chặt chẽ. Điều kiện kinh tế để đầu tư trồng rừng của nhân dân còn khó khăn.

+ Chưa quy hoạch thành các vùng nguyên liệu tập trung; việc cung ứng giống cho nhân dân chất lượng thấp, giá cả cao; quy trình khai thác rừng trồng phải phụ thuộc các cơ quan quản lý phải thực hiện nhiều công đoạn để được cấp giấy phép khai thác; còn hiện tượng móc nối, chênh lệch giá khá lớn giữa đơn vị khai thác và các hộ dân; chi phí hỗ trợ cho các hộ dân trồng rừng còn thấp nên nhiều hộ dân không đủ điều kiện để có nguồn vốn đối ứng nên không thể trồng rừng được.

+ Công tác phối hợp trong triển khai chưa nhịp nhàng, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; công tác tuyên truyền chưa đến nơi, đến chốn.

-Hạn chế từ chính người hưởng lợi các chính sách phát triển rừng sản xuất

+ Đối với người dân tham gia vào pát triển rừng sản xuất là rừng trồng còn mang tính quảng canh, chất lượng và năng suất chưa cao; các doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất lâm nghiệp còn ít và yếu chưa mạnh dạn đầu tư cả về tài chính, kỹ thuật, giống và con người.

+ Nhận thức của người dân về phát triển rừng sản xuất còn hạn chế, tâm lý e ngại vì đầu tư cho phát triển rừng sản xuất nhiều vốn, lâu dài; lo sợ rủi ro, lo không có thị trường tiêu thụ sản phẩm từ rừng.

2.3.7.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Chính sách phát triển rừng sản xuất khi ban hành còn tương đối chung cho các vùng miền; ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần còn lại chủ yếu nguồn đối ứng từ địa phương và chính người dân tham gia phát triển rừng sản xuất; nhiều địa phương chưa có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiềm lực tài chính tham gia vào phát triển rừng sản xuất tại địa phương.

- Tiến trình quản lý rừng bền vững ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nói riêng cũng như mặt bằng chung của cả nước còn gặp nhiều khó khăn; trong đó phải kể đến: i) Hiện nay ở Việt Nam chưa ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, trình tự quản lý rừng bền vững hài hòa với chuẩn mực quốc tế,ii) Tình trạng thiếu nguồn nhân lực về quản lý, tổ chức trong quản lý rừng bền vững, thiếu kiến thức về kinh tế và kỹ thuật cũng như việc áp dụng chứng chỉ rừng bền vững khó đạt mục tiêu như kỳ vọng, iii)Nhiều đơn vị chủ rừng vẫn khá lúng túng trong việc triển khai các nguyên tắc của quản lý rừng bền vững,

iv) Chi phí cho việc đánh giá để cấp chứng chỉ cũng là một cản trở lớn trong tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, v) Các chủ rừng buộc phải có những bằng chứngvề quyền sử dụng đất hợp pháp cho toàn bộ diện tích rừng và đất rừng đang quản lý.

- Hiện nay hầu hết các hộ gia đình và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng núi gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao chiếm 58%; việc tiếp cận kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu phát triển rừng sản xuất theo phong tục tập quán địa phương, không chú ý chăm sóc, quản lý khu rừng được giao để sản xuất.

- Quỹ đất quy hoạch để trồng rừng sản xuất còn hạn chế, không tập trung, chủ yếu quy mô nhỏ với diện tích chỉ từ 1-2 ha. Hệ thống cơ sở hạ tầng lâm nghiệp phục vụ cho các vùng thâm canh trồng rừng còn thiếu và nhiều

năm chưa được đầu tư, đường xã đi lại khó khăn, nhất là đường lâm nghiệp phục vụ

- Song song với đó là khó khăn về vốn và tín dụng. Trồng rừng có chu kỳ kinh doanh dài, trong khi thủ tục vay vốn từ các ngân hàng còn khó khăn, thời gian cho vay ngắn. Do đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư thâm canh trồng rừng gỗ lớn; Khó khăn để đồng bộ việc phát triển và bảo đảm chất lượng rừng trồng có thể tính đến đó là vấn đề giống và kỹ thuật. Nhiều nơi chưa quản lý, giám sát được chất lượng giống, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống tư nhân với quy mô hộ gia đình. Chính vì thế, hiện nay trồng rừng chủ yếu là quảng canh, chưa thâm canh nên rừng sinh trưởng chậm, năng suất thấp. Điều này cũng dẫn tới việc trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao chưa được quan tâm, đầu tư phát triển tương xứng với tiềm năng.

- Việc thúc đẩy để các chính sách về trồng rừng sản xuất đi vào đời sống cũng khá khó khăn khi đây là một ngành có chu kỳ kinh doanh dài nên khả năng gặp rủi ro cao như cháy rừng, gió bão. Trong khi đó, chưa có chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu gỗ thì luôn tăng nhưng thực tế thị trường tiêu thụ và giá cả cũng vẫn còn thiếu ổn định.

- Sự phối hợp giữa các ngành trong phân bổ, sử dụng nguồn lực, kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ. Một số văn bản hướng dẫn của các ngành chưa thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

2.3.7.4. Bài học kinh nghiệm

Từ kết quả thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại huyện Hà Quảng trong thời gian qua, có thể nói việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, phát triển rừng sản xuất cho cộng đồng, các hộ, doanh nghiệp đã có cơ chế hưởng lợi hợp lý đã phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý, BV&PTR, phối hợp linh hoạt giữa quản lý Nhà nước với các phong tục, luật tục của cộng đồng trong quản lý về đất rừng, tạo nên một hướng tiếp cận mới

hiệu quả hơn trong công tác BV&PTR rừng, cùng với những chính sách khác để có thể giúp người dân ở gần rừng sống được bằng nghề rừng. Từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm như sau:

- Về cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng đây thường được coi là nội dung quan trọng nhất của các mô hình đồng quản lý. Theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg, nguồn lợi ích cần chia sẻ bao gồm lâm sản khai thác từ rừng, nông lâm sản dưới tán và đất trống, các khoản thu từ dịch vụ môi trường rừng.

- Về cơ chế hỗ trợ tín dụng cho người dân cần có cơ chế hỗ trợ hầu hết hộ gia đình và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng núi nói chung gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và vẫn sống dựa vào rừng. Đối với các hộ gia đình, cá nhân khó khăn có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng để trồng rừng.

- Cần nghiêm túc thực hiện theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP, căn cứ vào thiết kế dự toán trồng rừng, ngoài số tiền để trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ như quy định, hộ gia đình còn được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay trồng rừng với hạn mức 15 triệu đồng/ha. Thời hạn vay từ khi trồng đến khi khai thác theo chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng nhưng không quá 20 năm sẽ góp phần khuyến khích hộ gia đình nghèo tham gia nhận khoán rừng, trồng rừng đồng thời cải thiện sinh kế giảm áp lực lên rừng.

- Nghiêm túc triển khai Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 2196/QĐ- UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Tham quan, học tập kinh nghiệm từ các huyện, các tỉnh có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quan tương đối tương đồng với huyện Hà Quảng để học

tập cách làm hay, các mô hình phát triển rừng hiệu quả để vận dụng vào thực hiện tại địa phương.

- Cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, bám nắm địa bàn triển khai thực hiện trồng rừng sản xuất; giám sát có chế hỗ trợ trồng rừng sản xuất, các đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ; giám sát khâu lựa chọn các loài giống cây phù hợp trồng tại địa phương; giá cả và thị trường tiêu thụ.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển rừng sản xuất để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo góp phần hoàn thành các tiêu chí phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

Tiểu kếtchương 2

Chương 2 đã nêu khái quát được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Hà Quảng ảnh hưởng đến phát triển rừng sản xuất; đánh giá thực trạng phát triển rừng sản xuất theo quy trình 7 bước tổ chức thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại huyện Hà Quảng; nêu kết quả nổi bật trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất, hạn chế nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện, cơ chế, chính sách phát triển rừng tại huyện Hà Quảng. từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện các chính sách phát triển rừng sản xuất tại huyện Hà Quảng ở giai đoạn sau được tốt hơn và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 3

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

Một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng. Quản lý, phát triển và sử dụng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu về lâm sản cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đồng thời đảm bảo vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường góp phần phát triển bền vững quốc gia. Để đạt được mục tiêu thì Việt Nam cần ban hành các chính sách xác định các nguyên tắc và trình tự thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo cơ hội thuận lợi trong tiến trình đạt được mục tiêu quản lý rừng bền vững. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay: Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; ngành Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng . Tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Hà Quảng nói riêng cũng không đứng ngoài xu thế đó.

3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển rừng sản xuất

- Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp, sớm thể chế hóa tại luật như các Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII, nhất là Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định: Để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện cần phát triển toàn diện về quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022