Đặc Điểm Địa Bàn Nghiên Cứu Vị Trí Địa Lý


- Liên kết giữa hệ thống khuyến nông Nhà nước và các tổ chức khuyến nông ngoài nhà nước chưa mạnh, sự phối hợp giữa khuyến nông với nghiên cứu và đào tạo chưa chặt chẽ.

- Hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông còn thiếu và hoạt động yếu.

* Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển các mô hình khuyến nông

- Phát triển mô hình khuyến nông phải gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch của ngành, lĩnh vực của địa phương.

- Đa dạng hóa các mô hình khuyến nông phù hợp với từng điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, nhằm khai thác những thế mạnh lợi thế của từng vùng.

- Thể chế các chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình khuyến nông.

- Chú trọng công tác lập kế hoạch cho hoạt động xây dựng mô hình hàng năm, lựa chọn các mô hình mang tính cấp thiết, có tiềm năng thị trường, có khả năng nhân rộng để ưu tiên thực hiện.

- Chọn đúng đối tượng là những hộ dân có nhu cầu áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, có đủ trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn và tiềm lực kinh tế đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho mô hình.

- Tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện, nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật đạt kết quả tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

- Tăng cường phối hợp với các ngân hàng, các quỹ tín dụng địa phương để giúp nông dân tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi cho hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Quy hoạch phát triển các vùng nông ngư nghiệp tập trung, ưu tiên xây dựng những mô hình ở trong những vùng quy hoạch nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn góp phần thúc đẩy quá trình nhân rộng và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 6

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền các mô hình khuyến nông có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.


1.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Mô hình khuyến nông cây ngô của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm đã dành phần lớn kinh phí phối hợp với chương trình ngô Quốc gia và Viện nghiên cứu ngô giúp cho các tỉnh tổ chức sản xuất hạt giống ngô lai đơn, 17 lai kép, lai không quy ước. Trong 3 năm (1994 - 1996) với kinh phí trên 3 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương đã tổ chức sản xuất gần 400 ha ngô giống F1, với sản lượng khoảng 700 tấn, tiết kiệm tiền nhập giống cho Nhà nước hơn 1 triệu USD, nông dân được mua giống ngô lai với giá rẻ để gieo trồng 40.000 ha từ giống ngô của Chương trình Khuyến nông, góp phần tăng trưởng khoảng 70.000 tấn ngô thịt, trị giá tương đương 140 tỷ đồng. Đó là một trong các Chương trình khuyến nông có hiệu quả cao, là chiếc cầu nối giữa Viện nghiên cứu ngô với nông dân và được các địa phương đồng tình.

Tác giả Nguyễn Tấn Hinh và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu về mô hình canh tác lúa tại các tỉnh miền bắc đã có nhận định đối với hệ thống canh tác chuyên lúa tại các tỉnh miền Bắc trên các vùng có điều kiện thâm canh thay thế các giống cũ đã được sử dụng nhiều năm, khả năng chống chịu kém bằng các giống có thời gian sinh trưởng trung bình, chịu thâm canh năng suất cao như giống lúa MT163, năng suất đạt 65-75 tạ/ha, thậm chí trên 80 tạ/ha. Còn trong hệ thống 2 lúa - 1 màu, việc đưa giống ĐB1 (giống lúa thuần ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao) thay thế giống Khang Dân 18, năng suất trung bình 62,4 tạ/ha, đã tăng 5-12 tạ/ha, đồng thời đảm bảo thời vụ gieo trồng vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất.

Tác giả Trần Danh Thìn (2011) khi nghiên cứu vai trò mô hình đậu tương ở một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đã đưa ra kết luận: Sử dụng phân khoáng, phối hợp giữa đạm, lân và vôi trong thâm canh không những nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của việc trồng đậu tương, mà còn có tác dụng tạo ra một khối lượng lớn chất xanh, làm tăng độ che phủ đất và cung cấp nhiều chất


hữu cơ cho đất qua tàn dư thực vật, điều này có ý nghĩa với việc cải tạo đất đồi thoái hoá, chua, nghèo hữu cơ ở vùng trung du, miền núi.

Tác giả Nguyễn Hữu Thành (2015) nghiên cứu nông nghiệp Bắc Ninh cho thấy: Sản xuất các loại cây trồng chủ lực của tỉnh là lúa, đậu tương là phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của tỉnh nhưng chưa có vùng sản xuất hàng hóa lớn. Cơ cấu cây trồng chủ yếu sử dụng các giống có năng suất cao, nhưng chất lượng chưa cao, một số loại cây đậu tương, ngô chủ yếu vẫn dùng 18 giống cũ, áp dụng biện pháp kỹ thuật truyền thống nên năng suất, hiệu quả kinh tế không cao, bón phân chưa cân đối dẫn đến cây trồng bị sâu bệnh nhiều. Tác giả đã đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương đông cải tiến bằng phương pháp gieo vãi hoặc gieo trực tiếp vào gốc rạ đúng thời vụ, dùng giống DT84 làm tăng thu nhập so với canh tác cũ 41,9%.

Hoàng Công Mệnh (2014) Nghiên cứu hệ thống cây trồng nông nghiệp đã đánh giá hiệu quả của cơ cấu cây trồng mới tại huyện Điện Biên về hiệu quả kinh tế: Khi áp dụng mô hình canh tác mới, khi triển khai các mô hình giá trị sản xuất sẽ tăng từ 416,45 tỷ đồng lên 703,55 tỷ đồng do thay đổi các giống có năng suất cao, chất lượng tốt hơn và tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng. Hiệu quả xã hội: Áp dụng công thức luân canh, tăng vụ góp phần tạo thêm việc làm, có khoảng 500 nghìn công lao động mới được tạo ra, tăng thu nhập, đời sống nông dân được cải thiện, mang lại ý nghĩa xã hội lớn đối với huyện thuần nông như Điện Biên; Nông dân tiếp cận được giống mới, phương thức canh tác cải tiến, hiệu quả hơn và bảo vệ, cải thiện được môi trường. Hiệu quả môi trường: Khi áp dụng mô hình canh tác mới, sẽ bảo vệ và cải thiện được môi trường đất, các tính chất của đất được cải thiện. Hệ số sử dụng đất ruộng tăng từ 1,96 lần như hiện nay lên 2,31 lần, thời gian đất được che phủ nhiều hơn, làm cho đất giảm thoát hơi nước và kết quả cuối cùng là dinh dưỡng đất được cải thiện theo hướng tốt dần lên.


Như vậy, công tác khuyến nông, mô hình khuyến nông đã được nhiều tổ chức quốc tế và phi chính phủ quan tâm trong các dự án phát triển nông nghiệp, nhiều cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông mới đã được áp dụng và bước đầu được thể chế hóa ở địa phương. Điểm qua các công trình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài nghiên cứu cho thấy, nội dung đánh giá các mô hình liên quan đến đề tài hoặc là được đánh giá lồng ghép trong các chương trình, đề tài/ dự án hoặc được tiến hành một cách riêng rẽ. Ba vấn đề trong đánh giá được các tác giả nghiên cứu quan tâm là: Hiệu quả về kinh tế; Hiệu quả về môi trường và hiệu quả về xã hội, phương pháp đánh giá cũng dần được hoàn thiện và tiếp cận được với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc đánh giá các mô hình ở nước ta thường mới chỉ dừng lại ở bước đầu, vì khi tiến hành đánh giá giống cây trồng trong các mô hình thường còn nhỏ, chưa mang lại đầy đủ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, khi các dự án/đề tài kết thúc, công việc theo dòi và đánh giá các mô hình sau này gần như không được quan tâm, đây là một trong những vấn đề tồn tại ở nước ta cần được khắc phục trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào thực hiện một cách toàn diện về các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Do vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với nghiên cứu đi trước, sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu về sau:


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Vị trí địa lý

Pác Nặm là một huyện miền núi cao, là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Pác Nặm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có giới hạn địa lý 22028’ đến 22045’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 105050’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Phía Tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Nam giáp huyện Ba Bể.

- Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 47.539,13 ha, chiếm 9,78% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện Pác Nặm có 10 đơn vị hành chính cấp xã (chưa có thị trấn) là các xã An Thắng, Bằng Thành, Bộc Bố, Cao Tân, Cổ Linh, Công Bằng, Giáo Hiệu, Nghiên Loan, Nhạn Môn, Xuân La. Phân bố trên diện tích rộng, trung tâm huyện lỵ đặt tại xã Bộc Bố có tỉnh lộ 258B chạy qua, cách thành phố Bắc Kạn khoảng 90 km, xã xa nhất cách trung tâm huyện khoảng 20 km.

Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư lớn nhưng do đặc thù là huyện vùng cao nên cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn, nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển nông - lâm nghiệp. Mặt khác việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào khai thác sử dụng tiềm năng đất đai chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, do địa hình phức tạp nên việc giao lưu phát triển kinh tế giữa các xã trong huyện còn gặp khó khăn từ đó chi phí mua cây, con giống cao tạo ra thách thức đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông.


Địa hình

Là một huyện miền núi có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 400 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào độ dốc có thể chia huyện thành 4 dạng địa hình chính: (1) Vùng địa hình thung lũng bằng: Diện tích ít chỉ chiếm khoảng 4,46% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Phân bố rải rác ở một số nơi bãi bồi dọc theo các con sông và các khe suối, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: (2) Vùng địa hình tương đối bằng: Chiếm khoảng 11,40% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm; (3) Vùng địa hình có độ dốc lớn: Chiếm khoảng 56,80% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi và khoanh nuôi tái sinh rừng; (4) Vùng địa hình có độ dốc rất lớn: Chiếm khoảng 27,34% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, rửa trôi, thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Nhìn chung, địa hình của huyện Pác Nặm chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn, rất phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội tạo ra thực thức đối với công tác mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi.

Khí hậu

Huyện Pác Nặm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm có hai mùa rò rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,0oC - 23,0oC, cao nhất 38,0oC - 39,0oC, thấp nhất 1,0oC - 3,0oC. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao; Lượng mưa trung bình năm là 1.278 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể; độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82,0%, cao nhất lên đến 89%, thấp nhất là 10%.


Điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi…) thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa.

Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Pác Nặm có nhiều sông suối chảy qua: Sông Năng, suối Công Bằng, suối Nghiên Loan, suối Bản Slấng, suối Pác Cáp, suối Tả Nhì, suối Tả Vạc, suối Nặm Sai, Khuổi Pây, Khuổi Nà Lại,... Một số suối cạn nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.

Do sự phân bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn nên chế độ dòng chảy là kiệt vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau) và lũ (từ tháng 6 đến tháng 10). Dòng chảy lũ hàng năm chậm hơn so với mùa mưa 1 tháng và bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Do đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh địa nên lũ thường về nhanh với cường độ lớn thường xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân. Từ đây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nói chung và tạo ra nhiều thách thức trong xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn.

Tài nguyên đất

Huyện Pác Nặm chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại đất, trong đó đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng chủ yếu với trên 95% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, đậu tương… Bên cạnh đó diện tích vườn đồi lớn, rất phù hợp với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, trâu bò.., tạo điều kiện cho mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân trong huyện. Tuy nhiên do diện tích nuôi trồng thủy sản ít, nên các hộ dân trong huyện cũng không mấy quan tâm đến nuôi trồng thủy sản.


2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá kết quả xây dựng mô hình khuyến nông

- Kết quả xây dựng các mô hình khuyến nông: Số lượng các mô hình khuyến nông được triển khai từ hệ thống nhà nước và các tổ chức khác.

- Kết quả hoạt động khuyến nông về thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn.

- Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến nông tiêu biểu về diện tích và năng xuất, sản lượng đối với mô hình trồng trọt; Quy mô, sản lượng đối với mô hình chăn nuôi, thủy sản.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của một số mô hình lựa chọn

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình: Tổng giá trị thu được, giá trị gia tăng, lợi nhuận của mô hình.

- Đánh giá tác động về mặt xã hội: Số lượng người dân, tập huấn về mô hình khuyến nông; Nhận thức của người dân về loại cây trồng, vật nuôi, giống, biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng; Khả năng thu hút của người dân tham gia mô hình; Khả năng nâng cao thu nhập của các hộ gia đình tham gia mô hình; Khả năng nhân rộng mô hình.

2.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, nhân rộng các mô hình

- Về điều kiện tự nhiên: Đánh giá về tài nguyên đất đai, loại đất, lượng mưa.

- Các nguồn lực (vốn, nhân lực…); khoa học - kỹ thuật; cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi); Nguồn nhân lực.

- Chính sách phát triển.

- Tổ chức thực hiện, sự tham gia của các bên liên quan.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2.2.4. Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình khuyên nông

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài

- Các mô hình khuyến nông của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn được thực hiện trên địa bàn nhiều xã và thôn có nhiều đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn khác nhau, do vậy khi phân tích đánh giá các mô hình khuyến nông phải lưu ý đến các yếu tố trên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022