Sơ Đồ Phương Hướng Giải Quyết Các Vấn Đề Của Đề Tài


- Đánh giá mô hình khuyến nông tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn được xem xét, đánh giá tổng hợp về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc xây dựng mô hình như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tổ chức thực hiện, chính sách, khoa học kỹ thuật, thị trường, nhân lực, sự tham gia của các bên liên quan.

- Mô hình được thực hiện với sự tham gia của các hộ gia đình và một số tổ chức chính quyền địa phương, vì vậy khi đánh giá cần áp dụng phương pháp có sự tham gia của cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở; Cán bộ quản lý địa phương các cấp, tỉnh huyện, xã, thôn; Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

- Đối tượng đánh giá khá đa dạng bao gồm loại cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật nuôi trồng và các tác động về mặt kinh tế, xã hội nên phương pháp chuyên gia sẽ được áp dụng.

2.3.2. Các bước tiến hành thực hiện đề tài

Được mô hình hóa theo sơ đồ sau đây:


Thu thập các số liệu đã có từ Dự án.

Nội dung hoạt động. Số lượng các mô hình. Địa điểm xây dựng.

Các thông tin khác.


Phân loại đối tượng đánh giá

Các loại mô hình đã xây dựng

Quy mô xây dựng

Đối tượng hộ tham gia Nguồn nhân lực.

Tiềm lực kinh tế. Trình độ hiểu biết

Lựa chọn mô hình và địa điểm đánh giá

Thu thập và xử lý, phân tích số liệu

Đề xuất các khuyến nghị và viết báo cáo


Hình 2.1. Sơ đồ phương hướng giải quyết các vấn đề của đề tài


2.3.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.1. Kế thừa số liệu thứ cấp

Áp dụng phương pháp kế thừa tài liệu, phương pháp này được áp dụng nhằm rút ngắn khối lượng và thời gian nghiên cứu. Những tài liệu được đề tài kế thừa gồm: Những thông tin về mô hình; Các báo cáo, theo dòi giám sát và các báo cáo đánh giá thường kì của mô hình; Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa điểm thực hiện mô hình; Các quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật cũng như kết quả của các nghiên cứu có liên quan tại Trung tâm khuyến nông tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục Thống kê; Ủy ban nhân dân huyện, Trạm khuyến nông, Phòng Tài chính Kế hoạch và Phòng Nông nghiệp huyện.

2.3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Điều tra đánh giá kết quả và tác động của mô hình

- Điều tra quan sát các mô hình tại hiện trường kết hợp phỏng vấn các hộ dân tham gia thực hiện mô hình (phương pháp PRA) với một số công cụ sau:

+ Điều tra phỏng vấn cán bộ chuyển giao và các cơ quan có liên quan xây dựng mô hình bằng câu hỏi đã chuẩn bị trước, phương pháp này sử dụng để khuyến khích có sự tham gia của nhiều cá nhân và cơ quan có liên quan phương pháp trên có xu hướng độc lập và người trả lời có đủ kiến thức để trả lời chính xác câu hỏi khảo sát.

+ Phỏng vấn các hộ tham gia thực hiện mô hình.

* Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện mô hình khuyến nông và đề xuất các giải pháp phát triển

- Trao đổi, thảo luận, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, cán bộ phụ trách có liên quan từ cấp tỉnh đến địa phương (Cán bộ Trung tâm khuyến nông; Trạm khuyến nông; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã).

- Phỏng vấn người dân

* Cỡ mẫu điều tra:

Đối với cán bộ: Phỏng vấn một số cán bộ thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh; phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm khuyến nông huyện và các cán bộ đai


diện cho Chính quyền và các tổ chức đoàn thể các xã: Lãnh đạo xã; cán bộ khuyến nông; Hội phụ nữ; Hội nông dân; Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, dung lượng quan sát là 15 người.

Đối với các hộ dân: Chọn 120 hộ phỏng vấn trên địa bàn 4 xã /5 mô hình (6 hộ /01 mô hình), các hộ đại diện cho các hộ giàu, khá, trung bình và nghèo.

2.3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu

Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Phương pháp SWOT để phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, trong phát triển các mô hình khuyến nông, phân tích tổng hợp những khó khăn và đề xuất các giải pháp cho các dạng mô hình khuyến nông.

Phương pháp khảo sát ngoài hiện trường, để kiểm chứng lại kết quả điều tra phỏng vấn các hộ và ghi hình minh họa.

Phương pháp xử lý số liệu: áp dụng cho những tài liệu sơ cấp. Những tài liệu này sau khi thu thập được sẽ được nhập vào máy tính thông qua bộ office Excel dạng cơ sở dữ liệu và được sử lý bằng Pivot Talbe.

Phương pháp phân tích thông tin

- Phân tổ thống kê: Phân hộ tham gia mô hình theo từng loại cây trồng về diện tích, mức đầu tư, hỗ trợ, các chỉ tiêu cấu thành năng suất (công thức tính đã được cán bộ chỉ đạo kỹ thuật của mô hình thực hiện; ĐVT: đồng; diện tích (ha); năng suất (tạ/ha).

- Phương pháp so sánh, đối chứng: Đem kết quả đạt được so sánh với số liệu ban đầu xác định tỉ lệ % hoàn thành, hoặc so sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu năng suất cây trồng theo yêu cầu mô hình/dự án.

- Phương pháp phân tích hiệu quả của mô hình qua từng năm.

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả xây dựng mô hình khuyến nông

Trên cơ sở thu thập số liệu tại các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm khuyến nông; Trạm khuyến nông kết hợp với phỏng vấn các hộ dân và quan sát các mô hình tại hiện trường. Từ đó tổng hợp về số


lượng các mô hình được triển khai trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2018 về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tổng hợp kết quả thực hiện mô hình về diện tích, năng xuất, quy mô, sản lượng so với kế hoạch đặt ra và biện pháp kỹ thuật được áp dụng đối với các mô hình được trên địa điểm nghiên cứu đã được lựa chọn.

2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá tác động của mô hình

- Đối với tác động về mặt kinh tế: Trên cơ sở điều tra phỏng vấn các hộ tham gia thực hiện mô hình về chi phí đầu tư và tổng giá trị thu được, xử lý số liệu của 120 mẫu phiếu điều tra, tính toán lợi nhuận thu được của từng loại mô hình đối với các hộ tham gia thực hiện mô hình khuyến nông.

Cách tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp:

+ Chỉ tiêu kết quả, chi phí

Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là: GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.

(Thu nhập thuần: Được tính bằng cách lấy sản lượng nhân với đơn giá GO

= Ql*Pl).

Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.

Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất hoặc một thời gian cụ thể.

Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất (Như nhà kho, máy bơm, máy khác ...).

Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH

+ Chỉ tiêu hiệu quả:

Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra.

Công thức: VA= GO-IC.


Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Công thức tính là: HS=VA/IC

Lợi nhuận (Pr): Pr = GO-TC.

- Đối với tác động về mặt xã hội: Trên cơ sở phỏng vấn cán bộ cán bộ thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hộ dân tham gia thực hiện mô hình thông qua bảng hỏi và thu thập các báo cáo tại Sở, ngành, địa phương có liên quan. Từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả Số lượng người dân, tập huấn về mô hình khuyến nông; Nhận thức của người dân về loại cây trồng, vật nuôi, giống, biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng; Khả năng thu hút của người dân tham gia mô hình; Khả năng nâng cao thu nhập của các hộ gia đình tham gia mô hình; Khả năng nhân rộng mô hình; Số công lao động tăng thêm trong việc tham gia thực hiện mô hình, tạo điều kiện góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân.

2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng mô hình khuyến nông

Trên cơ sở tổng hợp báo của các Sở, ngành có liên quan; Phỏng vấn, trực tiếp các chuyên gia, cán bộ phụ trách có liên quan từ cấp tỉnh đến địa phương về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng mô hình khuyến nông tại khu vực nghiên cứu, từ đó phân tích đánh giá thuận lợi, khó khăn của từng nhóm yếu tố đó đến kết quả thực hiện mô hình.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Kết quả xây dựng mô hình khuyến nông

3.1.1. Số lượng mô hình khuyến nông giai đoạn 2016-2018

Qua số liệu tổng hợp từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Pác Nặm cho thấy, trong giai đoạn 2016- 2018, trên địa bàn huyện đã triển khai khá nhiều mô hình khuyến nông, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả xây dựng mô hình khuyến nông giai đoạn 2016-2018



Thời gian


Loại mô hình

Số mô hình


Địa điểm


Tổng

Nhà nước

Tổ chức

khác


Tổng

46

42

4


I

Mô hình

trồng trọt

21

20

1



Năm 2016

2


6

2

0

Xã An Thắng; xã Giáo Hiệu

1

1

0

Xã Cổ Linh

3

3

0

Xã Cao Tân, Giáo Hiệu,

Nghiêu Loan


Năm 2017

2


8

2

0

Xã An Thắng; Cổ Linh,

3

2

1

Xã Bằng Thành, xã Nhạn

Môn, xã Nghiêu Loan

3

3

0

Xã Cao Tân, xã Giáo Hiệu, xã

Xuân La

Năm 2018

1


7

1

0

Xã Cổ Linh;

2

2

0

Xã Bộc Bố, xã An Thắng

4

4

0

Xã Nghiêu Loan,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 7



Thời gian


Loại mô hình

Số mô hình


Địa điểm


Tổng

Nhà nước

Tổ chức

khác





xã Bằng Thành

II

Mô hình

chăn nuôi

23

20

3



Năm 2016

3


8

3

0

Xã Nghiêu Loan, xã Giáo

Hiệu, xã Xuân La

2

2

0

Xã Bộc Bố, xã An Thắng

3

3

0

Xã Nhạn Môn, Xã Công Bằng,

xã Cổ Linh


Năm 2017

3


7

2

1

Xã Cao Tân, xã Giáo Hiệu, xã

Xuân La

2

2

0

Xã Cổ Linh, xã Nhạn Môn

2

2

0

Xã Công Bằng, xã An Thắng


Năm 2018

2


8

1

1

Xã Giáo Hiệu, xã Bằng Thành

4

3

1

Xã Cổ Linh, Xã Bộc Bố, xã

Xuân La, Xã Nhạn Môn

2

2

0

Xã Cao Tân, Xã Công Bằng

III

Mô hình

thủy sản

2

2

0

Xã Giáo Hiệu, xã Nghiêu

Loan

Năm 2016 -

2018


2


2


2


0



Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm

Số lượng mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm giai đoạn 2016-2018 là 46 mô hình, chủ yếu do nhà nước thực hiện (42 mô hình), trong đó có 21 mô hình trồng trọt, 23 mô hình chăn nuôi và 2 mô hình thủy sản được


phân bổ đều tại tất cả các xã trong huyện. Từ đây cho thấy trồng trọt và chăn nuôi là 2 lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Pác Nặm nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Đối với mô hình trồng trọt, năm 2016 huyện Pác Nặm triển khai 6 mô hình, năm 2017 là 8 mô hình và năm 2018 số lượng mô hình khuyến nông triển khai là 7 mô hình. Trong đó có 20 mô hình do Nhà nước tổ chức và 1 mô hình của tổ chức khác. Các mô hình khuyến nông này đều tập trung vào các chương trình khuyến nông trọng điểm được Chính phủ và Trung tâm khuyến nông tỉnh phê duyệt đã đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được truyền tải đến nông dân và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, canh tác cây trồng chủ lực của huyện. Một số mô hình trồng trọt điển hình như: Mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại xã Bằng Thành, xã Nhạn Môn; Mô hình phát triển lúa lai thương phẩm xã Giảo Hiệu, Cổ Linh; Mô hình phát triển ngô lai xã Cao Tân, Nhạn Môn; Mô hình trồng đậu tương xã An Thắng, xã Nghiêu Loan; Mô hình phát triển cây ăn quả xã Bằng Thành, An Thắng… Việc triển khai các mô hình khuyến nông trồng trọt đã phát huy sáng tạo, năng động về sử dụng những giống mới chất lượng cao, những giống có ưu thế lai, đặc biệt là lúa lai, ngô lai… phục vụ chiến lược phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện Pác Nặm thời gian qua.

Đối với mô hình chăn nuôi, năm 2016 huyện Pác Nặm đã triển khai 8 mô hình; năm 2017 là 7 mô hình và năm 2018 huyện triển khai hiệu quả 8 mô hình. Trong đó Nhà nước tổ chức 20 mô hình và 3 mô hình do doanh nghiệp tổ chức. Một số mô hình chăn nuôi điển hình như mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc xã Công Bằng; Mô hình cải tạo đàn bò xã Nghiêu Loan, Cao Tân; Mô hình chăn nuôi bò thịt xã Cổ Linh, Nhạn Môn; Mô hình chăn nuôi gia cầm (gà Lương Phượng lai gà Ri, BT1, BT2; các giống vịt và ngan…) xã Cổ Linh, Bộc Bổ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022