Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 11


trường hưởng 30% sản phẩm sau luân kỳ khai thác, hình thức này thường thì lâm trường cung cấp nguồn giống, tiền công trồng và phân bón.

Thứ hai: Lâm trường thuê khoán các hộ gia đình theo hạng mục công việc như phát dọn thực bì, đào hố, trồng cây, tỉa thưa, chăm sóc theo hình thức khoán. Lâm trường tổ chức bảo vệ và khai thác sản phẩm.

Việc trồng rừng Keo lai đã mang lại hiệu quả xã hội rò rệt ở các địa bàn nghiên cứu. Keo lai đã mang lại lợi nhuận kinh tế cho người dân, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở miền núi, ngoài số công trực tiếp, rừng trồng Keo lai còn tạo ra công ăn việc làm gián tiếp cho nhiều người khác làm dịch vụ liên quan đến gỗ rừng trồng Keo lai, góp phần ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

3.4. Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo lai

3.4.1. Kỹ thuật

Như đã phân tích ở trên, đa số HGĐ, công ty trồng rừng Keo lai đúng kỹ thuật, chất lượng giống tốt, bón phân, chăm sóc tốt thì năng suất cao hơn trồng rừng không đúng kỹ thuật, chất lượng giống kém, không bón phân hoặc bón phân ít thì năng suất kém. Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài và kế thừa các kết quả nghiên cứu khác về sinh trưởng của rừng keo lai BV10 tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

Trồng rừng Keo lai bằng các giống quốc gia hay giống được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo chất lượng như cây con bằng giâm hom, chủ yếu là hom ngọn, có bầu và từ 3 tháng tuổi trở nên. Cây con phải thẳng, cao từ 25 - 30cm, khỏe mạnh và không bị gẫy ngọn. Không nên trồng rừng bằng hạt Keo lai, nguồn giống không rò ràng.

Thời vụ trồng: trồng đúng thời vụ vào tháng 3-4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Chăm sóc rừng đúng kỹ thuật, đúng thời vụ và bón phân chuồng, phân

NPK.

Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 11


Luân kỳ kinh doanh10 và 7 năm mang lại hiệu quả kinh tế cao, luân kỳ 5 năm là hiệu quả kinh tế thấp nhất. Do vậy, khuyến cáo các chủ rừng nên để luân kỳ kinh doanh 7 và 10 năm.

3.4.2. Chính sách

Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay Nhà nước đã chủ trương phát triển mạnh trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển trồng rừng sản xuất để tăng độ che phủ rừng, giảm sức ép vào rừng tự nhiên, thông qua Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhiều dự án lâm nghiệp quốc tế. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển trồng rừng, đặc biệt là đối với khu vực hộ gia đình, chính sách đất đai, hỗ trợ đầu tư và tín dụng, hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, khoa học và công nghệ, hợp tác đầu tư với nước ngoài. Tại quyết định 661, chính sách về cơ cấu cây trồng đã được đề ra: với rừng sản xuất, lựa chọn cây có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu về từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ gia đình được giao đất, hoặc thuê đất để trồng rừng quyết định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố, từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung vừa phù hợp với điều kiện lập địa vừa gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường. Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định về cơ cấu các loại cây trồng lâm nghiệp cho từng vùng kinh tế sinh thái lâm nghiệp. Các loài keo, trong đó có Keo lai và bạch đàn là loài cây phổ biến cho những vùng trồng rừng nguyên liệu giấy và dăm gỗ.

Việc phát triển trồng loài Keo lai cũng nằm trong khuôn khổ chính sách phát triển trồng rừng nói chung. Các chính sách về đất đai, tài chính, khoa học, công nghệ và chính sách thị trường là cơ sở pháp lý giúp các HGĐ và tổ chức kinh tế trồng rừng sản xuất Keo lai.

3.4.2.1. Chính sách đất đai

Qua khảo sát 30 hộ gia đình chúng tôi phát hiện những bất cập trong việc thực hiện chính sách đất đai như sau.


Công tác giao đất giao rừng, cấp GCN còn chậm, diện tích và ranh giới chưa rò ràng dẫn đến tranh chấp đất đai giữa người dân vẫn thường xuyên diễn ra.

Khuyến nghị: Cần hoàn thiện việc cấp giấy QSDĐLN, cần phải rò ràng về ranh giới, tránh tình trạng tranh chấp đất đai giữa các HGĐ, giữa người dân với các công ty quản lý đất lâm nghiệp ở các địa phương.

3.4.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ

Công tác khuyến lâm đã tích cực chuyển giao giống cây rừng, kỹ thuật trồng, nâng cao nhận thức và kỹ năng trồng rừng cho các chủ rừng.

Thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là Chương trình về quản lý, cải thiện giống cây rừng đã đạt được những thành tựu có tác động tốt đến năng suất rừng trồng. Tổ chức khuyến nông quốc gia đã thực hiện nhiều hoạt động để chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp mới đến các các tổ chức trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp. Thông qua đó năng suất cây rừng đã được nâng lên rò rệt.

Qua khảo sát, ở các xã Cô Ba, Hưng Thịnh người dân trồng rừng bằng nguồn giống không được tốt, trồng chưa đúng kỹ thuật.

Khuyến nghị

- Cần tăng cường lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng trồng Keo lai cho người dân địa phương.

- Cần tăng cường cán bộ khuyến lâm trực tiếp xuống các thôn bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý rừng Keo lai.

3.4.2.3. Chính sách tiêu dùng và thị trường lâm sản

Qua khảo sát thì thấy những bất cập trong việc thực hiện chính sách thị trường như sau:

- 100% hộ gia đình được phỏng vấn ở các điểm nghiên cứu đều trả lời là thiếu thông tin thị trường, khi bán sản phẩm Keo lai phụ thuộc vào tư thương, dẫn đến tình trạng ép giá, gây bất lợi cho người trồng rừng.


- Chưa có tổ chức kinh tế liên kết, hợp tác giữa chủ rừng với các doanh nghiệp chế biến

Khuyến nghị:

- Thí điểm các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giữa các chủ rừng Keo lai với các doanh nghiệp chế biến để tăng thêm năng lực sử dụng rừng và khả năng tiếp cận thị trường của các chủ rừng.

- Cần cung cấp thông tin thị trường gỗ Keo lai cho các chủ rừng, cần tổ chức thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng Keo lai của dân hợp lý để khuyến khích người dân trồng rừng nguyên liệu Keo lai.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số kết luận sau:

1.Thực trạng trồng rừng Keo lai

Diện tích trồng Keo lai được tăng hàng năm, đến nay diện tích trồng rừng Keo lai ước khoảng 3.986,60 ha tương ứng với 28,92% diện tích rừng của huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng.

Mật độ rừng keo 5 năm tuổi là 1343 cây/ha. Mật độ rừng keo 7 năm tuổi là 1237 cây/ha. Mật độ rừng keo 10 năm tuổi là 1028 cây/ha,

Trồng Keo lai có năng suất cao thường phải làm đất bón phân theo quy trình, tuy vậy một số nơi vẫn chưa theo quy trình kỹ thuật và không bón phân.

2. Sinh trưởng của rừng trồng các loài cây nghiên cứu

Năng suất cây Keo lai 5 tuổi là 21,15m3 /ha/năm. Năng suất cây Keo lai 7 tuổi là 22,67m3 /ha/năm. Năng suất cây Keo lai 10 tuổi là 29,90m3 /ha/năm.

3. Trữ lượng carbon

Trữ lượng carbon trong rừng trồng Keo lai trung bình 70,08 tấn/ha,

Trữ lượng carbon của thảm mục trong rừng trồng trung bình 3,75 tấn/ha chiếm 5,35% tổng lượng carbon được lưu giữ trên rừng trồng Keo lai.

4. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng các giống Keo lai nghiên cứu

Đầu tư 1ha trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu nằm trong khoảng từ 26 đến 27 triệu đồng/ha, sự chênh lệch về đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào công làm đất, công khai thác và luân kỳ kinh doanh.

Doanh thu của các giống Keo lai ở địa bàn nghiên cứu là khác nhau, phụ thuộc vào năng suất và giá bán. Doanh thu ở địa bàn nghiên cứu là 62,18; 106,78 và 171,51 triệu đồng/ha tương ứng với luân kỳ 5, 7 và 10 năm

Lợi nhuận ròng (NPV) của các giống Keo lai ở địa bàn nghiên cứu là 13,713; 29,762 và 41,578 tương ứng với luân kỳ 5; 7 và 10 năm. Kinh doanh luân kỳ 10 năm có hiệu quả kinh tế hơn luân kỳ 7 và 5 năm.


Tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR) của các giống Keo lai ở địa bàn khảo sát là 17,56; 19,36 và 17,41% tương ứng với luân kỳ 5; 7 và 10 năm

5. Hiệu quả xã hội

Trồng rừng Keo lai đã tạo ra được công ăn việc làm trực tiếp và tăng thu nhập cho các chủ rừng, bên cạnh đó còn tạo ra nhiều công gián tiếp thông qua các dịch vụ liên quan đến sản phẩm của rừng trồng Keo lai.

Các giống Keo lai tạo ra được nhiều công trực tiếp từ 195,78 – 348,69

công.

Thông qua hoạt động trồng rừng Keo lai, người dân được tích lũy thêm

kinh nghiệm về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng.

6. Chính sách

Chính sách đất đai: Khi giao đất chưa rò ràng về ranh giới, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, giữa người dân với các công ty quản lý đất lâm nghiệp ở các địa phương.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực - khuyến lâm: Các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm ở những điểm điều tra hiệu quả chưa được cao, số lượng người dân được tham gia lớp tập huấn về khuyến lâm còn hạn chế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn, nhưng người dân thiếu các thông tin về thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

2. Tồn tại

Do thời gian, nguồn lực còn hạn chế nên đề tài chưa thể đánh giá tổng thể hiệu quả kinh trồng rừng Keo lai ở các cấp đất khác nhau trên khu vực huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Đề tài chưa đánh giá được tổng thể hiệu quả môi trường như:

- Chưa tính toán được lượng lưu giữ carbon của đất, cây bụi thảm tươi của các lâm phần trồng rừng Keo lai.

- Đề tài không đánh giá hiệu quả giữ nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn và cải tạo đất của rừng trồng Keo lai ở các cấp đất, cấp tuổi khác nhau.


3. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu tổng thể hiệu quả của các mô hình trồng rừng Keo lai ở các cấp đất, cấp tuổi là cần thiết để có cơ sở khoa học tính toán được hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của cây Keo lai cho từng cấp đất ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Tiếp tục nghiên cứu chuyển hóa rừng trồng Keo lai với mục đích sản xuất gỗ nhỏ sang gỗ lớn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. TIẾNG VIỆT

1. Bộ NN&PTNT (2011), Quyết định số:1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ NN &PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010.

2. Đặng Đình Bôi (2005), Một số ý kiến về tình hình chế biến lâm sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2005, trang 167-173.

3. Cục thống kê (2019), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2019.

4. Đặng Văn Dung (2008), “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đắc Lắk v Đắc Nông”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 2, 2008, tr. 628-634

5. Phạm Thế Dũng và các CTV (2003), “Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng Bạch đàn trên đất phèn ở Thạch hoá-Long An”, Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 1/2003.

6. Phạm Thế Dũng và các CTV (2004), “Năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ và những vấn đề kỹ thuật-lập địa cần quan tâm”, Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 2/2004.

7. Phạm Thế Dũng và các CTV (2004), “Ảnh hưởng của bón lót phân đến sinh trưởng các dòng Keo lai tại Tân lập-Bình Phước”, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 4/2004.

8. Phạm Thế Dũng (2005), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí