Bảng 3.21. Kết quả các hoạt động tư vấn cho cha mẹ học sinh có rối loạn 73
Bảng 3.22. Các hình thức can thiệp trên học sinh có rối loạn 73
Bảng 3.23. Hoạt động giám sát mô hình CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp 74
Bảng 3.24. Sự thay đổi một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ trường can thiệp 75
Bảng 3.25. Sự thay đổi về kiến thức CSSKTT học sinh của cha mẹ 75
Bảng 3.26. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ... 76 Bảng 3.27. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ...76 Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc SKTT học sinh của cha mẹ 76
Bảng 3.29. Sự thay đổi một số kiến thức về CSSKTT học sinh của giáo viên trường can thiệp 77
Bảng 3.30. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên 77
Bảng 3.31. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên 78
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - 1
- Đặc Điểm Các Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
- Các Mô Hình Can Thiệp Cộng Đồng Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Trên Hiện Nay
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên 78
Bảng 3.33. Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, nhân viên y tế địa phương, y tế học đường tham gia thực hiện mô hình 79
Bảng 3.34. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh các trường can thiệp 80
Bảng 3.35. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường TH Hoàng Văn Thụ (khối 3,4,5) 80
Bảng 3.36. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường THCS Nguyễn Du (khối 8,9) 81
Bảng 3.37. Kết quả tư vấn, chữa trị ở học sinh có rối loạn sau điều tra ban đầu tại trường can thiệp 81
Bảng 3.38. Kết quả theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trong thời gian can thiệp 82
Bảng 3.39. Kết quả giải quyết các vấn đề của học sinh phát hiện được trong thời gian theo dõi dọc tại trường can thiệp và so sánh đối chứng 82
Bảng 3.40. Kết quả thảo luận nhóm về hiệu quả và tính bề vững của mô hình 83
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi (WHO – 2005) 5
Hình 1.2. Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong rối loạn SKTT 13
Hình 1.3. Điều trị bệnh tâm thần (WHO-2005) 15
Hình 1.4. Mô hình CSSKTT học đường tại Mỹ 23
Hình 2.1. Thành phố Thái Nguyên và vị trí các trường tham gia nghiên cứu 32
Hình 3.1. Hội thảo chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em” tại Phòng GD&ĐT Thành phố Thái Nguyên 64
Hình 3.2. Tập huấn cho Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trường TH Hoàng Văn Thụ 67
Hình 3.3. Thảo luận Nhóm CSSKTT học sinh tại trường Nguyễn Du 69
Hình 3.4. Khám đánh giá, định kỳ cho học sinh có vấn đề SKTT 74
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25 50
Biểu đồ 3.2. Kết quả khám lâm sàng xác định chẩn đoán 51
Biểu đồ 3.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh của cha mẹ 58
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của giáo viên 58
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau và so sánh đối chứng 33
Sơ đồ 2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 44
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của mô hình 65
DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Hộp 3.1. Các ý kiến về nhu cầu CSSKTT học sinh 60
Hộp 3.2. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường TH Hoàng Văn Thụ 60
Hộp 3.3. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Du 61
Hộp 3.4. Ý kiến của cán bộ Trạm tâm thần Thái Nguyên 61
Hộp 3.5. Ý Kiến lãnh đạo trường THCS Nguyễn Du 84
Hộp 3.6. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh 84
Hộp 3.7. Ý kiến của cha mẹ một học sinh có rối loạn 85
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các rối loạn tâm thần - hành vi ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới [117], [119]. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều rối loạn có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội [111], [114], [116]. Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ thể chất đã và đang được chú trọng, sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Anh, khoảng 70 - 80% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tâm thần không nhận được các dịch vụ y tế thích hợp [119].
Công tác can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay cũng nằm trong bối cảnh chung của thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần. Giống như ở người trưởng thành, các rào cản về địa lý, nhận thức, kinh tế và dịch vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt cũng là những yếu tố chính gây trở ngại đến công tác này [98], [114], [119]. Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần còn phức tạp hơn bởi nó liên quan đến các giai đoạn phát triển của trẻ [56], [65], [98]. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi trường [61], [70], [72]. Thêm vào đó, nhiều rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em cho đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ về cơ chế sinh bệnh. Nhiều liệu pháp điều trị ở người trưởng thành lại tỏ ra kém hiệu quả hoặc không được phép áp dụng trên trẻ em [52], [63]. Tại các quốc gia phát triển, khoảng vài chục năm trở lại đây mạng lưới chăm sóc sức khoẻ tâm thần phát triển mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em. Các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ở các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Singapore… được thực hiện một cách hệ thống và bền vững. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chứng cứ và cơ sở lý luận góp phần cải tạo, đổi mới hoạt động này để nó ngày càng hiệu quả hơn [116], [119]. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình dựa vào cộng đồng tại các nước đang và kém phát triển còn thấp và chưa hiệu quả. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại khu vực này còn rất hạn chế [115], [116], [119].
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên cao. Trong số đó, trên 90% trẻ em ở lứa tuổi đi học được đến trường [35]. Theo nhiều tác giả, khoảng 10 – 20% học sinh Việt nam có các vấn đề sức khoẻ tâm lý, tâm thần cần được theo dõi, tư vấn và chữa trị [2], [7], [31], [32]. Tuy vậy, chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam mới chú trọng đến bệnh nhân tại bệnh viện. Tại cộng đồng, công tác này mới được thực hiện từ năm 1998 và tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động kinh [3]. Hệ thống y tế còn thiếu chuyên gia về sức khỏe tâm thần trẻ em. Đại đa số trường học chưa có chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế cơ sở chưa được đào tạo về bệnh lý tâm thần trẻ em [3], [9], [11]. Khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu xác định gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, xây dựng công cụ chẩn đoán sàng lọc tại tuyến cơ sở, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em [4], [9], [12], [22], [109].
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi phía Bắc. Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp của trẻ em và thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát, nghiện ma tuý, nghiện game... [2], [28], [29]. Nằm trong hoàn cảnh chung của Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở Thái Nguyên còn đang bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của học sinh thành phố Thái Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và dự phòng các vấn đề sức khoẻ tâm thần cho học sinh phù hợp với các điều kiện hiện có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên năm 2009.
2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trung học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Sức khoẻ toàn diện là mục tiêu chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), của nhiều quốc gia nói chung và của ngành Y tế Việt Nam nói riêng. Nhưng ngày nay, khi sức khoẻ thể chất đã và đang dần được coi trọng thì nhận thức về sức khoẻ tâm thần (SKTT) vẫn còn nhiều lệch lạc, thiếu sót, mặc cảm và cần phải được thay đổi. Theo WHO, SKTT không chỉ là không có bệnh tâm thần mà còn có thể được hiểu là một trạng thái hoàn toàn thoải mái mà trong đó, mỗi cá nhân nhận thức được năng lực của mình, có thể đối phó với các tình huống căng thẳng thông thường của cuộc sống, có thể lao động sản xuất và có ích, có khả năng đóng góp cho cộng đồng [118]. Như vậy, SKTT tốt không đơn giản là không có bệnh tâm thần mà còn là tập hợp các kỹ năng cần thiết để đối phó với những thách thức của cuộc sống.
1.1.1.2. Các khái niệm về rối loạn sức khỏe tâm thần
Thuật ngữ “Vấn đề sức khỏe tâm thần”, “Rối loạn tâm thần và hành vi”, “Bệnh tâm thần” đều dùng để chỉ các rối loạn về nhận thức, hành vi và cảm xúc mà gây trở ngại đến cuộc sống và làm việc của con người.
Rối loạn tâm thần và hành vi (Mental and Behaviour Disorder) là những bệnh lý tâm thần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT & HV) gây ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nhận thức, cảm xúc hoặc xã hội. Rối loạn tâm thần bao gồm các loại và mức độ khác nhau của một số rối loạn tâm thần chủ yếu được xem là các vấn đề sức khỏe cộng đồng như trầm cảm, lo âu, nghiện chất, rối loạn loạn thần và sa sút trí tuệ. Rối loạn tâm thần cũng đồng nghĩa với bệnh tâm thần (Mental illness).