Cơ Chế Hoạt Động Và Các Hoạt Động Cụ Thể Của Mô Hình Can Thiệp


hợp lý đảm bảo cho mô hình hoạt động có hiệu quả và phù hợp với các điều kiện hiện có tại các trường học ở Thái Nguyên

(c) Các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên tham gia hoạt động của mô hình

Để mô hình hoạt động hiệu quả, trong mô hình can thiệp, cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế học đường của các trường can thiệp và cán bộ y tế địa phương là những người đóng vai trò chính. Do đó, chúng tôi đã thực hiện các công việc bao gồm: tập huấn cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế học đường, y tế địa phương về tầm quan trọng của việc CSSKTT trẻ em, các loại RLTT & HV trẻ em thường gặp trong nhà trường, các biện pháp phát hiện sớm các học sinh có vấn đề về SKTT, các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh có rối loạn. Trong 2 năm can thiệp, chúng tôi đã tổ chức được 4 lớp tập huấn cho 44 cán bộ, giáo viên vào đầu các năm học (bảng 3.16).

Cùng với đó, chúng tôi cũng tổ chức các buổi thảo luận nhóm với lãnh đạo các trường can thiệp, các giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế học đường, cán bộ y tế phường. Các buổi thảo luận này tập trung vào các chủ đề: các biện pháp nhằm cải thiện môi trường lớp học làm giảm yếu tố nguy cơ cho trẻ, các khó khăn cần tháo gỡ trong lớp học có học sinh có vấn đề SKTT. Việc phát hiện sớm các biểu hiện rối loạn trên học sinh. Vấn đề liên hệ, phối hợp với gia đình trong việc giúp đỡ trẻ. Trong 2 năm học thực hiện can thiệp, chúng tôi đã tổ chức được 12 buổi thảo luận nhóm tại 2 trường can thiệp với 46 cán bộ lãnh đạo, nhân viên y tế, giáo viên tham gia (bảng 3.17). Qua các buổi tập huấn và thảo luận nhóm, năng lực tham gia công tác CSSKTT cho học sinh của đội ngũ CSSKTT tại các trường can thiệp được nâng lên một cách đáng kể và điều này sẽ được phân tích thêm ở phần hiệu quả của mô hình. Cũng qua các buổi thảo luận nhóm này, chúng tôi nắm được tình hình học sinh có vấn đề tại các lớp để từ đó có ý kiến chuyên môn hỗ trợ cho trẻ thông qua tư vấn cho giáo viên và cán bộ y tế học đường.

Theo chúng tôi, nguồn nhân lực với cơ cấu tổ chức và đã được trang bị các kiến thức và được tập huấn thống nhất như trên có thể đảm bảo cho các hoạt động CSSKTT cho học sinh tại các trường can thiệp.


4.2.1.2. Vật lực

Để mô hình hoạt động được cần có các cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật liệu nghiên cứu. Do nguồn kinh phí hạn hẹp và nhằm mục đích duy trì tính bền vững của mô hình nên ngay từ ban đầu nghiên cứu đã chủ trương huy động các cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có tại các trường để sử dụng. Các tài liệu tập huấn, bảng biểu, phiếu điều tra… được chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành (bảng 3.18). Một trong các vấn đề quan trọng cần phải đề cập đến là kinh phí cho việc thực hiện mô hình. Trong thời gian thực hiện, kinh phí được hỗ trợ do nghiên cứu sinh chuẩn bị. Nguồn kinh phí này không quá lớn, tuy nhiên, khi không còn tiếp tục can thiệp và không còn được hỗ trợ, đây cũng là một vấn đề cần được xem xét khi mong muốn duy trì tính bền vững của mô hình và chúng tôi sẽ tiếp tục bàn luận về kinh phí ở phần sau.

Theo chúng tôi, cơ sở vật chất, vật liệu nghiên cứu, can thiệp trên đảm bảo cho các mục tiêu mà nghiên cứu đề ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

4.2.1.3. Cơ chế hoạt động và các hoạt động cụ thể của mô hình can thiệp

(a) Xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên hàng tháng, hàng quý của Đội chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em

Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - 15

Chúng tôi đã xây dựng và thực hiện theo kế hoạch hoạt động định kỳ của các Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường theo tuần, tháng. Đề ra các hoạt động cụ thể của các thành viên trong Nhóm. Định kỳ 3 tháng 1 lần cán bộ nghiên cứu sẽ theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động của Nhóm CSSKTTTE thông qua các buổi giao ban để kịp thời thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ chuyên môn. Bảng 3.19 cho thấy kết quả hoạt động của các Nhóm đạt được là: 36 lần sinh hoạt nhóm, 107 học sinh có rối loạn được theo dõi, hỗ trợ, khoảng 400 lượt học sinh có rối loạn được khám, tư vấn, đánh giá định kỳ, khoảng 400 lượt cha mẹ học sinh có rối loạn được tư vấn, khoảng 2400 học sinh được đánh giá sàng lọc. Như vậy, mô hình đã vận hành và .nhóm CSSKTT học sinh đã hoạt động tốt theo kế hoạch và mục tiêu đề ra.

(b) Kết quả truyền thông cho cha mẹ học sinh

Cha mẹ có vai trò rất lớn trong công tác CSSKTTTE. Việc tác động lên cha mẹ học sinh sẽ có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài trong dự phòng cũng như


trong các biện pháp can thiệp làm giảm các rối loạn [77], [97]. Hơn nữa, tác động lên toàn bộ cha mẹ học sinh sẽ hạn chế mặc cảm, kỳ thị so với việc chỉ tác động lên học sinh và cha mẹ học sinh có bệnh [101]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau khi hội thảo và hướng dẫn các giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi tiến hành truyền thông cho cha mẹ học sinh toàn trường về sức khỏe tâm thần trẻ em, các rối loạn, các biện pháp chăm sóc. Việc truyền thông này được thực hiện thông qua các giáo viên chủ nhiệm, y tế học đường, với sự hỗ trợ của y tế chuyên khoa và y tế địa phương cùng với phát tài liệu tuyên truyền và được tiến hành vào buổi họp cha mẹ học sinh (bảng 3.20). Những thắc mắc của cha mẹ sẽ được nhóm nghiên cứu có mặt giải đáp. Qua quá trình can thiệp, tổng số lượt cha mẹ học sinh được truyền thông là khoảng 2400 lượt, đạt được chỉ tiêu nhóm nghiên cứu đề ra và đảm bảo cho các cha mẹ học sinh ít nhất 1-2 lần được tiếp cận các kiến thức và các biện pháp CSSKTT học sinh. Hoạt động truyền thông cho cha mẹ học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm và y tế học đường còn nhằm mục đích nâng cao năng lực CSSKTT học sinh cho chính giáo viên và y tế trường học để có thể duy trì tính bền vững của công tác này sau khi nghiên cứu này kết thúc.

(c) Số lượt tư vấn cho cha mẹ học sinh có bệnh

Sau khi khám, xác định tình trạng bệnh lý ở những học sinh có bệnh, chúng tôi tiến hành tư vấn cho cha mẹ đồng thời với việc điều trị cho các cháu. Tùy theo từng tình trạng bệnh lý trên học sinh mà bác sỹ chuyên khoa sẽ giải thích cho cha mẹ về các dấu hiệu rối loạn, ảnh hưởng của rối loạn đến học sinh đó, các biện pháp can thiệp điều trị, những vấn đề cha mẹ cần thực hiện để giúp đỡ học sinh. Sau khi được tư vấn, tất cả cha mẹ nhóm học sinh có bệnh đều đồng ý thực hiện can thiệp và đa số các trường hợp biện pháp can thiệp chủ yếu là hỗ trợ tâm lý, hành vi được thực hiện chủ yếu bới các giáo viên chủ nhiệm, y tế học đường và cha mẹ trẻ dưới sự tư vấn, hướng dẫn của nhóm nghiên cứu. Trung bình, cha mẹ học sinh có bệnh được tư vấn từ 2 – 5 lần tùy từng trường hợp. Tổng số đã có khoảng 585 lượt tư vấn cho cha mẹ học sinh được thực hiện bới các bác sỹ chuyên khoa, y tế học đường, y tế địa phương (bảng 3.21).

(d) Số học sinh được tư vấn, chữa trị

Toàn bộ 100% học sinh có rối loạn (163 học sinh) nhận được các hình thức can thiệp như tâm lý cá nhân, tư vấn cho cha mẹ, giáo viên tham gia hỗ trợ, y tế


học đường, địa phương hỗ trợ. 43,6% học sinh được dùng thuốc chuyên khoa và 20,9% được dùng các thuốc hỗ trợ khác (bảng 3.22). Những học sinh được dùng thuốc chuyên khoa thường là những trẻ mắc các rối loạn như: trầm cảm tâm căn, đái dầm, rối loạn hành vi kết hợp với động kinh.

Trong số 163 học sinh được tư vấn can thiệp, có 107 học sinh có RLTT & HV được phát hiện trong đợt điều tra số liệu đầu vào và 56 học sinh được phát hiện sớm trong thời gia thực hiện mô hình. 56 học sinh được phát hiện trong quá trình can thiệp cũng đã được tiến hành theo dõi can thiệp bằng các biện pháp tư vấn cho học sinh, cha mẹ và giáo viên.

(e) Giám sát hoạt động của mô hình

Giám sát hoạt động của mô hình là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo cho mô hình hoạt động có hiệu quả [116]. Đây là một công việc cần được thực hiện thường xuyên trong suốt thời gian can thiệp [39]. Ban CSSKTT học sinh là người thực hiện nhiệm vụ giám sát định kỳ 3 tháng 1 lần. Đồng thời Ban CSSKTT cũng bố trí cán bộ tham gia giao ban hành tháng với Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp với mục đích theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động của Nhóm CSSKTT cho học sinh tại các trường can thiệp để kịp thời thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ chuyên môn. Như vậy, trong thời gian 2 năm can thiệp, nhóm giám sát đã tham gia 18 lần giao ban, giám sát hoạt động truyền thông cho cha mẹ: 4 lần, giám sát chung hoạt động của mô hình 6 lần tại mỗi trường can thiệp. Hoạt động giám sát định kỳ như trên là tương tự như các khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn xây dựng các dự án, chương trình can thiệp, giám sát hoạt động can thiệp, CSSKTT trẻ em của WHO [39], [115], [116]. Các hoạt động giám sát như trên sẽ đảm bảo cho các hoạt động của mô hình đạt kết quả như mục tiêu nghiên cứu đề ra.

4.2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp.

4.2.2.1. Hiệu quả thay đổi KAP về CSSKTT của cha mẹ và giáo viên

(a) Kết quả thay đổi KAP về CSSKTT của cha mẹ sau can thiệp

Sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp trên cha mẹ học sinh bằng việc phổ biến các kiến thức về CSSKTT học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm, phát tài liệu truyền thông cho cha mẹ, thảo luận nhóm với cha mẹ của học sinh


có bệnh, tư vấn cá nhân, chúng tôi tiến hành đánh giá lại KAP của cha mẹ sau can thiệp. Kết quả đánh giá sau can thiệp cho thấy: có sự khác biệt rõ rệt về KAP đối với việc CSSKTT học sinh của cha mẹ học sinh giữa các trường can thiệp và các trường đối chứng sau can thiệp. Cha mẹ học sinh trường can thiệp có hiểu biết, thái độ và hành vi về CSSKTT học sinh tốt hơn rõ rệt khi so sánh kết quả này với kết quả thu được ở lần khảo sát ban đầu ở trường can thiệp và so sánh với các trường đối chứng (p<0,05). Ngược lại, ở trường đối chứng, các tỷ lệ này ít thay đổi khi so sánh với trước can thiệp (bảng 3.24, 3.25, 3.26, 3.27, 3.28). Như vậy, bằng việc phân tích kết quả thu được về KAP của cha mẹ trước và sau can thiệp, có so sánh với trường đối chứng chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện rõ rệt về KAP của cha mẹ sau khi can thiệp. Như vậy, các biện pháp can thiệp của chúng tôi về CSSKTT học sinh cho cha mẹ đã có hiệu quả. Tuy không có điều kiện so sánh với các tác giả khác nhưng các kết quả nghiên cứu trên cũng gợi ý về việc cần thiết phải duy trì thường xuyên, đồng bộ các biện pháp can thiệp để có thể duy trì được các thay đổi tốt về SKTT trên học sinh.

Để bổ xung cho các đánh giá KAP, tuy không có điều kiện tìm hiểu ý kiến của tất cả các cha mẹ học sinh nhưng qua ý kiến đánh giá của một số đại diện cha mẹ học sinh cũng như việc đa số cha mẹ tham gia trả lời bảng phỏng vấn sàng lọc sau can thiệp, chúng tôi nhận thấy đại đa số cha mẹ học sinh rất ủng hộ việc can thiệp CSSKTT học sinh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến của cha mẹ học sinh mong muốn công tác CSSKTT học sinh sẽ được triển khai sâu, rộng hơn để con họ mặc dù có chuyển sang trường khác vẫn nhận được những chăm sóc phù hợp, đặc biệt là đối với những cha mẹ có con mắc rối loạn sức khỏe tâm thần cần phải can thiệp lâu dài. Từ đó có thể hiểu cha mẹ học sinh ủng hộ công tác này nhưng cũng đặt ra một vấn đề là làm thế nào để duy trì và phát triển được hoạt động này.

(b) Kết quả thay đổi KAP của giáo viên về CSSKTT học sinh sau can thiệp

Với những biện pháp can thiệp tích cực trên giáo viên, khi đánh giá KAP giáo viên về CSSKTT học sinh chúng tôi nhận thấy: Có sự thay đổi tích cực rõ rệt về KAP của giáo viên so với trước can thiệp và so sánh với trường đối chứng ở cả kiến thức, thái độ cũng như thực hành CSSKTTHS (bảng 3.29,


3.30, 3.31, 3.32). 100% giáo viên các trường can thiệp có hiểu biết về CSSKTTHS tốt trong khi đó, ở các trường đối chứng, hiểu biết về CSSKTTTE của giáo viên là ở mức độ kém và trung bình. Giáo viên trường can thiệp cũng có thái độ và thực hành đối với CSSKTTHS tốt hơn giáo viên ở trường đối chứng và tốt hơn kết quả thu được ở lần khảo sát trước can thiệp. Ngược lại, ở trường đối chứng, sự thay đổi lại có xu hướng kém đi hoặc không có thay đổi. Như vậy, tương tự như với kết quả khảo sát trên phụ huynh học sinh, việc can thiệp trên giáo viên của chúng tôi có kết quả tích cực. Các kết quả này cũng đã phần nào giải thích được hiệu quả can thiệp trên sức khỏe tâm thần học sinh dưới đây. Đây là kết quả rất đáng mừng vì can thiệp trên giáo viên thường có kết quả lâu dài. Tuy không tách được rõ rệt bao nhiêu phần trăm tác động trên học sinh là do giáo viên, bao nhiêu là do cha mẹ học sinh và bao nhiêu là do các yếu tố khác nhưng kết quả trên cũng đã cho thấy ý nghĩa của việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành CSSKTTHS cho giáo viên.

Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với cán bộ, giáo viên các trường can thiệp chúng tôi nhận thấy: nhìn chung, các ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên nhà trường đều rất tích cực. Tất cả các cán bộ, giáo viên tham gia vào chương trình can thiệp đều cho rằng những kiến thức thu nhận được về CSSKTTHS rất có ích cho công tác dạy học và chăm sóc học sinh của bản thân họ. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến giáo viên băn khoăn về việc thời gian của lớp học bị ảnh hưởng khi giáo viên dành thời gian cho một số trẻ có vấn đề SKTT. Thêm vào đó lớp đông học sinh cũng sẽ gây khó khăn cho công tác này. Vẫn còn một số giáo viên cho rằng cần phải có các biện pháp phạt cứng rắn khi trẻ phạm lỗi trên lớp mới có tác dụng giáo dục trẻ và duy trì được trật tự lớp học. Vấn đề thành tích của lớp và mối liên quan trực tiếp của điều này với thành tích của giáo viên cũng là mối lo ngại của các giáo viên. Những ý kiến trên cho thấy mặc dù KAP của giáo viên có tốt sau can thiệp nhưng để cho công tác CSSKTTHS của nhà trường thực sự có hiệu quả cần phải có các cơ chế khuyến khích phù hợp, đồng bộ mới có thể duy trì được.


(c) Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, CB y tế địa phương, y tế học đường tham gia thực hiện mô hình

Một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của mô hình là sự cải thiện năng lực CSSKTT cho học sinh của giáo viên, CB y tế địa phương, y tế học đường. Tác giả Nguyễn Thọ trong mô hình thử nghiệm CSSKTT cho học sinh Đồng Nai nhận thấy: “Đa số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giải quyết với các vấn đề của học sinh [22]. Đôi khi còn dùng hình thức kỷ luật đối với học sinh lẽ ra có thể giải quyết bàng tâm lý và y học” [22]. Trong mô hình nghiên cứu này, năng lực CSSKTT cho học sinh của giáo viên, CB y tế địa phương, y tế học đường có vai trò rất quan trọng đảm bảo sự cho thành công của mô hình. Trong 2 năm can thiệp, chúng tôi đã chú trọng nâng cao năng lực CSSKTT cho học sinh của giáo viên, CB y tế địa phương, y tế học đường bằng các hoạt động tập huấn, thảo luận, tham gia giao ban với Nhóm tham gia thực hiện mô hình, hỗ trợ, tư vấn chuyên môn, giám sát, kiểm tra các hoạt động của Nhóm. Do đó, sau 2 năm can thiệp, năng lực CSSKTT cho học sinh của giáo viên, CB y tế địa phương, y tế học đường được cải thiện rõ rệt về khả năng sử dụng được thang SDQ 25 sàng lọc các vấn đề SKTT (tăng 100,0%), năng lực truyền thông về SKTT học sinh cho cha mẹ (tăng 95%), nhận biết một số biểu hiện rối loạn (chênh 87,5%), tư vấn CSSKTT học sinh cho cha mẹ (tăng 75%), theo dõi, hỗ trợ trẻ (tăng 60%); p trước - sau can thiệp < 0,05 (bảng 3.33). Đây là một kết quả rất khả quan cho thấy mô hình có thể hoạt động và có tính bền vững, có thể duy trì lâu dài nếu có các cơ chế khuyến khích phù hợp tại các địa điểm can thiệp.

4.2.2.2. Hiệu quả trên sức khỏe tâm thần học sinh

(a) Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần chung của toàn bộ học sinh các trường can thiệp

Sau can thiệp, chúng tôi tiến hành đánh giá lại về các RLTT & HV ở học sinh nhận thấy: tỷ lệ học sinh có rối loạn SKTT ở các trường can thiệp giảm rõ rệt so với trước can thiệp và so sánh đối chứng (p<0,001), chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9% và hiệu quả can thiệp đạt 56,2%. trong khi đó ở trường đối chứng không có sự khác biệt về tỷ lệ này (p>0,05) (bảng 3.34). Do


tính chất biến động học sinh ở các trường học trong thời gian can thiệp dài có thể gây nhiễu nên để làm rõ hơn, nghiên cứu cũng phân tích hiệu quả trên SKTT của nhóm học sinh lớp 3,4,5 và lớp 8,9 của các trường can thiệp. Đây là nhóm học sinh được thực hiện can thiệp đủ 2 năm. Kết quả bảng 3.35 và 3.36 cũng cho thấy học sinh các trường can thiệp có tỷ lệ rối loạn SKTT giảm rõ rệt so với trước can thiệp và so sánh đối chứng (p<0,05) Điều này chứng tỏ việc can thiệp của chúng tôi là có hiệu quả làm giảm tỷ lệ hiện mắc các RLTT & HV ở học sinh.

Paul Bolton và cs. (2009) trong nghiên cứu can thiệp rối loạn stress sau sang chấn dựa vào trường học nhận thấy việc can thiệp dựa vào trường học đã làm giảm đáng kể các triệu chứng rối loạn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực chính trị [95]. Kimberly Hoagwood và cs. (1997) thực hiện một nghiên cứu phân tích tổng quan các bài báo từ 1985 – 1995 về chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học. Ba phương pháp chủ yếu được áp dụng can thiệp ở trường học là liệu pháp nhận thức – hành vi; đào tạo các kỹ năng xã hội; và tư vấn giáo viên. Các tác giả đã đưa ra các khuyến nghị: (a) Cần tiếp tục đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp với số trẻ có rối loạn lớn hơn; (b) Mở rộng các kết quả liên quan đến các biến như vị trí các cơ sở y tế và bối cảnh gia đình; (c) Đánh giá tác động của các dịch vụ này khi liên kết với các can thiệp dựa vào gia đình [80]. Indurkhya A. và cs. (2004), thực hiện một nghiên cứu thuần tập tiến cứu từ năm 1993 – 2000 ở học sinh từ lớp 1 đến lớp 6. Mô hình dịch vụ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên dựa trên trường học do các giáo viên, chuyên gia sức khỏe tâm thần học đường, và cha mẹ học sinh đảm nhận việc theo dõi, báo cáo về nhu cầu và việc sử dụng dịch vụ tư vấn liên tục với từng học sinh từ 1993 – 2000. Kết quả cho thấy việc duy trì chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh dựa vào trường học dẫn đến cải thiện kết quả học tập, làm giảm nhu cầu dịch vụ sức khỏe tâm thần sau này [71]. So sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài (Indurkhya A. và cs. - 2004), thời gian can thiệp của chúng tôi ngắn hơn có thể đã phần nào hạn chế kết quả đạt được do việc chăm sóc các vấn đề sức khỏe tâm thần thường đòi hỏi phải d iễn ra liên tục trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được ban đầu này, nếu mô hình tiếp tục được duy trì và phát triển thì có thể dự đoán

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí