Vấn Đề Tính Bền Vững Và Khả Năng Duy Trì, Phát Triển Của Mô Hình


được những kết quả khả quan trong tương lai. Như vậy, tương tự như nghiên cứu của Indurkhya A. và cs. (2004) việc CSSKTT học sinh dựa vào trường học là rất cần thiết, một công việc không quá khó, phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp cho trẻ không mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Đây là điều khuyến cáo cho ngành Y tế, ngành Giáo dục, gia đình có chủ trương, giải pháp phù hợp trong công tác CSSKTT cho học sinh.

(b) Kết quả tư vấn, chữa trị ở nhóm học sinh có rối loạn tại các trường can thiệp

Trong số 107 học sinh có bệnh ban đầu được tư vấn, chữa trị (bảng 3.37), có 55 học sinh khỏi hoàn toàn chiếm 51,4%; 26 học sinh thuyên giảm nhiều chiếm 24,3%; Có 3 học sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%. Trong số 107 học sinh này có 17 học sinh không hoàn thành đợt theo dõi, điều trị do chuyển cấp chiếm 15,9%. Các học sinh có kết quả điều trị không tốt là những học sinh mắc một số vấn đề phức tạp như chậm phát triển tâm thần, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi ứng xử và thêm nữa những học sinh này thường mắc nhiều rối loạn phối hợp. Khi so sánh với một số nhà nghiên cứu nước ngoài như Paul Bolton và cs. (2009), các tác giả này đã thực hiện một chương trình can thiệp dựa vào trường học cho 495 học sinh từ 7 – 15 tuổi có rối loạn stress sau sang chấn do bị ảnh hưởng bởi bạo lực chính trị tại 14 trường được chọn ngẫu nhiên ở Poso, Central Sulawesi, Indonesia. Việc can thiệp được tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là 5 tuần can thiệp bằng các liệu pháp tâm lý nhóm (tương tác cá nhân, khiêu vũ, âm nhạc, đóng kịch, hành vi nhận thức). Giai đoạn 2 được tiếp theo bằng các can thiệp dựa vào trường học trong 6 tháng. Kết quả cho thấy can thiệp đã làm giảm các triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn và làm duy trì sự hy vọng ở các trẻ này [95]. Indurkhya A., và cs. (2004), thực hiện một nghiên cứu thuần tập tiến cứu từ năm 1993 – 2000 ở học sinh từ lớp 1 đến lớp 6. Kết quả cho thấy việc duy trì chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh dựa vào trường học dẫn đến cải thiện kết quả học tập, làm giảm nhu cầu dịch vụ sức khỏe tâm thần sau này [71]. Như vậy, thời gian can thiệp của chúng tôi trên nhóm học sinh có rối loạn phải kéo dài hơn tác giả Paul Bolton và cs. (2009) bởi chúng tôi can thiệp trên nhóm học sinh có nhiều rối loạn khác nhau, có những rối loạn phải đòi hỏi cần thời gian can thiệp dài mới có thể có được những thay đổi (như rối loạn hành vi ứng xử, tăng động giảm chú ý, ám sợ...).


Tuy nhiên, nếu so sánh với thời gian can thiệp của Indurkhya A. và cs. (2004) và một số tác giả khác trên thế giới thì thời gian can thiệp của chúng tôi lại ngắn hơn nhiều. Điều này có thể giải thích cho những trường hợp kém thuyên giảm hoặc thất bại trong quá trình can thiệp trên nhóm có bệnh [71], [95], [96].

(c) Kết quả công tác theo dõi, phát hiện và can thiệp sớm tại các trường can thiệp

Trong số các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên, bên cạnh các rối loạn thường xuất hiện sớm, rõ rệt và mang tính chất cố định, ít thay đổi và thường liên quan đến các yếu tố sinh học, còn có một số rối loạn liên quan đến các yếu tố tâm lý, môi trường thường dễ thay đổi, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời của một đứa trẻ (ví dụ: trầm cảm, lo âu, các rối loạn do stress tâm lý…). Costello E. Jane và cs. 2003 (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu dọc tại cộng đồng để đánh giá tỷ lệ và sự phát triển của các RLTT & HV của ở trẻ em từ 9 – 16 tuổi. Nghiên cứu thực hiện trên 1420 trẻ từ 9 – 13 tuổi và việc đánh giá các RLTT theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV được thực hiện định kỳ cho đến khi trẻ 16 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình 3 tháng của bất kỳ rối loạn nào là 13,3% (95% CI, 11.7% - 15.0%). Trong suốt thời gian nghiên cứu, 31% trẻ gái và 42% trẻ trai có ít nhất một RLTT. Một số rối loạn như ám sợ xã hội, cơn hoảng sợ, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện có xu hướng tăng lên trong khi một số rối loạn khác như: lo sợ bị chia cắt, tăng động giảm chú ý lại giảm đi [47].

Theo WHO – 2005, chỉ có 10 - 22% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề SKTT được phát hiện bởi các nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đa số còn lại không được phát hiện sớm và không nhận được sự chăm sóc thích hợp về mặt y tế. Bên cạnh đó, còn rất nhiều trẻ có vấn đề về SKTT nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán (các rối loạn dưới ngưỡng) và các rối loạn dưới ngưỡng này có nguy cơ cao phát triển thành các rối loạn rõ rệt khi gặp các điều kiện bất lợi của môi trường sống [119].

Do vậy, việc theo dõi dọc là rất cần thiết để phát hiện sớm các rối loạn. Trong nghiên cứu này, trong 2 năm thực hiện việc theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của học sinh tại các trường can thiệp, đã có 56 học sinh được phát hiện. Trong số này, có 29 học sinh đã được xác định có các rối loạn đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Trong khi đó, ở các trường đối chứng, chỉ 1 học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


có trầm cảm rõ rệt có ý tưởng tự sát được phát hiện bởi giáo viên và gia đình (bảng 3.38).

Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - 16

Tại các trường can thiệp trong nghiên cứu này, sau khi phát hiện học sinh có các biểu hiện bất thường, chúng tôi đã thực hiện việc can thiệp sớm bằng cách phối hợp với giáo viên, y tế học đường tư vấn, hỗ trợ cá nhân, tư vấn cho cha mẹ. Trong số 56 học sinh được phát hiện và can thiệp sớm, có 46 học sinh đã trở lại bình thường, 10 học sinh khác được tư vấn và hỗ trợ nên vẫn tiếp tục duy trì học tập, không có học sinh phải nghỉ học. Tại các trường đối chứng, có 1 học sinh phải nghỉ học đi điều trị tại bệnh viện và sau đó phải xin nghỉ học và chuyển trường do rối loạn nặng không thể học tiếp (bảng 3.39). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc theo dõi phát hiện sớm đã giúp phát hiện được các trường hợp có dấu hiệu bất thường để kịp thời can thiệp, tránh để phát triển thành các rối loạn nặng, khó can thiệp chữa trị. Tại các trường đối chứng, do không có các biện pháp theo dõi, phát hiện sớm nên không phát hiện được các học sinh có dấu hiệu bất thường và chỉ khi các rối loạn trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của học sinh thì học sinh đó mới được đưa đi khám và điều trị. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh buộc học sinh đó phải nghỉ học. Với các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh, thời gian theo dõi 2 năm chưa thể gọi là dài. Nếu có điều kiện theo dõi trong trong một khoảng thời gian lâu hơn, có thể các số liệu còn cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn trong tác động đến sức khỏe tâm thần học sinh.

4.2.2.3. Vấn đề tính bền vững và khả năng duy trì, phát triển của mô hình

Để đánh giá về tính bền vững của mô hình, khả năng duy trì của mô hình, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh các trường can thiệp và cán bộ y tế cơ sở qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan. Bảng 3.40 tổng hợp các ý kiến về kết quả thảo luận nhóm cho thấy nhìn chung, đại đa số người tham dự cho rằng các nội dung công việc trong mô hình can thiệp là cần thiết (95,5%), các hoạt động này có thể thực hiện được (95,5%), các hoạt động can thiệp có ích và hiệu quả (90,9%), mô hình nghiên cứu đã giúp họ có cái nhìn đúng hơn về vấn đề SKTT học sinh và qua đó họ được nâng cao năng lực CSSKTT cho trẻ và các hoạt động này có thể duy trì được (79,5%).


Tuy nhiên, một trong những điều khiến chúng tôi băn khoăn là vấn đề cơ chế, chính sách và kinh phí chi trả cho những người làm công tác CSSKTT học sinh để duy trì hoạt động này tại các trường học. Trong thời gian thực hiện thí điểm mô hình nghiên cứu, những người tham gia đã nhận được kinh phí cho công tác này dù là không lớn. Sau khi nghiên cứu này kết thúc, kinh phí cho hoạt động này không còn được hỗ trợ, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc duy trì mô hình. Khi phỏng vấn, các ý kiến của lãnh đạo nhà trường, giáo viên cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề này và cho rằng, để thực hiện và thực hiện công tác này một cách lâu dài và hiệu quả, cần có các chế độ, chính sách khuyến khích cho những người trực tiếp tham gia. Băn khoăn này của chúng tôi cũng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập. Nguyễn Thọ - 2007 nhận thấy để thực hiện mô hình, cần có các thẩm quyền của cơ chế hành chính nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức mô hình [22]. Tại Hoa Kỳ, Kutash K. và cs. (2006) cho rằng tài chính cho các chi phí CSSKTT học sinh trong mô hình dựa vào trường học có vai trò quan trọng liên quan đến hiệu quả của hoạt động này và chi phí trung bình tính trên một học sinh một năm vào khoảng 172 Đô la Mỹ. Chính phủ, các tổ chức xã hội là những người trang trải các chi phí CSSKTT học sinh [84]. Theo WHO-2005, chỉ có 34 quốc gia (7% các quốc gia trên thế giới) đã có các chính sách rõ ràng về SKTT trong đó có SKTT trẻ em và các chính sách này đã có tác động tích cực rõ rệt đến SKTT trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là một điều bất lợi vì các chính sách về SKTT trẻ em và thanh thiếu niên có thể cải thiện được chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKTT của nhóm đối tượng này [119]. Như vậy, để làm tốt và duy trì công tác CSSKTT học sinh tại các trường học, vẫn cần những cơ chế, chính sách và chế tài hợp lý để hoạt động này được duy trì và phát triển. Tương tự, theo kết quả nghiên cứu và phân tích của chúng tôi, mô hình can thiệp “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên” đã có hiệu quả tốt trên SKTT học sinh cũng như hiệu quả tích cực về mặt xã hội là nâng cao nhận thức của cha mẹ, giáo viên về công tác CSSKTT học sinh và nâng cao năng lực CSSKTT học sinh cho các đối tượng liên quan. Tuy nhiên, cũng giống như mọi hoạt động khác, công tác này cũng cần có kinh phí để hoạt động. Trong tình hình hiện có tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, không có nguồn kinh phí nào chi cho hoạt


động này. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính bền vững và khả năng duy trì hoạt động của mô hình. Theo tôi, trước mắt, để duy trì hoạt động trên cơ sở kinh phí hạn hẹp hoặc không có kinh phí riêng, cần có các chính sách lồng ghép và khuyến khích phi kinh tế với các hoạt động khác như lồng ghép và đưa vào chỉ tiêu đánh giá thi đua trong các hoạt động thường xuyên của các trường như công tác y tế học đường, công tác giáo viên chủ nhiệm, tổ chức đoàn thể trong trường, thường xuyên lồng ghép công tác truyền thông cho cha mẹ học sinh như một hoạt động thường kỳ trong các buổi họp cha mẹ học sinh, kết hợp chặt chẽ với y tế địa phương trong việc kiểm tra và giới thiệu học sinh đi khám chuyên khoa. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao năng lực công tác CSSKTT học sinh cho y tế học đường và giáo viên như một hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm có kiểm tra, đánh giá và có cơ chế khuyến khích khen thưởng động viên kịp thời đối với những cán bộ, giáo viên có kết quả tốt. Nếu làm được các hoạt động trên thì có thể duy trì và phát triển mô hình này để CSSKTT học sinh có hiệu quả mà không quá tốn kém về chi phí và nhân sự.

4.3. Một số hạn chế của quá trình can thiệp

- Do các điều kiện hạn chế về kinh phí, thời gian, nhân lực và can thiệp trên cỡ mẫu lớn nên kết quả can thiệp có phần nào bị hạn chế.

- Một số học sinh không được hưởng thời gian can thiệp và theo dõi đầy đủ do chuyển cấp hoặc mới nhập học.

- Giáo viên tuy hiểu và có thái độ phối hợp tốt trong việc can thiệp, tuy nhiên do lớp đông, phải chạy theo chương trình học nên thời gian quan tâm đặc biệt đến các cháu có vấn đề nhiều khi không triệt để.

- Thời gian can thiệp đối với một số bệnh lý tâm thần là chưa đủ để có kết quả tốt.

- Chưa có điều kiện thực hiện một nghiên cứu đánh giá chi phí hiệu quả của mô hình can thiệp để có thể xem xét về lợi ích kinh tế của mô hình.


KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Về thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên

Tỷ lệ chung của học sinh có rối loạn tâm thần và hành vi là 8,2%. Rối loạn gặp nhiều nhất là trầm cảm, tăng động giảm chú ý và các rối loạn phối hợp.

- Lứa tuổi, stress tâm lý, kiến thức, thái độ của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh là các yếu tố có liên quan đến các rối loạn tâm thần và hành vi.

- Khảo sát KAP của cha mẹ đối với sức khỏe tâm thần học sinh:

+ Kiến thức: chủ yếu ở mức độ kém (77,8%).

+ Thái độ: chủ yếu ở mức độ chưa tốt (57,5%).

+ Thực hành: chủ yếu là thực hành chưa tốt (98,6%).

- Khảo sát KAP của cán bộ, giáo viên đối với sức khỏe tâm thần học sinh:

+ Kiến thức: chủ yếu ở mức độ kém (86,9%), không có mức độ tốt.

+ Thái độ: chủ yếu ở mức độ chưa tốt (56%).

+ Thực hành: chủ yếu ở mức độ chưa tốt (84,5%).

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại các trường chưa được triển khai.

- Các ý kiến của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đều cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh cao.

2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên

2.1 Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh

- Đã thành lập được Ban chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên và do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo làm trưởng ban, với hiệu trưởng các trường làm ủy viên.

- Đã thành lập Đội chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh thuộc các trường can thiệp do hiệu trưởng các trường làm các Nhóm trưởng, với sự tham gia của cán bộ nghiên cứu, nhân viên y tế học đường, y tế địa phương, các giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn thể của trường.


- Đã tổ chức hội thảo, xây dựng được cơ cấu tổ chức, kế hoạch làm việc, cách thức hoạt động của các thành phần trong mô hình nghiên cứu.

- Đã có 2400 lượt phụ huynh lượt cha mẹ được truyền thông.

- Đã tư vấn cho 163 phụ huynh trẻ bệnh với số lượt tư vấn là 585 lượt.

- Truyền thông cho 2400 lượt cha mẹ học sinh.

- Can thiệp sớm bằng các biện pháp cho 163 học sinh có vấn đề SKTT.

- Giám sát mô hình: đã tham gia 18 lần giao ban, giám sát hoạt động truyền thông cho cha mẹ: 4 lần, giám sát chung hoạt động của mô hình 6 lần tại mỗi trường can thiệp.

2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần

Hiệu quả thay đổi KAP của cha mẹ học sinh, giáo viên

- Về KAP của cha mẹ học sinh: có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. Hiệu quả can thiệp về kiến thức đạt 680,1%; thái độ đạt 77%; thực hành đạt 85,5%.

- Về KAP của cán bộ, giáo viên: có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. Toàn bộ các giáo viên được can thiệp đều có kiến thức tốt; hiệu quả can thiệp thái độ đạt 77,8% và thực hành đạt 341,4%.

- Có sự cải thiện rõ rệt về năng lực chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên, cán bộ y tế địa phương, y tế học đường.

Hiệu quả can thiệp trên học sinh

- Hiệu quả trên sức khỏe tâm thần học sinh: trường can thiệp có tỷ lệ học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần giảm rõ rệt so với ở trường không can thiệp và so với trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9% và hiệu quả can thiệp đạt 56,2%.

- Trong 107 học sinh được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi hoàn toàn chiếm 51,4%; 26 học sinh thuyên giảm nhiều chiếm 24,3%; Có 3 học sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%.

Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy mô hình bước đầu được cộng đồng chấp nhận và có tính bền vững.


KHUYẾN NGHỊ


1 – Kiến thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh ở thành phố Thái Nguyên còn chưa tốt. Do vậy, ngành Y tế, ngành Giáo dục và các ngành liên quan cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng (đặc biệt là cha mẹ học sinh và giáo viên) về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 6-15 tuổi nhằm làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tăng cường các yếu tố bảo vệ cho học sinh.

2 - Mô hình can thiệp có hiệu quả tốt ở các trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên nên cần được nghiên cứu nhân rộng sang các trường khác trên địa bàn và các khu vực khác nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh và tăng cường sự hưởng lợi của cộng đồng.

3 - Cần thực hiện thêm các nghiên cứu về chi phí hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo cho phát triển các cơ chế, chính sách trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2024