Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Theo Năng Suất Khai Thác Bình Quân Ngày Câu


Năng suất (kg/mẻ)

Từ bảng 3-16 và đồ thị ở hình 3-5 cho thấy năng suất đánh bắt trung bình trên một mẻ câu của ba tỉnh Bình Định Phú Yên và Khánh hòa là tương đối đồng đều. Chỉ số này chính tỏ nghề câu cá ngừ đại dương, của cả ba địa phương trên, có trình độ kỹ thuật khai thác tương đương nhau và khai thác trên cùng ngư trường, ngay cả kết cấu ngư cụ cũng không có sự khác biệt nhiều.


85.2

85

84.8

84.6

84.4

84.2

84

83.8

83.6

83.4

Series1

Bình Định

Phú Yên

Địa phương

Khánh Hòa

Hình 3-7: Biểu đồ năng suất đánh bắt theo mẻ câu.


3.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo năng suất khai thác bình quân ngày câu

Năng suất đánh bắt theo ngày hoạt động trên biển cũng là một chỉ số phản ảnh chi phí tiêu hao tương tự như năng suất theo mẻ câu. Thời gian một mẻ câu là quá trình liên tục làm việc kể từ khi bắt đầu thả câu đến khi thu xong mẻ câu. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều ngày trên biển, với nhiều lý do khác nhau mà tàu có thể không sản xuất. Hiệu quả kinh tế ở đây muốn đánh giá thêm theo góc độ tận dụng thời gian bám biển để sản xuất. Để thấy rò điều này chúng tôi đã thống kê số liệu sản lượng đánh bắt của nghề câu cá ngừ đại dương của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa để so sánh. Sản lượng đánh bắt trong 6 tháng năm 2009 của mỗi địa phương được trình bày ở bảng 3-17.


Bảng 3-19. Năng suất khai thác bình quân của nghề câu CNĐD theo địa phương


(kg/ngày tàu trên biển)


Tháng

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Chung

1

50

42

46

46.18

2

72

75

74

73.81

3

73

80

77

76.78

4

68

60

64

64.13

5

58

70

64

63.92

6

71

55

63

62.67

Trung bình

65.40

63.76

64.58

64.58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

(Nguồn: Dự án WCPFC)


Hình 3 8 Biểu đồ sản lượng khai thác kg ngày hoạt động trên biển Từ 1


Hình 3-8. Biểu đồ sản lượng khai thác (kg/ngày hoạt động trên biển)


Từ bảng 3-17 và biểu đồ ở hình 3-6 cho thấy năng xuất đánh bắt trong một ngày hoạt động trên biển của đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định cao hơn so với đội tàu câu cá ngừ đại dương của các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Số liệu này chứng tỏ đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định đã tận dụng cao hệ số thời gian bám biển để sản xuất. Điều này có nghĩa là rút ngắn thời gian lưu tàu lại trên biển sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất về mặt sức khỏe cho thuyền viên, chất lượng bảo quản sản phẩm sẽ được nâng cao…

3.4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua hệ số hoạt động của cả đội tàu

Hệ số hoạt động của tàu phản ảnh số ngày hoạt động thực tế của tàu trong thời gian một tháng nhiều hay ít, ký hiệu là BAC. Hệ số hoạt động của cả đội tàu cho biết trong mỗi tháng hoặc tháng nào trong năm thì thời gian tàu hoạt động trên biển là dài


hay ngắn. Chỉ số này cũng được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương thông qua khả năng sử dụng vốn đầu tư của đội tàu trong một tháng là cao hay thấp. Kết quả thống kê hệ số hoạt động của đội tàu câu cá ngừ của tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa được trình bày ở bảng 3-18.

Từ bảng 3-21 cho thấy hệ số hoạt động của đội tàu câu cá ngừ đại dương của các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa có sự khác biệt theo tháng, theo mùa vụ. Như các tháng 1 đầu năm 2009 tàu câu của Bình định hoạt động khá mạnh so với các tỉnh bạn, hệ số hoạt động của đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định (BAC = 0,7) cao hơn nhiều so với tỉnh Phú Yên (BAC = 0,32) và Khánh Hòa (BAC = 0,51). Tại thời điểm tháng 3 năm 2009, hệ số hoạt động của đội tàu câu cá ngừ đại dương các tỉnh tăng nhanh, nhưng cao nhất vẫn là tàu câu của Bình Định (BAC = 0,85) tiếp đến là Khánh Hòa (BAC = 0,75) và cuối cùng là Phú Yên (BAC = 0,65).

Bảng 3-21: Thống kê hệ số hoạt động của đội tàu 3 tỉnh trong 6 tháng năm 2009


Tháng

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Trung bình

1

0,70

0,32

0,51

0,51

2

0,72

0,77

0,75

0,75

3

0,85

0,65

0,75

0,75

4

0,78

0,68

0,73

0,73

5

0,48

0,66

0,57

0,57

6

0,59

0,68

0,59

0,62

Trung bình

0,69

0,63

0,65

0,65

[Nguồn: Dự án Quản lý nghề cá đại dương khu vực Tây Thái Bình Dương – Đông Á]


Cũng từ bảng 3-20 cho thấy thời gian hoạt động trên biển trong một tháng của đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định mặc dù cao hơn các tỉnh khác nhưng cũng chỉ đạt 25÷26 ngày (vào tháng 3) và thấp nhất là 14÷17 ngày (vào tháng 5 và 6).

3.5. Ý kiến đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định

cho thấy:

- Cá ngừ đại dương là sản phẩm có giá trị kinh tế cao khi mà quá trình bảo quản

sản phẩm đảm bảo chất lượng cá cũng như yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, giá bán

52


cá ngừ đại dương phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Vì thế chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng rất lớn tới khả năng và thời gian tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm. Thực tế cho thấy rằng, cá ngừ đại dương chỉ có giá trị cao khi được xuất khẩu sang các nước ngoài, còn nếu tiêu thụ ở nội địa thì giá bán rất thấp.

- Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương của cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng là rất xa bờ do đó thời gian chạy tàu từ cảng đến ngư trường và ngược lại là rất lớn vì thế nhiên liệu tiêu hao nhiều. Từ bảng 3-13 cho thấy chi phí nhiên liệu chiếm 74,34% tổng chi phí sản xuất của chuyến biển. Sự tiêu tốn nhiên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và thu nhập của người lao động.

- Cũng với đặc điểm ngư trường xa bờ như vậy nên sóng gió thường lớn, mặt khác biển Đông là vùng có nhiều bão, áp thấp nhiệt đới và các yếu tố thiên tai khác thường xuyên đe dọa tính mạng của người và tàu cá hoạt động trên đó. Tai nạn xảy ra thì thiệt hại về người và tài sản là rất lớn. Đây là yếu tố tác động lớn vào hiệu quả đánh bắt của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định.

- Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương nằm trên tuyền đường hàng hải quốc tế cho nên luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giữa tàu khai thác thủy sản với tàu hàng, ngoài ra còn liên quan đến luật pháp quốc tế về biển và hàng hải. Tai nạn va chạm tàu giữa tàu hàng và tàu khai thác cá ngừ đại dương thường xảy ra. Với trình độ hiểu biết pháp luật của ngư dân Bình Định còn nhiều hạn chế do trình độ học vấn thấp, thì thiệt hại về kinh tế là khó tránh khỏi.

- Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương cũng là ngư trường của nhiều nghề khai thác thủy sản khác như lưới rê, lưới vây, lưới kéo…vì vậy rất dễ xảy ra xung đột, cạnh tranh giữa các nghề với nhau. Đặc biệt là tàu thuyền lưới rê thường xuyên thả lưới cắt ngang các vàng câu cá ngừ đại dương rồi gây tai nạn. Điều này cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không nhở đến hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương.

Từ những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương

tỉnh Bình Định như đã nêu ở trên, tác giả xin đề xuất một vài ý kiến như sau:

+ Trung tâm khuyến ngư trung ương và địa phương tạo điều kiện hướng dẫn ngư dân phương pháp bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. Đồng thời, Hội nghề cá nên đứng ra xâu đầu mối và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương cho ngư dân. Nếu các nhà


quản lý, hội hiệp nghề cá, cơ quan Khuyến ngư chăm lo đầu ra và chất lượng sản phẩm thì giá trị của cá ngừ đại dương sẽ được nâng cao.

+ Cơ quan quản lý nghề cá Bình Định nên tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ đội hoặc hợp tác xã khai thác cá ngừ đại dương. Tổ chức đội tàu cung ứng và vận tải hoặc thu mua sản phẩm trên biển cho tàu câu cá ngừ đại dương. Nhằm tăng thời gian bám biển và giảm thời gian chạy tàu về bờ hoặc ngược lại để giảm bớt chi phí nhiên liệu do quá trình chạy tàu. Mặt khác, xây dựng các cảng cá ở khu vực Trường Sa đủ điều kiện về hậu cần, tạo nơi neo đậu cho tàu thuyền, cung ứng vật tư, lương thực thực phẩm, chuyển giao sản phẩm… và nghỉ ngơi cho thuyền viên trong thời gian tàu không hoạt động khai thác.

+ Cơ quan quản lý nghề cá địa phương cần có biện pháp để khuyến cáo ngư dân không nên sử dụng tàu quá nhỏ để khai thác cá ngừ đại dương. Với tàu thuyền nhỏ, khả năng chịu đựng sóng gió không cao sẽ rất dễ bị tai nạn trên biển, vừa thiệt hại về người vừa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Với kết quả điều tra và tính toán như ở bảng 3-15 thì thu nhập của người lao động của nhóm tàu có công suất lớn sẽ cao và thỏa mãn được nhu cầu bản thân cũng như gia đình họ. Vì vậy, nên khuyến cáo ngư dân sử dụng cỡ tàu có công suất từ 150-400cv là đảm bảo an toàn trong điều kiện sóng gió ở biển khơi vừa có thu nhập cao.

+ Cơ quan quản lý nghề cá cần có khuyến cáo các chủ tàu sử dụng thuyền viên, đặc biệt là thuyền trưởng phải có trình độ tương xứng với vùng hoạt động của tàu. Thuyền trưởng tàu câu cá ngừ đại dương phải có hiểu biết sâu về luật biển và luật hàng hải để đủ khả năng xử lý khi sự cố xảy ra, đặc biệt là với tàu nước ngoài. Đồng thời cần tổ chức cho những thuyền trưởng này được đào tạo hoặc bồi dưỡng bài bản qua trung tâm huấn luyện nghề cá xa bờ.



1. Kết luận

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định nằm trong ngư trường chung của cả nước. Đây là ngư trường xa bờ, sóng gió lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ của bão và các yếu tố thiên tai. Các đối tượng khai thác chính của nghề câu cá ngừ đại dương là cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, ngoài ra còn có các loại cá khác như cá ngừ vằn, cá cờ...

- Đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định có 453 chiếc, có công suất máy chính từ 40cv đến 440cv tập trung chủ yếu vào nhóm công suất 150÷399cv với 236 chiếc (chiếm 50%) và nhóm công suất 40÷89cv (chiếm 34%). Số tàu có công suất máy lớn hơn 400cv chỉ có 22 chiếc. Kích thước tàu câu cá ngừ đại dương của địa phương cũng đều nhỏ, hầu hết cá tàu đều có chiều dài dưới 15m. Đặc điểm này là trở ngại lớn cho đội tàu vươn ra ngư trường cá ngừ đại dương xa bờ như Bắc Biển Đông và Nam Biển Đông.

- Nghề câu cá ngừ tỉnh Bình Định là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng việc làm và thu hút nhiều lao động cho thu nhập cao. Doanh thu chuyến biển của tàu câu cá ngừ đại dương của nhóm tàu công suất từ 150÷399cv là cao nhất (206.456.000 đồng/tàu/chuyến) và vượt xa doanh thu của nhóm tàu có công suất từ 40÷89cv (127.946.000 đồng / tàu /chuyến). Trong khi đó chi phí sản xuất của chuyến biển lại chênh lệch không lớn, nhóm tàu công suất 150÷399cv có chi phí là 115.155.000 đồng / tàu /chuyến, còn chi phí chuyến biển của nhóm tàu có công suất 40÷89cv là

96.545.000 đồng / tàu /chuyến. Vì thế lợi nhuận của tàu câu cá ngừ đại dương của nhóm tàu công suất từ 150÷399cv là cao nhất (295.286.000 đồng/tàu/chuyến), còn nhóm tàu có công suất 40÷89cv lại thấp nhất (157.991.000 đồng/tàu/chuyến).

- Thu nhập bình quân của người lao động trên tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định cũng khá cao. Thuyền trưởng nhóm tàu 150÷399cv là cao nhất (14.758.000 đồng/người/chuyến), còn nhóm tàu có công suất 40÷89cv cũng thấp nhất (12.349.000 đồng/tàu/chuyến). Thu nhập bình quân của thuyền viên thuộc nhóm tàu 150÷399cv là cao nhất (11.039.000 đồng/người/chuyến), và thu nhập bình quân của thuyền viên thuộc nhóm tàu có công suất 40÷89cv cũng thấp nhất (7.264.000 đồng/tàu/chuyến).


2. Kiến nghị

- Đề nghị cơ quan quản lý nghề cá đầu tư nghiên cứu sâu về nghề câu cá ngừ đại dương của Bình Định nói riêng và cả nước nói chung nhằm nắm kỹ về ngư trường, mùa vụ từ đó tổ chức lại đội tàu theo hướng công nghiệp và hiện đại. Cỡ loại tàu phải như thế nào để đảm bảo an toàn trên biển Đông cũng như đáp ứng yêu cầu chạy trốn khi có bão. Tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ đội hoặc hợp tác xã nhằm nâng cao khả năng giúp đỡ nhau trong sản xuất và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

- Khuyến cáo các chủ tàu nên đầu tư vào công nghệ cao như thiết bị dò tìm cá viễn thám để hạn chế thời gian khai thác không hiệu quả. Trang bị hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, trang thiết bị hàng hải hiện đại để đề phòng các tai nạn như đâm va với tàu hàng, tàu cá khác.

- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đầu tư cho Khoa học công nghệ tập trung thao gỡ những tồn tại về mặt kỹ thuật bảo quản sản phẩm, hỗ trợ ngư dân dự báo ngư trường để giản chi phí di chuyển ngư trường trong chuyến biển. Tạo ra được đội tàu câu cá ngừ của Bình Định nói riêng và cả nước nói chung mạnh về công nghệ, giỏi trong kỹ thuật đánh bắt, tiến bộ trong bảo quản chất lượng sản phẩm, chi phí hợp lý sẽ đưa nghề khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.

- Kiến nghị Tổng cục Thủy sản chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí ngân sách khuyên ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định quản lý công tác đóng mới tàu nghề câu, đào tàu, tuyên truyền hỗ trợ cho ngư dân quy trình bảo quản các ngừ tiên tiến giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch nghề câu cá ngừ đại dương.

- Kiến nghị các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương tạo điều kiện cho phát triển thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam và thương hiệu cá ngừ Việt Nam, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Cảnh, 2004. Báo cáo tổng kết dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và hiện trạng môi trường vùng biển quần đảo Trường Sa” - Viện Nghiên cứu Hải sản.

2. Bùi Đình Chung và CTV, 1997. Kết quả nghiên cứu nguồn lợi và công cụ khai

thác hải sản ở quần đảo Trường Sa. Viện Nghiên cứu Hải sản.

3. Chi cục Khai thác-Bảo vệ nguồn lợi tỉnh Bình Định, 2011. Sổ bộ đăng kiểm

tàu cá.

4. Chi cục Khai thác-Bảo vệ nguồn lợi tỉnh Bình Định, 2006-2010. Bảng tổng

hợp số liệu tàu thuyền nghề cá của tỉnh.

5. Chi cục Khai thác-Bảo vệ nguồn lợi tỉnh Bình Định, 2010. Báo cáo tổng hợp tình hình biến động số liệu tàu thuyền và sản lượng nghề câu cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định từ năm 2003-2010.

6. Trần Định, Đào Mạnh Sơn, 1999. Dẫn liệu ban đầu về tình hình nguồn lợi cá

vùng biển quần đảo Trường Sa Viện. Viện Nghiên cứu Hải sản.

7. Trần Định, Phạm Quốc Huy, 2002. Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus obesus - Lowe, 1839) và cá ngừ vây vàng (Thunnus anbacares - Bonnaterre, 1788) ở vùng biển Việt Nam. Viện Nghiên cứu Hải sản

8. Nguyễn Văn Động, 2000. Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng chà di động cho nghề lưới vây xa bờ khai thác cá ngừ tại Việt Nam”. Trường Đại học Thuỷ sản.

9. Duyên Hải, 2006. Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo

tổng hợp kết quả nghiên cứu- Viện nghiên cứu Hải sản.

10. Nguyễn Văn Kháng, 2011. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” Viện Nghiên cứu Hải sản.

11. Nguyễn Long, 2006. Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Viên Nghiên cứu Hải sản, Báo cáo tổng kết đề tài.

12. Nguyễn Long, 2010. Nghiên cứu ngư trường và công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống (Thunnus albacares; Thunnus obesus) phục vụ nuôi thương phẩm. Viện nghên cứu Hải sản.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí