Kết Quả Và Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Thịt Của Hộ Theo Quy Mô


Từ kết quả chăn nuôi cho thấy: Giá trị gia tăng bình quân trên con tính trên 100kg tăng trọng khi nuôi nhốt đạt lớn nhất với quy mô chăn nuôi 1 - 3 con, sau đó đến quy mô 4-5 con, thấp nhất là trên 5 con. Kết quả đạt được là do với những nguồn lực có hạn như vốn, lao động, thức ăn (thô), hộ chỉ nuôi nhốt 1-3 con sẽ rất dễ ràng chăm sóc, nuôi dưỡng và lựa chọn những con bò thịt tốt nhất để vỗ béo, nên khả năng tăng trọng cao hơn so với những quy mô chăn nuôi khác; khi nuôi nhốt trên 5 con, đồng nghĩa với việc phải kiếm lượng thức ăn gấp 5 lần so với nuôi nhốt 1 con, trên thực tế, hộ chăn nuôi thường phải đi cắt cỏ từ 10 - 15 km/ngày, nên việc cung cấp thức ăn cho bò bị hạn chế, đặc biệt là vào những tháng thiếu cỏ ở mùa đông, do đó bò tăng trọng chậm hơn.

Nếu ta xét về hiệu quả sử dụng lao động thì hộ nuôi nhốt với quy mô 2 con/kỳ chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất, sau đó đến 1 con/kỳ chăn nuôi và hiệu quả thấp nhất với quy mô trên 5 con/kỳ chăn nuôi. Cụ thể: thu nhập hỗn hợp trên một lao động ở quy mô chăn nuôi 4-5 con/kỳ là cao nhất, đạt 63.836 đồng/công; kế tiếp là 1- 3 con/kỳ, đạt 56.978 đồng/công; cuối cùng là quy mô trên 5 con/kỳ, chỉ đạt 51.561 đồng/công. Sở dĩ như vậy là do: số công lao động bỏ ra khác nhau, các khoản chi phí khác nhau và khả năng tăng trọng của bò ở mỗi quy mô khác nhau là khác nhau.

Dựa vào hiệu quả sử dụng lao động, chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn được rằng nuôi nhốt với quy mô 2 con/kỳ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, điều đó chỉ tạm thời đúng tại thời điểm nghiên cứu. Vì ta giả sử nguồn thức ăn là không bị hạn chế (gần nhà), hộ chăn nuôi có đủ vốn, gia đình có thể huy động nhiều lao động cùng lúc… thì có thể nuôi nhốt với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.


Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo quy mô


Chỉ tiêu

ĐVT

Theo quy mô (con)

1-3

4-5

>5

Số hộ điều tra

hộ

22

47

21

Trong đó nuôi nhốt

hộ

6

7

2

I. Chi phí/con/100kg tăng trọng





1. Chi phí trung gian (IC)

đồng

17.080.500

20.220.000

16.371.000

Con giống

đồng

16.145.000

19.095.000

15.340.500

Thức ăn

đồng

926.000

877.000

866.000

Thú y

đồng

9.500

10.500

9.500

Lãi vay

đồng

0

237.500

155.000

2. Khấu hao chuồng trại

đồng

460.500

161.500

155.000

3. Công lao động

công

67

61

75

II. Tổng thu/con/100kg tăng trọng





1. Thu từ sản phẩm chính

đồng

21.145.000

24.095.000

20.190.550

Trọng lượng thịt hơi

cuối kỳ


kg


422,9


481,9


416,3

Giá bán 1kg thịt hơi

đồng/kg

50.000

50.000

48.500

2. Thu từ sản phẩm phụ

đồng

213.500

180.500

202.500

Phân tinh

kg

427

361

405

Giá bán

đồng/kg

500

500

500

III. Kết quả chăn nuôi





1. Giá trị sản xuất (GO)

đồng

21.358.500

24.275.500

20.393.050

2. Giá trị gia tăng (VA)

đồng

4.278.000

4.055.500

4.022.050

3. Thu nhập hỗn hợp (MI)

đồng

3.817.500

3.894.000

3.867.050

IV. Hiệu quả chăn nuôi





1. Hiệu quả chi phí





GO/IC

lần

1,25

1,20

1,25

VA/IC

lần

0,25

0,20

0,25

MI/IC

lần

0,22

0,19

0,24

2. Hiệu quả sử dụng lao động





GO/công

đồng/công

318.784

397.959

271.907

VA/công

đồng/công

63.851

66.484

53.627

MI/công

đồng/công

56.978

63.836

51.561

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 11

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

3.2.4.3. So sánh hiệu quả chăn nuôi bò Mông với chăn nuôi bò Vàng địa phương

Để so sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông và bò Vàng địa phương, chúng tôi đã lựa chọn hình thức nuôi nhốt để so sánh


Bảng 3.17. So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông với chăn nuôi bò Vàng địa phương‌


Chỉ tiêu


ĐVT

Giống bò thịt

Bò Vàng

địa phương

Bò Mông

Số lượng bò điều tra

con

169

32

Trong đó nuôi nhốt

con

3

21

I. Chi phí/con/100kg tăng trọng




1. Chi phí trung gian (IC)

đồng

23.646.500

18.287.000

Con giống

đồng

22.406.500

17.221.000

Thức ăn

đồng

987.500

892.500

Thú y

đồng

14.500

10.000

Lãi vay

đồng

238.000

163.500

2. Khấu hao chuồng trại

đồng

302.000

207.500

3. Công lao động

công

86

65

II. Tổng thu/con/100kg tăng trọng




1. Thu từ sản phẩm chính

đồng

27.006.600

22.220.000

Trọng lượng thịt hơi cuối kỳ

kg

587,1

444,4

Giá bán 1kg thịt hơi

đồng/kg

46.000

50.000

2. Thu từ sản phẩm phụ

đồng

219.500

184.000

Phân tinh

kg

439

368

Giá bán

đồng/kg

500

500

III. Kết quả chăn nuôi




1. Giá trị sản xuất (GO)

đồng

27.226.100

22.404.000

2. Giá trị gia tăng (VA)

đồng

3.579.600

4.117.000

3. Thu nhập hỗn hợp (MI)

đồng

3.277.600

3.909.500

IV. Hiệu quả chăn nuôi




1. Hiệu quả chi phí




GO/IC

lần

1,15

1,23

VA/IC

lần

0,15

0,23

MI/IC

lần

0,14

0,21

2. Hiệu quả sử dụng lao động




GO/công

đồng/công

316.583

344.677

VA/công

đồng/công

41.623

63.338

MI/công

đồng/công

38.112

60.146

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018


Qua bảng 3.17 ta thấy: Chăn nuôi bò Mông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi bò Vàng địa phương. Giá trị gia tăng khi nuôi nhốt giống bò Mông đạt 4.117.000 đồng/con/100kg tăng trọng, trong khi nuôi nhốt giống bò Vàng địa phương chỉ đạt 3.579.600 đồng/con/100kg tăng trọng. Thu nhập hỗn hợp tính trên một công lao động khi nuôi nhốt giống bò Mông đạt bình quân là 60.146 đồng/công cao hơn so với nuôi nhốt giống bò Vàng địa phương (chỉ đạt 38.112 đồng/công). Nguyên nhân là do giống bò Mông có khả năng ăn và khả năng đồng hoá thức ăn cao hơn, thêm vào đó là thể trạng bò Mông tốt hơn nhiều so với giống bò vàng địa phương.

3.2.5. Phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của việc chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn

Có thể khẳng định rằng, đánh giá phát triển sản xuất và tiêu thụ là một hướng đi đúng trong xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xu hướng hội nhập và phát triển, đưa nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Với chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt cũng vậy, nhất là ở huyện Pác Nặm chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt đã và đang góp phần to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện.

Qua đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt của huyện, ta có thể thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn trong chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt. Công cụ SWOT dưới đây được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra định hướng và các giải pháp chiến lược trong phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt của huyện trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Phân tích SWOT được thể hiện qua bảng 3.18:


Bảng 3.18. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm

Điểm mạnh

Điểm yếu

- S1 Có Chợ buôn bán bò nổi tiếng khu khu vực miền Bắc cả nước và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- S2 Dân tộc Mông có kinh nghiệm và có khả năng chăn nuôi bò vỗ béo (hình thức nuôi nhốt) rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- S3 Có giống bò Mông với trọng lượng và tỷ lệ thịt xẻ tương đối cao, chất lượng thịt ngon và rất an toàn (là nguồn gen quý).

- S4 Đội ngũ thú y viên và khuyến nông viên cơ sở có trình độ, nhiệt tình.

- S5 Có hệu thống thu gom địa phương rất năng động.

- S6 Có thể tăng quy mô đàn từ thông qua việc chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả.

- S7 Hộ chăn nuôi bò thịt có thể đạt HQKT cao từ việc áp dụng hình thức nuôi nhốt.

- S8 Nuôi nhốt bò có độ tuổi từ 24 - 36 tháng mang lại HQKT cao nhất.

- W1 Cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối còn rất hạn chế để phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi bò thịt.

- W2 Đa phần các hộ chăn nuôi trong huyện chỉ áp dụng việc chăn nuôi bò thịt theo hình thức bán chăn thả có hiệu quả kinh tế thấp.

W3 Giống bò thịt ở huyện phần lớn là giống bò vàng địa phương có trọng lượng cũng như tỷ lệ thịt xẻ thấp (bò cóc).

- W4 Quá trình giao phối đàn bò hiện nay hoàn toàn tự nhiên.

- W5 thiếu bãi chăn thả để chăn nuôi bò thịt theo hình thức bán chăn thả.


Điểm mạnh

Điểm yếu

Cơ hội

Thách thức

- O1 Huyện Pác Nặm đang trong giai đoạn thực hiện dự án phát triển bò thịt chất lượng cao thành hàng hóa theo chuỗi giá trị miền núi phía bắc (2018 - 2023).

- O2 Nhu cầu tiêu dùng thịt bò ngày càng cao, đặc biệt là thịt bò có chất lượng và an toàn.

- O3 Diện tích đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng ở huyện còn tương đối lớn có thể tận dụng trồng cỏ.

- O4 Có một lượng bò lớn từ ngoài huyện thường xuyên mang tới để tiêu thụ.

- O5 Các lái buôn ngoài tỉnh thường xuyên tới các chợ đầu mối của huyện để thu mua bò.

- O6 Có sự hỗ trợ về vốn phát triển chăn nuôi - tiêu thụ bò thịt từ tổ chức IFAD (Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế) trong tương lai.

- O7 Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tiến bộ, đã đem lại những thành tựu về năng suất, chất lượng giống mới bất ngờ.

- O8 Sự quan tâm từ phía chính

quyền địa phương đến việc phát triển đàn bò thịt.

- T1 Đàn bò nói chung và số bò Mông nói riêng có khả năng bị sụt giảm đáng kể trong những năm tiếp theo nếu tiêu thụ bò thịt chưa có sự định hướng.

- T2 Số lượng bò trưởng thành ngày càng ít để có thể thực hiện hay áp dụng hình thức nuôi nhốt nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- T3 Thịt bò Pác Nặm phải cạnh tranh với thịt bò ở các tỉnh lân cận (Bắc Kạn, Tuyên Quang) và thịt bò Trung Quốc...

- T4 Thiếu thức ăn sử dụng chăn nuôi bò thịt.

- T5 Hàng năm lượng bò chết rét cao do rét, mưa bão.

- T6 Người chăn nuôi bò bị ép giá do khoảng cách tới nơi tiêu thụ xa, đi lại khó khăn, tốn kém.

- T7 Mưa nhiều làm cản trở việc mua bán tại các chợ đầu mối.


Dựa trên bảng phân tích SWOT, ta có thể kết hợp giữa bốn thành phần trên để thấy được một số phương hướng phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trong thời gian tới:

* Về hoạt động chăn nuôi:

- Sự kết hợp S3T1 và O7W4 cho ta biết: Hộ chăn nuôi bò thịt và chính quyền địa phương cần có các biện pháp giữ và nhân rộng giống bò Mông - Nguồn gen quý của địa phương; Có kế hoạch thay thế giống bò vàng bằng giống bò Mông.

- Sự kết hợp S4O7: Tập huấn, đào tạo có bài bản cho đội ngũ thú y viên cơ sở và khuyến nông viên cơ sở những kiến thức và thực tiễn về giữ tinh đông lạnh và thụ tình nhân tạo.

- Sự kết hợp S6S7T2 và W2O6: Cần có sự phối hợp giữa hai hình thức chăn nuôi. Chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả để tăng đàn (gia tăng quy mô đàn bò); chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộ chăn nuôi.

- Sự kết hợp S7O4 và O4W3: Khuyến cáo các hộ chăn nên lựa chọn và mua những con bò ngoài địa phương thật tốt để có thể thay thế giống bò chưa tốt hiện có ở gia đình hoặc để sử dụng nuôi nhốt rồi bán rồi lại lấy vốn quay vòng.

- Sự kết hợp S6O1O6, O3W5 và O8T4: Tăng quy mô đàn đồng thời phải chú ý tới thức ăn cho bò trên cơ sở tăng diện tích trồng cỏ và quy hoạch bãi chăn thả riêng phục vụ các hộ chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả.

- Sự kết hợp S2O1 và S4T5: Tập huấn những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về chăn nuôi bò thịt theo hình thức nuôi nhốt (học tập kinh nghiệm người Mông) và hình thức bán chăn thả có sự kết hợp tiên tiến nhất cho hộ chăn nuôi.

* Về hoạt động tiêu thụ bò thịt:

- Sự kết hợp O8T1T2: Chính quyền địa phương kết hợp với hộ chăn nuôi phải có sự kiên quyết không bán những con bò giống tốt (như bò đực Mông đủ phẩm chất làm giống, bò cái khoẻ mạnh đang trong độ tuổi sinh sản) thông qua việc xem xét biện pháp, cách thức hỗ trợ kinh phí hợp lý trên nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án.


- Sự kết hợp S7S8T2: Chỉ nuôi nhốt để vỗ béo các con bò không đạt tiêu chuẩn làm giống ở địa phương (tốt nhất đối với bò từ 24 - 36 tháng tuổi) rồi bán nhằm đem lai hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Sự kết hợp S5T6 và S1S5O5O8: Chính quyền địa phương có những chính sách tác động giúp hộ chăn nuôi bò thịt, chủ thu gom lớn nhỏ địa phương và các lái buôn ngoài tỉnh có mối liên hệ chặt chẽ và kết hợp tốt hơn nhằm đem lại lợi ích cụ thể cho các bên (hộ chăn nuôi không phải đi quá xa và không bị ép giá; chủ thu gom và các lái buôn ngoài tỉnh cạnh tranh bình đẳng; Chính quyền địa phương đạt được những mục tiêu, kế hoạch phát triển đàn bò của mình).

- Sự kết hợp W1O8 và W1T7: Cần nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối buôn bán bò ở địa phương, đặc biệt là Chợ bò Nghiên Loan.

- Sự kết hợp S1S3S5T3: Hộ chăn nuôi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo của dân tộc Mông để tạo nên sản phẩm bò thịt ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm; dựa trên thị trường tiêu thụ rộng khắp miền Bắc, những thu gom địa phương cũng cần phải quả bá hình ảnh sản phẩm bò thịt của địa phương trong quá trình tiêu thụ.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm

3.3.1. Thay đổi cơ cấu giống

Chất lượng giống có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt. Với thực trạng giống bò thịt hiện có của địa phương, phần lớn là giống có năng suất thấp, chính vì vậy giải pháp về giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt ở địa phương. Việc cải tạo chất lượng giống bò thịt ở Pác Nặm theo hướng nâng cao năng suất thịt là giải pháp mang tính chiến lược bền vững, góp phần làm tăng nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi bò thịt ở Pác Nặm cả về lượng và chất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022