Bảng 3.10. Cơ cấu đàn bò Mông của hộ chia theo độ tuổi
Tổng số | Chia ra theo độ tuổi (tháng tuổi) | ||||
1 - 12 | 13 - 24 | 25 - 36 | >36 | ||
I - Số lượng (con) | 212 | 40 | 25 | 48 | 99 |
1. Theo xã điều tra | |||||
- Xã Nghiên Loan | 92 | 15 | 8 | 17 | 52 |
- Xã Công Bằng | 42 | 7 | 5 | 10 | 20 |
- Xã Nhạn Môn | 78 | 18 | 12 | 21 | 27 |
2. Theo dân tộc | |||||
- Dân tộc Tày | 70 | 16 | 3 | 15 | 36 |
- Dân tộc Nùng | 28 | 6 | 4 | 4 | 14 |
- Dân tộc Mông | 78 | 11 | 14 | 24 | 29 |
- Dân tộc Dao | 23 | 4 | 4 | 3 | 12 |
- Dân tộc khác | 13 | 3 | 0 | 2 | 8 |
II - Cơ cấu (%) | 100,00 | 18,87 | 11,79 | 22,64 | 46,70 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Chăn Nuôi Bò Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Kạn
- Tình Hình Dịch Bệnh Và Công Tác Thú Y Trên Đàn Bò
- Kết Quả Và Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Thịt Của Hộ Theo Quy Mô
- Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương Theo Hướng “Mông” Hoá
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
3.2.2.2. Hình thức chăn nuôi bò Mông của các hộ
Bảng 3.11. Hình thức chăn nuôi bò của nông hộ
ĐVT | Tổng | Bán chăn thả | Nuôi nhốt | ||||
SL | CC (%) | SL | CC (%) | SL | CC (%) | ||
1. Số hộ điều tra | hộ | 90 | 100,00 | 74 | 82,22 | 16 | 17,78 |
2. Số lượng bò | con | 212 | 100,00 | 182 | 85,85 | 30 | 14,15 |
- Bò vàng địa phương | con | 169 | 79,72 | 166 | 91,21 | 3 | 10,00 |
- Bò Mông | con | 32 | 15,09 | 11 | 6,04 | 21 | 70,00 |
- Giống khác | con | 11 | 5,19 | 5 | 2,75 | 6 | 20,00 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018
Qua bảng 3.11 ta thấy: trong 90 hộ điều tra có 212 con bò, 74 hộ áp dụng hình thức bán chăn thả (chiếm 82,22 số hộ) ứng với 182 con bò (chiếm 85,85% số bò), còn lại 16 hộ áp dụng hình thức nuôi nhốt (chiếm17,78% số hộ) tương ứng với 30 con bò (chiếm 14,15% số bò). Ở hình thức bán chăn thả, số lượng bò vàng địa phương chiếm cơ cấu cao nhất (91,21% lượng bò); ngược lại, ở hình thức nuôi nhốt, giống bò Mông chiếm cơ cấu cao nhất (70% lượng bò). Theo nhận định chủ quan của hộ áp dụng hình thức nuôi nhốt thì trong các giống bò, giống bò Mông rất phù hợp với hình thức nuôi nhốt và mang lại lợi nhuận hơn cả.
3.2.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò Mông của nông hộ
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng thức ăn cho bò Mông
ĐVT: %
Kiểu bán chăn thả | Kiểu nuôi nhốt | |||
Sử dụng | Chưa sử dụng | Sử dụng | Chưa sử dụng | |
Sử dụng cỏ tự nhiên | 100,00 | 0,00 | 100,00 | 0,00 |
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp | 100,00 | 0,00 | 100,00 | 0,00 |
Sử dụng cỏ trồng | 31,58 | 68,42 | 41,46 | 58,54 |
Sử dụng thức ăn tinh | 26,31 | 73,68 | 100,00 | 0,00 |
Bỗng rượu | 15,79 | 84,21 | 56,00 | 44,00 |
Kiểu nuôi nhốt có 41,46% số hộ có sử dụng cỏ trồng để chăn nuôi bò, còn kiểu chăn thả chỉ có 31,58% số hộ có sử dụng, tuy nhiên lượng sử dụng kiểu chăn thả ít, một năm chưa đủ cỏ trong vòng một tháng. Bên cạnh đó cỏ trồng chủ yếu là cỏ voi, khả năng chịu hạn và chịu rét kém.
Bò thịt chủ yếu được người dân bán cho thu gom, lái buôn. Thu gom nhỏ thường tới tận nhà để tìm mua. 100% hộ người Mông dắt bò ra chợ bán.
3.2.2.4. Hoạt động tập huấn chăn nuôi bò Mông của các hộ điều tra
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn huyện có mở các lớp tập huấn về chăn nuôi bò theo kỹ thuật mới và kỹ thuật nuôi vỗ béo cho bò. Nội dung tập huấn rất đa dạng bao gồm: Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi, quy trình chăn nuôi và kỹ thuật chọn giống, phòng trừ dịch bệnh và được người dân áp dụng vào chăn nuôi.
Bảng 3.13. Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò của các hộ điều tra
Nội dung tập huấn | Số hộ tham gia (hộ) | Số hộ áp dụng kỹ thuật thực hiện vào trong chăn nuôi (hộ) | |||||
QMN | QMV | QML | QMN | QMV | QML | ||
1 | Xây dựng chuồng trại và vệ sinh trong chăn nuôi bò | 2 | 2 | 3 | 0 | 2 | 2 |
2 | Kỹ thuật vỗ béo bò | 2 | 6 | 7 | 1 | 4 | 6 |
3 | Quy trình chăn nuôi bò | 5 | 9 | 11 | 3 | 8 | 10 |
4 | Kỹ thuật chọn bò giống tốt | 3 | 3 | 4 | 1 | 3 | 4 |
5 | Phòng trừ dịch bệnh cho bò | 2 | 3 | 3 | 2 | 1 | 2 |
Tổng cộng: | 14 | 23 | 28 | 7 | 18 | 24 |
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Theo từng nội dung tập huấn có 65 hộ tham gia, và có đến 49 hộ áp dụng các nội dung được tập huấn vào chăn nuôi và cho hiệu quả rò rệt. Cụ thể quy mô nhỏ có 14 hộ tham gia tập huấn và cũng có 07 hộ áp dụng vào chăn nuôi.
Có 23 hộ quy mô vừa tham gia tập huấn và 18/23 hộ áp dụng vào chăn nuôi. Theo phiếu điều tra có 24/29 hộ tham gia tập huấn nhưng theo từng nội dung có 28 hộ. Một số hộ đã tham gia 2 - 3 nội dung tập huấn. Điều này chứng tỏ người dân thực sự muốn nâng cao hiệu quả chăn nuôi, và phương pháp tập huấn thu hút được sự chú ý của người dân chăn nuôi.
3.2.3. Tình hình tiêu thụ bò Mông của nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm
3.2.3.1. Các tác nhân tham gia vào quá trình tiêu thụ bò Mông trên địa bàn huyện
Người chăn nuôi bò trên địa bàn đóng vai trò vừa là “người sản xuất” vừa là người bán và đồng thời cũng vừa là người mua bò.
Hệ thống thu gom địa phương (trên địa bàn huyện Pác Nặm) có thể chia làm 2 loại: thu gom lớn và thu gom nhỏ.
- Huyện Pác Nặm có gần 100 thu gom nhỏ. Đặc điểm của những chủ thu gom nhỏ là đi mua bò từ các thôn bản trong tỉnh và ngoài tỉnh với số lượng thu gom từ 2 - 5 con/phiên chợ, mang về nhà nuôi 5-10 ngày sau đó mang ra chợ hoặc các điểm thu gom bán cho các lái buôn ngoại tỉnh (chiếm 80% tổng số bò họ mua), phần còn lại bán lại cho các thu gom lớn tại tỉnh (chiếm 20%).
- Thu gom lớn thường thu mua từ 50 - 60 con/phiên chợ. Cả huyện có 4 chủ thu gom lớn. Họ trực tiếp đi mua tại chợ đầu mối hoặc mua lại của thu gom nhỏ. Sau đó họ thuê xe chở bán cho các lò mổ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (ví dụ ông Đinh Văn Chân - xã Nghiên Loan - Pác Nặm), tỷ lệ chiếm khoảng 80% tổng số bò họ mua được, khi không tiện vận chuyển trong một số trường hợp (chưa gom đủ số lượng, được giá…) chủ thu gom lớn bán lại cho các lái buôn từ tỉnh khác lên, phần này chiếm khoảng 20% tổng số lượng bò mua được.
Lái buôn từ ngoài tỉnh: Họ thường tới vào các ngày có phiên chợ ở các điểm đầu mối. Cùng với phương tiện vận chuyển của mình (ô tô trọng tải khoảng 5 tấn) họ mua lại bò từ các chủ thu gom nhỏ và lớn ở địa phương, ngoài ra họ cũng trực tiếp thu mua của người chăn nuôi mang bán.
3.2.3.2. Số lượng bò Mông tiêu thụ trên địa bàn
Số lượng bò được trao đổi mua bán trên địa bàn huyện trong năm 2018 được thể hiện qua bảng số liệu 3.14:
Bảng 3.14. Số lượng bò Mông được tiêu thụ trên thị trường
ĐVT: con
Người chăn nuôi bò (bán) | |||
Tổng số | Trong huyện | Ngoài huyện | |
1. Số lượng bò mang tới các chợ đầu mối | 54.000 | 16.200 | 37.800 |
2. Số lượng bò được bán | 32.400 | 9.720 | 22.680 |
2.1. Bán cho người chăn nuôi bò trong huyện | 8.748 | 1.944 | 6.804 |
2.2. Số lượng bò thực tế được tiêu thụ | 23.652 | 7.776 | 15.876 |
- Bán cho chủ thu gom nhỏ | - | 4.860 | - |
- Bán cho chủ thu gom lớn | - | 1.944 | - |
- Bán cho lái buôn ngoài tỉnh | - | 972 | - |
Nguồn: Trạm Thú y huyện Pác Nặm, 2018
Nhờ có các điểm chợ đầu mối thu hút các thu gon lớn nhỏ, lái buôn từ tỉnh khác và đặc biệt có sự tham gia của rất nhiều người chăn nuôi từ ngoài địa phương tới cùng mua bán, trao đổi bò thịt, làm cho số lượng tiêu thụ bò thịt hàng năm của huyện rất cao. Cụ thể, năm 2018, người chăn nuôi bò trong huyện đã mang tới các chợ đầu mối 16.200 con và bán được 9.720 con và số lượng tiêu thụ ra khỏi huyện là 7.776 con; đồng thời họ mua bò từ người chăn nuôi ngoài huyện với số lượng 6.804 con.
3.2.3.3. Kênh tiêu bò Mông của các nông hộ
20%
Người chăn nuôi
Thu gom lớn địa phương
Thu gom nhỏ địa phương
Lái buôn ngoài tỉnh
20% 60% 20%
20%
Lò mổ ngoài tỉnh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây…)
80%
80%
100%
Sơ đồ 3.2. Kênh tiêu thụ bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm
Qua sơ đồ 3.2 ta thấy: Bò Mông trên địa bàn huyện Pác Nặm được tiêu thụ qua ba đầu mối chính gồm: Người thu gom lớn (chiếm 20%), người thu gom nhỏ (chiếm 60%), lái buôn ngoài tỉnh (chiếm 20%).
3.2.4. Hiệu quả chăn nuôi bò Mông của nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm
3.2.4.1. Hiệu quả chăn nuôi bò Mông theo các hình thức chăn nuôi
Ở hình thức bán chăn thả, sau khi tổng hợp số liệu từ 95 con bò đã được các hộ tiêu thụ trong năm 2018, chúng tôi thấy, bình quân mỗi kỳ chăn nuôi là 37 tháng/con.
Ở hình thức nuôi nhốt, sau khi tổng hợp số liệu từ 90 con bò đã được các hộ tiêu thụ trong năm 2018, chúng tôi thấy, bình quân mỗi kỳ chăn nuôi vỗ béo là 3 tháng/con.
Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt, chúng tôi tính các chỉ tiêu chi phí và tổng thu trên 100kg thịt tăng/con.
Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo các hình thức được thể hiện ở bảng 3.15:
Bảng 3.15 cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động của các hộ chăn nuôi bò thịt theo hình thức nuôi nhốt cao hơn so với của các hộ theo hình thức bán chăn thả. Nguyên nhân là ở hình thức nuôi nhốt, bò được hộ chăn nuôi nhốt hoàn toàn và cung cấp đủ thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao (thức ăn thô và tinh), nước uống cũng như điều kiện chăm sóc khác tốt hơn (vệ sinh, giữ ấm cho bò vào mùa đông…), nên dẫn đến tăng trọng nhanh và cho năng suất cao hơn so với ở hình thức bán chăn thả. Cụ thể: thu nhập hỗn hợp trên một công lao động ở hình nuôi nhốt, đạt 57.343 đồng/công, cao hơn so với công lao động phổ thông tại địa phương (50.000 đồng/công); ở hình thức bán chăn thả đạt 26.267 đồng/công, thấp hơn so với công lao động phổ thông tại địa phương - Đó là một thực tế khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Tuy nhiên trong nông nghiệp, ngoài mục đích lợi nhuận vấn đề được quan tâm nhất vẫn là giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi (không nằm trong độ tuổi lao động) của gia đình, người nông dân thường có quan niệm “lấy công làm lãi”, họ chỉ kỳ vọng bỏ ra một số tiền sau một chu kỳ sản xuất sẽ thu lại được số tiền lớn hơn, không quan tâm tới công sức bỏ ra.
Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo hình thức chăn nuôi
ĐVT | Hình thức chăn nuôi bò thịt | ||
Bán chăn thả | Nuôi nhốt | ||
Số hộ điều tra | hộ | 74 | 16 |
Quy mô bò thịt bình quân/hộ | con/hộ | 2,46 | 1,88 |
I. Chi phí/con/100kg tăng trọng | |||
1. Chi phí trung gian (IC) | đồng | 979.500 | 18.957.500 |
Con giống | đồng | 775.000 | 17.869.500 |
Thức ăn | đồng | 0 | 904.500 |
Thú y | đồng | 6.500 | 10.500 |
Lãi vay | đồng | 198.000 | 173.000 |
2. Khấu hao chuồng trại | đồng | 292.500 | 219.500 |
3. Công lao động | công | 180 | 67 |
II. Tổng thu/con/100kg tăng trọng | đồng | ||
1. Thu từ sản phẩm chính | đồng | 5.805.000 | 22.819.500 |
Trọng lượng thịt hơi cuối kỳ | kg | 135 | 461 |
Giá bán 1kg thịt hơi | đồng/kg | 43.000 | 49.500 |
2. Thu từ sản phẩm phụ | đồng | 195.000 | 199.500 |
Phân tinh | kg | 390 | 399 |
Giá bán | đồng/kg | 500 | 500 |
III. Kết quả chăn nuôi | |||
1. Giá trị sản xuất (GO) | đồng | 6.000.000 | 23.019.000 |
2. Giá trị gia tăng (VA) | đồng | 5.020.500 | 4.061.500 |
3. Thu nhập hỗn hợp (MI) | đồng | 4.728.000 | 3.842.000 |
IV. Hiệu quả chăn nuôi | |||
1. Hiệu quả chi phí | |||
GO/IC | lần | 6,13 | 1,21 |
VA/IC | lần | 5,13 | 021 |
MI/IC | lần | 4,83 | 0,20 |
2. Hiệu quả sử dụng lao động | |||
GO/công | đồng/công | 33.333 | 343.567 |
VA/công | đồng/công | 27.892 | 60.619 |
MI/công | đồng/công | 26.267 | 57.343 |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ hiệu quả chi phí thì thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí ở hình thức bán chăn thả (4,83 lần) cao hơn nhiều so với ở hình thức nuôi nhốt (0,2 lần). Là do chi phí đầu tư khi áp dụng hình thức bán chăn thả thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư cho nuôi nhốt. Bởi vì: khi áp dụng hình thức bán chăn thả, đầu tư cho con giống nhỏ, thậm chí chỉ là chi phí khấu hao bò sinh sản khi bò mẹ trong đàn sinh ra bê giống, thêm vào đó không phải tốn chi phí thức ăn cho bò trong thời kỳ chăn nuôi, chỉ tốn công lao động; ở hình thức nuôi nhốt, con giống đưa vào để vỗ béo phải đủ 24 tháng tuổi trở lên nên giá trị con giống cao, thêm vào đó, phải đầu tư thêm thức ăn tinh ngoài thức ăn thô xanh cho bò, nên có chi phí thức ăn trong chu kỳ chăn nuôi.
Có thể khẳng định chắc chắn rằng, hình thức nuôi nhốt mang lại hiệu quả sử dụng lao động cao nhất trong các hình thức chăn nuôi đã và đang được một số hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn áp dụng, nhưng sẽ không bền vững nếu không có sự kết hợp với hình thức bán chăn thả, do nuôi nhốt chỉ thực hiện được khi bò đã đủ 24 tháng tuổi trở lên và chỉ nuôi nhốt hoàn toàn trong thời gian 3 tháng, nên nó không góp phần gia tăng quy mô đàn bò, trái lại còn làm giảm nhanh chóng nếu nhiều hộ cùng áp dụng hình thức chăn nuôi này cùng lúc. Hình thức bán chăn thả tuy không đạt hiệu quả sử dụng lao động cao nhưng lại đạt được hiệu quả chi phí (bỏ ít vốn hơn), mặt khác nó góp phần “tạo công ăn việc làm” cho những lao động nhàn rỗi không trong độ tuổi lao động và điều quan trọng nhất là có thể gia tăng quy mô đàn bò thịt trên địa bàn.
3.2.4.2. Hiệu quả chăn nuôi bò Mông theo quy mô nuôi
Trong hình thức nuôi nhốt, hộ chăn nuôi ở địa phương thường chỉ nuôi khoảng 2 con/ kỳ chăn nuôi (3 tháng), số liệu điều tra là 1,88 con/hộ/kỳ chăn nuôi. Để làm rò mỗi gia đình nuôi nhốt với quy mô bao nhiêu con trong một kỳ chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo quy mô, cụ thể như sau: