Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương Theo Hướng “Mông” Hoá


* Mục tiêu giải pháp về giống

Cải thiện đàn bò thịt hiện đang nuôi dưỡng tại huyện Pác Nặm theo hướng “Mông” hoá - to về tầm vóc, tăng trọng lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ cao, thích nghi với điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu tại Pác Nặm, phù hợp với các hình thức chăn nuôi bò thịt của huyện.

* Cải tạo giống bò thịt hiện tại theo hướng “Mông” hoá

- Quan điểm về cải tạo đàn bò thịt ở Pác Nặm

Với tầm vóc bé, trọng lượng nhỏ và tỷ lệ thịt xẻ thấp của giống bò vàng địa phương là nguyên nhân chính làm cho năng suất trong chăn nuôi bò thịt thấp, giá thành sản xuất sản phẩm cao. Có hai hướng nâng cao được năng suất chăn nuôi bò thịt ở Pác Nặm: một là, thay thế hoàn toàn các giống cũ bằng các giống mới có năng suất cao phù hợp với địa phương; hai là, cải tạo đàn giống hiện đang nuôi dưỡng theo hướng nâng cao năng suất thịt.

Trong thực trạng chăn nuôi bò thịt hiện nay ở Pác Nặm (có tới 80% là giống bò vàng địa phương), thì việc thay thế tới 80% giống bò hiện đang nuôi dưỡng bằng giống mới có năng suất cao hơn là không khả thi với một số lý do chính sau: Chi phí thay đổi giống cho toàn huyện là rất lớn và không thể giải quyết ngay trong một thời gian ngắn, việc thay đổi còn phụ thuộc vào nguồn cung ứng giống; thêm vào đó, những giống mới được thay thế cần phải thích nghi được với điều kiện tự nhiên, và điều kiện chăn nuôi của địa phương.

Như vậy, cải tạo đàn bò vàng địa phương về tầm vóc và trọng lượng là giải pháp phù hợp với đặc điểm chăn nuôi ở Pác Nặm nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò thịt. Trên địa bàn Pác Nặm và những vùng lân cận có giống bò Mông đạt những tiêu chuẩn làm giống và đó cũng là một nguồn gen quý của cả nước nói chung và của huyện nói riêng. Trong thời gian từ nay tới 2015, thực hiện việc cải tạo đàn bò địa phương theo hướng “Mông” hoá là giải pháp khả thi nhất.


* Công tác cải tạo đàn bò thịt địa phương theo hướng “Mông” hoá:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Thống kê và lựa chọn bò cái sinh sản đủ tiêu chuẩn.

- Bình tuyển bò đực Mông.

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 12

- Loại thải các bò không đủ tiêu chuẩn làm giống (thiến đực cóc hoặc vỗ béo để bán)

- Chỉ sử dụng bò đực Mông đã qua bình tuyển thụ tinh trực tiếp hoặc gián tiếp (thụ tinh nhân tạo) cho số bò cái sinh sản đủ tiêu chuẩn.

Để quá trình cải tạo đàn bò thịt nhanh và hiệu quả, cần: thành lập hệ thống kỹ thuật viên làm công tác giống ở khắp các xã trên địa bàn huyện; mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi bò đực giống và chăm sóc bò cái sinh sản cho hộ chăn nuôi; các kỹ thuật viên làm công tác lấy tinh của những bò đực Mông đạt tiêu chuẩn qua bình tuyển (có chính sách hỗ trợ về kinh phí cho hộ chăn nuôi, chăm sóc thoả đáng) - Giữ tinh đông lạnh của giống bò đực Mông (nếu cần), sau đó tiến hành thụ tinh nhân tạo cho những bò cái đủ tiêu chuẩn của các hộ dựa trên chu kỳ sinh sản của bò cái và sự ủng hộ từ phía hộ chăn nuôi; thường xuyên mở lớp tập huấn để các hộ chăn nuôi cập nhật kiến thức tiên tiến nhất về chăn nuôi bê đến 24 tháng tuổi, đồng thời bình tuyển những con bò bước vào tuổi trưởng thành, nếu đạt tiêu chuẩn thì khuyến cáo, có chính sách hỗ trợ hộ để lại làm giống, nếu không đạt tiêu chuẩn, khuyến khích hộ nhanh chóng đưa vào nuôi nhốt vỗ béo rồi bán.

Chúng tôi dự kiến, nếu thực hiện tốt giải pháp này, đến năm 2025 sẽ cải tạo được khoảng 60% giống trong đàn.

Cải tạo giống bò địa phương theo hướng “Mông” hoá được tóm tắt bằng sơ đồ 3.3:


BÒ CÁI SINH SẢN

BÒ CÁI TƠ

NUÔI NHỐT

(Vỗ béo trong thời gian 3 tháng)

Hệ thống thu gom địa phương và lái buôn ngoài tỉnh

Bê đực được bú sữa

Bê cái được bú sữa

Lấy tinh

Bê cái sinh trưởng


BÒ ĐỰC MÔNG

Bê đực sinh trưởng

Sơ đồ 3.3. Cải tạo đàn bò địa phương theo hướng “Mông” hoá


3.3.2. Tăng cường chủ động về thức ăn

Chế biến một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò: Những công nghệ chế biến này phải đảm bảo đơn giản dễ áp dụng không tốn kém và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chế biến rơm bằng Urê để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho bò:

Đây là một loại phụ phế phẩm nông nghiệp khá lớn cần được sử dụng có hiệu quả. Nhưng hiện nay phần lớn rơm bị bỏ lại trên đồng ruộng hoặc đốt thành tro làm phân bón. Rơm chưa chế biến chứa nhiều chất xơ, rất khó tiêu hoá, nghèo protein, và muối khoáng nên trâu bò không ăn được nhiều.

- Áp dụng hệ thống chăn nuôi trồng cây thức ăn dưới tán cây hoặc hàng rào quanh vườn:

Ở huyện Pác Nặm có số lượng đáng kể về diện tích đất rừng. Lợi dụng cây thức ăn mọc dưới tán để chăn nuôi đây là phương thức có nhiều ý nghĩa. Cái lợi của phương thức chăn nuôi bò dưới tán cây là:

+ Tăng độ phì của đất do phân và nước tiểu của con vật thải ra.

+ Bớt cỏ dại trên đất trồng.

+ Tăng giá trị trên một đơn vị diện tích từ sản phẩm của cây và của gia súc.

+ Lợi dụng bóng mát, giảm nhiệt cho gia súc vào mùa nóng.

Trồng một số loại cây họ đậu và cây bụi vừa là cây thức ăn gia súc vừa có tác dụng chống xói mòn và làm giầu dinh dưỡng cho đất. Ví dụ cây keo dậu là cây được rất nhiều nước nhiệt đới nghiên cứu và áp dụng, được coi là cây thức ăn gia súc nhiệt đới lý tưởng.

- Quy hoạch và sử dụng đất trống, nghèo dinh dưỡng để trồng một số loại cỏ có năng suất cao như cỏ voi, cỏ VA 06....

Nếu thực hiện tốt giải pháp này, dự kiến đến 2013 hộ chăn nuôi trên địa bàn sẽ đủ cỏ cho chăn nuôi bò thịt trong cả năm.


3.3.3. Tổ chức tốt mạng lưới thị trường

Tiêu thụ bò thịt là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt, vì vậy tiêu thụ bò thịt và giá bán bò thịt được mọi người chăn nuôi quan tâm và là nỗi lo thường xuyên của người chăn nuôi. Trong cơ chế thị trường, việc phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến thị trường tiêu thụ ổn định và tiềm năng. Để cùng hộ chăn nuôi tháo gỡ trong tiêu thụ bò thịt, chúng tôi đưa ra một số giải pháp thị trường như sau:

- Hoàn thiện mạng lưới thị trường để giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm bò thịt sản xuất ra: xây dựng và nâng cấp hệ cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối buôn bán trâu bò; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi, chủ thu gom và các lái buôn ngoài tỉnh tham gia thị trường bò thịt; tổ chức liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi, lò mổ, với nhà hàng, siêu thị.

- Nâng cao được vị thế của người chăn nuôi khi tham gia thị trường, đáp ứng được các nhu cầu cho sản xuất: xây dựng được nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt bò Pác Nặm (dựa trên tiêu chuẩn thịt bò Mông) từ đó nhằm nâng cao được giá trị sản phẩm, giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc. Bằng cách: xây dựng được các nhóm chăn nuôi và liên kết thành hiệp hội chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt bò Pác Nặm; có một qui trình kỹ thuật chăn nuôi bò lấy thịt theo hướng chất lượng (tài liệu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng); có được nhãn hiệu tập thể trên sản phẩm thịt bò Pác Nặm khi bán tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội và các tỉnh thành khác; nhãn hiệu tập thể được công nhận bởi Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Để bò thịt có thể tiêu thụ tốt, trong tương lai gần cần phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ, mặc dù là rất khó khăn đối với một huyện còn nghèo như Pác Nặm. Tuy nhiên, đó là một việc hết sức cần thiết và nên làm vì nông


nghiệp sẽ khó có thể phát triển nếu như không phát triển ngành công nghiệp chế biến song song. Nhưng trước mắt, khuyến khích xây dựng các điểm giết mổ, bán thịt bò tại huyện. Thêm vào đó nên quy hoạch hình thành các điểm thu mua tại các xã, tiến tới hình thành các chợ mua bán trâu bò mà trung tâm các xã đều có 1 điểm tập trung thu gom bò.

3.3.4. Các nhóm giải pháp khác

* Tăng tính chủ động về thức ăn:

- Khuyến khích các hộ áp dụng hình thức chăn nuôi bò bán chăn thả và có bổ sung thêm thức ăn tại chuồng nhằm góp phần tăng quy mô và cải thiện đàn bò thịt ở địa phương.

- Khuyến cáo cho hộ chăn nuôi áp dụng hình thức nuôi nhốt đối với bò loại thải, không đủ tiêu chuẩn làm giống, có độ tuổi trên 24 tháng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ chăn nuôi, và đồng thời sử dụng vốn mua những con giống tốt từ ngoài địa phương làm giống gây dựng quy mô ở hộ góp phần xoá đói giảm nghèo.

* Làm tốt công tác thú y:

- Duy trì tốt mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở, công tác tiêm phòng định kỳ các bệnh thường gặp.

- Đầu tư đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động của mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở.

- Tập huấn về thụ tinh nhân tạo và lấy tinh cũng như giữ tinh đông lạnh cho bò nhằm bảo vệ và nhân rộng nguồn gen giống bò Mông quý của địa phương.

- Thực hiện kiểm dịch nghiêm túc trong vận chuyển và giết mổ gia súc, hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động của người kinh doanh.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp lệnh thú y trong công tác kiểm dịch động vật vận chuyển ra - vào địa bàn, nhằm kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch có hiệu quả.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Huyện Pác Nặm có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động chăn nuôi bò Mông như diện tích đất chăn thả rộng, người dân có kinh nghiệm chăn nuôi bò Mông.

Hoạt động chăn nuôi bò Mông của nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm có 2 kiểu HTCN, kiểu thứ nhất là kiểu bán chăn thả chiếm 82,22%, đây là hình thức chăn nuôi phổ biến. Kiểu thứ hai là kiểu nuôi nhốt tại chuồng chiếm 17,78%, kiểu này gắn liền với hệ thống sản xuất của người dân tộc Mông có kiến thức chăn nuôi và chịu khó.

Về hiệu quả kinh tế: Đối với hình thức chăn nuôi, kiểu nuôi nhốt có thu nhập hỗn hợp là 57,343 đồng/công, so với kiểu nuôi bán chăn thả chỉ đạt 26,267 đồng/công, thấp hơn 31,076 đồng/công; Đối với quy mô chăn nuôi. thu nhập hỗn hợp trên một lao động ở quy mô chăn nuôi 4 -5 con/kỳ là cao nhất, đạt 63.836 đồng/công; kế tiếp là 1 – 3 con/kỳ, đạt 56.978 đồng/công; cuối cùng là quy mô trên 5 con/kỳ, chỉ đạt 51.561 đồng/công. So sánh hiệu quả chăn nuôi bò Mông so với bò Vàng địa phương cho thấy: Giá trị gia tăng khi nuôi nhốt giống bò Mông đạt 4.117.000 đồng/con/100kg tăng trọng, trong khi nuôi nhốt giống bò Vàng địa phương chỉ đạt 3.579.600 đồng/con/100kg tăng trọng

Để nâng cao hiệu quả kinh tế bò Mông, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Thay đổi cơ cấu giống, tăng cường chủ động nguồn thức ăn, tổ chức tốt mạng lưới thị trường....

2. Kiến nghị

* Đối với Nhà nước:

- Chính sách đầu tư: Cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi sẽ giúp cho các quá trình chuyển giao các tiến bộ kỹ


thuật đến hộ chăn nuôi được nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện hình thành và ổn định mạng lưới dịch vụ phục vụ cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn.

- Chính sách tín dụng: tiếp tục tạo điều kiện cho người chăn nuôi bò thịt vay vốn ưu đãi, không có lãi xuất để phát triển đàn bò với thời gian cho vay dài (ít nhất là 5 năm), hạn mức vay phù hợp với năng lực và quy mô chăn nuôi bò mà hộ có thể.

- Chính sách đất đai: khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuê đất trống và đồi núi trọc để phát triển chăn nuôi bò thịt.

* Đối với chính quyền địa phương:

- Tạo điều tốt nhất để người chăn nuôi, các chủ thu gom, lò mổ kết hợp được với nhà hàng, siêu thị lớn nhằm giúp họ tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững.

- Nhanh chóng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng ở các chợ đầu mối nhằm tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ bò thịt gặp thuận lợi nhất.

- Tổ chức và quản lý tốt mạng lưới thú y nhằm nhân rộng giống bò mông nhanh chóng, có hiệu quả; đồng thời làm tốt công tác kiểm dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài.

* Đối với người chăn nuôi:

- Mỗi người chăn nuôi đều cần có ý thức gìn giữ và chăm sóc tốt những con giống tốt, đặc biệt là giống bò Mông làm cơ sở nhân rộng giống tốt, góp phần thực hiện giải pháp “Mông” hoá đàn bò.

- Tăng cường học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt nói chung và kỹ thuật nuôi nhốt của dân tộc Mông nói riêng.

- Quan tâm công tác cải tạo, trồng mới cỏ và đồng thời chú ý tới khâu chế biến, bảo quản giải quyết thức ăn cho bò thịt trong mùa đông.

- Luôn ủng hộ, tuân thủ kế hoạch, chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương về phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí