Thực Trạng Chăn Nuôi Bò Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Kạn


- Phối hợp W/T: là phối hợp các mặt yếu và nguy cơ của chăn nuôi, tiêu thụ bò thịt sao cho giảm thiểu các mặt yếu và tránh được các nguy cơ, bằng cách đề ra các chiến lược và giải pháp phát triển.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ

- Diện tích canh tác bình quân/hộ

- Chỉ tiêu về mức độ kỹ thuật và đầu tư vốn

- Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Lao động bình quân/hộ

* Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi

- Tổng số vốn dành cho chăn nuôi bò thịt

- Diện tích chuồng bò bình quân/hộ

- Số đầu bò/lứa/năm

- Bình quân lượng thịt bò hơi xuất chuồng/hộ/năm

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ của chăn nuôi bò thịt tính cho 100kg trọng lượng.

n

GO = Qi Pi

i1


Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (thịt bò)

Pi là đơn giá sản phẩm loại i (thịt bò)

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, thức ăn, thuốc thú y… và các khoản chi phí vật chất khác không kể khấu hao TSCĐ cho 100kg tăng trọng.

- Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+A+K. Trong đó: IC: chi phí trung gian

CL: chi phí lao động

A: khấu hao tài sản cố định K: chi phí khác


- Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO - IC

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất

IC là chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động .

MI = VA - (A + T + L)

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp

A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp

L là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có)

- Lợi nhuận sản xuất (Pr): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Pr = GO - TC

- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian

+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian

+ VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian

+ MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian

+ Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian

- Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động

+ GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động

+ VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động

+ MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động

+ Pr/L: Là lợi nhuận trên 1 ngày công lao động.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thực trạng chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Số lượng hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Các hộ trong huyện chủ yếu sồng bằng nghề nông nghiệp là chính, trong số đó, số hộ chăn nuôi bò thịt chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Cụ thể được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Số hộ chăn nuôi bò của huyện Pác Nặm giai đoạn 2016 - 2018


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018


Tổng số hộ (hộ)

Hộ chăn nuôi bò


Tổng số hộ (hộ)

Hộ chăn nuôi bò


Tổng số hộ (hộ)

Hộ chăn nuôi bò

Số

lượng

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Toàn huyện

6.850

2.340

34,16

6.995

2.312

33,05

7.132

2.252

31,58

Xã An Thắng

265

68

25,66

272

54

19,85

270

47

17,41

Xã Bằng Thành

745

270

36,24

758

268

35,36

764

260

34,03

Xã Bộc Bố

974

175

17,97

1.014

178

17,55

1.035

176

17,00

Xã Cao Tân

794

502

63,22

803

498

62,02

830

490

59,04

Xã Cổ Linh

831

205

24,67

850

203

23,88

868

191

22,00

Xã Công Bằng

625

185

29,60

637

179

28,10

650

179

27,54

Xã Giáo Hiệu

415

95

22,89

417

109

26,14

419

105

25,06

Xã Nghiên

Loan

1.199

415

34,61

1.220

406

32,79

1.243

398

32,02

Xã Nhạn Môn

421

207

49,17

433

205

47,34

443

199

44,92

Xã Xuân La

581

218

37,52

591

212

35,87

610

207

33,93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Pác Nặm, 2018


Qua bảng 3.1 ta thấy: Các hộ chăn nuôi bò thịt của cả huyện không có sự thay đổi lớn qua những năm gần đây, chỉ có sự thay đổi cục bộ giữa các xã trong huyện với nhau.

3.1.2. Quy mô đàn bò trên địa bàn huyện Pác Nặm gia đoạn 2016-2018

Qua bảng 3.2 ta thấy: tổng số đàn bò của huyện năm 2016 là 7.891 con, đến năm 2018 giảm 934 con (giảm 11,81%); bình quân qua 3 năm quy mô đàn bò của cả huyện giảm 3,94%.

Bảng 3.2 cũng cho thấy sự phân bổ đàn bò ở Pác Nặm là tương đối đồng đều giữa các xã, một số xã có truyền thống chăn nuôi bò từ trước, hay là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán thường xuyên, như xã Bằng Thành, Nghiên Loan, Cao Tân thì có sự phân bổ cao hơn nơi khác. Cụ thể:

- Xã Bằng Thành là xã có truyền thống chăn nuôi bò từ rất lâu và là xã luôn dẫn đầu về số lượng đàn bò thịt trong những năm qua, năm 2017 chiếm 22,12% cơ cấu tổng đàn bò thịt của huyện, năm 2018 chiếm tới 17,70% tương ứng với 1.232 con.

- Xã Nghiên Loan: Có chợ Nghiên Loan là chợ đầu mối về buôn bán bò thịt lớn nhất miền Bắc. Số lượng đàn bò thịt của xã năm 2018 là 1.285 con, chiếm 18,47% tổng đàn bò thịt cả huyện.

- Xã Cao Tân: là điểm thu gom số lượng bò đáng kể của huyện, năm 2017 số lượng đàn bò thịt của xã đạt 980 con, năm 2018 là 922 con, chiếm 13,25% tổng đàn bò cả huyện.

48


Bảng 3.2. Tình hình phân bổ đàn bò của huyện giai đoạn 2016 - 2018


TT

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh (%)

SL(con)

CC(%)

SL(con)

CC(%)

SL(con)

CC(%)

2017/2016

2018/2017

BQ


Tổng số

7.891

100,00

7.865

100,000

6.959

100,00

99,67

88,48

7.571,67

1

Xã Công Bằng

554

7,02

425

5,40

546

7,85

76,71

128,47

508,33

2

Xã Giáo Hiệu

461

5,84

394

5,01

457

6,57

85,47

115,99

437,33

3

Xã Nhạn Môn

642

8,14

927

11,79

781

11,22

144,39

84,25

783,33

4

Xã Bộc Bố

696

8,82

713

9,07

594

8,54

102,44

83,31

667,67

5

Xã Bằng Thành

1.973

25,00

1.740

22,12

1.232

17,70

88,19

70,80

1.648,33

6

Xã Xuân La

653

8,28

471

5,99

341

4,90

72,13

72,40

488,33

7

Xã Nghiên Loan

1.234

15,64

1.337

17,00

1.285

18,47

108,35

96,11

1.285,33

8

Xã An Thắng

264

3,35

276

3,51

193

2,77

104,55

69,93

244,33

9

Xã Cao Tân

1.013

12,84

980

12,46

922

13,25

96,74

94,08

971,67

10

Xã Cổ Linh

401

5,08

602

7,65

608

8,74

150,12

101,00

537,00

Nguồn: Chi cuc Thống kê huyện Pác Nặm, 2018


Sự biến động số lượng bò trên địa bàn huyện không ổn định theo từng giai đoạn, năm 2016 quy mô đàn bò thịt đạt 7.891 con thì đến năm 2018 quy mô giảm xuống còn 932 con. Giai đoạn này số lượng đàn bò thịt sụt giảm là do các hộ chăn nuôi bò thịt chỉ nghĩ tới vấn đề kinh tế trước mắt mà tiêu thụ số lượng tương đối ra ngoài tỉnh, chưa quan tâm tới việc gây dựng và phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng, hơn nữa diện tích trồng rừng tăng lên do vậy thu hẹp diện tích đồng cỏ chăn nuôi, đồng nghĩa với việc số lượng đàn bò giảm theo, một nguyên nhân nữa là số lượng lao động chính đi làm thuê tại các công ty trong nước, xuất khẩu lao động và một phần lao động đi làm chui tại Trung Quốc.

3.1.3. Cơ cấu đàn bò thịt trên địa bàn huyện Pác Nặm

3.1.3.1. Cơ cấu theo độ tuổi

Bảng 3.3. Cơ cấu đàn bò thịt chia theo độ tuổi trên địa bàn huyện Pác Nặm


Tổng số

Chia ra theo độ tuổi (tháng tuổi)

1 - 12

13 - 24

25 - 36

>36

I - Tổng số (con)

6.959

452

1.287

1.357

3.862

Xã Công Bằng

546

35

101

106

303

Xã Giáo Hiệu

457

30

85

89

254

Xã Nhạn Môn

781

51

144

152

433

Xã Bộc Bố

594

39

110

116

330

Xã Bằng Thành

1.232

80

228

240

684

Xã Xuân La

341

22

63

66

189

Xã Nghiên Loan

1.285

84

238

251

713

Xã An Thắng

193

13

36

38

107

Xã Cao Tân

922

60

171

180

512

Xã Cổ Linh

608

40

112

119

337

II - Cơ cấu (%)

100,00

6,49

18,49

19,50

55,50

Nguồn: Trạm Thú y huyện Pác Nặm, 2018


Theo số liệu ta thấy: Đàn bò thịt đang nuôi dưỡng tại huyện Pác Nặm có cơ cấu nhóm từ 1 - 12 tháng tuổi chiếm 14,96% tổng đàn; nhóm từ 14 - 24 tháng tuổi là 12,96%; nhóm từ 25 - 36 tháng tuổi là 19,04% và nhóm trên 36 tháng tuổi là nhóm chiếm cơ cấu nhiều nhất trong tổng đàn (53,04%).

3.1.3.2. Cơ cấu theo giống

Hiện tại, trên địa bàn huyện Pác Nặm có 3 giống bò chính: Bò vàng địa phương chiếm trên 80% tổng đàn; Bò Mông có mầu đỏ thẫm, đỏ cánh dán hay màu đen, chiếm khoảng 15%; Bò lai Sind và các loại bò lai khác chiếm khoảng 5% tổng đàn.

Hình 3 1 Biểu đồ cơ cấu các giống bò trên địa bàn huyện Pác Nặm Bò vàng 1

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu các giống bò trên địa bàn huyện Pác Nặm

Bò vàng địa phương có khung xương nhỏ, trọng lượng thấp, con đực khoảng 300 - 350kg; con cái 180 - 220 kg; bê sơ sinh nặng 14 - 15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 50 - 53%, bò cái đạt 45%. Chất lượng thịt: Thịt bò săn chắc, dai, đỏ tươi, thịt không bị hao do vận động nhiều (leo đồi núi…); thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên, lá cây rừng, ít được ăn thức ăn tinh. Giống bò này ít bệnh tật, chịu nóng tốt.

Bò đực Mông có thể trạng to, khung xương phát triển, con đực trưởng thành có trọng lượng trung bình 450 - 550kg, bò cái từ 220 - 250kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 50 - 55%. Chất lượng thịt: thịt đỏ tươi, thơm ngon, thịt mềm, có tỷ lệ mỡ dắt cao, thịt mịn, khi xào nấu không ra nhiều nước. Nguyên nhân là do bò được nuôi nhốt quanh năm; giống bản địa từ lâu, thức ăn là cỏ voi, cỏ tự


nhiên, lá cây rừng và có bổ sung thức ăn tinh: bột ngô, cám gạo và một ít muối ăn, nguồn nước cho bò uống sạch. Giống bò này có đặc thù sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, ở vùng núi có độ cao trên 800m so với mực nước biển, rất thích hợp với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện chăn nuôi của địa phương.

Bò lai Sind được đưa vào Pác Nặm với số lượng 40 con theo chương trình thuộc Đề án phát triển đàn bò của tỉnh và của huyện từ năm 2006 nhằm mục đích lai tạo với bò vàng địa phương để có giống bò thịt có năng suất, chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của những hộ chăn nuôi thì giống bò này chưa thích nghi được với vùng núi có độ cao, địa hình dốc và tập quán chăn nuôi, tỷ lệ lai tạo giống tự nhiên đạt thấp.

3.1.4. Các hình thức chăn nuôi bò thịt ở huyện Pác Nặm

Qua tìm nghiên cứu, chúng tôi chia các hình thức chăn nuôi bò thịt ở huyện đã được và đang được các hộ chăn nuôi áp dụng ra làm ba hình thức sau:

- Hình thức chăn thả tự do (thả rông): Đây là hình thức chăn nuôi kiểu cũ, khi mà Nhà nước chưa thực hiện Chính sách giao đất giao rừng, mục đích của hộ chăn nuôi bò chủ yếu để lấy sức cày kéo là chính chứ chưa phải theo mục đích nuôi để bán, bò được thả lên rừng chỉ khi gặp điều kiện khắc nghiệt như rét đậm, rét hại và mưa bão quá nhiều thì mới đi đuổi về chuồng hặc gầm sàn để chăm sóc. Những năm trở lại đây, nhờ việc Chính phủ thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho người dân quản lý và sử dụng, thì việc thả rông gia súc, gia cầm nói chung và bò nói riêng được hạn chế và dần được hộ chăn nuôi xoá bỏ hoàn toàn.

- Hình thức bán chăn thả: Hàng ngày, chỉ trừ những ngày mưa bão và giá rét, bò của hộ chăn nuôi thường được một người trong hộ (có thể là trẻ em dưới độ tuổi lao động hoặc người già) dắt ra bãi cỏ hay những nơi có cỏ (có thể là cỏ tự nhiên hay cỏ mà chính hộ trồng được) từ sáng sớm và trông nom để bò khỏi phá hoại lúa, ngô, hoa màu… đến chiều tối lại dắt về chuồng nhốt qua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022