đêm. Hiện nay, hình thức này được tất cả các dân tộc trong huyện áp dụng. Có khoảng 80% số hộ chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả. Ở hình thức này, hộ chăn nuôi tận dụng được những “lao động” chưa đến hay ngoài độ tuổi, mỗi hộ có thể chăn được số lượng bò tuỳ ý, quy mô chỉ phụ thuộc vào điều kiện của hộ (vốn, lao động, sở thích…) và một số yếu tố khách quan khác.
- Hình thức nuôi nhốt: Đây là một hình thức chăn nuôi bò kiểu mới, được áp dụng trong những năm gần đây khi người chăn nuôi bò ý thức được phải chăn nuôi bò theo hướng hàng hoá (bò thịt). Có khoảng 20% số hộ chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt. Theo hình thức này, bò luôn luôn được nhốt, chăm sóc, nuôi dưỡng trong chuồng, không thả rông, hộ chăn nuôi cắt cỏ mang về, kết hợp với thức ăn tinh được chế biến cho bò ăn tại chuồng. Mục đích của người chăn nuôi bò thịt khi áp dụng hình thức này thường là vỗ béo cho bò để bán, nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho mình. Hình thức nuôi nhốt có thể được chia ra 2 kiểu:
+ Kiểu chăn nuôi vỗ béo của dân tộc Mông: Theo kết quả điều tra tại ba xã Nghiên Loan, Công Bằng và Nhạn Môn thì có 90% số hộ dân tộc Mông thường xuyên đi mua trâu bò gầy về vỗ béo sau đó bán. Các dân tộc khác ít hộ tham gia hoạt động này. Đặc điểm chính của kiểu chăn nuôi bò vỗ béo này là thời gian chăn nuôi ngắn, với một con bò tính từ khi mua về tới khi bán dao động từ 30 - 90 ngày. Đối với một số con nuôi vỗ béo trên 60 ngày đều được tiêm vác xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng. Mỗi hộ Mông đều có từ 2 - 5 con bò nuôi theo kiểu tích lũy (hình thức bán chăn thả), như là tài sản cố định. Khi nào đặc biệt cần thiết về tài chính thì mới bán bớt đi một vài con để trang trải. Vốn để mua trâu bò của hộ thường ừ 20 - 30 triệu đồng, trong đó khoảng 50% là của hộ, còn lại là vốn vay từ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng. Thời điểm mua trâu bò về vỗ béo thường vào sau vụ thu hoạch lúa và ngô, vì khi đó họ mới có thời gian chăm sóc và tận dụng được nguồn thức ăn
từ những sản phẩm phụ. Mỗi hộ dân tộc Mông (có từ 1 đến 2 lao động), họ thường đi mua bò từ các thôn bản khác hay từ các chợ đầu mối trong và ngoài huyện, có khi sang tận tỉnh Bắc Kạn (huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc) hay Tuyên Quang (huyện Na Hang) để chọn mua. Việc lựa chọn trâu bò để vỗ béo rất cần người có kinh nghiệm (người Mông có nhiều kinh nghiệm hơn cả). Mỗi hộ thường mua từ 1 - 2 con về để vỗ béo (vỗ gối con này với con khác). Hộ nghèo thường mua một con một, vì lượng vốn ít, quĩ đất trồng cỏ thiếu, nên trung bình 1 năm hộ nghèo chỉ mua và bán được từ 4 - 6 con. Kỹ thuật vỗ béo trâu bò của người Mông: bò được nuôi nhốt 100% thời gian; thức ăn cho bò chủ yếu là cỏ tự nhiên (tận dụng vào mùa xuân và mùa hè, cỏ tự trồng (cỏ voi, đậu nho nhe), một số sản phẩm phụ từ nông nghiệp (lá, thân bẹ cây ngô, thân dây lạc, khoai lang, quả và lá bí ngô) và thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo, bỗng rượu…). Cỏ được thái nhỏ từ 3 - 5cm cho ăn tự do cả ngày bằng máng ăn. Mỗi ngày 1 con bò trung bình được ăn từ 0,7 - 1,5kg thức ăn tinh được nấu thành cháo sau đó trộn với cỏ cho ăn vào buổi sáng. Nước uống là nước suối, nước khe hoặc nước mưa có hòa một ít muối cho bò uống 2 lần trong ngày (khoảng 20 - 30 lít/con/ngày). Vào vụ đông các hộ đều nấu nước sôi để ấm cho bò uống và đồng thời quây chuồng kín để giữ ấm cho bò, do vậy tỷ lệ bò chết rét hàng năm ở dân tộc này thường là rất ít.
Một số hộ trước mùa vụ đi mua bò về để tận dụng lấy sức kéo, hết mùa vụ đưa vào vỗ béo để bán. Thời gian nuôi của kiểu này kéo dài từ 3 - 5 tháng.
+ Kiểu vỗ béo thứ 2 là vỗ béo theo nhu cầu thương mại (hay còn gọi là nuôi bò gột), thường diễn ra ở những vùng lân cận gần chợ trâu bò, thời gian nuôi vỗ béo ngắn hơn kiểu chăn nuôi vỗ béo của người Mông và dao động từ 5 đến 20 ngày (1 - 4 phiên chợ), thường gặp ở các chủ thu gom nhỏ địa phương, mỗi lần 1 - 2 con. Thực chất kiểu vỗ béo thứ 2 cũng giống kiểu thứ 1, chỉ khác nhau về thời gian chăm sóc.
3.1.5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y trên đàn bò
3.1.5.1. Tình hình dịch bệnh
Các bệnh thường gặp: Theo số liệu của Trạm thú y huyện, một số bệnh thường gặp trong những năm gần đây là bệnh Lở mồm long móng, tụ huyết trùng và Kí sinh trùng đường máu ở trâu bò.
Bảng 3.4. Tình hình dịch bệnh trên đàn bò tại huyện giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: con
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | ||||
Mắc | Khỏi | Mắc | Khỏi | Mắc | Khỏi | |
LMLM | 24 | 24 | 0 | - | 0 | - |
Tụ huyết trùng | 13 | 10 | 5 | 5 | 1 | 1 |
KST đường máu | 184 | - | 262 | - | 407 | - |
Ung khí thán | 0 | - | 0 | 0 | - | |
Ngộ độc thức ăn | 0 | - | 3 | 0 | 0 | - |
Các bệnh khác | 0 | - | 0 | 0 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Sử Dụng Đất Của Huyện Pác Nặm Giai Đoạn 2016 - 2018
- Đánh Giá Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Chăn Nuôi Bò Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Kạn
- Tình Hình Sử Dụng Thức Ăn Trong Chăn Nuôi Bò Mông Của Nông Hộ
- Kết Quả Và Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Thịt Của Hộ Theo Quy Mô
- Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương Theo Hướng “Mông” Hoá
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Trạm thú y huyện Pác Nặm, 2018
Qua số liệu trên cho thấy, những bệnh nguy hiểm gây chết bò qua các năm ngày một giảm. Tuy nhiên, bệnh ký sinh trùng đường máu ngày càng được cơ quan chức năng phát hiện, đây cũng là một trong những lý do làm đàn bò của huyện đạt năng suất thấp.
3.1.5.2. Công tác thú y
- Số lượng và chất lượng của thú y viên cơ sở
Từ năm 2016, mỗi xã đã có 1 thú y viên cơ sở, cả huyện có 10 thú y viên cơ sở. Trong đó: 4/10 người có trình độ sơ cấp, còn lại chỉ được đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn do trạm thú y huyện tổ chức. Hiện nay, UBND huyện chi trả 610.000 đồng/tháng đối với mỗi một thú y viên cơ sở.
Nhiệm vụ của họ là tiêm phòng định kỳ và không định kỳ cho gia súc - gia cầm nói chung và trâu bò nói riêng, phun thuốc khử trùng tiêu độc, luôn nắm bắt tình hình dịch bệnh gia súc - gia cầm của địa bàn và báo cáo trạm thú y huyện. Nhìn chung, đội ngũ thú y viên cơ sở đã đáp ứng được một phần công tác thú y trên địa bàn.
- Công tác tiêm phòng: Theo kế hoạch của trạm thú y huyện, mỗi năm tiêm phòng định kỳ (LMLM và THT) cho trâu bò 2 đợt, đợt I vào tháng 3 và 4, đợt II vào tháng 9 và 10 (không tiêm bê, nghé dưới 6 tháng tuổi, trâu bò già yếu và đang mang thai). Ngoài ra, Trạm thú y huyện tổ chức khoanh vùng, tiêm phòng và phun thuốc khử trùng tiêu độc mỗi khi xuất hiện dịch bệnh.
Số liệu về kết quả tiêm phòng cho đàn bò trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 3.5:
Bảng 3.5. Kết quả tiêm phòng cho đàn bò giai đoạn 2016 - 2018
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | ||||
SL tiêm (con) | Tỷ lệ được tiêm phòng (%) | SL tiêm (con) | Tỷ lệ được tiêm phòng (%) | SL tiêm (con) | Tỷ lệ được tiêm phòng (%) | |
LMLM | 7.963 | 65,21 | 7.244 | 72,67 | 6.623 | 64,83 |
THT | 8.544 | 69,96 | 6.173 | 61,92 | 4.893 | 47,90 |
Nguồn: Trạm thú y huyện Pác Nặm, 2018
Tỷ lệ tiêm phòng hàng năm luôn đạt trên 60%. Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm sâu sắc của chính quyền các cấp, hỗ trợ 100% vacxin, cử thú y viên cơ sở tới từng hộ để tiêm phòng.
3.2. Thực trạng chăn nuôi bò Mông tại các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Thông tin chung của các hộ điều tra
3.2.1.1. Thông tin chung của chủ hộ
Theo kết quả điều tra các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn thường là những người có độ tuổi bình quân là 37,1 tuổi. Trong khi đó các chủ hộ quy mô nhỏ có tuổi đời cao hơn 47,03 tuổi. Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh
hưởng đến khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới, nhìn nhận công việc và tính sáng tạo trong sản xuất. Với các hộ quy mô lớn, có chủ hộ đã học đến cấp III, các hộ quy mô vừa và nhỏ không có chủ hộ học đến cấp III chủ yếu là cấp I, cấp II và thậm chí là không đi học. Đây là một trong những khó khăn với việc phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.
Bảng 3.6. Thông tin chung của các hộ chăn nuôi bò Mông tại huyện Pác Nặm
Chỉ tiêu | ĐVT | QMN | QMV | QML | BQ chung | |
1 | Tổng số hộ điều tra | Hộ | 30 | 30 | 30 | 30 |
2 | Chủ hộ | |||||
- Tuổi BQ của chủ hộ | Tuổi | 47,00 | 41,20 | 37,10 | 41,77 | |
- Trình độ VH của chủ hộ | ||||||
Tổng: | % | 100 | 100 | 100 | 100 | |
+ Không đi học | % | 33,33 | 10 | - | 14,44 | |
+ Cấp I | % | 40,0 | 60,0 | 16,67 | 38,89 | |
+ Cấp II | % | 26,67 | 30,0 | 46,67 | 34,44 | |
+ Cấp III | % | - | - | 36,67 | 12,22 | |
3 | Một số chỉ tiêu BQ | |||||
- BQ nhân khẩu/ hộ | Khẩu | 5,10 | 5,13 | 4,63 | 4,93 | |
- BQ lao động/ hộ | LĐ | 2,40 | 2,37 | 2,30 | 2,36 | |
- BQ đất NN/ hộ | m2 | 4.116 | 4.830 | 6.375 | 5.107 |
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Các hộ chăn nuôi quy mô lớn bình quân có khoảng 4,63 khẩu, chăn nuôi quy mô vừa là 5,13 khẩu và chăn nuôi quy mô nhỏ là 5,10 khẩu. Số lao động bình quân/hộ ở mức trung bình, hộ chăn nuôi quy mô lớn có 2,3 lao động, hộ quy mô vừa và nhỏ có lần lượt là 2,37 lao động và 2,40 lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp. Đối với chăn nuôi bò, thời gian lao động không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia chăn nuôi nên không cần phải thuê thêm lao động.
3.2.1.2. Nguồn lực của các hộ chăn nuôi bò Mông trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn
* Đất đai
Đất đai là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù không sử dụng nhiều diện tích đất như ngành trồng trọt, nhưng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng cũng phải sử dụng một phần trong tổng diện tích đất thổ cư của nông hộ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Bảng 3.7. Đất sử dụng của các nông hộ chăn nuôi bò Mông
ĐVT: m2
CHỈ TIÊU | QMN (m2) | QMV (m2) | QML (m2) | SO SÁNH (lần) | |||
QML/ QMV | QML/ QMN | QMV/ QMN | |||||
1 | Diện tích đất nông nghiệp | 4.116,0 | 4.830,67 | 6.375,33 | 1,32 | 1,55 | 1,17 |
2 | Diện tích chuồng nuôi bò | 32,20 | 43,60 | 58,93 | 1,35 | 1,83 | 1,35 |
3 | Diện tích BQ/ô chuồng | 11,79 | 10,36 | 8,65 | 0,83 | 0,73 | 0,87 |
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Qua bảng 3.7 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi bò thịt địa quy mô lớn bình quân đạt 6.375,33 m2, của các hộ quy mô vừa là 4.830,67 m2 và của các hộ quy mô nhỏ là 4.116 m2. Diện tích chuồng nuôi bò của các nông hộ điều tra QMN là 32,20 m2 các hộ QMV và QML lần lượt là 43,60 m2, 58,93 m2. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp khá lớn nhưng diện tích dành cho chăn nuôi bò của các nông hộ qua điều tra còn rất hạn chế chỉ chiếm 0,78% tổng diện tích đất nông nghiệp đối với QMN; 0,90% đối với QMV và 0,92% đối với các nông hộ QML.
Diện tích bình quân/ô chuồng của các nông hộ chăn nuôi QMN theo điều tra là 11,79 m2 lớn nhất; các hộ chăn nuôi QMV có diện tích BQ/ô chuồng là 10,36 m2 bằng 0,87 lần so với QMN còn các hộ QML nhờ tham gia các lớp tập huấn xây dựng chuồng trại và áp dụng vào thực tế nên chuồng nuôi mặc dù diện tích chỉ 8,65 m2bình quân/ ô chuồng bằng 0,73 lần QMN nhưng vẫn đảm bảo diện tích chăn nuôi và cũng tiết kiệm được chi phí.
* Vốn
Vốn là điều kiện quan trọng để người dân ra quyết định trong việc sản xuất trong chăn nuôi cũng như trồng trọt. Vốn trong chăn nuôi bò cần đầu tư vì là tiền đề quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân.
Bảng 3.8. Tình hình sử dụng vốn của các hộ chăn nuôi bò Mông
QMN (triệu đồng) | CC (%) | QMV (triệu đồng) | CC (%) | QML (triệu đồng) | CC (%) | SO SÁNH (lần) | |||
QML/ QMV | QML/ QMN | QMV/ QMN | |||||||
Tổng vốn | 5,42 | 100 | 15,33 | 100 | 29,23 | 100 | 1,90 | 5,39 | 2,82 |
Vốn tự có | 3,56 | 65,68 | 5,47 | 35,68 | 9,57 | 32,74 | 1,75 | 2,68 | 1,53 |
Vốn đi vay | 1,86 | 34,32 | 9,86 | 64,32 | 19,66 | 67,26 | 1,99 | 10,56 | 5,30 |
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Yêu cầu vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt ở mức trung bình. Qua điều tra cho thấy mức vốn đầu tư bình quân của các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 29,23 triệu đồng bằng 1,90 lần so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và 5,39 lần so với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, trong đó có 19,66 triệu đồng là vốn đi vay chiếm 67,26% tổng vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt, còn lại là vốn tự có của gia đình. Đối với hộ có quy mô nhỏ do số lượng bò ít nên mức đầu tư thấp, do đó chủ yếu là vốn tự có của gia đình. Vốn đi vay trung bình là 1,86 triệu đồng chiếm 34,32% tổng số vốn. Đối với các hộ đầu tư theo quy mô vừa số vốn các hộ vay là 9,86 triệu đồng chiếm 64,32%.
Vì vậy để mở rộng quy mô chăn nuôi thì nhu cầu về vốn vay của các hộ nông dân là rất lớn. Người dân vay vốn với ngân hàng NN&PTNT với lãi suất 0,6 %/tháng, nhưng do tâm lý sợ rủi ro nên lượng vốn vay và thời hạn vay chưa phù hợp với điều kiện của người nông dân nên vốn vay đầu tư cho chăn nuôi bò thịt còn hạn chế.
* Giống
Bảng 3.9. Nguồn cung cấp giống bò Mông của các nông hộ
Chỉ tiêu | Số lượng (hộ) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Đi mua ngoài | 34 | 37,77 |
2 | Tự sản xuất | 51 | 56,67 |
3 | Được hỗ trợ của các tổ chức | 5 | 5,56 |
Tổng cộng: | 90 | 100 |
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Qua bảng 3.9 cho thấy tình hình sử dụng giống bò Mông của các hộ chủ yếu là tự sản xuất, mỗi hộ đều đầu tư chăn nuôi bò cái nên giảm chi phí giống. Hầu hết các hộ đều tự sản xuất giống vì với mức giá cho mỗi kg bò giống từ 110.000 đồng đến 120.000 đồng nếu mua ngoài, mỗi con giống 100kg các hộ sẽ phải chả 12.000.000 đồng/ 1 con bò giống (6 tháng tuổi). Trong khi nếu tự sản xuất giống các hộ vừa chủ động trong quá trình chăn nuôi vừa giảm được một phần không nhỏ chi phí. Cụ thể có 51 hộ tự xuất giống chiếm 56,67%, có 5 hộ được Nhà nước hỗ trợ giống chiếm 5,56%, 34 hộ mua giống bên ngoài chiếm 37,77%.
3.2.2. Tình hình chăn nuôi bò Mông của nông hộ trên địa huyện Pác Nặm
3.2.2.1. Cơ cấu nhóm bò Mông chia theo độ tuổi
Theo số liệu điều tra, đàn bò Mông đang nuôi dưỡng tại huyện Pác Nặm có cơ cấu nhóm từ 1 - 12 tháng tuổi chiếm 18,87% tổng đàn; nhóm từ 14 - 24 tháng tuổi là 11,79%; nhóm từ 25 - 36 tháng tuổi là 22,64% và nhóm trên 36 tháng tuổi là nhóm chiếm cơ cấu nhiều nhất trong tổng đàn (46,70%).