- Tạo thu nhập ổn định thông qua việc bảo vệ và khoanh nuôi phát triển rừng, trồng cây nông lâm nghiệp trên diện tích mà lẽ ra chúng bị hoang hoá, sản xuất kém hiệu quả.
- Sau 10 năm diện tích rừng trồng tăng thêm hơn 4.000 ha.
- Đời sống người dân được cải thiện một cách đáng kể. Lợi nhuận bình quân thu được từ trồng rừng tăng gấp đôi sau 10 năm. Số lượng công ăn việc làm được tạo ra từ hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng bảo vệ rừng và tạo cây giống là:
Nhu cầu công lao động
Tổng nhu cầu lao động thực hiện chuyển đổi mô hình là 5.763 lao động
- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 403 lao động.
- Xây dựng các mô hình trồng rừng diện tích: 4.416 ha cần 3.840 lao động.
- Trồng mới cây ăn quả: 286 ha cần 258 lao động
- Trồng mới cỏ voi diện tích 2.713 ha cần 257 lao động
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Đầu Tư Và Thời Gian Cần Hỗ Trợ Các Mô Hình Canh Tác Biểu 4.11: Nhu Cầu Đầu Tư, Nhu Cầu Hỗ Trợ Và Thời Gian Cần Hỗ Trợ Cho
- Quy Hoạch Sử Dụng Đất Nông Nghiệp
- Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 9
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
- Bảo vệ rừng: 875 lao động.
- Lao động gián tiếp: 130 lao động.
4.6.3. Hiệu quả về môi trường
- Nâng cao độ che phủ rừng lên 51,6% (hiện trạng 28,3%), diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ổn định tăng thêm 9.619 ha bằng những loài cây bản
địa, đa mục đích vừa có khả năng phòng hộ vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
- Nguồn tài nguyên đất được bảo vệ, giảm xói mòn, thoái hoá và sa mạc hoá. Dần từng bước hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng đốt nương làm rãy gây cháy rừng. Đặc biệt hình thành rừng phòng hộ trên những diện tích đất cao dốc, khó tiếp cận, góp phần xây dựng, bảo vệ rừng vùng đầu nguồn, dần từng bước giải quyết tình trạng luân canh.
- Với diện tích rừng được tăng thêm (cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất) góp phần điều hoà nguồn nước cho tất cả các xã trong huyện, dần chấm dứt tình trạng khan hiếm nước cho sản xuất và sinh hoạt như hiện nay.
4.6.4. Về an ninh quốc phòng
Sau 10 năm đời sống dân cư ổn định về kinh tế, trình độ dân trí được nâng lên, làm cơ sở cho việc ổn định chính trị, giữ vững trật tự an ninh xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng của huyện, của tỉnh, giữ vững chủ quyền quốc gia cho vùng biên giới địa đầu tổ quốc.
4.7. Giải pháp thực hiện
4.7.1. Giải pháp về tổ chức
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho các Sở thực hiện và thường xuyên theo dòi quản lý các dự án đầu tư đúng tiến độ và mục tiêu đề ra.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan như: Sở Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Kho bạc, Ngân hàng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và quản lý nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, thực hiện đúng theo kế hoạch và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
+ Uỷ ban nhân dân huyện có trách nhiệm chủ trì thực hiện phương án quy hoạch, chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu, đảm bảo kinh phí hỗ trợ và lương thực đến đúng đối tượng. Trong đó có phòng Nông nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh là chủ đạo, thường xuyên theo dòi,
đánh giá việc thực hiện quy hoạch và đề xuất kịp thời việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết để phù hợp với thực tế.
+ Cán bộ cấp xã là người quản lý trực tiếp của nhân dân, đảm bảo cầu nối giữa Uỷ ban nhân dân huyện với người dân, phản ánh kịp thời những tình hình thực thi dự án.
+ Tổ chức hình thành hệ thống cán bộ phổ cập viên, đây là hạt nhân làm công tác khuyến nông, khuyến lâm là động lực thành công của các dự án được
đầu tư.
4.7.2. Giải pháp về chính sách
* Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
- Nhà nước đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho người dân bình quân 5,7 triệu
đồng/ha trồng rừng tuỳ theo từng loài cây trồng (cả rừng phòng hộ và cây ăn quả).
- Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho người dân tham gia chuyển đổi phương thức canh tác (từ làm rãy sang trồng rừng hay cây nông nghiệp, công nghiệp có giá trị kinh tế cao) trong thời gian chờ sản phẩm để nâng cao khả năng phòng hộ của mỗi ha rừng không kể khoảng 200 kg lương thực cho mỗi hộ gia
đình trong diện 134 của Chính phủ.
Hỗ trợ người dân 2 triệu đồng/ha cho trồng rừng sản xuất theo quyết
định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006).
- Vai trò phòng hộ của rừng sản xuất cũng rất lớn, tuy nhiên đầu tư cho trồng rừng sản xuất thời gian qua còn hạn chế. Theo Tờ trình số 78/TTr-BKH ngày 05/01/2007 của Bộ kế hoạch đầu tư đề nghị hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 1,5 - 4 triệu đồng/ha tuỳ theo điều kiện khó khăn. Với điều kiện tự nhiên của huyện Yên minh đề nghị nhà nước hỗ trợ trồng rừng sản xuất bình quân 3 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ người dân 1 triệu đồng khi người dân trồng các loài cây lâu năm, cây ăn quả theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 7 năm 2005.
- Nhà nước đầu tư cho người dân vốn trồng trồng rừng và các loại cây có giá trị kinh tế cao trong luân kỳ kinh doanh đầu tiên cho việc gây trồng các loại cây thuộc diện tích có độ dốc cao và cao độ lớn, khó tiếp cận, khó khả năng sinh lời (trồng rừng phòng hộ kết hợp với lâm sản ngoài gỗ)
- Do người dân không có nguồn vốn và tài sản thế chấp, do vậy nhà nước cần chỉ đạo ngân hàng thực hiện cho người dân vay vốn theo hình thức tín chấp trong luân kỳ kinh doanh đầu tiên.
- Để đảm bảo ổn định đầu ra và khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản tại vùng núi cao. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sản xuất lâm sản phí vận chuyển trong 5 năm đầu hoạt
động 1.000/tấn/km theo quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006.
- Đối với đường ranh giới phòng chống lửa rừng kết hợp làm đường vận xuất, đi lại bảo vệ: Theo quy hoạch mỗi ha cần 10 - 15 m đường đề nghị nhà nước hỗ trợ đầu tư 20 triệu đồng/km. Trước đây hệ thống đường này được tính vào giá thành trồng rừng. Tuy nhiên trong chính sách này mức hỗ trợ trồng rừng là rất thấp và do hộ gia đình trực tiếp triển khai là chủ yếu, do vậy hệ thống đường ranh giới phòng chống cháy rừng cần được hỗ trợ để phục vụ chung cho toàn bộ vùng trồng rừng của cộng đồng tránh hoả hoạn cháy rừng (Theo tờ trình số 78/TTr-BKH ngày 05/01/2007 của Bộ Kế hoạch Đầu tư).
4.7.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ
- áp dụng những thành tự khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học trong qua trình lai tạo giống để sản xuất giống các loại cây trồng sinh trưởng nhanh, có giá trị kinh tế cao (như mô, hom, chiết ghép...), phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, đạt hiệu quả cao cả về phòng hộ và kinh tế.
- Nhập nội một số giống cây trồng cho năng suất cao đưa vào trồng khi
đã được thuần hoá như giống Chè, Mía, cây ăn quả, cây nông lâm nghiệp.... Nghiên cứu sản xuất giống từ một số loài cây bản địa vừa có giá trị kinh tế lại vừa đảm bảo chức năng phòng hộ để đưa vào trồng rừng.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và tham quan các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao để những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng đến được với người dân trực tiếp tham ra vào các quá trình phát triển nông lâm nghiệp.
4.7.4. Chính sách hưởng lợi
Thực hiện quyết định 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Đối với hộ nhận trồng rừng:
- Được hưởng toàn bộ sản phẩm làm ra
- Được cấp kinh phí đầu tư trồng rừng theo thiết kế, dự toán chứ không phải kinh phí hỗ trợ. Được sử dụng cây nông lâm nghiệp lâu năm làm cây trồng chính hoặc xen với cây bản địa theo thiết kế được phê duyệt.
- Được khai thác cây phù trợ, cây trồng xen, tỉa thưa tận thu, tận dụng gỗ, được khai thác lâm sản ngoài gỗ. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ và cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác, được phép khai thác nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác lớn hơn 0,6.
- Người trồng rừng phải có trách nhiệm trồng lại rừng sau khi khai thác thời gian trồng lại không quá 1 năm.
- Trong trường hợp đảm bảo kinh doanh rừng và quản lý rừng bền vững thì người dân sẽ khai thác dần những sản phẩm có được từ rừng (cường độ khai thác không quá 30%) kể cả trên diện tích rừng phòng hộ.
Chương 5
Kết luận, tồn tại và kiến nghị
5.1. Kết luận
Đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn núi đá huyện Yên Minh làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết, là tài liệu quan trọng trong việc định hướng, đầu tư cho người dân vùng cao sản xuất nông lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ, sản xuất hay những loài cây có giá trị cao hơn những loài cây truyền thống, nhằm ổn định cuộc sống. Từ đó giảm được diện tích đất trống đồi núi trọc, sản xuất kém hiệu quả bằng trồng các loài cây có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường.
Tỷ lệ che phủ rừng tăng lên, từng bước khắc phục tình trạng khan hiếm nước trên địa bàn núi đá.
Giải quyết được công ăn việc làm hàng nghìn lao động nhàn dỗi, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo góp phần vào ổn định cuộc sống. Khi rừng phát triển sẽ là hành lang xanh giữ vững chủ quyền Quốc gia, an ninh trật tự trên hành lang biên giới.
Để dảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài cho người dân miền núi, vùng cao, nơi có yêu cầu phòng hộ cao thì chỉ có thể thông qua việc trồng rừng kết hợp làm nông lâm nghiệp với những loài cây đa mục đích có thể cung cấp lâm sản trong thời gian dài và hàng năm.
Người dân được tiếp cận những kỹ thuật sản xuất tiên tiến để sản xuất,
đem lại hiệu quả cao trong cùng một đơn vị diện tích và thời gian làm việc.
Tạo ra được vùng sản xuất các cây trồng nông lâm nghiệp tập trung mang tính hàng hoá, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển như chăn nuôi, chế biến, dịch vụ...
Khi được quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông lâm nghiệp, đã bố trí được mặt bằng sản xuất cho 3 loại rừng (phòng hộ, sản xuất và đặc dụng), xây dựng được phương án tác nghiệp cho các khâu bảo vệ, trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Đồng thời xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất trồng đồi núi trọc vào sản
xuất nông lâm nghiệp góp phần vào thành công của Chương trình phủ xanh
đất trống đồi núi trọc của Quốc gia.
5.2. Tồn tại
Do những hạn chế về thời gian và năng lực nên luận văn còn hạn chế, tồn tại sau:
- Chưa điều tra, đánh giá được các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở các tỉnh khác để có thể so sánh và đánh giá tổng hợp cũng như đề xuất các mô hình sản xuất có hiệu quả hơn.
- Việc đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình sản xuất kinh doanh chỉ dừng lại ở quan sát và định tính.
5.3. Kiến nghị
- Đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân vùng cao núi đá sản xuất các mô hình nông lâm nghiệp lương thực trong thời gian chờ đợi sản phẩm trong chu sản xuất kỳ đầu tiên.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi trong chính sách cho vay vốn để người dân vùng cao có thể vốn phục vụ sản xuất.
- Cần có quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng xã trong huyện theo
định hướng quy hoạch của tỉnh và của huyện.
- Cần có sự quan tâm đồng bộ các cấp, các ngành trong việc triển khai
đầu tư đúng thời vụ, đúng quy hoạch.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm và tuyên truyền để người dân thực hiện đúng kỹ thuật gây trồng, đồng thời xác định được nhiệm vụ phải xây dựng, bảo vệ phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Nghiên cứu, thử nghiệm các loài cây trồng khác có hiệu quả để phổ biến nhân rộng.
- Có chính sách khuyến khích các cá nhân, tập thể, các nhà đầu tư đến
đầu tư vào sản xuất và chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Kết hợp với các dự án, nhà nước ưu tiên hơn và đầu tư cơ sở hạ tầng cho những huyện vùng cao biên giới đi lại khó khăn để tạo điều kiện phát triển.